Lịch sử phát triển của iOS: những điểm nhấn quan trọng

Duy Luân
10/6/2016 19:31Phản hồi: 196
Lịch sử phát triển của iOS: những điểm nhấn quan trọng
Apple đã ra mắt iOS lần đầu tiên vào ngày 29/6 năm 2007, đó cũng là dịp chiếc iPhone thế hệ thứ nhất xuất hiện trước toàn thế giới. Khi đó, iOS vẫn còn được gọi là iPhone OS vì nó chỉ dành cho mỗi iPhone mà thôi. Giờ thì iOS đã trưởng thành, nó không chỉ có mặt trên điện thoại mà còn cho cả máy tính bảng và cũng là vũ khí mà Apple sử dụng để thống trị thị trường tablet. iOS không chỉ dừng lại mộ chỗ, cứ mỗi năm dịp hè về là một bản iOS mới lại xuất hiện. Chúng ta hãy cùng xem lại lịch sử của hệ điều hành này, đồng thời điểm qua các thay đổi có thể xuất hiện trên iOS 10 nhé.

iPhone OS 1


Năm 2007, Steve Jobs đứng trên sân khấu giới thiệu iPhone và iPhone OS cùng nhau. Trong buổi lễ ra mắt, Jobs gọi hệ điều hành này là “OS X” bởi vì nó chia sẻ cùng một nhận Unix với phiên bản dành cho máy tính của Apple. Một năm sau khi Apple công bố iPhone SDK để các nhà phát triển có thể viết app thì công ty mới nhắc đến chữ “iPhone OS”.

Chiếc iPhone đầu tiên là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong lịch sử công nghệ vì nó đã thay đổi cách mà smartphone được định hình, thay đổi cách giao tiếp giữa người dùng với điện thoại và thiết bị di động nói chung, cũng như mở đầu cho thời kì bùng nổ của mobile. Kiểu thiết kế của iPhone cũng như nhiều thành phần trong iPhone OS đã đặt nền tảng cho sự phát triển của giao diện người dùng hiện đại – một giao diện thân thiện hơn với ngón tay, đẹp hơn và dễ dùng hơn.

iPhone_OS_1.jpg


Riêng với iPhone OS, nó cho người ta thấy rằng một chiếc điện thoại, một thiết bị giải trí và một cỗ máy Internet hoàn toàn có thể đóng gói vào trong một thiết bị duy nhất, và bạn có thể bỏ thiết bị đó gọn gàng trong túi mình, và bạn sẽ thạt sự muốn dùng nó trong đời sống hằng ngày.

iPhone OS 2

Ngày 11 tháng 7 năm 2008, Apple giới thiệu iPhone OS. Đây là lần đầu tiên App Store xuất hiện trên hệ điều hành di động đồng, đồng thời các dịch vụ chạy nền liên quan đến định vị cũng được bổ sung để dùng chung với chiếc iPhone 3G có kết nối GPS. Apple cũng công bố bộ phần mềm MobileMe dựa trên điện toán đám mây là tiền thân cho iCloud sau này.

Nếu iPhone OS 1 đánh dấu một cú nổ lớn với thị trường thiết bị di động thì iPhone OS 2 đánh dấu sự thay đổi trong cách mà người dùng tiếp cận với phần mềm. App Store mở ra cả một ngành kinh tế một, một cơ hội kinh doanh màu mỡ cho tất cả những lập trình viên trên toàn thế giới. App Store cho phép người dùng tìm thấy nhiều app hơn, tải được đúng app mà mình cần hơn, cũng như dễ dàng tải lại những phần mềm đã mua khi thay đổi hoặc làm mới thiết bị. Một tháng sau đó, Android Market cũng ra đời, chính là tiền thân cho Play Store ngày nay.

iphone_app_store.jpg

iPhone OS 2 cũng là lần đầu tiên bộ SDK viết app được Apple ra mắt. Trước đó, ứng dụng cho iPhone buộc phải do Apple làm hoặc các đối tác riêng, những nhà phát triển còn lại chỉ có thể phân phối web app mà thôi. SDK xuất hiện khiến việc tạo app trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

iPhone OS 3


Lại một bản cập nhật lớn của Apple dành cho hệ điều hành di động của mình. Chúng bao gồm những thay đổi như copy / paste, hỗ trợ MMS, tìm kiếm Spotlight, chia sẻ mạng di dộng. Đây cũng là lần đầu tiên push notiication có thể được dùng bởi các ứng dụng bên thứ ba.

Quảng cáo


iPhone OS 3 tuy có rất nhiều thay đổi nhưng lại là những bổ sung nhỏ nhỏ để làm cho nền tảng hoàn thiện hơn. Bạn có thể tưởng tượng OS 1 và OS 2 giống như một con dốc thẳng đứng mà Apple leo lên, còn OS 3 giống như một khoảng lài lài để dưỡng sức. Đáng chú ý nhất có lẽ là việc Apple mở notification cho ứng dụng bên thứ ba, mở ra một cách giữ chân người dùng hoàn toàn mới.

iphone_3gs_copy_paste_hero_0.jpg

iPhone OS 3 cũng đưa ra một phong cách thiết kế mới mà Apple gọi là skeuomorphism, tức là mô phỏng lại một thứ gì đó ngoài thực tế thông qua app. Ngôn ngữ skeuomorphism xuất hiện rõ nét nhất trong ứng dụng newstand và ứng dụng Notes, vốn có thiết kế trông giống một cái sạp báo và một quyển sổ tay. iPhone OS 3.2 là phiên bản đầu tiên của iPhone OS hỗ trợ cho iPad, nó ra đời vào năm 2010.

iOS 4


Có gì mới ở iOS 4? Trước hết đó là cái tên. Apple đã chính thức bỏ chữ “iPhone” đi và chỉ còn giữ lại phần OS mà thôi, đồng thời thêm chữ “i” vào trước cho phù hợp với cách đặt tên sản phẩm của hãng. Đây cũng là động thái hợp lý khi mà iPhone OS giờ không chỉ dành cho iPhone, iPad mà còn cho cả iPad. iOS thực chất đã được Cisco đăng kí bảo hộ trước đó cho một dòng điện thoại, vậy nên Apple phải thương thuyết lại với Cisco để được quyền sử dụng thương hiệu này.

Facetime.jpg

Ngoài ra, iOS 4 còn đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của FaceTime, dịch vụ gọi thoại hình ảnh của Apple. Kể từ khi ra mắt ngày 21/6/2010, FaceTime đến giờ vẫn là một trong những lý do mà rất nhiều người vẫn quyết định ở lại với hệ sinh thái Apple. iOS 4 cũng đưa vào tính năng quản lý đa nhiệm, một thứ đã được người dùng yêu cầu từ lâu và đối thủ Android cũng đã có. Lúc mới ra mắt, tính năng đa nhiệm của iOS bị đánh giá là giống các “thẻ” trong mô hình chạy multitasking của webOS do Palm sở hữu.

Quảng cáo



iOS 4 có thể xem là một trong những bản iOS quan trọng nhất vì nó định nghĩa chu trình phát triển phần mềm mà Apple tiếp tục sử dụng trong nhiều năm sau đó. Lấy ví dụ với FaceTime, Apple đã xây dựng nên một tương lai mới cho việc gọi video trên thiết bị di động. Những ứng dụng như Skype hay các công cụ chat trên máy tính vẫn phải mất nhiều năm sau đó mới đạt tới một mức đủ ổn định để người dùng có thể xài chúng trên điện thoại.

Với iOS 4, Apple cũng bắt đầu ngườiừng hỗ trợ cho những chiếc iPhone đời trước đó, bao gồm iPhone và iPod Touch đời đầu. Đây là lần đầu tiên hãng làm điều này. Những thế hệ iOS về sau, chúng ta tiếp tục thấy việc Apple bỏ dần những thiết bị mà hãng cho là không phù hợp để chạy các phiên bản hệ điều hành mới.

iOS 5

iOS bắt đầu tiến hóa dần dần và đưa vào những chức năng mà chúng ta vẫn còn sử dụng phổ biến tới ngày nay: Notification Center, iMessage, Siri.

Steve Jobs nói riêng và Apple nói chung rất tự hào về những màn trình diễn trên sân khấu của Siri, thời đó việc điều khiển thiết bị di động bằng ngôn ngữ tự nhiên vẫn còn là một thứ vô cùng mới mẻ, người ta chủ yếu chỉ dùng các câu lệnh theo cấu trúc thì máy mới hiểu được. Chính vì thế, màn hình trình diễn của Apple về Siri trên sân khấu dường như là những thứ không thể tin được, khi đó Google Voice hay Cortana của Microsoft thậm chí còn chưa xuất hiện. Google Voice của Android khi ấy chỉ nhận được các lệnh cơ bản mà thôi. Việc Siri có thể tự làm một số việc thay cho người dùng thật sự là một ý tưởng lạ lẫm vào năm 2011.

Siri.png

Bộ công cụ MobileMe trước đây cũng được thay thế bằng iCloud với nhiều chức năng hơn, hỗ trợ đồng bộ mạnh hơn giữa các thiết bị của Apple. iCloud có thể được xem như phát súng đầu tiên của Apple trong việc tiến vào thị trường điện toán đám mây và bắt dầu đưa những khái niệm về cloud đến với người dùng.

iOS 6


Nếu anh em còn nhớ thì iOS 6 là lúc Apple nói lời chia tay với Google, mối lương duyên nhiều năm giữa hai ông lón đã chính thức sụp đổ. iOS 6 không còn tích hợp sẵn YouTube và Google Maps nữa, điều đó đã làm không chỉ người dùng mà ngay cả Google cũng phải bất ngờ. Để thay cho Google Maps, Apple ra mắt dịch vụ bản đồ của riêng mình là Apple Maps.

Nhưng thật đáng tiếc, Apple Maps có quá nhiều lỗ hổng và vấn đề liên quan tới tính chính xác của dữ liệu nên đã bị chỉ trích rất nhiều. Mọi việc nghiêm trọng tới mức chính Tim Cook phải đưa ra lời xin lỗi người dùng vì đưa ra một thứ chưa hoàn chỉnh.

Apple_Maps.jpg

Về phần Google, sau khi biết ứng dụng bản đồ và YouTube của mình không còn được tích hợp sẵn vào iOS, họ đã tự xây dựng app của riêng mình. Google Maps và YouTube kể từ khi có app riêng đã phát triển theo hướng chung với Android, ngay cả ngôn ngữ thiết kế cũng theo cách của Google chứ không còn phụ thuộc vào Apple nữa.

Trong iOS 6, Apple cũng bắt đầu đưa ra khái niệm widget tuy nó vẫn còn rất đơn giản và không giống với widget của Android. Mở đầu là widget để đăng status nhanh lên Facebook và Twitter. Mãi về sau hãng mới mở API của widget ra cho các ứng dụng bên thứ ba cùng sử dụng. Siri cũng được nâng cấp mạnh mẽ để trở nên hữu ích hơn.

iOS 7


Sau nhiều năm theo đuổi phong cách thiết kế skeuomorphism, cuối cùng Apple cũng đã thay đổi hoàn toàn giao diện của iOS 7 bằng thiết kế phẳng hơn, đơn giản hơn và không còn cố gắng bắt chước theo những đồ vật ngoài đời nữa. Xu hướng phẳng hóa này cũng có thể nhìn thấy ở Android và Windows Phone tuy Apple không làm phẳng hoàn toàn như Google và Microsoft.

iOS 7 giống như một làn gió mới thổi vào người dùng iPhone, iPad và iPod Touch bởi vì họ được trải nghiệm một thứ hoàn toàn mới và khác lạ so với những gì họ từng thấy. Ngoài việc thiết kế lại icon, Apple cũng đưa những yếu tố trong mờ vào giao diện của iOS, bổ sung Control Center để truy cập nhanh các kết nối thường dùng và có cả AirDrop để gửi file cho nhau (trước đó AirDrop chỉ dành cho Mac). iOS 7 cũng có app Photos mới, iTunes Radio và cách sắp xếp mới cho giao diện đa nhiệm.

iOS_7.jpg

Tuy nhiên, gió mới không có nghĩa là người dùng nào cũng thích. Giao diện của iOS 7 bị nhiều người và chuyên gia chê là màu mè và kiểu cách, hiệu ứng nghiêng icon theo chuyển động cũng khiến một số người cảm thấy khó chịu.

iOS 8


Sau khi đã làm mới giao diện của hệ điều hành, Apple quay trở lại chu kỳ cập nhật iOS với những thay đổi để tăng mức độ tiện dụng của nền tảng. Đặc biệt, hãng rất chú trọng tới chuyện cho phép các nhà phát triển được truy cập nhiều hơn vào các thành phần hệ thống. Đây là lần đầu tiên Apple mở khả năng sử dụng bàn phím cho bên thứ ba, cũng như cho phép các lập trình viên làm widget và chia sẻ file giữa các ứng dụng với nhau.

Với iOS 8, Apple cũng ra mắt TestFlight, chương trình test app dành cho các lập trình viên. Trước đó, việc thử nghiệm app trên iOS khá hạn chế vì đòi hỏi thiết bị cài app beta phải được đăng kí với tài khoản Apple Developer Account. Còn với TestFlight, bạn chỉ cần cài một ứng dụng vào là xong.

iOS_8.jpg

Apple không chỉ có di động mà còn có máy tính. Điều đáng nói là hãng kiểm soát chặt chẽ cả hai hệ sinh thái này, vậy nên việc Apple xóa bỏ bức tường giữa iOS và OS X là chuyện sớm muộn cũng diễn ra. iOS 8 khởi động điều này bằng cách đưa ra tính năng Continuity để chuyển giữa các app từ điện thoại sang máy tính và ngược lại. Chức năng gọi điện, trả lời tin nhắn từ máy tính cũng được tích hợp vào iOS 8.

Với iOS 8, khoảng cách về khả năng tùy biến giữa iOS và Android đã được thu hẹp lại đáng kể. iOS vẫn chưa thể bằng Android về khoảng này, nhưng ít nhất Apple cũng cho phép người dùng làm được nhiều việc hơn mà không cần jailbreak máy.

iOS 9


iOS 9 tập trung vào 3 thứ: làm cho Siri thông minh hơn, Apple Music và 3D Touch. Siri được cập nhật một thứ mà Apple gọi là Proactive, nó được tích hợp vào Spotlight để gợi ý nhanh n hững nội dung, ứng dụng mà bạn hay sử dụng. Ứng dụng Notes, Transit, News cũng được thay đổi nhiều. Đặc biệt, iOS 9 còn hỗ trợ chạy đa nhiệm chia màn hình cho iPad. Đây cũng là một tính năng được công ty chú trọng khi ra mắt iPad Pro, mẫu tablet đầu tiên của Apple với màn hình trên 10”.

iOS_9.jpeg

iOS 9 dường như là cách mà Apple đuổi theo các đối thủ. Windows 8 đã có chia màn hình từ năm 2012, Samsung cũng đã triển khai chức năng chia màn hình của riêng mình trên không chỉ tablet mà còn điện thoại. Proactive thì sở hữu cách hoạt động giống như Google Now.

Dù vậy, iOS 9 cũng có một thay đổi quan trọng là 3D Touch. Tính năng mới này hiện chỉ có cho iPhone 6s và 6s Plus nhưng khi phần cứng hỗ trợ 3D Touch đã phổ biến thì sẽ ngày càng có nhiều nhà phát triển đưa tính năng này vào app của mình.

iOS 10


iOS 10 đã có bản beta từ tháng 6 năm nay (2016) và sẽ ra mắt chính thức đâu đó trong tháng này. iOS 10 có thể xem như một đợt nâng cấp vừa vừa của iOS 9, chủ yếu để khắc phục những tính năng còn thiếu sót của nền tảng như cho phép Safari chạy hai cửa sổ, màn hình khóa được thiết kế mới hoàn toàn, hệ thống thông báo được làm cho dễ nhìn hơn và mang hơi hướng của watchOS.

iOS_10.jpg

Đặc biệt, Apple tập trung rất nhiều vào việc bổ sung chức năng mới cho nền tảng chat iMessage của mình, ví dụ như gửi chữ ẩn, cho khung chat nhỏ kiểu đang nói thì thầm hay nói to như đang hét, hỗ trợ mở rộng chức năng bằng app của bên thứ ba... Tất cả cho thấy Apple đang muốn biến iMessage thành một thứ có thể cạnh tranh được với các app chat OTT như Viber, Facebook Messenger hay WhatsApp. Nếu thành công, đây cũng sẽ là một nơi mà Apple có thể kiếm được tiền thông qua việc bán quảng cáo và bán nội dung.

Apple cũng bắt đầu chú trọng nhiều hơn tới mô hình thuê bao thay vì mua app một lần. Hãng tin rằng mô hình này sẽ giúp developer kiếm được nhiều tiền hơn và duy trì được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng. Trước đây hãng chia 70% doanh thu cho nhà phát triển và giữ lại 30% cho các gói thuê bao, giờ đây hãng điều chỉnh lại chính sách đó là kể từ năm 2 trở đi, Apple chỉ giữ lại 15% tiền mà thôi. Chức năng search và quảng cáo trong App Store cũng được triển khai vào iOS 10 để giúp App Store cạnh tranh tốt hơn với Google Play.
196 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Giờ thằng nào viết lịch sử phát triển macbook mới đỉnh
lupinnightvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@cuhiep https://tinhte.vn/threads/tom-tat-lich-su-25-nam-cua-macbook.2600210/
Có tóm tắt bác Duy Luân viết nè 😁:p
@cuhiep có thằng wiki viết đó 😆
@cuhiep Thằng nào viết Lịch sử của con gà siêu đẻ samsung mới đỉnh của đỉnh
@hacker_hacker000 Thằng em đếch thích viết 😁 đùa chứ lịch sử MacBook có rồi
Lên cho 7.9
duytran79
TÍCH CỰC
8 năm
@Duy Luân Hôm 7/9 đánh 797 kiểu gì cũng nổ😃
huydancmit
TÍCH CỰC
8 năm
Mỗi version thêm 1 or vài chức năng như thần thánh. Nhớ con 3G với 3GS thì lúc ấy mạng 3G ở VN như shit...tối ngày lôi cái laban ra test chơi.

Con người thực dụng nên mới là thích mặc dù chưa có nền tảng đầu-cuối để trải nghiệm. Xem con iP7 này ra mắt có gì hay vì iOS vẫn ngon...tuy rằng ai vẫn nói giờ đi lụm vặt 1 số tính năng của android. Có dùng chẳng chê ai.
Mìn chạ đc xài iP kỳ nào
Cmt by iPad mini2
QPR
TÍCH CỰC
8 năm
Ngon!
Yêu ios7 nhất
@HIEUANVINHTRUC Hệ điều hành gớm nhất của Apple mình từng xài 😁 iOS 7 mới thì mới nhưng cách chọn màu, cách làm hiệu ứng... quá ghê. iOS 8 mới ngon
@Duy Luân bác Luân là trai thẳng 100% nè. 😃
mrtran1201
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Duy Luân iOS 7 là thay đổi lớn về giao diện nhg dùng bị nặng vì hồi đó dùng 4.
Đến khi quay lại là 8 rồi
mrtran1201
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Duy Luân iOS 7 là thay đổi lớn về giao diện nhg dùng bị nặng vì hồi đó dùng 4.
Đến khi quay lại là 8 rồi
cuthune
TÍCH CỰC
8 năm
@Duy Luân Đúng rồi anh nhất quả Control Center cái hiệu ứng blur loè loẹt kinh khủng, cái icon Passbook nữa
bopbilove
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ios 6 thần thánh. Yêu nhất trên iphone 5
xlive
TÍCH CỰC
8 năm
@bopbilove Ios6 ok các tính năng đã đầy đủ cho 1 chiếc smart phone khi JB xong, và giao diện là đẹp nhất, tới giờ vẫn cố giữ mà dùng dù cái máy đã xuống cấp phồng pin, trầy xước, bể màn hình phải sửa
3 ngày nghỉ Mod @Duy Luân ko đưa gấu đi chơi ah mà ngồi nhà viết bài up sòn sòn thế
Hôm nào cũng vài bài dài ngoằng nghe chừng phải đầu tư rất nhiều tâm huyết và thời gian
Cần lắm 1 người tóm tắt chứ thật dài vậy mấy ai đọc hết cho nổi :3

Vừa bán 6 Plus xong hóng 7 Pro, cùi quá chuyển gió qua Note 7 cũng được
Còn giờ đang xài Mi5 chống cháy 😁
Rola
TÍCH CỰC
8 năm
@yudhoyono Chú muốn thì tóm tắt rồi share cho mấy chú thích ngắn gọn 'dễ đọc',chứ làm sao chiều lòng cả những người thích ngắn và những người muốn đầy đủ thông tin.
Thằng nào cũng có nhược điểm hết!. Chẳng qua apple nó thành công là vì một mình chạy trên một con đường mà thôi.
BengPr0
CAO CẤP
8 năm
@uthalinh nói cứ như đùa. vấn đề ở đây là tìm được đường mà chạy 1 mình và phải có đủ sức để mà chạy. chứ chọn ngay đường cụt với sức k có chạy 3 bước đã ngồi phệt ra thở thì cũng về nhì thôi. nhìn mấy tấm gương to đùng như wp, megoo, slaifish, bbos mà xem chạy 1 mình 1 đường đó có thành công ko hay mệt qa lăn ra chết
Haithang7512
ĐẠI BÀNG
8 năm
@uthalinh Đúng là thằng nào cũng có nhược điểm nhưng không phải nó thành công vì 1 mình 1 đường, mà vì nó làm tốt những việc nó đang làm. Androi tuy nhiều hãng chạy nhưng nó cũng chỉ là 1 hđh. Hay nói rõ hơn thì windowphone và blackbery os, nếu không làm tốt thì không thể thành công. Lại nói buồn về samsung, 1 năm thành công nhưng lại hoá bất thành vì làm không tốt
dunganh_bg
ĐẠI BÀNG
8 năm
chắc có sự nhầm lẫn
Ngoài ra, iOS 4 còn đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của FaceTime, dịch vụ gọi thoại hình ảnh của Apple. Kể từ khi ra mắt ngày 21/6/2016,
Thực sự thấy iOS 10 (chỉ mới beta thôi) đã rất hoàn thiện. Đối với những người chưa dùng và không dùng thì thấy chẳng khách gì iOS 9 hay thậm chí 7 & 8 nhưng những trải nghiệm trên iOS 10 thì đã quá tuyệt vời. Đơn cử như cái mà ban đầu mọi người kêu bất tiện là k còn "SLIDE TO UNLOCK" rất đáng để đánh đổi bởi trang widget. Cái mà lâu nay bên Android cứ hay hô hào là iOS nhàm chán hay thiếu sinh động bởi mấy cái widget đó giờ theo mình iOS đã làm tốt và vượt trội. Họ gom tất cả vào 1 màn hình riêng và khi muốn người dùng có thể dễ dàng tương tác ở bất cứ đâu, quả thực rất hữu ích. Đó cũng chính là điểm mình thích nhất trên iOS 10. Còn những cải tiến nhỏ tuy ít đc nhắc tới như imessage hay 3D touch nhưng khi xài cảm thấy rất hài lòng. 1 Vote cho iOS 10. Xứng đáng để đánh đổi cái JB mặc dù đã 3 năm nay chẳng quan tâm đến JB nữa rồi
@Nhất Linh 93 Thanks bác!
Em chưa dám lên 10 beta nhưng khi có bản final sẽ lên ngay cho 6S. Nghèo cũng cho cu Tèo đi học 😆
phantnang
TÍCH CỰC
8 năm
chưa có ý định dùng iphone.nếu apple làm iphone chạy hdh mở như android sẽ dùng, ko biết có ai giống tui ko?
vitkon
CAO CẤP
8 năm
@phantnang Có câu chuyện thế này:

Có một anh chàng đi trên xa lộ, thấy đường rất xa mà không có cây xăng nào. Anh ta căn khoảng cách, rồi mở một cây xăng ở giữa xa lộ đó. Khách đổ xăng ở chỗ anh ta rất đông vì nghĩ còn một chặng đường dài thì nên chắc chắn cho bình xăng của mình. Một chị đi đến thấy người dừng đổ xăng, nghỉ ngơi nhiều bèn mở một quán ăn nhanh. Một anh khác đi qua, đổ xăng ở đó, thấy buồn buồn, liền mở hàng tạp hóa bên cạnh. Một ông nữa đến mở một quán trọ... Dần dần, các dịch vụ khác từ nhà bank, thời trang, nhu yếu phẩm, dịch vụ trẻ em,... được mọc lên. Các dịch vụ không chỉ dành cho khách qua đường, mà cả những người mở cửa hàng ở đó. Một thị trấn hình thành, và dần dần thành một thành phố.

Ở một nơi khác, cũng có một anh chàng mở một cây xăng ở giữa xa lộ. Khách rất đông. Một anh nữa thấy khách đông, bèn mở thêm một cây xăng phía đối diện. Lượng khách bị san sẻ giữa 2 cửa hàng, họ không vui nhưng vẫn còn sống được. Nhưng đến khi có người thứ 3, thứ 4 cùng mở cây xăng ở gần đó, lượng khách sụt giảm thê thảm khiến việc kinh doanh trở nên khó khăn. Họ bắt đầu giảm giá, tặng các chai nước suối cho khách đổ xăng, tổ chức bốc thăm trúng thưởng, duy trì thẻ membership cho lái xe đường dài quen mặt, v.v... Tức là trong khi doanh thu sụt giảm, họ vẫn phải đổ tiền vào chạy đua xem ai câu được nhiều khách nhất. Và mỗi khi người này làm một việc (giảm giá, khuyến mại tặng quà,...) thì những người khác cũng làm thế với mức độ còn khủng khiếp hơn. Cuối cùng, 3 trong số 4 chủ cây xăng phải chuyển đi chỗ khác với khoản lỗ không nhỏ. Người chiến thắng bấy giờ mới bắt đầu gây dựng lại điểm bán xăng của mình, nhưng còn lâu mới bù đắp nổi chi phí để "chiến đấu" với 3 người kia...

Mình nghĩ là bọn tư bản nó không thích bắt chước, và nó đề cao sự khác biệt.
kochichi96
TÍCH CỰC
8 năm
@phantnang Không có ai đâu 😆 vì 1 là mở, 2 là đóng hướng tới trải nghiệm cá nhân. Không ai vừa mở vừa hoàn thành tốt nổi đâu
@phantnang Tớ thì mong mỏi camera ip sẽ lấn lướt mấy em LG, SS, Lumia thì tớ mới chọn ip.
raymond016
ĐẠI BÀNG
8 năm
lỗi này Ad
@raymond016 Đã khắc phục, cảm ơn bạn
Bài viết công phu phết
tui có một ước mơ
iphone ipad hiện giờ chạy iOs 6 ( vẫn đủ ứ dụng) he he
ndt_lucky
ĐẠI BÀNG
8 năm
seen 😁
Ios có sự ổn định cao và hệ sinh thái có sự sàng lọc mang lại yên tâm cho ngừoi sử dụng
thang_ga_com
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vẫn thích kiểu thiết kế skeuomorphism 😔
p/s : bài viết hay nhưng vẫn còn một vài lỗi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019