Chụp ảnh đường phố: Thiết lập máy ảnh, khoảnh khắc quyết định, góc chụp - Thomas Leuthard - Phần 3

tuanlionsg
4/8/2016 9:39Phản hồi: 15
Chụp ảnh đường phố: Thiết lập máy ảnh, khoảnh khắc quyết định,  góc chụp  - Thomas Leuthard - Phần 3
Ở trong phần 2, chúng ta được chia sẻ nhiều về tập luyện "cách nhìn để thấy", mình rất thích đoạn: "Tập luyện đầu tiên là hãy tìm kiếm một tông màu. Chẳng hạn bạn có thể thử chỉ tìm những thứ có màu Vàng Cam và chụp suốt ngày với chỉ một màu ấy. Bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra có rất nhiều thứ màu Vàng Cam bạn có thể nhìn thấy trong thành phố của bạn, mà trước đó bạn không để ý. Việc này có nghĩa là bạn phải tập trung nhìn vào một thứ duy nhất để thực sự nắm bắt đươc nó cách tốt nhất. Thậm chí bạn không cần phải chụp ảnh; bạn có thể bước đi, thả bộ thong thả và đảo mắt nhìn chung quanh, cố làm sao nhìn thấy cho được nhiều thứ có màu Vàng Cam trên đường đi. Bạn sẽ thấy là nhìn thấy các sự vật thì quan trọng hơn là chụp ảnh chúng".

Chúng ta, những người thích chụp ảnh đường phố, tiếp tục phần 3 liên quan nhiều đến thiết bị hơn.

Có 5 phần được tách ra thành 5 bài liên tục trên Tinh Tế như sau:
  1. Bắt đầu từ đâu? Máy ảnh & ống kính nào phù hợp với chủ đề đường phố?
  2. Kỹ thuật quan sát, nhạy bén ánh sáng tự nhiên, chọn lựa bố cục tốt như thế nào?
  3. Thiết lập máy ảnh phù hợp, khoảnh khắc quyết định, chọn phối cảnh ra sao?
  4. Ảnh màu hay trắng đen, về việc xử lý hậu kỳ, những kỹ năng cần thiết là gì?
  5. Chọn thời điểm nào, các cách xử lý tình huống, tạo phong cách riêng như nào?

5796258608_7cb512130f_o.jpg

A. THIẾT LẬP MÁY ẢNH


Hãy tập trung vào điều quan trọng
Có quá nhiều người cho rằng một bức ảnh tốt thì dù muốn dù không cũng phải liên quan đến những thiết đặt máy ảnh thủ công (Manual). Thực ra điều đó không đúng. Máy ảnh hiện nay đủ khả năng để tự làm hết mọi thứ. Vậy sao ta không tập trung vào việc lên bố cục và để cho máy ảnh lo việc mà nó có thể làm được ở các chế độ tự động. Bạn sẽ chẳng mất mát gì khi cài đặt máy ảnh của mình ở chế độ A/Av (nếu cần ưu tiên khẩu độ), S/Tv (khi cần ưu tiên tốc độ màn trập), và thậm chí chế độ P (tự động cặp khẩu độ và tốc độ màn trập).

Hãy tin tưởng máy ảnh của bạn
Thoạt đầu có thể bạn gặp khó khăn trong việc làm chủ tất cả những gì cần phải làm trong lúc chụp ảnh. Thế thì tại sao không tin tưởng vào chiếc máy ảnh của bạn và đừng nghĩ gì đến những thiết đặt thủ công. Còn có nhiều thứ bạn cần phải suy nghĩ cân nhắc trước khi bấm nút chụp. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ học được cách chụp.

Chế độ P
Nếu mới bắt đâif mà chụp bằng chế độ thủ công (M), thì bạn đừng nghĩ mình sẽ nhanh thành thạo. Để bắt đầu, bạn chỉ nên dùng chế độ P và rồi ngày càng nên tinh tế hơn. Bạn cứ thử đi. Nó hoạt động rất tuyệt và tôi chẳng cần phải nghĩ ngợi nhiều. Đừng cho rằng mình là một người chụp ảnh kém khi sử dụng chế độ P. Những cách thiết đặt không phải là thứ làm cho bạn trở thành người chụp ảnh giỏi đâu. Hiểu rõ từng cách để dùng đúng lúc đúng cách mới là vấn đề.

Sử dụng chế độ A
Sau một thời gian, bạn sẽ một cách nào đó làm chủ được máy ảnh của mình và có thể chuyển sang chế độ A. Tôi thường hay sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ và nó rất hữu ích để điều chỉnh độ sâu trường ảnh của bức ảnh. Với những bức chân dung ngẫu nhiên, tôi luôn dùng chế độ A với khẩu độ là f/4 trong lúc máy ảnh tự thiết đặt tốc độ màn trập. Mở khẩu lớn hơn f/4, trong nhiều tình huống khoảng ảnh rõ (Dof) mỏng, nguy cơ độ nét không cao, theo tôi cứ từ f/4 là an toàn với loại ảnh này, trừ khi chắc chắn mở khẩu lớn hơn vẫn đảm bảo độ sắc nét cần thiết.

Chế độ S
Chế độ ưu tiên màn trập, tôi chỉ sử dụng khi muốn tạo những bức ảnh có chuyển động mờ nhòe. Khi một ai đó đang bước đi đằng trước một hậu cảnh thú vị, tôi có thể làm nhòe chuyển động của họ. Tôi dùng tốc độ màn trập khoảng 1/20 giây chẳng hạn dành cho một chủ thể đang di chuyển. Với mục đích này, đôi khi bạn cần phải sử dụng c hoặc phải chân máy hoặc đặt máy trên vị trí chắc chắn là máy ảnh không bị rung lắc.

Quảng cáo


Phơi sáng đúng
Với ảnh đường phố, tôi cho rằng việc có được mức độ phơi sáng đúng trên các bức ảnh còn quan trọng hơn là chế độ được sử dụng. Một số ống kính sáng hơn những ống kính khác. Tôi thường dùng cách đo đa điểm với một điều chỉnh phơi sáng là -0.7EV trên chiếc Nikon của mình gắn ống kính 50mm. Đây là điều mà bạn phải thử nghiệm và tập làm quen với máy ảnh của mình để gia giảm EV cho phù hợp. Tôi không nghĩ là bạn có đủ thời gian để thay đổi các thiết đặt trong một chuyến đi chụp. Bạn phải biết rõ cái gì hiệu quả nhất trong phần lớn các tình huống.​

Nói về ISO
ISO là vô chừng tuỳ theo cảnh huống ánh sáng. Thường thì luôn ưu tiên ISO thấp nhất có thể để ảnh được mềm mịn màng. Nhưng, ở bối cảnh bắt buộc, phải biết mình có thể nâng trị số ISO lên cao đến đâu, mà không bị nhiễu hạt quá nhiều. Điều này với mỗi máy ảnh mỗi khác và tôi luôn cố tránh không dùng các trị ISO cao. Tôi chỉ giới hạn ở mức ISO 800. Tôi không lên cao hơn trừ khi không thể làm khác được.

Những thiết đặt cho máy ảnh của tôi
Có thể bạn cũng quan tâm đến những thiết đặt máy ảnh của tôi. Tôi chụp với chiếc Lumix GF1 theo chế độ P, trị ISO tùy chỉnh và tôi sẽ chẳng động vào bất cứ thiết đặt nào. Tôi chụp với định dang RAW + JPG, trong đó JPG sẽ là Trắng&Đen. Với chiếc Nikon D7000, tôi chụp ở chế độ A (ưu tiên khẩu độ) với khẩu độ thường xuyên là f/4.0, EV -0.7, tự động cân bằng trắng, đo theo kiểu đa điểm, lấy nét tự đông đơn và định dạng là RAW. Hãy thử chụp theo định dạng RAW bởi vì nó sẽ mang lại cho bạn nhiều tùy chọn nhất, nhưng cũng có dung lượng tập tin ảnh lớn nhất.
5396986481_a3aa045311_o.jpg

B. BA CÁCH CHỤP ẢNH ĐƯỜNG PHỐ THÔNG DỤNG


Cách 1 : chụp mà không bị để ý

Quảng cáo


Bạn có thể chụp ảnh đường phố mà người khác không hề để ý đến bạn. Đây có thể là cách tốt nhất để không gây ra phản ứng nơi họ. Người ta sẽ sinh hoạt bình thường một khi không nhìn thấy bạn với chiếc máy ảnh trên tay. Chỉ có một nhược điểm là có thể họ sẽ không nhìn vào ống kính của bạn. Tôi thường thích người ta nhìn vào máy ảnh của tôi, vì như thế mới tạo ra được một nối kết nhất định; đó là một cách giao tiếp giữa người khác với tôi là người chụp ảnh trên đường phố. Có lúc cái nhìn đó không cần thiết, nhưng có những lúc thì lại là rất tốt.

Cách 2 : chụp bất ngờ
Một khả năng khác để chụp ảnh người ta trên đường phố, có thể là sự bất ngờ. Bạn chỉ việc đưa máy ảnh ngắm ai đó và nhấn nút chụp. Người ấy nhìn thấy bạn và nhận ra bạn chụp ảnh họ. Phản ứng từ kiểu chụp ảnh này có thể khác nhau, không tự nhiên, thậm chí còn bị “sốc” nữa là đằng khác. Nhiều người không muốn mình bị chụp ảnh và bạn có thể thấy được điều đó qua phản ứng của họ. Tôi thích kiểu chụp này trên đường phố, vì cách nào đó nó cũng cho thấy được thực tế. Tôi thấy có người tỏ ra bỡ ngỡ, giận dữ, bị “sốc” hoặc tùy bạn gọi nó như thế nào. Nhưng là thử thách thực sự, khi bạn muốn chụp những bức chân dung tự nhiên.

Cách 3 : xin phép để chụp
Và cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, đó là bạn luôn có thể xin phép ai đó để chụp ảnh họ. Tôi chẳng bao giờ làm vậy hoặc họa hoằn lắm mới làm. Điều khó nhất là bạn làm sao nắm bắt được vẻ tự nhiên khi mà thường là người ta hay có khuynh hướng tạo dáng vì đã được báo trước. Vì là người xa lạ, nên bạn không biết được họ như thế nào trong trạng thái tự nhiên. Nếu không quen chụp ảnh đường phố và lo ngại những phản ứng của người ta, thì đây là có thể là cách tốt nhất để bắt đầu. Nó cũng giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp qua việc nói chuyện với người khác về một điều gì đó. Thậm chí bạn còn có thể nắm bắt được nhiều thông tin về một ai đó mà bạn không hy vọng có được, nhưng có thể là rất thú vị.​

5862596083_c5703dc834_o.jpg
C. KHOẢNH KHẮC QUYẾT ĐỊNH

Thời điểm đúng
Trước khi nhấn nút chụp, bạn phải chọn thời điểm. Mới đầu, việc đó có thể hơi khó một chút, nhưng sau một thời gian, bạn sẽ thuộc nằm lòng. Bạn dần dà có được một bản năng nhất định để biết đúng lúc nào để chụp. Tất cả đều do thực hành thật nhiều và đúc kết thành kinh nghiệm.

Chụp một loạt nhiều tấm
Bạn có thể chụp một loạt ảnh để bắt dính được khoảnh khắc quyết định. Ít nữa là vào lúc mới bắt đầu, khi mà mà bạn không chắc chắn lắm về đâu là thời điểm đúng. Sau đó bạn tiếp tục chụp và quyết định bức ảnh nào là tốt nhất. Trong thời đại máy ảnh số phát triển như ngày nay, việc đó không còn là vấn đề.

Hãy rút kinh nghiệm và ghi nhớ
Càng chụp ảnh đường phố, bạn càng có nhiều kinh nghiệm. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi có thể nói được rằng bạn sẽ dần dà có được ý niệm về thời điểm đúng. Bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy được mọi chuyện trước khi chúng xảy ra. Bạn sẽ biết được lúc nào là lúc để nhấn nút chụp.

Không phải lúc nào cũng gặp may
Có người bảo rằng mọi chuyện chỉ là gặp may mà thôi. Tất nhiên là cũng có như vậy khi bạn chụp ảnh đường phố. Nhưng tôi cho rằng may mắn đến khi có sự chuẩn bị tốt. Đôi khi trong khâu xử lý hậu kỳ một bức ảnh, tôi thấy có những thứ mà tôi đã không nhìn thấy vào lúc chụp. Dù sao đi nữa, điều quan trọng là những gì có trong bức ảnh bạn chụp chứ không phải tất cả những gì bạn đã nhìn thấy và đã tự mình sắp xếp bố cục. Thậm chí tôi còn cho rằng tiềm thức cũng hoạt động trong lúc bạn chụp ảnh trên đường phố.​

“May mắn xảy đến khi sự chuẩn bị gặp đúng cơ hội”
- Seneca -

5726293220_4eb092b7cc_o.jpg

D. GÓC CHỤP


Bạn có thể tạo nên sự khác biệt…
Khi muốn tạo nên sự khác biệt và tách mình ra khỏi đám đông, bạn phải chọn cho mình một góc nhìn khác. Con người chúng ta nhìn cuộc đời mình dựa theo tầm vóc của mỗi người. Đấy là một thực tế. Mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy theo lối nhìn thông thường thì gây ra sự tẻ nhạt chứ không mang lại sự hấp dẫn. Đó là lý do đủ để bạn thay đổi cách nhìn của mình.

Chỉ có hai cách thay đổi. Hoặc hướng lên cao hơn (vd. một con chim) hoặc hạ xuống thấp (một con nhái, chẳng hạn). Vì lên cao thì khó hơn xuống thấp, nên tôi chụp ảnh từ sát mặt đất, nền nhà nhiều hơn. Chụp từ mặt sàn rất đơn giản và hiệu ứng mà bạn đạt được luôn hấp dẫn và độc đáo. Bạn có thể chụp mọi thứ gần hơn từ mặt đất.​

5187121611_fe879c2ba9_o.jpg

Hãy thấp xuống ngang mặt đất
Tôi thích chụp ảnh từ ngang mặt đất. Đặc biệt là những đôi giày hoặc những chú chó dễ thương trông hấp dẫn hơn khi “tầm mắt” của bạn ngang tầm với chúng. Toàn bộ tầm nhìn chỉ có vậy. Tôi rất thích, khi bạn nhìn thấy những thứ bình thường theo một cách nhìn khác thường.

Bạn nên thử nghiệm và “lăn lê bò toài” trên nền hè phố trong cả một buổi chiều đi. Bạn sẽ thấy thế giới hoàn toàn khác hẳn. Bạn cũng có thể chỉ việc đặt chiếc máy ảnh của bạn cho ngay ngắn trên mặt đất là được; bạn chẳng cần phải nhìn qua ống ngắm làm gì. Vấn đề duy nhất ở đây là tính năng lấy nét tự động đôi khi lại tập trung vào hậu cảnh thay vì đối tượng chụp. Nhưng lúc nào bạn cũng có thể sử dụng ống ngắm. Việc đó tùy vào nỗ lực tập luyện và làm chủ cái máy của bạn.

Hãy chụp một loạt…
Hãy tìm cách làm cho bức chụp tiếp theo của bạn hấp dẫn hơn bằng cách thay đổi góc nhìn của mình. Bạn sẽ thấy những bức ảnh mình chụp sẽ trông khác đi. Hãy thực hiện một loạt ảnh được chụp từ mặt sàn và bạn sẽ thích cách đặt điểm nhìn như thế cho mà xem. Chẳng riêng gì những đôi giày, mà còn cả chó, những đôi chân hoặc bất cứ thứ gì khác bạn nhìn thấy, trong lúc nằm xoài trên sàn…​

5890200561_6518a5d65a_o.jpg




Thomas Leuthard
Copyright © 2011 by Thomas Leuthard
All rights reserved. No part of the contents of this book may be reproduced or transmitted in any form or by any means without the written permission of the publisher.
Published on July 26, 2011 on http://www.thomasleuthard.com/Book
Bản chia sẻ miễn phí tại: http://thomas.leuthard.photography/wp-content/uploads/2014/02/GoingCandid.pdf

15 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sao thấy ai bình luận vậy???
duonganhhao
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mtancong chắc do nhiếp ảnh đường phố ở VN ít được ưa chuộng bằng teen xóa phông @@
@duonganhhao Cũng bắt đầu nhiều rồi nhỉ! Nên phát triển loại ảnh này, nhiều niềm vui và thú vị cuôc sống.
Khó mà dễ
Huy Po
ĐẠI BÀNG
8 năm
hóng tiếp bài 4 của anh 😁
tumivn
ĐẠI BÀNG
8 năm
Người VN vẫn chưa quen với thể loại chụp ảnh như vầy, nên post ảnh lên dễ dính gạch đá lắm 😃. Tốt nhất là cứ chụp rồi share lên các group chụp street photography của Flickr, bạn sẽ vui vì nhiều người thích và ủng hộ. ^_^
sGear
TÍCH CỰC
8 năm
@tumivn Group vietnam street photography là 1 group hơi bị hot trên FB đó bác 😃
tumivn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@sGear Để mình tham gia 😃
Thật ra dân chụp choẹt ai cũng biết cả, nhưng làm đc hay ko lại là chuyện khác
bigthree
ĐẠI BÀNG
8 năm
mình rất thích chụp ảnh đường phố, nhưng cái tật là rất hay ngại , giờ có cách nào để mình tự tin hơn không nhỉ ?
U Minh
ĐẠI BÀNG
8 năm
@bigthree Có đấy, chụp trong phòng hihi
@bigthree Nhắm mặt lại thì không ai nhìn thấy bạn cả 😁
baothangnd
ĐẠI BÀNG
8 năm
Kể từ bài https://tinhte.vn/threads/nhung-luu-y-khi-chup-anh-doi-thuong-duong-pho-cho-nguoi-bat-dau.2623260/ anh @tuanlionsg viết rồi qua loạt bài của ông Thomas Leuthard này em mê quá, đến mức đang định bán bộ 6d 24 70 nhảy qua Fujifilm đây. Ai can em đi. Huhu
yeuvothuat
ĐẠI BÀNG
8 năm
Em lại góp vui mấy bức đường phố
lee.jpg
lee1 (1).jpg
lee1 (4).jpg
cái đoạn bắt khoảnh khắc khó lắm nha @@

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019