Bảo mật 2 lớp có thực sự an toàn?

BaroTo
11/8/2017 2:7Phản hồi: 309
Bảo mật 2 lớp có thực sự an toàn?
Trong nhiều năm, bảo mật hai lớp trở nên vô cùng quan trọng đối với an ninh mạng cá nhân. Đáng ngạc nhiên là, rất nhiều công ty công nghệ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo mật tính cá nhân trên Internet, hay nói cách khác, vấn nạn tin tặc và những sự cố rò rỉ thông tin bảo mật cá nhân chưa nhận được sự quan tâm đúng tầm của nó.

Năm 2012, một chiến dịch được tổ chức nhằm yêu cầu các công ty công nghệ phát triển tính năng bảo mật hai lớp bắt nguồn từ sự việc một phóng viên bị các tin tặc đột nhập vào tài khoản Twitter, Amazon và iCloud của mình. Trong những năm qua, twofactorauth.org được xem như là trung tâm của việc phát triển bảo mật hai lớp, một trang web được điều hành bởi Carl Rosengren. Đây là một trang thống kê các website nào đã cung cấp bảo mật 2 lớp và website nào chưa. Chiến dịch phát triển tính năng bảo mật hai lớp xem chừng đã hoạt động hiệu quả, mặc dù vẫn còn một số người phản đối hoặc từ chối cung cấp dịch vụ. Vẫn còn tồn tại một vài vấn đề ở lĩnh vực ngân hàng và hàng không nhưng nhìn chung, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều nhận được thông điệp: Khách hàng muốn có bảo mật hai lớp; rõ ràng hơn, họ sẽ tìm đến người khác nếu bạn không cung cấp nó.

Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau đó, chiến dịch này bắt đầu hạ nhiệt. Hầu hết các trang web hiện tại đều cung cấp các hình thức bảo mật hai lớp nhưng những tin tặc chuyên nghiệp vẫn có thể luồn lách qua những hệ thống xử lý yếu kém, chúng cũng có thể khai thác các hệ thống phục hồi tài khoản. Chúng ta xem bảo mật hai lớp như là thuốc kháng sinh nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều.

Đã đến lúc chúng ta thẳng thắn nói về những hạn chế của bảo mật hai lớp. Đến thời điểm 2017 này, chỉ có bảo mật hai lớp là chưa đủ.


Năm 2014, nhiều tên tội phạm mạng nhắm mục tiêu vào những dịch vụ liên quan đến Bitcoin. Chúng tìm nhiều cách để tấn công hệ thống an ninh như chặn mã token hoặc lợi dụng các bước khôi phục tài khoản. Trong một vài trường hợp, tin tặc trực tiếp theo dõi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, thiết lập việc sắp xếp chuyển tiếp cuộc gọi trong phút cuối để chặn mã trong việc chuyển tiếp. Các tên tội phạm sẵn sàng đi xa hơn cả những tin tặc bình thường vì giá trị của các “mỏ vàng” Bitcoin. Tội phạm mạng là một vấn đề thực tế đối với người dùng Bitcoin: chỉ mới tháng trước, một người đầu tư Bitcoin tên Cody Brown đã mất 8000$ vì bị tin tặc lợi dụng dịch vụ hỗ trợ khách hàng của nhà mạng Verizon để chiếm quyền giao dịch tài khoản.


Ngoài Bitcoin, các tài liệu được công bố trong năm 2017 bởi The Intercept cho thấy một nhóm người Nga lựa chọn mục tiêu nhằm vào các quan chức bầu cử của Hoa Kỳ đã xây dựng một kế hoạch riêng với các hành động cụ thể để tấn công các tài khoản có bảo mật hai lớp. Chúng thu thập mã xác nhận bằng cách sử dụng cùng một phương pháp được dùng để lấy cắp mật khẩu.

Trong hầu hết mọi trường hợp, vấn đề không phải là bản thân bảo mật hai lớp mà là tất cả mọi thứ xung quanh nó. Vấn đề nằm ở chỗ cách bạn sử dụng máy tính thế nào, còn không thì cho dù có rất nhiều lớp bảo mật, bạn vẫn có thể bị tin tặc đột nhập nếu không hành động cẩn trọng.

Mạng không dây chính là điểm yếu yếu nhất của bảo mật hai lớp. Nếu bạn đột nhập tài khoản AT&T, Verizon, hoặc T-Mobile, những tài khoản hỗ trợ số điện thoại cho một cá nhân, bạn có thể dễ dàng chặn cướp bất kỳ cuộc gọi hoặc văn bản nào được gửi tới họ. Với những ứng dụng điện thoại như Signal, nơi ràng buộc hoàn toàn với một số điện thoại được định sẵn, ta có thể chặn cướp toàn bộ tài khoản. Tại thời điểm này, các nhà cung cấp vẫn là những người thích nghi chậm nhất với bảo mật hai lớp, hầu hết đều ưa thích những mật mã cá nhân dễ dàng hoặc thậm chí những câu hỏi bảo mật thiếu vững chắc.

Viện quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ của Hoa Kỳ đã lặng lẽ rút lại khoản hỗ trợ cho tính năng bảo mật hai lớp dựa trên SMS, họ đã chỉ ra những nguy cơ của việc bị đánh chặn hoặc lừa đảo nhưng các công ty công nghệ đã không thực sự chú ý. SMS là trung tâm của rất nhiều vụ xâm nhập bảo mật hai lớp. Có thể kể đến hàng loạt chặn cướp tài khoản Telegram ở Iran. Bảo mật hai lớp thông qua SMS khiến cho bất cứ ai cũng có thể xâm nhập vào tài khoản nhà cung cấp của bạn một cách dễ dàng.

Năm 2014, hệ thống iCloud của Apple đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi các câu hỏi phục hồi tài khoản dễ dàng bị đoán được đã cho phép tin tặc ăn cắp hàng loạt những tấm ảnh nhạy cảm. Một chính sách gần đây của Apple cũng gây ra những vấn đề đáng lo ngại khi người dùng bị mất Recovery Key và quên mật khẩu thì tài khoản AppleID của họ sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Google là một trong số ít những dịch vụ cho phép bạn từ chối những thiết bị điện tử xác thực yếu kém như SMS, mặc dù nó chỉ dành cho các khách hàng doanh nghiệp trên G Suite. Theo hệ thống đó, quản trị viên có thể đặt chính sách bảo mật hai lớp cho toàn bộ tổ chức của họ, cấm các thiết bị điện tử xác thực không an toàn hoặc buộc tất cả người dùng trên một tên miền nhất định phải sử dụng một phương pháp đăng nhập cụ thể. Nhưng điều đó chỉ hiệu quả khi có một quản trị viên có khả năng thiết lập các chính sách và giải quyết được bất kỳ vấn đề cốt lõi căn bản nào. Việc thiết lập chính sách sẽ trở nên khó khăn khi bạn phải thực hiện nó với hàng tỷ người dùng Gmail, do đó, đến nay Google vẫn chưa thực sự áp dụng rộng rãi nó.

Không phải tất cả những chuyện này có nghĩa là bảo mật hai lớp là vô nghĩa, nhưng nó không thực sự là cú hích mà nó đáng lẽ đã trở thành. Việc thêm một mã xác thực tăng thêm mức độ vững chắc cho trang đăng nhập, nhưng những kẻ tấn công thông minh vẫn sẽ tìm thấy một góc độ tiếp cận khác cho dù đó là nhà cung cấp dịch vụ tài khoản, thiết bị đăng ký trước, hay là bộ phận dịch vụ khách hàng. Những điểm yếu này là thước đo thực sự để đánh giá mức độ an toàn của một tài khoản tuy chúng không dễ nhận thấy được từ bên ngoài.

Khi Internet phát triển vượt trội mà không đi cùng với tính năng bảo mật hai lớp, vấn đề an ninh mạng sẽ trở nên khó khăn hơn. Trọng tâm mới là phát hiện mối đe dọa dựa trên hàng chục tín hiệu xung quanh như thiết lấy dấu vân tay và hành vi trên các trang mạng để xác định liệu một đăng nhập đã định sẵn có bảo đảm được những kiểm tra nghiêm ngặt. Một chuỗi đăng nhập đủ đáng ngờ có thể gây ra tình trạng đóng băng tài khoản hoặc yêu cầu một cuộc điện thoại đến dịch vụ khách hàng trước khi chủ thể có thể tiếp tục.

Quảng cáo



Theo Boroditsky, mô hình phát hiện và phòng ngừa có nhiều khả năng thành công hơn trong dài hạn, đây cũng là một cách hữu hiệu để tóm những tên tội phạm đột nhập hệ thống mạng, đặc biệt là đối với các công ty như Facebook và Google khi họ có các trí thông minh nhân tạo đẳng cấp thế giới và kho dữ liệu khổng lồ vô cùng thuận tiện cho việc triển khai các thuật toán.

Vấn đề đặt ra khi người dùng bị đẩy trở lại tình trạng trước khi có sự xuất hiện của iPhone hoặc thậm chí là Internet: Nếu không sử dụng bảo mật hai lớp, vấn đề bảo mật bị giao phó cho các quản trị viên mạng. Sử dụng bảo mật hai lớp vẫn là lời khuyên hữu ích nhưng nó chưa đủ, những lổ hổng khuyết điểm của tính năng vẫn chưa hoàn toàn được giải quyết. Sự thực là, không ai có thể bảo vệ bạn hoàn toàn, không có thứ gì an toàn tuyệt đối. Hãy là người dùng thông minh, hãy tự cập nhật cho mình các kỹ năng tự vệ trên mạng để không bị tin tặc lợi dụng.

Bình chọn bên dưới để chia sẻ cho nhau biết: người dùng ở Việt Nam có quan tâm đến bảo mật 2 lớp hay không.



Theo Theverge
309 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Không sử dụng cho bất cứ ứng dụng nào khác.
hypro90
ĐẠI BÀNG
7 năm
@BaroTo 4
@BaroTo Vừa đánh trống vừa thổi kèn
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Không sử dụng cho bất cứ ứng dụng nào khác.
fffxxx INFO
ĐẠI BÀNG
7 năm
Chỉ dùng bảo mật 2 lớp cho FB, còn tài khoản GG của mình chắc ko ai vào
fffxxx INFO
ĐẠI BÀNG
7 năm
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Không.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Có.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Không sử dụng cho bất cứ ứng dụng nào khác.
cứ dịch vụ nào có hỗ trợ bm 2 lớp thì mình đk tất.
lằng nhằn login 1 tí.nhưng đảm bảo an toàn
Quan trọng..người còn phải mặc 2 lớp quần mà.@@
@uochuý1489Quốc Huy Tôi ko mặc 2 lớp..
@adagioleonard vậy bác chưa đủ tuổi rồi @@
@uochuý1489Quốc Huy tôi trong khoảng 25-40, tôi chỉ mặc 0-1 lớp quần...
Thấy khá ổn 😆
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Có.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Ứng dụng nào cũng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Ứng dụng nào cũng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Không.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Không.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Dưới 50% ứng dụng không.
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Ứng dụng nào cũng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Có.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Không.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Trên 50% ứng dụng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
Cái gì quan trọng mình đều bật 2 lớp hết
Apple giờ có two factor authentication thấy nó an toàn hơn vì nó gửi code vào thiết bị tin cậy. Chứ gửi vào SMS thì nó hack đơn giản hơn.
mr.tuanku
ĐẠI BÀNG
7 năm
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Có.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Không.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Dưới 50% ứng dụng không.
Nhắc tới bảo mật làm nhớ tới vụ hack mống mắt bằng hình ảnh. Phải không @mimora172?
@Hoàng Kim Quỳnh Anh Cái bác này sao cứ nhắc mình vậy. Có gia đình rồi mà còn ko đc thông minh 😆).
@mimora172 Chuyện mình làm tự mình chịu. Đừng lôi vợ con ra gánh phụ. Hoặc giấu nhẹm personal info đi.
@Hoàng Kim Quỳnh Anh Éo hiểu nói gì, cái thằng này bị ngộ ah. Có lớn mà ko có khôn, có gia đình rồi thì giữ phúc cho con đi
Erasofts
ĐẠI BÀNG
7 năm
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Không.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Trên 50% ứng dụng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
kvirus
ĐẠI BÀNG
7 năm
1. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Google
> Có.
2. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản Facebook
> Có.
3. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho tài khoản iCloud/AppleID
> Có.
4. Bạn có dùng bảo mật 2 lớp cho các ứng dụng khác
> Ứng dụng nào cũng kích hoạt bảo mật 2 lớp.
PalPalm
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tiền để trong két ở nhà có khoá mã số, mã số để trong két ngân hàng, mã két ngân hàng cất trong két ở nhà. Nhà khoá cửa cất chìa khóa trong quần. Quần đang ở nhà bạn gái. Bạn gái khoá cửa đi bụi... Đang đăng tin tìm trẻ lạc. Bác nào hack hộ em... em tặng không ... con bồ em.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019