Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tìm thấy hành tinh mới nằm ngoài hệ Mặt trời, cách chúng ta 39 năm ánh sáng

MinhTriND
12/11/2015 5:23Phản hồi: 86
Tìm thấy hành tinh mới nằm ngoài hệ Mặt trời, cách chúng ta 39 năm ánh sáng
Có một ngoại hành tinh mới trên bản đồ thiên hà. GJ 1132b - hành tinh đá gần như có cùng kích thước và mật độ của Trái Đất được phát hiện đang quay quanh một ngôi sao lùn đỏ gần đó, nhờ vào dữ liệu mới được thu thập bởi kính thiên văn đặt ở Chile. Cách hệ Mặt Trời 39 năm ánh sáng, đây là ngoại hành tinh thứ ba gần nhất mà chúng ta từng biết đến.

Các nhà khoa học đặc biệt vui mừng bởi phát hiện này vì họ nghĩ việc nghiên cứu một hành tinh như vậy sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết, so với các hành tinh khác được tìm thấy trước đây. Nguyên nhân là do nó quay quanh một ngôi sao tương đối nhỏ. Hiện tại, rất khó để nghiên cứu một ngoài hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất đang xoay quanh ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta vì ánh sáng của nó sẽ nhấn chìm các vật thể lân cận, khiến cho bất cứ hành tinh nào đi theo quỹ đạo đều khó quan sát. Tuy nhiên, một ngôi sao lùn đỏ lại rất mờ nhạt và nhỏ hơn, chỉ bằng khoảng 10-20% kích thước của Mặt trời. Điều này khiến cho GJ 1132b trở nên ‘hữu dụng’ hơn so với số còn lại.

Video do The Verge thực hiện nói về GJ 1132b

Với điều kiện quan sát thuận lợi, các nhà khoa học hy vọng có thể tìm ra các chất khí bao quanh khí quyển của nó. "Đây có lẽ sẽ là cơ hội đầu tiên của chúng tôi để nghiên cứu bầu khí quyển của một hành tinh đá bên ngoài hệ Mặt trời", Zach Berta-Thompson - nhà quan sát thiên văn tại MIT, người đã phát hiện ra GJ 1132b cho biết.

Hành tinh nói trên lần đầu tiên được phát hiện bởi kính thiên văn MEarth-South tại Chile. Các kính thiên văn MEarth-South tìm thấy hành tinh bằng cách phân tích ánh sáng của các ngôi sao khác nhau trên bầu trời đêm. Sử dụng dữ liệu thu thập bởi kính này, các nhà khoa học nhận thấy một ngôi sao lùn đỏ mất khoảng 0,33% độ sáng của nó mỗi 1,6 ngày. Điều đó là dấu hiệu chứng tỏ có một thứ gì đó tương đối nhỏ đã đi qua trước mặt ngôi sao, cản trở một chút ánh sáng của nó trong một chu kỳ nhất định.


Thuận lợi cho nghiên cứu nhưng không thích hợp để sống

Dựa trên các số đo, Berta-Thompson và nhóm của ông đã phát hiện có một hành tinh quay quanh ngôi sao lùn đỏ, với bán kính bằng 1,2 lần so với Trái Đất. Rất có thể GJ 1132b được tạo thành từ đá và sắt và nó cũng dày đặc như hành tinh của chúng ta. Mặc dù GJ 1132b hội tụ rất nhiều thuận lợi cho nghiên cứu, rất có khả năng hành tinh này không phải là một nơi lý tưởng để tồn tại sự sống. Vì nằm quá gần sao chủ, nhiệt độ trung bình của nó nằm trong khoảng từ 137 đến 300 độ C, đủ nóng để ‘hút cạn’ bất kỳ đại dương nào. Chẳng những thế, GJ 1132b còn phải nhận một lượng bức xạ gấp 19 lần so với Trái đất.

MEarth-South_tinhte.jpg
Các kính viễn vọng MEarth-South nằm trên đài quan sát thiên văn Cerro Tololo ở Chile (Ảnh: Jonathan Irwin)
Tuy có khắc nghiệt, song, hành tinh này vẫn đủ điều kiện để có một bầu không khí đa dạng, điều khiến các nhà khoa học háo hức nghiên cứu. Berta-Thompson cho biết họ hy vọng có thể phân tích ánh sáng từ ngôi sao lùn đỏ khi nó đi qua "biên" của GJ 1132b. Bước sóng ánh sáng sẽ thay đổi khi chúng đi qua các loại khí khác nhau, vì vậy bằng cách quan sát các bước sóng trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh, các nhà khoa học có thể tìm ra thành phần khí của nó.

Các chất khí trong bầu khí quyển của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời có thể cung cấp nhiều manh mối, cho biết có sự hiện diện của sự sống ngoài Trái đất hay không. Ví dụ, bầu khí quyển của Trái đất bao gồm 20% oxy, bắt nguồn chủ yếu từ quá trình quang hợp cũng như các quy trình sinh học khác. Nếu tồn tại một lượng dồi dào oxy hoặc khí khác trong khí quyển liên quan đến một quá trình sinh học, xác suất rất cao tồn tại những dạng sống bên dưới bề mặt hành tinh.

Đây được xem là phương pháp chính được các nhà khoa học hành tinh sử dụng khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. "Nếu chúng ta muốn phát hiện sự sống trên một hành tinh nào đó, cơ hội duy nhất là thông qua khí quyển", Drake Deming - một giáo sư thiên văn học tại Đại học Maryland (Mỹ) nói. "Bạn không thể gửi tàu thăm dò đến đó và bạn cũng không thể nhìn xuống xem bên dưới bề mặt có gì. Những gì chúng ta có thể khai thác ở ngoại hành tinh nằm ở các cạnh bên ngoài của nó". ​

Tham khảo: Nature
86 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình tư hỏi là vũ trụ nó rộng mãi rộng mãi mà ko có giới hạn hay sao? và nếu có giới hạn thì qua giới hạn đó sẽ là gì...
@TAKUMA Bạn nói sai rồi : Phải nói là lý giải khoa học phù hợp với Phật giáo, vì khoa học chỉ đi chứng minh lại những gì đức Phật nói từ 2500 năm TCN nha bạn!
l_q_vinh
ĐẠI BÀNG
8 năm
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Không ai có thể biết được, chắc chắn là vậy nhưng biết được cũng chẳng làm gì trừ khi đó là sở thích
TAKUMA
CAO CẤP
8 năm
@Lương IT Cái đấy là nói trong đạo với nhau nhưng với 1 người ko tôn giáo dùng cách nói như bác họ sẽ khó chịu và ko muốn tìm hiểu phật giáo là cái gì cả 😁
@TAKUMA Mình chỉ nói sự thật thôi! 😃
Bên genk đăng bài này mấy ngày rồi mà chúng nó bảo tìm thấy hành tinh giống trái đất gần nhất....oải bọn nó
tuhai944
TÍCH CỰC
8 năm
@DoraemonX Bọn GENK là của Tàu, bác để ý mà xem những bài nó viết về tầu nâng bi ác, cho dù là bất kỳ bài gì, mà chủ yếu tin tàu alf nhiều.
Dạo nó còn giật 1 cái tít :" ko phải nước nào cũng đủ trình độ để học theo 1 cách tính xảo" Bài đó nói về việc tàu nó nhái đồ của các nước EU. vãi nó.
hichickeke
ĐẠI BÀNG
8 năm
Có khi chúng ta chỉ là 1 nguyên tử nhỏ tí trong 1 cơ thể của 1 trái đất và ngân hà to lớn hơn.Và ngân hà to lớn đó lại là nguyên tử của 1 cái gì đó lớn lớn hơn nữa
@hichickeke Phi thường có khả năng bạn là virut đang tấn công tế bào trái đất còn tôi là bạch cầu đang cố bảo vệ tế bào chủ. :|
@hichickeke Em cũng nghĩ như bác luôn
ros12810.9
TÍCH CỰC
8 năm
@hichickeke Chắc bác này đã xem phim Men In Black 😃
traitay95
TÍCH CỰC
8 năm
@giacmocuoicung Bạch cầu cũng chả làm j đc virus, chỉ có hoa chất triy thôi
rùi chừng nào đi tới 😁 :D
@choigiky 39 năm nếu đi với vận tốc ánh sáng :D nhanh thôi mà :p
phantnang
TÍCH CỰC
8 năm
@choigiky hệ mặt trời còn lâu mới đi hết mà bạn, chỉ là nghiên cứu thôi, lấy tin, ảnh hot up bài tăng LIKE thôi mà!!!:D:D:D:D:D
minhtuancb
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mong các anh timfvra hành tinh của em 😁
vietanhvpdk
ĐẠI BÀNG
8 năm
phóng viên gì đẹp vậy trời :eek:
@vietanhvpdk Khi đọc mấy câu như vầy, mình lại phải kéo lên trên xem lại.
không lẽ khả năng tập trung vào bài viết của mình quá cao, hay là do mình ko thích những thứ đẹp khác nữa?😔
vdh246
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vietanhvpdk tìm trên face hay twiter @lorengrush nhé.
Nhiều lúc mình nghĩ mọi người cứ đi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh xa xôi nào đó, biết đâu sự sống nằm ngay trong.... mặt trời thì sao, tại vì mặt trời nóng quá, ko ai lên đó coi được, biết đâu bên trong khối cầu lửa đó là 1 hành tinh nào đó đc bao bọc bởi 1 bầu gì đó giống như khí quyển ở trái đất để nó ko bị ảnh hưởng bởi sức nóng mặt trời. hoặc là cư dân trong đó có cấu tạo cơ thể chịu đc nhiệt độ đó. ai biết được nhờ 😁
@nguoidaukhohcm Nhiễm game hay anime nặng òi
unborn20xx
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nguoidaukhohcm thế chú không biết là ngay cả trên trái đất này cũng đầy người ngoài hành tinh àh, cần j phải đến mặt trời cho nóng.
cuong642
TÍCH CỰC
8 năm
@nguoidaukhohcm suy nghĩ siêu sao quá, đơn giản thế này con người mình ở trái đất rất xa so với mặt trời, nhiệt độ lên 50 độ c là tèo hết rồi, thử hỏi có cái chì chịu nhiệt độ ở khoảng cách gần đó.
@cuong642 vũ trụ này còn nhiều điều khoa học chưa khám phá ra được hết mà bạn, mình nói biết đâu cơ thể cư dân ở đó có thể chịu đc nhiệt độ đó, hoặc nơi họ sống bao bọc bởi 1 bầu khía quyển chặn sức nóng bên ngoài lại rồi 😆
smx105
TÍCH CỰC
8 năm
Đã ko có kiến thức thì tốt nhất ko nên post bài !

Sao lại có thể đánh đồng khoảng cách từ hành tinh đó tới hệ mặt trời với khoảng cách từ trái đất ?

Ngoài hành tinh và Ngoại hành tinh có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, tại sao lại có thể dùng lẫn lộn với nhau đc?

Một bài viết khoa học vào tay 1 người ko hiểu biết về khoa học trở nên quá nhảm nhí !
@smx105 Tất nhiên là không bằng nhau nhưng ko phải là sai số quá lớn, có thể bỏ qua được. Còn ngoài hành tinh thì là lỗi chính tả bạn nhé. Bài viết đâu có lỗi nào đáng kể đâu nhỉ? các phần cơ sở lý thuyết về nghiên cứu hành tinh ở xa có vẻ chính xác và logic, đòi hỏi ng viết cũng phải có kiến thức tương đối chắc, sao ko thấy bạn bắt bẻ phần đó?
cuong642
TÍCH CỰC
8 năm
@smx105 chắc bác giỏi khoa học quá,
lockhomes
ĐẠI BÀNG
8 năm
có khi giờ nó cũng chẳng còn nữa , hình ảnh đang xem là của 39 năm trước
@habu@
TÍCH CỰC
8 năm
Mấy thím này cmt để câu j zậy!
Thay j hỏi trên tinhte thì hãy học ngành này để có câu trả lời!
Làm như trên tinhte toàn là thánh ko bằng!
Ai cũng TV, Google cả thôi mà!
namdh7
TÍCH CỰC
8 năm
Đừng hỏi vũ trụ đã làm gì cho ta, mà hãy tự hỏi ta đã làm gì cho vũ trụ!

(một thanh niên thất nghiệp chia sẻ)
kuwowngfby
TÍCH CỰC
8 năm
Đừng bảo em spam nhé, em ko thấy hành tinh nào đâu, chỉ thấy em ý xinh quá các bác ợ 😁
Applenick
TÍCH CỰC
8 năm
Đi thôi ! Mình đăng ký làm chuột bạch đầu tiên !
Quan trọng là có sự sống trên các hành tinh này hay không?, đó là câu hỏi "Vâng chúng tôi đã và đang tiếp tục ngâm cứu....và ngâm cứu", trái đất đã quá già cỗi và ô nhiễm do loài người gây ra hằng ngày....,phải nhìn thẳng vào sự thật và hành động, mong các nhà khoa học đừng dấu diếm về cái ngày trái đất về hưu😁
có nhất thiết phải đẹp vậy không ? 😁 upload_2015-11-13_9-52-0.png
minhhai205
ĐẠI BÀNG
8 năm
ko biết người ngoài hành tinh họ có xài facebook ko nhỉ? được thì ét-ren nói chiện về dải ngân hà
CNTT-Viet
ĐẠI BÀNG
8 năm
@minhhai205 vãi cả bác
tuan.tthp
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình thấy Vn mình hiểu về công nghệ thì khá tốt, thật chứ hiệu năng, cpu các bạn chắc hiểu hết, nhưng về khoa học có lẽ ko nhiều. Một số điều mk đc biết muốn chia sẻ. Về cơ bản thì hành tinh khác sao, cơ bản là hành tinh quay quanh sao, vì thế nên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là htinh, ko phải sao. Sao mang năng lượng và ko ngừng phân rã, hết năng lượng thì nổ, supernova, là vụ nổ sao, ko là siêu tân tinh. Ngân hà là thiên hà của chúng ta, trong lòng mỗi thiên hà đều có hố đen. Vũ trụ thì có giới hạn và ko ngừng giãn nở, ngoài vũ trụ? có một vài thuyết đa vũ trụ nhưng cũng là thuyết. Số sao trên "trời" còn nhiều hơn số cát trên TĐ.
tuan.tthp
ĐẠI BÀNG
8 năm
về thuyết bigbang, vụ nổ lớn, xảy ra tại 1 điểm kì dị, vụ nổ sinh ra ko thời gian, vì thế, nếu hỏi bigbang xảy ra ở đâu, chỉ là điểm kì dị mà thôi, sự thật là ngoài tầm với của con ng bây giờ. Vũ trụ thì rất tuyệt diệu!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019