NASA phát động cuộc thi thiết kế cánh tay máy cho robot nghiên cứu Astrobee

bk9sw
19/1/2016 16:25Phản hồi: 7
NASA phát động cuộc thi thiết kế cánh tay máy cho robot nghiên cứu Astrobee
NASA đang chuẩn bị phát hành thế hệ tiếp theo của các robot hình cầu SPHERES hỗ trợ nghiên cứu vi trọng lực trên trạm không gian ISS và lần này nó có tên Astrobee với thiết kế hình khối vuông. Trên Astrobee, NASA sẽ tích hợp một cánh tay máy và để tìm ra thiết kế tối ưu nhất, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đã phát động một cuộc thi thiết kế trên cộng đồng Freelancer.com.

Nhắc lại về dự án SPHERES (Synchronized Position Hold, Engage, Re-orient, Experimental Satellites), NASA đã phát động dự án này vào năm 2006, tiến điến việc phát triển các vệ tinh hình cầu sử dụng trên trạm ISS để thực hiện các nghiên cứu vi trọng lực. Google trước đây từng sử dụng chiếc điện thoại thuộc dự án Tango làm bộ não cho robot SPHERES.

Astrobee_01.jpg

Về phần Astrobee, NASA cho biết nó sẽ là một robot hình khối vuông, mỗi cạnh dài 30,5 cm và sẽ được chế tạo dựa trên các giá trị nguyên bản của SPHERES bởi tính tự tộng hóa cao. Với khả năng thực hiện các nghiên cứu và giám sát công việc mà không cần người theo dõi, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho biết Astrobee sẽ mở ra nhiều cơ hội để thử nghiệm các công nghệ mới trong môi trường vi trọng lực đồng thời giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho phi hành gia.

Một trong những ví dụ được NASA nêu ra là sử dụng Astrobee để khám phá lực đẩy từ tính vốn đã được các phi hành gia thử nghiệm ngay trên trạm ISS vào năm 2013. Công nghệ thử nghiệm này một ngày nào đó có thể hiện thực hóa khả năng bay theo đội hình của tàu vũ trụ. Chẳng hạn như một nhóm các vệ tinh có thể bay theo một đội hình chặt chẽ nhờ từ trường, từ đó tạo thành một kính thiên văn không gian khổng lồ. NASA cho biết các nhà khoa học sẽ có thể bổ sung các mô-đun tạo lực đẩy từ tính vào Astrobee để thử nghiệm nhiều hình thức điều khiển khác nhau mà không lo nguy cơ lạc mất các vệ tinh đắt tiền trong không gian.

Astrobee_03.jpg

Thêm vào đó, Astrobee có thể làm nhiều việc vặt trên trạm ISS, từ đó giúp các phi hành gia rảnh tay thực hiện nhiều tác vụ khó nhằn khác. Astrobee có thể giám sát chất lượng không khí, cường độ âm thanh và chuyển tiếp âm thanh cũng như các tín hiệu từ trạm đến các hệ thống điều khiển bay thông qua camera và microphone tích hợp. Ngoài ra, Astrobee còn được lắp thêm một chiếc máy quét RFID, nhờ đó nó có thể bay xung quanh và giám sát vị trí của hàng ngàn công cụ và bộ phận trên ISS, hỗ trợ đắc lực cho các phi hành gia.

Astrobee_02.jpg

Một trong những cải tiến đáng chú ý trên thế hệ robot này là cánh tay máy cỡ nhỏ, cho phép robot tương tác vật lý với môi trường. Mặc dù NASA đã đưa ra một thiết kế cơ bản cho Astrobee nhưng cơ quan cũng đang kêu gọi những ý tưởng mới mẻ hơn tại cộng đồng Freelancer.com.

Cuộc thi thiết kế cánh tay cho robot Astrobee bắt đầu cho đăng ký từ ngày 14 tháng 1 và đến nay đã có hơn 1400 mẫu thiết kế được gởi về. NASA sẽ chọn ra 30 thiết kế, sau đó sẽ yêu cầu người đăng phân tích cấu trúc hệ thống trong thiết kế của họ. Bằng việc chọn ra ý tưởng thiết kế chi tiết và tối ưu nhất, NASA hy vọng sẽ có thể bổ sung hoặc tăng cường khả năng cho cánh tay robot của Astrobee.

7 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrd213
CAO CẤP
8 năm
Fan Borderland xin góp ý 😁
image.jpeg
wall E cmnr
huy9988
CAO CẤP
8 năm
Sau này Robot sẽ ở nhà trông nhà, quản lý trái đất và ISS cũng như các vệ tinh xung quanh trái đất, loài người chúng ta lên sao hoả sống, hihi. Cơ mà cụ Rùa mất rồi, anh em nào chế liền dùm một cụ Rùa máy cho đất nước đi nào <-- cụ rùa máy chỉ cần đến dịp quan trọng thì nổi lên là ok, hehehe :rolleyes:
robot ngày càng được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực nhỉ
ngoalong_vip
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đọc bài này khó hiểu quá, gì mà vi trọng lực, lực đẩy từ tính... chả hiểu gì. Haizz
nhutns
TÍCH CỰC
8 năm
tham gia thôi:
image.jpg Gốp vào tý nào


P/s gửi từ. Phòng kính ngồi máy lạnh lướt tinhte chơi game.vn 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019