Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


2015: năm của mã nguồn mở

Duy Luân
27/12/2015 23:9Phản hồi: 39
2015: năm của mã nguồn mở
Phần mềm mã nguồn mở chẳng phải là khái niệm gì mới mẻ, nó đã có từ những năm 80 khi mà một anh chàng tên Richard Stallman nói về việc cung cấp phần mềm miễn phí, rồi sau đó khi Linus Torvalds bắt đầu làm ra hệ điều hành Linux thì cụm từ này gần như bùng nổ. Và trong năm 2015, chúng ta lại càng thấy rõ hơn về cách mà công ty đang mở mã nguồn của mình ra. Từ các tên tuổi nổi tiếng khép kín như Apple, Microsoft cho đến những công ty Internet sau này như Facebook, Google đều mở mã nguồn của những ứng dụng quan trọng có thể giúp thay đổi cách mà người ta làm việc với máy tính cũng như xây dựng phần mềm

Nói về Apple, hãng đã mở mã nguồn của Swift 2, ngôn ngữ lập trình đang được dùng để tạo ra các app cho iOS và một số ứng dụng OS X. Khi mở mã nguồn này, Apple mong muốn Swift không chỉ được dùng để viết app cho hệ sinh thái Apple mà còn cho cả những nền tảng khác, ví dụ như bộ phiên dịch Swift cho Linux cũng đã được Apple ra mắt rồi. Ngoài ra, hãng cũng khuyến khích lập trình viên trên toàn thế giới đóng góp công sức vào để hoàn thiện Swift 2 và những thành phần có liên quan.

Về Microsoft, hãng mở mã nguồn của một số thành phần quan trọng thuộc bộ khung .NET framework, vốn là nền tảng của rất nhiều phần mềm Windows mà bạn đang sử dụng. Trong nhiều năm trời .NET chỉ dành cho Windows mà thôi, còn giờ Microsoft muốn mở nó ra để xài cho cả OS X lẫn Linux. Nói cách khác, những app được viết dựa trên .NET sẽ không chỉ chạy được trên Windows mà cả những nền tảng đối thủ. Bằng cách này, Microsoft có thể kêu gọi lập trình viên đến với .NET bằng cách giúp họ viết app một lần duy nhất và có thể chạy được ở nhiều nơi khác nhau.

Google mới đây cũng mở nền tảng trí tuệ nhân tạo TensorFlow. Nền tảng này sử dụng kĩ thuật " machine learning" để học hỏi, nhận biết hình ảnh, giọng nói và các dấu vết dữ liệu. Hiện TensorFlow đang được xài cho chức năng điều khiển giọng nói trong các ứng dụng Google, tìm hình ảnh trong Photos, và mới đây nhất là chức năng trả lời tự động Smart Reply của app email Inbox. Trước TensorFlow, Google cũng từng thiết lập một hệ thống machine learning thế hệ thứ 1 mang tên DistBelief. Tuy nhiên, DistBelief bị trói buộc nhiều vào hạ tầng kĩ thuật của Google, lại khá nặng nề và khó mở rộng. Trong khi đó, TensorFlow thì không còn bị ràng buộc gì về mặt hạ tầng nữa, và nó có khả năng chạy trên hầu hết mọi thứ, từ các app smartphone cho đến phần mềm trên server siêu mạnh.

Intel thì mở mã nguồn của phần mềm của phần mềm giúp nhà khoa học Stephen Hawking nói được. Intel hy vọng là các lập trình viên khác trên thế giới sẽ ứng dụng mã nguồn hệ thống này để giúp nhiều người khuyết tật hơn. Hệ thống này có tên là ACAT (Assistive Context-Aware Toolkit), có khả năng giúp người khuyết tật giao tiếp với máy tính với rất ít cử động, trong trường hợp ông Hawking là giúp chuyển các cử chỉ mặt thành văn bản, sau đó phát thành tiếng nói.

Rồi Facebook cũng mở React Native, công cụ dùng để viết ứng dụng cho Android và iOS bằng JavaScript nhưng có hiệu năng tương đương như các ứng dụng native. Instagram, Facebook cũng đang được viết một phần bằng React Native và rất nhiều app nhỏ khác của công ty cũng sử dụng công cụ này. Sự hấp dẫn của việc viết app 1 lần chạy được 2 nền tảng chính là yếu tố then chốt giúp React Native ngày càng phổ biến hơn trong giới lập trình web và lập trình di động. Công ty cũng ra mắt thêm bộ khung mở giúp lập trình viên biết được hiệu năng của thiết bị mà họ đang viết app cho.

Elon Musk, cha đẻ của hãng Tesla và nhiều ý tưởng táo bạo khác, cũng đã công bố OpenAI trong năm 2015. Đây là dự án phi lợi nhuận trị giá 1 tỉ USD với mục tiêu tạo ra một bộ khung trí tuệ nhân tạo tương tự như cách mà Google đang làm. Toàn bộ nghiên cứu và thuật toán của OpenAI sẽ được mở ra cho mọi người xài cũng như đóng góp và hoàn thiện nó dần dần. Với sự kết hợp của toàn thế giới và sự giám sát của mọi người một cách công khai, OpenAI có thể đảm bảo rằng không một hoạt động trí tuệ nhân tạo nào trở nên quá mạnh mẽ và có thể gây nguy hiểm tới con người.

Tham khảo: Wired
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

binhtam
TÍCH CỰC
8 năm
OpenAi nguy hiểm quá, thằng nào override cái hàm bảo vệ con người là tiêu
kaoxofuto
ĐẠI BÀNG
8 năm
@binhtam Hàm private thì override kiểu gì? :p
binhtam
TÍCH CỰC
8 năm
@kaoxofuto mã nguồn mở mà, mở base class lên change thành public thoai
@binhtam mở một phần hay là mở toàn bộ nữa
trungnthut
TÍCH CỰC
8 năm
@binhtam CloseAI trong tay những thằng như IS còn nguy hiểm hơn, vì ko có dữ liệu để nghiên cứu cách chống lại nó.
@binhtam bác đúng dân lập trình có khác
thanhhungvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mình yêu mã nguồn mở, nhất là mảng máy chủ web và phần mềm doanh nghiệp. Tương lai mã nguồn mở sẽ phát triển mạnh hơn nữa vì xu hướng là free sản phẩm nhưng tính tiền dịch vụ hoặc quảng cáo.
ipadnewbie
TÍCH CỰC
8 năm
@thanhhungvn Xu hướng SaaS đó bác kết hợp Cloud Computing
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thanhhungvn freemium mà 😃
duo8
TÍCH CỰC
8 năm
Đã chuyển sang hệ thống nguồn mở. Bây giờ mọi pm trong máy đều nguồn mở 😁
Em chỉ có mong muốn là Adobe ra mắt Photoshop cho Linux, trả phí như bình thường và NVIDIA với AMD làm driver cho Linux một cách đàng hoàng. Đến lúc đó thì tạm biệt Windows luôn, đầy lỗi và thiếu ổn định.
@Đoàn Khuê 1998 sang ubuntu dùng 1 năm ko có ps vs lr nên thôi, wine ko đã
tương lai thì người dùng chắc sẽ được miễn phí gần hết thôi, chỉ tính tiền doanh nghiệp
vxx9x
TÍCH CỰC
8 năm
Cloud và mã nguồn mở chứ
@vxx9x Cloud từ cũng lâu lâu rồi. Mình xài Dropbox từ hồi đó 😃
mossgreen
ĐẠI BÀNG
8 năm
... Đọc xong ko hiu! :eek:😁:D
gis
TÍCH CỰC
8 năm
Ở VN thì có Ngọc Trinh cũng úp mở nhiều chuyện 😁
Đọc xong khó hiểu vl. Có ai giống mình không
CpT
TÍCH CỰC
8 năm
Mã nguồn mở đâu có nghĩa là phần mềm phải miễn phí đâu mà các bác cứ mơ mộng free này free nọ.
2 bác trên kia bịnh quá ! Code kiếc gì thì PM riêng với nhao đi
Mấy ngành lập trình đọc nhiều lúc cũng hơi choáng nếu mã code đấy ra mục đích phục vụ thì quá tiện lợi cho người sử dụng rồi😃
cakiem8x
ĐẠI BÀNG
8 năm
Không open thì ko thể phát triển đc. Nó là xu thế của tương lai rồi 😃
bzx
ĐẠI BÀNG
8 năm
ko biết mấy cái phần mềm của hãng autodesk, unigraphic có làm vậy cho cá nhân ko nhỉ, chắc phải đợi 50 năm nữa mất, hehe
Xu thế khó cưỡng lại rồi. Lên github, codeplex thấy hàng tá dự án mã nguồn mở của Microsoft, trong đó phát triển mạnh nhất có lẽ là .net, mvc, entity,... cập nhật version liên tục.
@giacmocuoicung giỏi thì MS mở cái office với windows đi. 😁
@hieupy89 Họ mở mã nguồn windows 1.0 rồi đấy. Giờ mới lên phiên bản 10, bạn chịu khó tìm tải về và vọc vạch thử xem. Mã nguồn Word đây này: http://www.computerhistory.org/atchm/microsoft-research-license-agreement-msword-v-1-1a/
Open source dùng rất là thiếu ổn định. Hữu dụng nhất trong đa số các trường hợp vẫn là Windows thần thánh.
duo8
TÍCH CỰC
8 năm
@bach_viet90 Thiếu ổn định quá, phải chuyển từ win đầy lỗi sang đây 😁
@duo8 Mình dùng Linux cũng được 2 năm rồi. Drive thiếu, máy hoạt động không ổn định -> sudo reboot suốt ngày :mad:. Phần mềm hỗ trợ cũng không tốt và thiếu nhiều. Mỗi lần update lại bầy hầy hơn! :eek:. Được cái đi ra nước ngoài rất là tự tin 🆒. Code nhiều nên đang thèm em Mac :oops::oops::oops:
duo8
TÍCH CỰC
8 năm
@bach_viet90 Vậy à? Quá đen cho bạn.
@bach_viet90 Nếu driver thiếu em nghĩ máy bác xài card rời? Nếu là em em tắt hẳn card rời luôn, chơi game mới mở lên. Còn update xong sudo apt-get autoremove với sudo apt-get autoclean thì sao bầy hầy được nhỉ :p
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
8 năm
@bach_viet90 chắc lại card đồ họa rời à?
openSUSE 5 năm nay có thấy gì lạ đâu nhỉ?
Dùng nguồn mở, khi thấy nó hữu ích hãy đóng góp, hỗ trợ những người tạo ra nó. Về phần mình, mình thường "trả ơn" bằng cách đóng góp sức mình vào những open source khác 😃
Mình xài cả máy laptop (card liền) lẫn desktop (Firepro 8700) và các vấn đề ở mỗi máy là không giống nhau :eek:. Bầy hầy là sau mỗi lần update là một vài chương trình bỗng dưng "ngu" ra!. Vẫn hi vọng nó sẽ phổ biến ở VN 😔.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019