Cố định tòa nhà bằng sợi carbon để chống động đất

MinhTriND
13/4/2016 6:59Phản hồi: 34
Cố định tòa nhà bằng sợi carbon để chống động đất
Nhật Bản là quốc gia thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của động đất, thế nên cũng không lạ gì khi hầu hết các ý tưởng chống động đất đều đến từ xứ sở này. Công ty Komatsu Seiren có trụ sở ở Ishikawa (Nhật), cho biết họ đã tạo ra loại vật liệu gia cố địa chấn siêu nhẹ và đặt tên cho nó là CABKOMA Strand Rod. Cụ thể, sản phẩm có dạng hình ống, cấu thành từ lõi sợi carbon được bọc trong một lớp sợi khác, sau đó phủ lên đó một loại nhựa nhiệt dẻo. Nhà sản xuất cho biết một cuộn dài khoảng 160 mét của vật liệu này chỉ nặng 12kg, và hoàn toàn có thể mang đi bằng một tay.


Sợi carbon là một trong những cách tốt nhất để hấp thụ chấn động mà không cần phải cần một số lượng lớn. Nó có độ bền rất cao và trên thực tế, vật liệu này cứng như thép nhưng lại nhẹ hơn 90%. Và không giống như các loại vật liệu gia cố khác thường cứng nhắc, Strand Rod thật sự linh hoạt hơn, được cố định bằng ốc vít và một chất kết dính. Để lắp đặt, các kỹ sư sẽ cố định một đầu dây lên mái nhà, đầu còn lại thì cho neo dưới đất. Với cách thiết lập này, khi có sự cố rung lắc, toàn bộ ngôi nhà sẽ di chuyển cùng nhau. Không chỉ bên ngoài, các khu vực bên trong cấu trúc, thường hứng chịu nhiều thiệt hại khi thiên tai xảy ra, cũng được gia cố bằng loại sợi Strand Rod.


Kiến trúc sư nổi tiếng Kengo Kuma cũng được mời tham gia dự án lắp đặt Strand Rod, cho tòa nhà trụ sở của công ty Komatsu Seiren. Ngoài đảm bảo an toàn, sản phẩm mới phần nào đó cũng tạo thêm tính thẩm mỹ cho công trình.

Nguồn: Komatsu Seiren
34 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Binhckxdtl
TÍCH CỰC
8 năm
Ý tưởng quá hay nhưng hơi mất thẩm mỹ một tí
Pop-up
TÍCH CỰC
8 năm
@Binhckxdtl bạn ơi, là người ta xây nhà rồi mới lặp cái này, nếu xét theo mục tiêu an toàn thì xấu đẹp chả quan trọng mấy. Loại vật liệu này khi đi vào ứng dụng đại trà, các kiến trúc sư sẽ tính toán nó như một phần của thiết kế (nếu chủ nhà yêu cầu), lúc ấy thì khác có nhà vừa đẹp lại vừa bền thôi.
d_chien90
TÍCH CỰC
8 năm
@Binhckxdtl Đúng là hơi mất thẩm mỹ thật 😁
Chắc cũng rất tốn kém 😆
@Naruto_Xboy tốn so vs chưa động dất
tiết kiệm so vs động đất
saiback
CAO CẤP
8 năm
Hay thật, giống kiểu cầu Dây văng =)
vn_soft
CAO CẤP
8 năm
Xấu cả toà nhà
Chắc bản demo 😁
Nhìn thì tốt, nhưng xấu kinh khủng!
xyzmen
CAO CẤP
8 năm
cái này kết hợp với đèn chiếu đổi màu nữa thì lung linh lắm
RiverBlue
TÍCH CỰC
8 năm
Làm nhà bằng cao su là tốt nhất, in luôn 3d cho máu, ngã ko chết người, động thì cứ động nhà anh vẫn đứng yên trên đất 😁
@RiverBlue Và người thì nhảy lò xo như trò thú nhún :p
RiverBlue
TÍCH CỰC
8 năm
@doantatthang Chất liệu như cái lốp xe ô tô khéo vào viện :p
Lồng chim do Doflamingo làm đây mà 😁 Không ngờ sau khi bị Luffy cho ăn hành a đã cải tạo đi làm dân công trình :D:D
TD.auto
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vophuochigh-tech Ko thấy nút like đâu cả.
Rất hay mình đang định ứng dụng thế kế này vào hệ thống xây chuồng heo cho ông ngoại
HuyVinhDalat
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mới nhìn cứ tưởng giăng mùng chống muỗi cho tòa nhà cơ :p
nhìn ổn đó chứ 😃
arcwin
CAO CẤP
8 năm
Các kts tha hồ design nhé
Cảm giác ngồi trong nhà khi động đất thật kg dễ chịu chút nào, sau đó mới thấy các kĩ thuật chống động đất thật đáng nể.
rất chi là phi thực tế!
Pop-up
TÍCH CỰC
8 năm
@mtancong bác có đọc kỹ bài không thế =.=. Nó thực tế đến ko thể thực tế hơn rồi còn gì nữa
@Pop-up nhà cao tâng mới là những căn nha chịu nhiều ảnh hưởng của động đất. Nếu mà dùng phương pháp này thì bạn thử tưởng tượng đi. Sẽ tốn rất nhiều diện tích, dùng dây dài sẽ không đảm bảo tính chịu lực và vô số vấn đề khác trong quá trình thi công.
Pop-up
TÍCH CỰC
8 năm
@mtancong thế mới nói là ko đọc kĩ bài, dây đâu có chỉ sử dụng cho phần bên ngoài toà nhà, nó còn được sử dụng bên trong kết cấu của toà nhà nữa cơ mà "Không chỉ bên ngoài, các khu vực bên trong cấu trúc, thường hứng chịu nhiều thiệt hại khi thiên tai xảy ra, cũng được gia cố bằng loại sợi Strand Rod." Cái hình trong bài viết là dùng khi toà nhà được xây trước rồi mới được gia cố bền ngoài = Strand Rod. Giờ thì muốn dùng người kỹ sư sẽ biết cách thiết kế để sử dụng SR hoài hoà và thực tế với từng trường hợp
liên quan tới an toàn, tính mạng con người thì đẹp xấu,thẩm mỹ vứt sang một bên nhé(động đất mà xảy ra thật thì rảnh ngồi đó mà chê đẹp với xấu).😁.mà kiểu dây văng thế này.biến tấu lại 1 chút là vừa an toàn vừa đẹp.không j là không thể.
GragonV
CAO CẤP
8 năm
quá mất thẩm mỹ
Cứ như mạng nhện 😆
mptu
TÍCH CỰC
8 năm
Các thím chê xấu phải tưởng tượng cái cảnh vừa nhét tiền vào khe mua vé tàu thì rung lắc, vứt cả ví bỏ chạy mới hiểu đẹp xấu kg quan trọng bằng an toàn ở xứ Nhật. Ngồi đó mà tưởng tượng theo kiểu ở VN kg ổn. Nhìn lại VN, chẳng biết nhà thiết kế xấu đẹp thế nào, nhưng sau 2, 3 năm là trông tởm kinh khủng 😃
sợi cacbon hay các vợi liệu làm từ nó ko có tính tái chế nên cũng có cái bất lợi ở các nc như Nhật.
I.Corp
TÍCH CỰC
8 năm
Chắc làm hệ thống giăng sợi khi cần như spiderman chứ để khư khư v hơi mất thẩm mĩ



Có ngày k chết vì đông đất chết vì nhay xung quá tọt ra ngoài cửa sổ hun mặt đất luôn :D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019