Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Tổng hợp] Những cách cài lại macOS

19/3/2017 11:22Phản hồi: 149
[Tổng hợp] Những cách cài lại macOS
Về vấn đề cài macOS thì đã có rất nhiều chủ đề trên mạng đề cập, tuy nhiên bài viết này mình muốn mang tính chất tổng hợp cho đỡ lan man cũng như sử dụng các phiên bản phần mềm mới hơn để tiện cho mọi người cùng tham khảo lúc cần thiết. Cài lại macOS thì có nhiều cách có thể kể đến như:
  1. Cài lại từ bộ cài USB ( Dùng Terminal, phần mềm hỗ trợ, thủ công)
  2. Tải về và cài đặt trực tiếp từ Internet Recovery của Apple
  3. Tải file cài từ mac Appstore và cài trực tiếp trên máy ( không mất dữ liệu )
*lưu ý là anh em trước khi thao tác dù là cách nào thì luôn luôn back up lại dữ liệu quan trọng để phòng hờ nhé, đặt biệt là những thứ cần phải nhớ link mới tải được 😁*
mindmap.JPG

Đầu tiên nói sơ qua một chút về vấn đề các phân vùng bị ảnh hưởng trong việc cài đặt macOS này, cũng như các vấn đề liên quan đến định dạng lại ổ cứng, USB:

Nếu bạn cài macOS lên phân vùng nào thì chỉ phân vùng đó ảnh hưởng. Ví dụ bạn có phân vùng Macintosh để chứa macOS và Bootcamp để chạy Window, nếu cài mới lại vào phân vùng Macintosh thì Window sẽ không bị ảnh hưởng và chạy hoàn toàn bình thường. Nếu không muốn mất dữ liệu thì mình khuyên nên tạo thêm một phân vùng data để lưu trữ, phân vùng này sẽ không bị ảnh hưởng trong lúc cài đặt nên sẽ không lo mất dữ liệu. Trong quá trình cài sẽ có vài phân vùng ẩn được hiện lên, tuyệt đối không xoá chúng đi nếu không muốn gặp rắc rối

Trong quá trình cài đặt chúng ta sẽ cần format lại ổ cứng cho sạch sẽ, tương tự như trên, những phân vùng không liên quan sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu format lại Macintosh HD thì BOOTCAMP vẫn an toàn. Tuy nhiên nếu bạn chọn vào APPLE SSD... thì nó sẽ format lại cả SSD của bạn, nghĩa là tất cả sẽ bị mất hết. Vì thế hãy cẩn thận trong quá trình này


Để format thì hãy sử dụng tiện ích Disk Utility tích hợp sẵn, chọn vào phân vùng/ USB, và dùng tab Erase để định dạng lại
diskuti.JPG
1. Tạo và cài đặt từ USB
Cài đặt từ USB có lẽ là cách thông dụng và phổ biến nhất, khuyết điểm là cần một cái USB 8Gb để chứa file cài. Có hai cách phổ biến để tạo bộ cài từ USB: Gõ lệnh vào Terminal và dùng ứng dụng hỗ trợ. Tuy nhiên nếu không thành công thì hãy dùng cách 3 là tạo bộ cài thủ công hoàn toàn

Đầu tiên là tạo bộ cài
a. Bằng Terminal
  1. Tải về bộ cài cho phiên bản macOS mà bạn cần ( có thể từ nguồn bên ngoài hoặc từ Mac Appstore) file cài có tên xxxx.app. Chép bộ cài vừa tải vào thư mục Application
  2. Dùng tiện ích Disk Utility để format lại USB theo định dạng mac OS Extended ( chức năng Erase) diskuti_USB.JPG
  3. Mở Terminal chép đoạn code này vào:
    Trong đó xxxx là tên của bộ cài, yyyy là tên của USB mà bạn đặt, và lưu ý rằng có phân biệt hoa thường nhé

  4. Nhập vào mật khẩu máy và đợi tầm 4-10 phút tuỳ thuộc vào tốc độ của USB mà bạn đang dùng
  5. Vậy là xong, chúng ta đã có một bộ cài macOS từ USB
terminal_1.JPG b. Bằng phần mềm hỗ trợ
Mình sẽ sử dụng phần mềm DiskMarkerX, nếu anh em nào có phần mềm hay hơn thì chia sẻ với nhé :D
Việc sử dụng phần mềm thứ 3 hỗ trợ sẽ giúp chúng ta đỡ phải thao tác hơn, chỉ cần chọn bộ cài, chọn USB, phần mềm sẽ làm tự động hết
diskmarker_1.JPG
Chọn phiên bản macOS cần cài, bản mới nhất (6) đã hỗ trợ cho Sierra
diskmarker_2.JPG

Quảng cáo


Tìm đến bộ cài mà bạn đã tải về sẵn
diskmarker_3.JPG
Chọn ổ USB để tạo bootable USB
diskmarker_4.JPG
Sau khi xong các bước thiết lập cơ bản,các bạn đợi cho đến khi chép xong vào USB là hoàn tất, khá đơn giản đúng không :D

c. Thủ công hoàn toàn
Cách này khá phức tạp tuy nhiên nếu những cách ở trên không thành công thì bạn hãy thực hiện thử cách này. Trên một số trang cũng có hướng dẫn tuy nhiên do dùng bản DiskUtility cũ nên sẽ gây khó khăn trong việc làm theo các bước hướng dẫn cho anh em nào đang sử dụng phiên bản mới hơn. Mình sử dụng phiên bản Disk Utility mới nhất để mọi người tiện theo dõi.
  1. Gõ vào Terminal lần lượt 2 dòng lệnh sau để hiện file ẩn trong Finder
  2. Click chuột phải vào file cài, chọn "Show Package Contents"
  3. Tiếp tục đi theo đường dẫn content/SharedSupport nháy đúp vào installESD.dmg tay_1.JPG
  4. Mở Disk Utility, chọn vào tên USB cần tạo bộ cài, chọn Restore, một cửa sổ lựa chọn sổ ra, ở Restore From chọn BaseSystem.dmg ( nó nằm trong cái folder được tạo ngay sau khi mở installESD.dmg ở bước trên, nắm kéo vào Restore From luôn cho nhanh ), sau đó nhấn restore và đợi vài phút tay_2.JPG
  5. Sau khi restore, vào USB và đi theo đường dẫn system\installation và xoá alias Package đi ( màu trắng có dấu mũi tên tay_4.JPG
  6. Tiếp tục vào lại ổ đĩa ảo OS X install ESD, copy folder Package và chép vào USB ngay tại vị trí của file alias Package vừa được xoá đi tay_5.JPG
  7. Hoàn tất
Sau khi có bộ cài thì tiến hành cài đặt

Tới đây thì phần việc còn lại rất nhẹ nhàng:
  1. Cắm USB vào máy, khởi động lại
  2. Nhấn giữ phím Option (alt) khi nghe âm thanh khởi động
  3. Chọn vào ổ USB chứa bộ cài
  4. Thao tác theo hướng dẫn để thực hiện việc cài đặt
Sau khi cài đặt thành công, nếu muốn USB trở lại bình thường cho nhu cầu sử dụng thì mời các bạn tham khảo bài viết Format lại ổ USB của mod @Duy Luân nhé
2. Tải và cài trực tiếp từ Internet Rocovery
Đây là một tính năng rất hay để cài lại hệ điều hành nếu bạn không có USB, tuy nhiên yếu điểm của phương pháp này là chúng ta cần có một mạng đủ mạnh và chờ đủ lâu cho tới khi hoàn tất, và nếu kết nối mạng mất ổn định nửa chừng thì có thể gây ra lỗi. Để dùng cách này:

Quảng cáo


  1. Tắt máy
  2. Khi vừa khởi động lại và nghe âm thanh, giữ nút Option + Command (⌘) + R, thả ra khi thấy logo quả táo và đợi đến khi load xong
  3. Chọn vào Disk Utility và xoá toàn bộ nơi cài hệ điều hành cũ, xoá với định dạng Mac OS Extended, sau đó thoát ra ( Nếu bạn cài win mà không muốn bị ảnh hưởng thì chỉ chọn nơi lưu macOS cũ, còn nếu muốn xoá sạch ổ cứng máy cho sạch sẽ thì hãy erase luôn toàn bộ ổ cứng nhé )
  4. Chọn vào Reinstall macOS và thực hiện theo các thao tác hướng dẫn và đợi đến khi cài đặt xong ( 30 phút - 1 tiếng tuỳ kết nối internet)
  5. Hoàn tất recovery.jpg

3. Cài trực tiếp trên máy ( không mất dữ liệu )

Cách này thì vô cùng đơn giản và không mất dữ liệu, tuy nhiên sẽ không ổn định và mượt mà bằng cài lại bằng hai cách bên trên
  1. Tải bộ cài macOS về ( ở nguồn ngoài hay trên store cũng được)
  2. Chọn đúp vào và chạy trực tiếp trên máy, không cần tạo USB hay gì cả
  3. Thao tác theo các hướng dẫn của bộ cài và đợi đến khi hoàn tất mac.JPG
Trên đây là tổng hợp những cách cài đặt lại macOS, nếu quá trình cài đặt có khó khăn trục trặc mời anh em comment vấn đề dưới đây để được hỗ trợ nhé :D
149 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dạ tí em sửa ạ. Cám ơn anh Nam 😁
SuCrop
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cho mình hỏi chút nếu mình gắn 1 ổ cứng mới hoàn toàn mà dùng cách Internet Rocovery có được không vậy
VietT
TÍCH CỰC
7 năm
@earl_grey mình chỉ đang k rõ ý của bạn đó là
1. Tháo cái ổ cứng hiện tại trong máy ra & thay thế = 1 ổ cứng mới hoàn toàn
2. Chỉ là gắn thêm ổ mới vào & ổ cũ (hiện đang có macOS) vẫn giữ nguyên. Và sẽ cài macOS lên cái ổ mới này

Tất nhiên là nếu là (2) thì làm đc bằng Internet Recovery. còn nếu là (1) thì ... bó tay :v
earl_grey
TÍCH CỰC
7 năm
@VietT Thì là nó mà bạn, mình thay ổ cũ (hỏng, hoặc nâng lên SSD), nói chung là gắn ổ trắng vào, bật máy lên nó tự yêu cầu recovery qua internet.
@SuCrop Được đó bạn
"2. Tải và cài trực tiếp từ Internet Rocovery"
Đã thử, được tải và cài toàn macOS version cũ, tại sao ko có version mới nhất?
vietcad.77
TÍCH CỰC
7 năm
@aws Nó sẽ download về Phiên bản khi xuất xưởng. Sau khi cài xong bản gốc thì ban tự nâng nó lên version mới
@vietcad.77 Không hẳn là phiên bản khi xuất xưởng mà là cũ hơn nhiều. Máy mình late 2013 chỉ tải và cài version 10.6 Snow Leopard 2009
ken1435
TÍCH CỰC
7 năm
@aws mình cũng mới làm, tới lúc cài mới biết là bản Yosemite, thôi bỏ luôn ko cài nữa
VietT
TÍCH CỰC
7 năm
@ken1435 tất nhiên rồi mấy bạn ơi. cài = Internet recovery nó là từ main của máy. trong đó lúc nào cũng chứa bản macOS gốc của máy hết (cứ tưởng tượng là hồi xưa người ta cho kèm máy 1 cái đĩa DVD thì bây giờ "hiện đại" hơn, tích hợp thẳng vô main luôn).
xem ra có vẻ dễ cài hơn Win
@JoseyHan Phần cứng chuẩn hoá hết rồi nên cài dễ là đương nhiên.
Trừ trường hợp bất khả kháng chứ bình thường chả bao giờ cài lại macOS, vì nó khá ổn định so với windows, mình xài mấy năm rồi chưa cài lại bao giờ, chỉ update lên bản mới thôi
Windows thì xài 1 thời gian cảm giác thấy chậm hẳn, trong khi đó mình cũng xài có nhiu đó app. Có vẻ do cơ chế quản lý cache & ứng dụng ngầm của win ko tốt bằng
@shinkt Chắc do ổ cứng thôi. Đa số máy win dùng HDD hoặc SSD chuẩn khá cũ + Win 10 nó kén HDD nữa.
@shinkt Em cũng vậy, trừ trường hợp bất khả kháng mới cài lại win chứ bt toàn update, mấy năm rồi
hay
tinhlesc
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài viết quá hữu ích. Thanks ad nhiều.
ngiamom
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phải chi có thêm bài chia sẻ cách cài lại win 😁 bây giờ cài lại cũng không khó lắm, nếu từ 8 trở lên có thể dùng chức năng reset windows, nó cài lại sạch sẽ không cần đụng gì thêm
@ngiamom Windows bây giờ Theo mình còn dễ hơn macOS, tải file iso windows 10 trực tiếp từ MS, dùng 1 usb tạo bộ cài cũng đơn giản rồi cứ thế mà cài thôi 😃
npdong1994
TÍCH CỰC
7 năm
@barrettroyal Không dễ như vậy đâu bạn ơi, windows vẫn còn phải quan tâm nhiều, ví dụ như UEFI, BIOS, GPT, MBR, 32 bit, 64 bit.
Nếu cài đi cài lại cho 1 máy thì các bước chỉ cần xác định 1 lần, nhưng ví dụ bạn cài giúp máy khác thì bạn cũng phải tìm hiểu nhiều về máy bạn định cài đó 😁
Có bác nào dùng win trên Macbook là chủ yếu như em ko? Vì em làm kế toán, mà mấy phần mềm của kế toán như: Bravo, HTKK, Itax Viewer, BHXH.... chả cái nào có cho Mac Os cả! hiu hiu
@hungphan_humg Parallels đi, mình thấy khá ổn. Bootcamp chuyển qua chuyển lại phải reboot mệt lắm.
@hungphan_humg e cũng xài bravo trên mac nhưng chạy win ảo thui..hiu hiu, làm chính vẫn phải làm trên máy bàn window mới thoải mái
boyhk_206
TÍCH CỰC
7 năm
@hungphan_humg Mình cũng đang làm kế toán trên win, đang định chuyển qua Mac mà phần mềm kế toán thì hầu như không hỗ trợ mac

bác dùng win trên mac chạy kế toán có bị nóng máy quá không?
@boyhk_206 Không bác ơi! Cài bootcam rồi xài Mac như máy windows vậy! Mỗi tội Trackpad ko đc nuột như bên Macos thôi! Còn lại oke cả! Pin cũng nhanh hết hơn!
boyhk_206
TÍCH CỰC
7 năm
@hungphan_humg cảm ơn bác đã chia sẻ
appleno1
TÍCH CỰC
7 năm
Cái cuối nói là ko ổn định bằng cài lại thì hơi vô lý, mình dùng cách này để update bao lâu nay mà chả thấy vấn đề gì, Apple nó tối giản cách update ko lẽ ko tính đến những lỗi phát sinh 😁
MrBphone
TÍCH CỰC
2 năm
@appleno1 chính xác
dragonsky09
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mình đang định cài lại, nhưng quên pass icloud. Vậy cài lại máy có hỏi icloud cũ không
@dragonsky09 Macbook thì bác vô tư đi nhé. Icloud đối với Macbook là đồ bỏ đi.
Cho mình hỏi là mac có thể cài được bản os thấp hơn bản đang dùng không?
VietT
TÍCH CỰC
7 năm
@tap doan bb cao hơn thì mới sợ là ko đc nhé (trường hợp do máy bạ đang xài có main cũ quá). thấp hơn thì vô tư. có điều vấn đề là bạn down mấy bản cũ đó ở đâu kìa 😆 thời bây giờ mà tìm cỡ 10.9 (Mavericks thì phải) down về đc cũng hơi bị khó đó nha
@tap doan bb về nguyên tắc là được !
Từ khi dùng Mac đã tìm hiểu các kiểu cài lại, nhưng đến giờ vẫn chưa sử dụng lần nào, đơn giản vì MacOS dùng quá ổn định, 4 năm rồi chưa cần cài lại, chỉ update
@Bboy.JaCk_KiD (y) 😃
BMZ_Z4
ĐẠI BÀNG
7 năm
ae cho hỏi 1 câu đơn giản: macOS 10.12.4 đã có APFS chưa ạ
Mình gặp 1 vấn đề là cài windows 10 qua boot camp thì khi dùng macOS ko xoá đc file, bị lỗi -43. Xoá windows trong boot camp đi thì mọi thứ bình thường 😔. Nhờ mod giúp với ợ :(.

3987940_macbook.png
thanhtinh
TÍCH CỰC
7 năm
Mac mình bản tiếng Pháp. Giờ nó báo update còn không dám. Sợ nhỡ làm sao thì có mà làm sao luôn
hungbya
TÍCH CỰC
7 năm
Còn 1 cách nữa để Clean Install không cần USB đó là tạo bộ cài vào SSD.

1. Mở Disk Utilities, tạo 1 phân vùng khoảng 5-6GB
2. Dùng Install Disk Creator để tạo bộ cài cho phân vùng mới tạo: https://macdaddy.io/install-disk-creator/

Make a Bootable USB macOS Installer Download the update for Big Sur compatibility -

What’s needed for a clean install on a Mac A backup of the disk before it’s erased. Two options are to use Duplicate (a free utility which can copy and paste an entire bootable volume), or Mac Backup Guru (a paid, fully featured backup utility...
macdaddy.io

3. Reboot vô phân vùng mới tạo, bây giờ có thể xóa sạch phân vùng cũ, sau khi cài xong có thể xóa phân vùng cài đặt và mở rộng lại phân vùng cũ bình thường.

P/s: Bộ gõ tiếng Việt của Tinh Tế gõ tiếng Anh vài từ thôi cũng phát bực =.="
ae cho em hỏi nên tạo 1 phân vùng để dùng chung cả OS và dữ liệu cá nhân hay là chia ra a. Vì chia ra thì k cài đc win bằng bootcap

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019