25 năm ARM ra đời: hành trình xuất hiện trên nhiều chục tỉ vi xử lý khắp thế giới

Duy Luân
22/12/2015 23:51Phản hồi: 82
25 năm ARM ra đời: hành trình xuất hiện trên nhiều chục tỉ vi xử lý khắp thế giới
Ngày 27/11/1990, Advanced RISC Machines (ARM) là một công ty mới được thành lập, nó được tách ra từ hãng Acorn Computers với sứ mệnh tạo nên một chuẩn vi xử lý mới có thể áp dụng trên quy mô toàn cầu. 25 năm sau, ARM là công ty đã cung cấp nền tảng kiến trúc cho nhiều tỉ con chip xử lý dùng trong nhiều loại thiết bị khác nhau: từ smartphone, tablet cho đến máy chủ và các thiết bị nhúng, máy móc tự động hóa công nghệ. Bên cạnh Intel, ARM cũng được nhắc đến như một trong những công ty đã góp phần thúc đẩy nền điện toán phát triển. Ngay nay, chữ ARM không còn đại diện cho chữ Advanced RISC Machines nữa, tuy nhiên nhiệm vụ của công ty thì vẫn giữ nguyên: tiến sâu vào thị trường chip giá rẻ, mức tiêu thụ điện thấp nhưng hiệu năng lại cao. Trong bài này, mời bạn xem lại 10 cột mốc đáng chú ý trong lịch sử phát triển của công ty.

Ghi chú: ARM là một công ty chuyên thiết kế và bán bản quyền sử dụng vi kiến trúc của công ty cho những hãng làm chip, bản thân ARM không hề sản xuất hay bán bất kì con chip nào cả. Mời bạn tìm hiểu thêm về cách cấp bản quyền sử dụng của ARM trong bài viết này.

1990 - thông cáo báo chí đầu tiên


Trong một thông báo chung với Acorn Computers, Apple và VLSI Technology, ARM đã nói về mục tiêu của hãng khi tạo ra một kiến trúc vi xử lý mở có thể được sử dụng bởi bất kì công ty bán dẫn nào trên toàn cầu. Vào thời điểm đó, khoảng 130.000 con chip dựa trên kiến trúc ARM đã được giao đến tay các khách hàng.

ARM_25_nam_ra_doi_1.jpg


Trước đó, kiến trúc ARM được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980 để dùng cho máy tính để bàn. Các con chip ARM được tạo ra dựa trên thiết kế RISC (Reduced instruction set computing, tạm dịch là "tập chỉ dẫn điện toán được giản lược"). Thiết kế này giúp giảm đáng kể số lượng bóng bán dẫn cần thiết để vận hành một chiếc máy tính so với kiểu CISC (complex instruction set computer, tạm dịch là "tập chỉ dẫn máy tính phức tạp"), vốn được sử dụng phổ biến trong kiến trúc x86 của Intel cũng như các CPU AMD dành cho máy tính.

Lợi ích của việc sử dụng RISC đó là các con chip được sản xuất với chi phí thấp hơn, lượng nhiệt tỏa ra khi hoạt động thấp hơn, mức độ tiêu thụ điện thấp hơn. Chính vì thế, những bộ xử lí ARM thường được dùng trong các thiết bị di động đòi hỏi thời lượng pin lâu và kiểu dáng nhỏ, nhẹ, điển hình là smartphone và tablet ngày nay.

1993 - ARM giới thiệu ARM7

ARM7 là gia đình nhân xử lý 32-bit, tuy nhiên nó có khả năng đặc biệt là cho phép các chỉ dẫn 16-bit được giải nén theo thời gian thực để chạy theo kiểu 32-bit mà không bị mất hiệu năng. Điều này giúp tăng số lượng chỉ dẫn được thực thi trong một chu kỳ của vi xử lý lên khoảng 35% so với thế hệ trước đó. Ngoài ra, ARM7 cũng vô cùng phù hợp cho những sản phẩm nhúng mà chi phí là một vấn đề nhạy cảm, ví dụ như điện thoại chẳng hạn.

Trong số những nhân xử lý ARM7, nhân ARM7-TDMI đã được Texas Instruments sử dụng để làm chip cho chiếc điện thoại Nokia 8110, vốn là một mẫu mobile từng rất nổi tiếng và thậm chí xuất hiện trong phim The Matrix năm 1999. Cùng với Nokia 6110 (ra đời năm 1997), những chiếc điện thoại này đã góp phần giúp doanh số bán điện thoại di động tăng nhanh chóng. Đến cuối năm 2014, đã có tổng cộng hơn 30 tỉ con chip ARM7 được giao trên toàn thế giới.

1998 - ARM lên sàn ở London và New York


Vào ngày 17/4/1998, ARM Holdings bắt đầu bán cổ phiếu của mình ra công chúng trên sàn chứng khoán London và NASDAQ (New York). Vào thời điểm này, giá trị thị trường của ARM vào khoảng 264 triệu bảng Anh, tương đương 391 triệu USD (tỉ giá hiện nay).

Chỉ 1,5 năm sau, vào 20/12/1999, ARM được cấp FTSE 100. Đây là chứng chỉ dành cho 100 công ty liệt kê trên sàn London với giá trị thị trường cao nhất. Ngày nay, giá trị của ARM đã tăng chóng mặt lên con số 15 tỉ bảng Anh.

Quảng cáo



2002 - 1 tỉ chip dùng công nghệ ARM được giao

Trong cả năm 2002, sau 12 tháng bán hàng, công nghệ của ARM đã xuất hiện trong 1 tỉ con chip được giao trên toàn thế giới. Đây là một con số rất đáng nể, nhất là khi công ty "giao" được nhiều chip nhất lại thật sự chẳng làm ra bất kì một sản phẩm vật lý nào cả. Ngày nay, con số 1 tỉ chỉ cần 1 tháng là có thể đạt được rồi.

Thêm thông tin cho anh em: Trong ngành công nghiệp bán dẫn, chúng ta có hai khái niệm thường được nhắc đến, đó là fab và fabless. Một nhà sản xuất fab (nguyên văn là fabrication maunufacturer) là một công ty có dây chuyền sản xuất và chế tạo bán dẫn. Họ là người sẽ làm ra những con chip vật lý mà chúng ta sờ thấy, nhìn thấy. Còn các hãng fab nổi tiếng hiện nay có Intel, TSMC, Global Foundries hay Samsung chẳng hạn.

Trong khi đó, những hãng "fabless" (fabless manufacturing) sẽ tự mình thiết kế chip từ đầu đến cuối đúng như ý muốn, nhưng bản thân họ không tự sản xuất ra chip. Thay vào đó, họ đi nhờ một hãng fab gia công giúp mình. NVIDIA đã là một hãng fabless từ lâu, và bây giờ có thêm AMD nữa.

ARM đi một bước xa hơn những hãng fabless: hãng thậm chí chẳng bán một con chip nào ra thị trường cả. Thay vào đó, ARM thiết kế nên các tài sản trí tuệ (Intellectual Property, hay IP, bao gồm kiến trúc tập lệnh chỉ dẫn - ISA, vi xử lí, bộ xử lí đồ họa, các giao tiếp nội liên kết) rồi đem đi cấp bản quyền cho những công ty nào muốn dùng IP của hãng. Khách hàng của ARM có thể là công ty fab lẫn fabless.

2004 - gia đình Cortex ra đời

Quảng cáo



Có lẽ anh em đã khá quen thuộc với Cortex - dòng nhân vi xử lý được ARM thiết kế cho các thiết bị di động và tới tận ngày nay nó vẫn còn mang tên này. Cortex ra đời là để nhấn mạnh ý định của ARM trong việc cung cấp bản quyền thật linh hoạt xuyên suốt nhiều kiểu sử dụng khác nhau với các yêu cầu hiệu năng khác nhau. Gia đình Cortex cho phép các nhà sản xuất chip và các hãng làm phần cứng chuẩn hóa nền tảng chip của họ nhằm mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng tốt hơn. Cortex có thể được dùng trong các bộ vi điều khiển nhỏ, yếu cho đến các CPU mạnh mẽ cho server.

ARM_25_nam_ra_doi_3.jpg

Cortex-M3 là nhân CPU đầu tiên thuộc gia đình này. Giờ đây thì chúng ta có thêm dòng Cortex-A nổi tiếng, và ngay cả những công ty làm chip lớn như Samsung, Qualcomm cũng có chip chạy Cortex-A. Tính đến thời điểm viết bài này, nhân Cortex mới nhất là Cortex-A72 và Cortex-A57.

2006 - ARM mua lại Mali


Ngày 23/6/2006, ARM tuyên bố mua lại công ty Falanx Microsystems AS (Na Uy) với giá 13,4 triệu bảng Anh (tương đương 19 triệu USD). Falanx trước đó đã phát triển nhiều công nghệ và phần mềm liên quan đến đồ họa, trong đó có cả một dòng GPU mang tên Mali chuyên dùng cho các nhà sản xuất SoC. Việc ARM mua lại Falanx đã tạo ra cả một bộ phận mới chuyên về multimedia bên trong ARM.

ARM-Mali-T880.jpg

Hiện tại, Mali là kiến trúc GPU có thể cấp bản quyền phổ biến nhấn thế giới. Các đối tác của ARM đã giao hơn 550 triệu SoC có tích hợp Mali trong năm 2014 và trong năm nay con số đó dự kiến sẽ tăng lên 650 triệu. Rất nhiều chip có trong các thiết bị di động cao cấp ngày nay cũng dùng Mali.

2008 - 10 tỉ con chip đã được giao


Nếu tính vui thì số lượng chip mà ARM giao được kể từ năm 1990 đến 2008 đã vượt qua cả dân số thế giới, tức là một người dân sẽ sở hữu hơn 1 con chip ARM trong tay.

2009 - ARM ra mắt Cortex-M0


Khi ARM ra mắt Cortex-M0, vi xử lý 32-bit nhỏ nhất và dùng điện ít nhất dành cho các thiết bị nhúng, nó đã nhanh chóng được 15 công ty khác đăng kí giấy phép sử dụng chỉ trong vòng 9 tháng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để các công ty chip bắt đầu từ bỏ công nghệ chip nhúng 8-bit vốn đã quá lạc hậu, từ đó ........ một thứ mạnh mẽ hơn, nhỏ hơn, xài ít điện hơn. Cortex-M0 cũng là nhân xử lý được đăng kí quyền sử dụng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử công ty tính đến năm 2009.

2011-09-09-eeteu-jh-samsung.jpg

2011 - ARMv8 và big.LITTLE


ARMv8 là nỗ lực đầu tiên của ARM trong việc ra mắt một vi kiến trúc 64-bit, chứ trước đó các thiết kế của công ty đều chỉ dừng lại ở mức 32-bit. ARMv8 hiện đang xài cho hầu hết các smartphone cao cấp trên thị trường. Ngay cả những con chip tùy biến Apple A-Series hay Qualcomm Snapdragon 820 cũng phải dựa trên ARMv8. ARMv8 đã mở ra thời kì mà hệ điều hành và phần mềm di động cũng được viết tối ưu cho 64-bit, và tất nhiên là RAM cho điện thoại, tablet cũng được tăng lên mức trên 3GB (do vi xử lý 32-bit không nhận đủ hết RAM trên 3,2GB).

big.LITTLE cũng là một dấu mốc quan trọng vì nó cho phép nhiều nhân xử lý có thể chạy cùng nhau mặc dù các nhân này khác nhau. Ví dụ, một SoC có thể có 2 chip Cortex-A72 và 2 chip Cortex-A53. Chip A72 có sức mạnh lớn hơn nhưng lại xài điện nhiều hơn nên chỉ dành để xử lý những tác vụ nặng, còn A53 thì yếu hơn nhưng tiêu thụ ít điện hơn nên dành cho các thứ nhẹ nhàng. big.LITTLE giúp việc chuyển qua lại giữa hai cụm nhân này trở nên mượt mà hơn, không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Big.Little_New.gif

Ban đầu, big.LITTLE chỉ cho 1 cụm nhân kích lên cùng lúc, lúc đó cụm kia phải tạm dừng hoạt động. Sau nhiều lần nâng cấp, big.LITTLE cuối cùng cũng cho phép tất cả các nhân có thể được kích hoạt cùng lúc, hoặc kích hoạt một số nhân ở cụm này với một số ở cụm kia. Điều này càng làm khả năng cân bằng giữa hiệu năng - pin của chip big.LITTLE tốt hơn.

2014 - ARM là công ty đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng sáng tạo của Forbes


Danh hiệu này được Forbes trao tặng vì ARM đã ra mắt ARMv8-A, một nền tảng dành riêng cho các vi xử lý 64-bit chạy trong máy chủ và chủ yếu nhắm đến thị trường doanh nghiệp. Nền tảng này sẽ mở ra một kỉ nguyên mới khi nào CPU trong server có thể đạt hiệu quả tiêu thụ điện tốt hơn, từ đó giảm mạnh chi phí vận hành cho các datacenter và giảm giá bán dịch vụ cho khách hàng của họ. ARM cũng triển khai một bộ phận mới chuyên về Internet of Things để giúp thúc đẩy sự phát triển của các thiết bị thông minh trên khắp toàn cầu.

Để chúc mừng 25 năm ngày công ty thành lập, ARM đã làm ra một số đoạn file ngắn nói về lịch sử và công nghệ của công ty. Bạn có thể xem nó trên YouTube.

ARM_25_nam_ra_doi_2.jpg

Tham khảo: ARM
82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dat225
TÍCH CỰC
8 năm
Rất hay, nhưng VN khoai quá, môi trường công nghệ yếu kém, tạm thời chỉ sờ đến phần mềm là nhiều. Rào cản ngôn ngữ cũng là một lực cản mạnh để cộng đồng phát triển. Mấy nước như ấn độ, hay những nước nói tiếng Anh hầu như chả nước nào yếu kém quá cả. Chung một ngôn ngữ quả là một động lực phát triển lớn và cần thiết. Hi vọng có ngôn ngữ chung cho thế giới, ngôn ngữ nói chắc khó, hi vọng vào truyền tải thông tin trực tiếp qua sóng não vậy...
dat225
TÍCH CỰC
8 năm
@kiemphisongdao Èo, mình dùng tiếng anh để tìm hiểu lập trình như thường mà, nhưng quan trọng là ko phải ngôn ngữ mẹ đẻ nên việc tạo lên một môi người Việt Nam học lập trình và chia sẻ sẽ bị hạn chế hơn, phải có người dịch và sẵn sàng dạy lại free thì mới có nhiều thông tin. Còn ở Mỹ, trẻ con nó thích là học lập trình từ bé luôn. Bên mình, lúc bé là để cố mà học tiếng Anh, học ok tí mới sờ đến lập trình được. Giới hạn quá còn gì.
dat225
TÍCH CỰC
8 năm
@dual1 Có một từ mình muốn nhấn mạnh là "cộng đồng". Việc xây dựng công đồng là khó khăn. Tất nhiên là không thể so với Nhật, Nhật là quốc gia mà cả chế độ và tình thần dân tộc, tính nết đều được đào tạo bài bản. VN mình nhiều hạn chế về chính quyền, ngôn ngữ, thể chế, tập tính văn hóa... Chả có gì là dễ thay đổi hết. Chẳng qua là khi nói về lập trình, mình đang làm, thấy người việt bị rào cản tiếng Anh nên cộng đồng không lớn, mọi tài liệu đều phải đọc tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh thì có hết, còn tài liệu tiếng Việt thì quá ít và hạn chế. Nên mình mới nói về niềm hi vọng vào ngôn ngữ chung, cụ thể như việc người ta sẽ số hóa thông tin của não người thành công và truyền tải trực tiếp vào não thông qua sóng não hoặc các dạng sóng nào đó. Khi đó thì rào cản ngôn ngữ sẽ bị lược bỏ bớt. Chứ hi vọng đổi ngôn ngữ dân tộc là vô lý. Mình cũng chả lập luận sâu gì cả, nhiều cái nói phớt thôi, đi sâu vào lại nhiều góc độ, mình đâu có làm nghiên cứu khoa học được.
bernerasu
TÍCH CỰC
8 năm
@kiemphisongdao Theo mình trình độ tieenga anh kém do bản thân k cố gắng thôi bạn à
dual1
CAO CẤP
8 năm
@dat225 theo mình thấy riêng lãnh vực lập trình và công nghệ thông tin tiếng anh không thực sự là rào cản để đọc hiểu. Còn nếu ý của bạn là là để giao tiếp (trong môi trường công nghệ,IT....) cũng không quá phức tạp đến thế, về mặt bản chất cuộc sống là giải quyết vấn đề kể cả ngôn ngữ, việc dịch ngôn ngữ không hề dễ dàng nhưng mặt khác riêng sách và kiến thức về lập trình viết bằng tiếng anh mình thấy nước ngoài họ có ưu điểm là diễn giả dễ hiểu.
Còn về tư duy nếu nói không quá thì chúng có "1 ngôn ngữ chung" ;-))
"Nhiều chục tỉ" thay bằng "hàng chục tỉ" dễ nghe hơn đó thớt 😁
Hay ghê 😁
anhhoang02
TÍCH CỰC
8 năm
Arm cũng lên cảm ơn hđh androi đã giúp hãng bay cao.
có một số công ty mình rất thích, và ARM là một trong số đó. Họ góp phần tạo ra công nghệ mới, tăng năng lực xử lý và vẫn theo đuổi triết lý đưa công nghệ đến với mọi người chứ không chỉ là những người giàu hay doanh nghiệp.
Con số thật khổng lồ.
vuongvik
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Giàng A Lúa Vãi cả IQ -80 vậy?
mossgreen
ĐẠI BÀNG
8 năm
văn chương bác #duyluan hay quá. "nhiều chục tỉ" e đọc mà phải suy nghỉ. 😁
Vài chục năm không bằng àpphô
@dusti lunoi Thế mà chip trên Ipad,iphone vẫn phải từ ARM mà ra rồi mới mang về mà tùy biến đấy :rolleyes:
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@dusti lunoi Ây pồ nhà anh phải dựa vào kiến trúc ARM để tùy biến đó, ở đấy mà cuồng 😁
ltxuan57
ĐẠI BÀNG
8 năm
@dusti lunoi Nhìn cái mặt là biết có vấn đề về thần kinh rồi, gương mặt giống bị thiểu năng quá. Có đọc bài viết hết không mà phát ra câu đó, có khi đọc vì trí tuệ có vấn đề k suy luận đc và nói vậy.
@nissangtr Nó troll đấy, trên diễn đàn bẩn nhất là bọn troll gây chiến tranh giữa các fan
https://tinhte.vn/posts/46399495/
Không đọc bài này thì cứ tưởng ss vs apple qualcom tự thiết kế lấy, hóa ra vẫn dựa thiết kế ARM
mrford105
TÍCH CỰC
8 năm
chém rồi, edit khúc này đi bạn
hoantranvan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Duy Luân Thực ra HĐH nó vẫn quản lý 4GB bộ nhớ. Bộ nhớ này bao gồm bộ nhớ trên thanh RAM, bộ nhớ trên card đồ họa... Vì vậy nếu thanh RAM có dung lượng 4GB thì nó cũng chỉ được sử dụng < 4GB do một phần dung lượng có thể quản lý được bởi HĐH đã bị chia sẻ cho card đồ họa rồi. Con số bạn đưa ra chỉ là cảm tính thôi.
@mrford105 Nhưng người ta vẫn xài bản 64 bit cho server vì mặc dù hệ điều hành có bộ nhớ trên 4GB nhưng 1 phần mềm 32 bit ko thể phát bộ nhớ trên 4GB
mrford105
TÍCH CỰC
8 năm
@hieupy89 phần mềm 32 bit vẫn phát dc bộ nhớ trên 4GB vì nó ko trực tiếp can thiệp vào IO của mem mà thông qua kernel của hệ điều hành, còn vì sao xài 64bit thì tại vì nó là cách đơn giản hơn và hiệu quả hơn 32bit with PAE.
Tóm lại có 64bit thì tội gì phải xài 32bit, cơ bản là mình muốn thông tin bài viết thật chính xác đoạn 32bit vẫn dùng ram trên 4GB thôi.
@mrford105 Thực ra như 2 link bạn gửi thì đó ko phải là phiên bản 32bit thông thường. Như Microsoft có nói 32bit đã bật PAE. Còn ở Ubuntu nó nói rõ là PAE luôn. Coi như 1 loại thứ 3 bên cạnh 32bit và 64 bit. Bài viết ở Ubuntu cũng khuyên người dùng nên chọn 64bit trong trường hợp này.
Vậy nên cũng ko cần bắt bẻ bạn Duy Luân .
https://en.wikipedia.org/wiki/Physical_Address_Extension
không biết Mediatek có phải dùng thiết kế của ARM hay không mà giá cả luôn rẻ hơn các hãng khác nhiều ^^
@sucsong1 Arm v7, v8 chỉ là cái tên của nó.
Còn Cortex-Ax mới là cái phương thức.
Thế này nhé.
Đối với Arm v8, ARM giới thiệu A57, năm sau giới thiệu A72.
Vậy theo bạn các nhà sản xuất dùng ARM v8 là dùng cái gì?
Con 7420 dùng A57, rồi h con 8890 dùng lõi tuỳ biến M1 là tuỳ biến từ cái gì?

Bạn có bao giờ nghe thấy Arm giới thiệu phiên bản kiến trúc Arm v8 mới khi ra mắt A72 chưa?
@Rixle chuyện bê nguyên hay custom cũng dựa vào chỉ dẫn và các thành phần trong kiến trúc armv thôi. như arm làm 3way, appple custom theo 6way. chứ không thể làm 1 cái gì vượt kiến trúc arm cả.
@Triệu Dũng Phú toàn nhân gốc mua bản quyền đó, mtk rẻ là do toàn dùng gpu kém, cpu tăng nhân (nhưng nhân hiệu năng thấp) để dễ PR
Em này cung cấp thiết kế cho apple để tự tùy biến lại nhân A9 phải không nhể
marklost
TÍCH CỰC
8 năm
😃 Các bác có biết VN mình cũng gia công cho arm nhiều lắm nhé, các anh học điện tử giỏi cả trình độ lẫn tiếng anh thì hay vào Renesas làm việc, nó ở Q7 đó các bác ợ
@marklost Thế hả bác?
t2nreal
ĐẠI BÀNG
8 năm
@marklost Thế hoá ra hồi bé mình giỏi mà không biết 😁. VN giờ các công ty desgin chip cũng kha khá, RVC, Esilicon, Uniquify,... Bạn nào sv ngành này ko sợ thất nghiệp nữa. Có gì thì chạy qua Mediatek;)
marklost
TÍCH CỰC
8 năm
@t2nreal VN mình gia công nhiều mà bạn, vào đó toeic ít nhất cũng trên 600 trở lên mà chuẩn 4 năm trước rồi, giờ 8-900 là bình thường bác ợ, cho nên ngoài chuyên môn ra thì cái Eng quan trọng lắm 😃
@marklost bạn mình đang làm trong esilicon thấy tiếng Anh của nó cũng bt, cỡ dưới 600 toiec chứ làm gì 800-900 là quá nổ.
Mấy con chip này cũng nhức đầu quá.
meo35
ĐẠI BÀNG
8 năm
KLQ , không biết cotex xitin có được tính trong gia đình cotex này không ta ???
@meo35 Chắc chưa có thông tin.
Phệu TMC
TÍCH CỰC
8 năm
Đọc bài này ms biết đến ARM [emoji16].
kurt80
TÍCH CỰC
8 năm
C
Cụ dẫn cho em xem tiêu chuẩn Eng hơn 900 cái. Kinh thật. Trình như thế em xin thẳng đi dạy tiếng Anh cho nhàn đầu ạ.
marklost
TÍCH CỰC
8 năm
@kurt80 😃 ko phải tiêu chuẩn mà là những người làm ở đó , năm đó mình đi là toàn 600 trở lên rồi ợ, 8-900 cũng có nhiều, mà đa số thấy dân bách khoa trong đó nhiều cụ ạ, trong đó toàn sếp nhật nói tiếng anh thì thôi rồi, em đi theo đoàn nên chỉ biết qua những gì mấy anh trong đó nói thôi, chứ kêu em dẫn chứng em chịu 😁
kurt80
TÍCH CỰC
8 năm
Cái 600 thì thi chơi cũng được nhưng 900 thì quá nổ. Cụ chỉ nghe người khác nổ mà nói lại. Cụ thử tra tương đương xem mọi người đi dạy tiếng Anh xem có nhiều người đạt chuẩn 900 ko. Kính cụ là nó tương đương ít nhất là 8.0IELTS. Mà cái đó thì ăn đứt giáo viên dạy tiếng Anh loại ngon đấy ạ
http://secure.vec.bc.ca/toefl-equivalency-table.cfm


Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019