Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Siêu trăng lớn nhất 70 năm qua sẽ xuất hiện vào đêm 14/11 sắp tới

ND Minh Đức
4/11/2016 21:7Phản hồi: 38
Siêu trăng lớn nhất 70 năm qua sẽ xuất hiện vào đêm 14/11 sắp tới
Nếu bỏ lỡ lần siêu trăng vào lúc 8:52 pm (giờ Việt Nam) ngày 14/11 sắp tới thì bạn phải đợi tới năm 2034 mới được chứng kiến hiện tượng tương tự. Đây là thời điểm đặc biệt, khi Mặt Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất nên chúng ta sẽ được thấy Mặt Trăng có kích thước lớn và sáng hơn hơn rất nhiều so với bình thường. Mặc dù siêu trăng xảy ra khá thường xuyên, nhưng siêu trăng xảy ra vào ngày 14 sắp tới sẽ sáng và lớn nhất trong vòng gần 70 năm qua, tính từ năm 1948.

Siêu trăng (Super Moon, syzygy) là hiện tượng diễn ra khi trăng tròn trùng với khoảng cách gần nhất giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Khi đó Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng và dưới mặt đất, chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với bình thường. Nguyên nhân là do quỹ đạo của Mặt Trăng không phải là đường tròn hoàn hảo mà là một đường eclipse. Khi Mặt Trăng di chuyển giữa điểm gần nhất (perigee) và điểm xa nhất (apogee), khoảng cách từ nó đi được tới Trái Đất sẽ rơi vào khoảng xấp xỉ 48200 km.

trang_Tinhte_2.jpg
Trăng tròn và trăng non xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng và các nhà thiên văn học gọi đây là syzygy. Khi Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời trên một đường thẳng, trăng sẽ tròn. Tuy nhiên, nếu có thêm điều kiện là Mặt Trăng nằm ở điểm perigee thì chúng ta sẽ được thấy siêu trăng. Khi đó, chúng ta sẽ thấy Mặt Trăng có kích thước lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi trăng tròn tại apogee.

Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó bởi chúng ta nhìn thấy siêu trăng với nhiều kích thước khác nhau chứ không phải là cố định. Nguyên nhân là do Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng đều là những vật thể di chuyển trong không gian nên rất hiếm khi tất cả đều có cơ hội nằm trên một đường thẳng tuyệt đối tại thời điểm siêu trăng. Tỷ lệ này lại càng thấp hơn nữa khi mà khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời cũng thay đổi khi Trái Đất quay quanh quỹ đạo.

Do đó, điểm đặc biệt của lần siêu trăng vào ngày 14/11 sắp tới chính là nó hội đủ các yếu tố hiếm hoi nói trên, tạo nên một lần siêu trăng kích thước lớn chưa từng có trong 70 năm qua. Cụ thể, Mặt Trăng sẽ tròn và hiện tượng đạt cực điểm vào lúc 8:52 pm (giờ Việt Nam). Còn cho bạn nào quan tâm, trước đó 2 tiếng rưỡi, Mặt Trăng đã chạm vào điểm perigee. Nếu bỏ lỡ thời khắc đó thì bạn phải đợi 18 năm nữa, tức là vào 25/11/2034, còn lần tương tự đã xảy ra hồi 26/1/1948.

Còn nếu vẫn muốn coi thì cuối năm nay, tức là vào tháng 12 cũng có một siêu trăng nhưng với kích thước nhỏ hơn và đây cũng lần thứ 3 có siêu trăng trong năm nay. Gordon Johnston, giám đốc chương trình hành tinh NASA, lưu ý rằng sẽ rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa "siêu siêu trăng" và siêu trăng bình thường bằng mắt thường, do đó, bạn nên cần một cây thước. Hy vọng rằng đêm đó trời sẽ đẹp, không mưa, ít mây để anh em có thể dắt người yêu hoặc bạn bè đi xem siêu Trăng, hiện tượng mà phải đợi mãi 18 năm nữa mới tiếp tục được chiêm ngưỡng.


Tham khảo Earthsky, NASA
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bây giờ nhà cửa san sát, khó nhìn thấy trăng. Mình thích nhất là lúc trăng mới mọc ở chân trời, to như cái mâm, xem rất thích
@Airblade14 chỉ về quê là có, và mình chọn ở quê, chưa kể ở HN đòi ngắm sao băng ư, 😃
Chuẩn bị đồ nghề đi săn mặt trăng nào những "Kẻ cắp Mặt trăng" :v
doccomacvan
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đoạn này viết hơi tối nghĩa mod à.

Mình có tham khảo tại đây, khoảng cách vào ngày 14/11 sắp tới là khoảng 356536km.
@doccomacvan Kinh nghiệm vào tinh tế là nên đọc lướt qua lấy ý chính thôi chứ nội dung thì chắc toàn sạn 😁
Nhớ ngày bé. Ra đầu làng cùng lũ bạn ngồi nhìn ánh trăng đêm hè cảm giác thật là thích. Tiếng gió sau luỹ tre cọt kẹt.
@anh cô đơn Cứ tưởng tiếng động sau vách tre
phantnang
TÍCH CỰC
7 năm
vẫn tiết cái sao chổi sáng hơn trăng rằm năm 2013
Asuka.uit
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ở Quê chớ, TP nhìn là thua
nhớ lại phim "Bruce Quyền Năng" lúc kéo mặt trăng lại gần, ngày mai sóng thần rầm rộ 😁


Chiến thôi a e ơi !!!!!!
raycaster
ĐẠI BÀNG
7 năm
18 năm siêuu trăng = tuổi 18 trăng tròn. Đúng cái năm đẹp nhất để ngắm luôn 😃
Mấy bữa ni mây tùm lum
À uuuuuuuúu
nvmnghia
ĐẠI BÀNG
7 năm
hỏi ngu đây: thẳng hàng tại sao không có nguyệt thực nhỉ? trước giờ giải thích về nguyệt thực chỉ có mỗi dòng: mặt trời mặt trăng trái đất thẳng hàng. vậy vụ siêu trăng này là ntn?
longakka
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nvmnghia À người ta tính theo mặt phẳng chung của solar system (quy chiếu) bạn ạ, thớt dịch mà quên giải thích thôi
@nvmnghia Vì nó không hoàn toàn thẳng hàng nếu nhìn trong không gian 3 chiều 😁.

Mặt phẳng quỹ đạo giữa mặt trăng-trái đất lệch 5° so với mặt phẳng quỹ đạo giữa trái đất-mặt trời. Hai mặt phẳng này giao nhau tại 2 vị trí gọi là lunar node. Hiện tượng nhật thực/nguyệt thực chỉ xảy ra khi trăng tròn đi đúng vào 1 trong 2 vị trí lunar node này. Nếu mặt trăng không ở 1 trong 2 vị trí này thì chỉ xảy ra hiện tượng siêu trăng thôi :D
@nvmnghia Thẳng hàng nhưng không tuyệt đối vì quỹ đạo mặt trăng quanh trái đất nghiêng 5 độ so với quỹ đạo trái đất quanh mặt trời. Nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi mặt trăng đi qua mặt phẳng quỹ đạo trái đất quanh mặt trời- còn gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Ở trên mod có một chút nhầm lẫn là siêu trăng ( hay trăng rằm) xảy ra khi trái đất nằm giữa mặt trăng - mặt trời chứ ko phải mặt trăng nằm giữa.
U Minh
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đi Phú Quốc thôi hà hà
Đoạn này dịch sai rồi bạn, do quỹ đạo của Mặt Trăng là hình elíp, điểm cực cận (điểm trên quỹ đạo của nó gần Trái Đất nhất) nằm gần Trái Đất hơn điểm cực viễn (điểm trên quỹ đạo cách xa Trái Đất nhất) của nó một khoảng 48.200 km, chứ không phải khoảng cách từ nó đến Trái Đất là 48.200 km.
Tại vì mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời không đồng phẳng. Một cách dễ hiểu, Mặt Trăng có quỹ đạo bị lệch một chút so với mặt phẳng chứa Trái Đất và Mặt Trời, nên hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển qua vị trí nằm trên mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất, lúc đó, nó đi qua cái bóng của Trái Đất (vùng tối bị Trái Đất che, không có ánh sáng Mặt Trời), và nó hoàn toàn bị che khuất, hiện tượng nguyệt thực xảy ra.

Còn bình thường, Mặt Trăng di chuyển phía trên hoặc phía dưới của vùng tối đó, nên không có hiện tượng nguyệt thực, mà chỉ có trăng tròn, tức là khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí xa nhất và gần nhất trên quỹ đạo của nó. Hiện tượng siêu trăng này xảy ra khi điểm cực cận của quỹ đạo Mặt Trăng gần Trái Đất nhất, nên chúng ta có thể quan sát thấy nó lớn hơn tới 14%, và sáng hơn tới 30% so với trăng tròn tại điểm cực viễn trên quỹ đạo của nó.

Để siêu trăng lớn, thì phải hội tụ đủ 3 yếu tố:
  1. Thời điểm trăng tròn
  2. Mặt trăng ở điểm cực cận (gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó)
  3. Trái Đất ở điểm cận nhật (gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo của nó)
kelton88
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Black Mamba Không nằm trên cùng mặt phẳng mà thẳng hàng được :O
@kelton88 Thẳng hàng ở mức độ tương đối thôi bác, nếu nhìn trong không gian 2 chiều 😁
@kelton88 Vẫn có điểm giao nhau thôi chứ có phải song song đâu
@kelton88 Mình không dùng từ "thẳng hàng" bạn nhé. Từ "thẳng hàng" mà người viết bài sử dụng là "line up", tức là nhìn từ phía trên xuống thì dường như Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm trên cùng một đường kẻ (hình 2D), còn nhìn ngang, thì chúng không nằm trên cùng một phẳng phẳng (3D).
Xem ra đa phần các Mod của diễn đàn i - Công nghệ này đều có điểm chung là sau khi dịch, dẫn hoặc hành văn một bài viết nào đó thì coi như mặc định luôn là không bao giờ có vụ rà soát lại ngữ pháp, chính tả và tiếp thu những ý kiến đóng góp, nhắc nhở từ các thành viên. Đặc biệt là "trùm" của các Mod, cu Hiệp! 😁
Handel
ĐẠI BÀNG
7 năm
Thấy hình như năm nào cũng có siêu trăng thì phải. Mới cách đây không lâu báo chí cũng nói là có siêu trăng giờ lại có nữa..
Chuẩn bị triều lên SG lại thất thủ thôi mà

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019