Cyanogen Inc đã cắt tài trợ dành cho CyanogenMod, bản ROM cook được rất nhiều anh em yêu thích và đang sử dụng hằng ngày trên chiếc điện thoại Android của mình. Đây là một tin rất buồn với những người thích nghịch ROM như anh em Tinh tế chúng ta. Vì sao CyanogenMod lại chết? Ảnh hưởng tới chúng ta như thế nào và hướng phát triển trong tương lai của CyanogenMod sẽ ra sao?
Sự ra đời của CyanogenMod, công ty Cyanogen
Sau khi chiếc HTC Dream - điện thoại Android đầu tiên - được giới thiệu vào tháng 9 năm 2008, một cách thức đã được tìm ra để cho phép chiếm quyền điểu khiển cao nhất của hệ điều hành này, đó chính là root. Khi đã có root trong tay, cộng với bản chất mã nguồn mở của Android, người ta có thể chỉnh sửa lại firmware gốc của thiết bị và cài ngược lên máy.
Những năm sau đó, các firmware tùy chỉnh - còn gọi là ROM - dành cho Dream đã được phát triển và phân phối bởi những người mê chơi Android. Trong số này có một bản ROM nổi tiếng được xây dựng bởi lập trình viên có nickname JesusFreke nhưng tới tháng 8 năm 2009, anh tuyên bố dừng việc lập trình ROM và gợi ý mọi người chuyển sang dùng phiên bản ROM cải tiến do một lập trình viên khác với nickname cyanogen chịu trách nhiệm. Cyanogen chính là Steve Kondik, và bản ROM đó mang tên CyanogenMod.
CyanogenMod nhanh chóng trở nên nổi tiếng và một cộng đồng các lập trình viên tự gọi mình là CyanogenMod Team đã đóng góp cho dự án này. Chỉ trong vài tháng, nhiều tính năng mới đã được mang lên CyanogenMod, ROM cũng hỗ trợ nhiều thiết bị khác ngoài chiếc Dream và dần dần về sau đã trở thành một trong những ROM cook được tin dùng nhất trong thế giới Android.
Sự ra đời của CyanogenMod, công ty Cyanogen
Sau khi chiếc HTC Dream - điện thoại Android đầu tiên - được giới thiệu vào tháng 9 năm 2008, một cách thức đã được tìm ra để cho phép chiếm quyền điểu khiển cao nhất của hệ điều hành này, đó chính là root. Khi đã có root trong tay, cộng với bản chất mã nguồn mở của Android, người ta có thể chỉnh sửa lại firmware gốc của thiết bị và cài ngược lên máy.
Những năm sau đó, các firmware tùy chỉnh - còn gọi là ROM - dành cho Dream đã được phát triển và phân phối bởi những người mê chơi Android. Trong số này có một bản ROM nổi tiếng được xây dựng bởi lập trình viên có nickname JesusFreke nhưng tới tháng 8 năm 2009, anh tuyên bố dừng việc lập trình ROM và gợi ý mọi người chuyển sang dùng phiên bản ROM cải tiến do một lập trình viên khác với nickname cyanogen chịu trách nhiệm. Cyanogen chính là Steve Kondik, và bản ROM đó mang tên CyanogenMod.
CyanogenMod nhanh chóng trở nên nổi tiếng và một cộng đồng các lập trình viên tự gọi mình là CyanogenMod Team đã đóng góp cho dự án này. Chỉ trong vài tháng, nhiều tính năng mới đã được mang lên CyanogenMod, ROM cũng hỗ trợ nhiều thiết bị khác ngoài chiếc Dream và dần dần về sau đã trở thành một trong những ROM cook được tin dùng nhất trong thế giới Android.

Tới tháng 9 năm 2013, công ty Cyanogen Inc. được Steve Kondik sáng lập cùng với một người khác tên Kirt McMaster. Mục tiêu của Cyanogen Inc. là tạo ra một nhánh thương mại hóa CyanogenMod và mang CyanogenMod lên nhiều thiết bị hơn nữa thông qua việc cài sẵn. Cộng đồng CyanogenMod Team vẫn hoạt động riêng, họ nhận được tiền tài trợ từ Cyanogen Inc. để trả cho những developer chủ chốt, cũng như nhận sự trợ giúp về hạ tầng như máy chủ, mạng, thiết bị,... nhằm cung cấp các bản update và những tính năng cần đồng bộ hay truy cập online. Họ nhận được 7 triệu USD tiền đầu tư và ROM Cyanogen đã được chọn dùng cho một số thiết bị từ OnePlus, Lenovo, Oppo.
Không lâu sau đó, Cyanogen bắt đầu gặp khó khăn trong kinh doanh, hai nhà sáng lập bất đồng với nhau về định hướng phát triển của công ty. Năm 2016, Cyanogen tuyên bố sẽ dành nguồn lực để phát triển các module phần mềm mang tên Cyanogen Modular OS, tức là các module mà OEM có thể mang về cài lên máy họ mà không cần tới ROM Cyanogen nữa.
Kết quả là nhiều nhân viên chủ chốt của công ty, trong đó có cả Kondik, đã nghỉ việc. Mới đây nhất, Cyanogen tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cả tiền lẫn hạ tầng cho CyanogenMod kể từ 31/12/2016.
ROM CyanogenMod đã chết
Trong những thay đổi sắp diễn ra với CyanogenMod, CyanogenMod Team đã nói như sau:
- CyanogenMod Team sẽ không tiếp tục phát triển ROM CM một cách chính thức vì không còn được hỗ trợ trong dài hạn về tiền hay hạ tầng, như vậy các lập trình viên sẽ không còn thu nhập và họ không thể làm không công mãi được
- Ngay cả khi có ai đó trả tiền và cung cấp hạ tầng thì CyanogenMod cũng sẽ không thể tiếp tục phát triển. Cyanogen giữ bản quyền thương hiệu "CyanogenMod", tức là thương hiệu này có thể bị bán đi bất kì lúc nào, khi đó bất kì sản phẩm nào dính tới CyanogenMod đều sẽ gặp rắc rối pháp lý và những rắc rối đó không đáng để dính vào, theo lời CyanogenMod Team.
- Hơn nữa, cái tên CyanogenMod đang có những cái nhìn xấu vì nó liên quan tới công ty Cyanogen nên người dùng mới sẽ tỏ ra dè dặt khi muốn cài ROM này.

CyanogenMod sẽ trở thành LineageOS
May mắn thay, những người đã làm ra CyanogenMod không dễ dàng nhìn đứa con của mình bị chết yểu như vậy, nhất là khi vẫn còn rất nhiều người đang dùng bản ROM này trên điện thoại của mình. Họ quyết định sẽ lấy mã nguồn CyanogenMod (vẫn đang được Cyanogen cung cấp với giấy pháp nguồn mở như từ trước tới nay) và tạo thành một nhánh mới mang tên LineageOS.
Quảng cáo
Người đứng sau nỗ lực LineageOS không ai khác chính là Steve Kondik. Mục tiêu của LineageOS là giữ lại tất cả những gì đã làm cho CyanogenMod trở nên tuyệt vời và phát triển nó hơn nữa trong tương lai. Giả sử nhóm LineageOS tìm được nhà tài trợ mới, sẽ có rất ít thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng máy của người dùng.
Nếu đang xài hoặc sắp xài ROM CyanogenMod, bạn nên làm gì?
Một số tính năng của CyanogenMod phụ thuộc vào server, ví dụ như các chức năng liên kết với tài khoản CyanogenMod Account, chức năng tự động cập nhật build mới. Những chức năng này không quá quan trọng nên bạn có thể bỏ qua và tiếp tục sử dụng máy như từ trước đến nay.
Nếu bạn muốn an toàn, bạn có thể chuyển sang sử dụng một ROM cook khác, hay đơn giản hơn là quay về ROM stock của nhà sản xuất trong khi chờ LineageOS bắt đầu lên sóng.
Nếu có dự tính cài ROM CyanogenMod lên máy của mình, bạn hãy làm sớm vì chưa biết sau 31/12 thì các bản build sẽ được phân phối như thế nào. Có thể CyanogenMod Team sẽ tìm được chỗ nào đó để đặt các file download, nhưng chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra nên mọi thứ rất không chắc chắn. Tốt hơn nữa là hãy hoãn việc cài ROM này lại cho tới khi có thông tin nào mới hơn.

Quảng cáo
LineageOS sẽ ra sao?
Khó mà nói được vì hiện tại chúng ta vẫn chưa có nhiều thông tin về bản ROM này. Một số giả định như sau:
- Nếu LineageOS thành công, nó sẽ tìm được sự hỗ trợ từ các lập trình viên với sự hỗ trợ cũng không kém phần đa dạng như CyanogenMod. Trong tình huống tốt nhất, LineageOS sẽ tìm được tài trợ về tìn và server. Ngay cả những bản ROM nhỏ hơn cũng được tìm tài trợ về hạ tầng nên chuyện này không phải là quá khó khăn. Vấn đề chỉ còn nằm ở những thiết bị ít ai biết tới, chúng sẽ được hỗ trợ ra sao?
- Nếu LineageOS không thành công thì dù góc nhìn như thế nào đi nữa, đây cũng sẽ là một tin rất buồn đối với cộng đồng làm ROM cũng như cộng đồng chơi ROM Android. Các thiết bị ít người biết tới sẽ lại càng có ít ROM cook hơn, họ sẽ phải chờ update Android từ chính hãng trong thời gian dài hơn, ít cơ hội được trải nghiệm phiên bản Android mới hơn.