Chắc hẳn những ai chơi ảnh cũng đều ít nhiều nghe nói đến ống kính Zeiss - nhà sản xuất ống kính chất lượng cao rất nổi tiếng dành cho nhiều hãng máy ảnh. Điểm khiến cho nhiều nhiếp ảnh gia cảm thấy tiếc nuối ở Zeiss đó là những ống kính này chỉ có hỗ trợ khả năng lấy nét bằng tay trên các hệ máy Canon, Nikon, Pentax, Fujifilm ... Trong khi chỉ những ống Zeiss sản xuất cho máy ảnh Sony thì mới có khả năng lấy nét tự động. Đâu là lý do và mối quan hệ giữa Sony với Zeiss đã diễn ra như thế nào? Mời các bạn xem bài viết bên dưới đây để hiểu rõ hơn
Vào giữa những năm 1990, Sony đang đứng trước một bước ngoặt cần phải giải quyết khi họ là một tên tuổi có tầm cỡ trong mảng điện tử tiêu dùng nhưng lại rất mờ nhạt ở mảng liên quan đến thiết bị quang học và nhiếp ảnh. Do đó, công ty cần phải tìm kiếm một đối tác mạnh mẽ và có uy tín ở thị trường sản phẩm cao cấp và là một chuyên gia về quang học có thể giúp họ cải thiện chất lượng trong phân khúc máy quay phim đang phát triển nhanh chóng. Trong khi đó với ZEISS, một công ty với hơn 165 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quang học và sản xuất ống kính thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Mặc dù các ống kính của họ có danh tiếng xuất sắc trong giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng ZEISS hầu như không được biết đến trong thị trường tiêu dùng rộng lớn hơn.
Kết quả là 2 công ty này đã bắt tay với nhau để tận dụng những thế mạnh cốt lõi của mỗi bên. Năm 1995 là năm đánh dấu cho sự khởi đầu hợp tác chiến lược của họ và quá trình đó đã kéo dài cho đến tận bây giờ. Kết quả của quá trình hợp tác thành công ra sao thì các bạn cũng có thể nhìn thấy ra được. Sony đã từng bước củng cố được vị thế trong giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp còn Zeiss thì lại tiếp cận được với thị trường rộng lớn hơn của các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim nghiệp dư nhiều đam mê.
Sản phẩm chung đầu tiên cho sự hợp tác này là chiếc Handycam® CCD-TR555 được ra mắt vào vào năm 1996. Chủ tịch của Sony vào thời điểm đó là ông Norio Ohga đã thuyết phục rằng các yếu tố quang học tốt hơn sẽ là chìa khóa để gia tăng sự hấp dẫn của Handycam. Tiến sĩ Winfried Scherle - người đứng đầu bộ phận Camera Lenses và nay là trưởng nhóm kinh doanh Consumer Optics tại ZEISS đã ca ngợi những lợi ích từ mối quan hệ hợp tác của cả hai bên như sau:
Vào giữa những năm 1990, Sony đang đứng trước một bước ngoặt cần phải giải quyết khi họ là một tên tuổi có tầm cỡ trong mảng điện tử tiêu dùng nhưng lại rất mờ nhạt ở mảng liên quan đến thiết bị quang học và nhiếp ảnh. Do đó, công ty cần phải tìm kiếm một đối tác mạnh mẽ và có uy tín ở thị trường sản phẩm cao cấp và là một chuyên gia về quang học có thể giúp họ cải thiện chất lượng trong phân khúc máy quay phim đang phát triển nhanh chóng. Trong khi đó với ZEISS, một công ty với hơn 165 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quang học và sản xuất ống kính thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Mặc dù các ống kính của họ có danh tiếng xuất sắc trong giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng ZEISS hầu như không được biết đến trong thị trường tiêu dùng rộng lớn hơn.
Kết quả là 2 công ty này đã bắt tay với nhau để tận dụng những thế mạnh cốt lõi của mỗi bên. Năm 1995 là năm đánh dấu cho sự khởi đầu hợp tác chiến lược của họ và quá trình đó đã kéo dài cho đến tận bây giờ. Kết quả của quá trình hợp tác thành công ra sao thì các bạn cũng có thể nhìn thấy ra được. Sony đã từng bước củng cố được vị thế trong giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp còn Zeiss thì lại tiếp cận được với thị trường rộng lớn hơn của các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim nghiệp dư nhiều đam mê.
Sản phẩm chung đầu tiên cho sự hợp tác này là chiếc Handycam® CCD-TR555 được ra mắt vào vào năm 1996. Chủ tịch của Sony vào thời điểm đó là ông Norio Ohga đã thuyết phục rằng các yếu tố quang học tốt hơn sẽ là chìa khóa để gia tăng sự hấp dẫn của Handycam. Tiến sĩ Winfried Scherle - người đứng đầu bộ phận Camera Lenses và nay là trưởng nhóm kinh doanh Consumer Optics tại ZEISS đã ca ngợi những lợi ích từ mối quan hệ hợp tác của cả hai bên như sau:
Tổng cộng, cho tới hiện nay đã có hơn 185 triệu sản phẩm mang thương hiệu Sony/ZEISS đã được bán ra kể từ thời điểm 2 bên bắt tay nhau. Việc có chữ "ZEISS" trong thương hiệu là một trong năm lý do hàng đầu để người dùng mua sản phẩm của Sony ZEISS, đó cũng là một đặc điểm phân biệt quan trọng khi so với đối thủ cạnh tranh. Theo Shigeki Ishizuka, Phó chủ tịch điều hành kiêm Trưởng bộ phận Sản phẩm và Giải pháp hình ảnh tại Sony thì rõ ràng đây là những lý do hoàn toàn tự nhiên và hợp lý để Sony tiếp tục duy trì hơn nữa mối quan hệ hợp tác này.
Các ống kính từ ZEISS hoặc Sony/ZEISS giống và khác nhau thế nào?
Hai loại ống kính này rõ ràng là khác nhau và được tối ưu hoá cho từng hệ thống máy ảnh tương ứng. Về cơ bản dù là ống kính nào thì tất cả cũng đều được tích hợp công nghệ kỹ thuật tinh vi của Zeiss trong đó. Sự khác biệt chỉ có thể tìm thấy ở cơ chế lấy nét. Cụ thể: Các ống kính Sony/Zeiss thì luôn có chế độ lấy nét tự động trong khi Zeiss thì là có cả ống lấy nét tự động như Zeiss Batis hoặc lấy nét tay như Zeiss Loxia. Đối với ống kính dành cho các máy ảnh của thương hiệu khác thì Zeiss chỉ có các ống lấy nét tay như ngàm ZF, ZF2 cho Nikon hoặc ZE cho Canon. Chính vì lẽ đó mà các ống kính tuy có cùng tiêu cự nhưng sẽ khác nhau đôi chút về cấu trúc bên trong cho tương thích với từng ngàm máy ảnh khác nhau.
Ai đã phát triển các ống kính?
Các ống kính của Zeiss thì dĩ nhiên là do Zeiss độc quyền phát triển. ZEISS cũng tự quyết định các đặc điểm của ống kính, chẳng hạn như độ dài tiêu cự và cấu trúc bên trong sao cho phù hợp với chiến lược sản phẩm của công ty.
Quảng cáo
Gắn logo ZEISS lên ống kính Sony/ZEISS tại nhà máy Sony sau khoảng thời gian cùng phát triển, kiểm tra chất lượng và sản xuất cuối cùng
Trong khi các ống kính Sony/ZEISS thì sẽ được phát triển bởi ZEISS và Sony. ZEISS hỗ trợ Sony trong suốt quá trình thiết kế và phát triển quang học và sau đó kiểm tra và duyệt nguyên mẫu. Cuối cùng, ZEISS cũng sẽ đề ra các tiêu chuẩn thử nghiệm cho dòng sản phẩm đó.
Các ống kính được sản xuất ở đâu?
Các ống ZEISS dành cho máy ảnh thì vẫn được sản xuất tại Nhật và ống ZEISS dành cho máy quay phim thì lại được sản xuất tại nhà máy ZEISS ở Oberkochen của Đức. Tính ra thì vẫn còn tiết kiệm cho ZEISS khi các ống kính cine được sản xuất ống kính ở Đức bởi nó đòi hỏi những kỹ năng tinh vi hơn để sản xuất những ống kính đặc biệt này cho ngành công nghiệp điện ảnh. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao của ống kính chụp ảnh, ZEISS đã thiết lập một mạng lưới đối tác trong ngành công nghiệp quang học. Trong suốt quá trình phát triển và quá trình sản xuất, các chuyên gia của ZEISS luôn phải làm sao để đảm bảo duy trì được tiêu chuẩn chất lượng cao mà ZEISS đã vốn nổi tiếng từ hơn 165 năm qua.
Chuẩn bị thấu kính cho ống kính máy quay phim tại một cơ sở của Zeiss tại Đức
Riêng các ống Sony/ZEISS thì được sản xuất bởi Sony tại các nhà máy trên khắp châu Á. Ở các nhà máy này, Sony sử dụng thiết bị kiểm tra ống kính đã được ZEISS phát triển và sản xuất. Một ví dụ là MTF-tester K8, một dụng cụ linh hoạt và gọn nhẹ được sử dụng để tạo biểu đồ MTF (Modulation Transfer Function) nhằm đánh giá độ tương phản và độ phân giải của ống kính.
Quảng cáo
Ai sẽ chịu trách nhiệm về dịch vụ khách hàng?
Chủ sở hữu của các ống kính ZEISS có thể thông qua một mạng lưới dịch vụ trên khắp thế giới, nơi họ có thể gửi ống kính ZEISS để kiểm tra và sửa chữa. ZEISS cũng cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tuyến qua website và qua điện thoại. Hãng chú trọng đến việc mang lại cho khách hàng một dịch vụ hướng đến tính cá nhân hóa cao, được thực hiện bởi các chuyên gia có trình độ trong công ty.
Trong khi đó thì việc kiểm tra và sửa chữa ống kính Sony/ZEISS sẽ được trực tiếp thực hiện bởi các Trung tâm Dịch vụ của Sony.
Liệu chất lượng của cả 2 dòng có được đảm bảo như nhau?
Trong tất cả các mối quan hệ đối tác thương hiệu, ZEISS luôn đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng mà các đối tác, chẳng hạn như Sony bắt buộc phải tuân thủ. ZEISS thường xuyên kiểm tra quy trình sản xuất ống kính Sony/ZEISS tại các nhà máy của Sony. Các chuyên gia của ZEISS sẽ trực tiếp kiểm tra quy trình sản xuất, hệ thống quản lý và thiết lập đo lường. ZEISS sẽ chỉ định các nhà cung ứng và cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao gồm cả thiết bị của nhà cung ứng từ bên thứ ba.
Quá trình kiểm tra ống kính trong cơ sở sản xuất của ZEISS để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao nhất đối với tất cả các ống kính được gắn mác ZEISS, ngay cả khi chúng được sản xuất bởi các đối tác.
Bước kiểm tra cuối cùng của ống kính Sony/Zeiss
Ai sẽ bán ống kính?
Các ống kính Sony/Zeiss sẽ được bán độc quyền thông qua các kênh phân phối của Sony. Còn ống ZEISS thì sẽ được bán độc quyền thông qua các kênh bán hàng của ZEISS ở tất cả các khu vực nói tiếng Đức và quốc tế. ZEISS cũng đảm bảo rằng các đại lý địa phương của mình có đủ trình độ chuyên môn cần thiết. Các đại lý bán sản phẩm của công ty thường xuyên được các chuyên gia của ZEISS đào tạo.
Bạn có thể tìm thấy các đại lý của ZEISS ở khu vực của mình tại đây: www.zeiss.com/photo/dealer
Chiến lược sản phẩm
Sony và ZEISS, mỗi hãng sẽ có chiến lược sản phẩm riêng tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm. Với chất lượng hình ảnh nổi bật, tốc độ lấy nét nhanh và các tính năng tiên tiến, các ống kính ZEISS Batis đã đang khẳng định vị thế ở cõi riêng của nó. ZEISS Batis 2/25 và ZEISS Batis 1.8/85 là những ống kính lấy nét tự động đầu tiên dành cho ngàm E-mount fullframe của Sony. Đặc biệt ống này còn có màn hình OLED để hiển thị khoảng cách và DOF - một sự cải tiến rất đáng kể. Kết quả là, các nhiếp ảnh gia hoàn toàn có thể sáng tạo nghệ thuật một cách thuận lợi ngay cả trong bóng tối.
Để biết thêm thông tin về thấu kính ZEISS Batis, bạn có thể truy cập: www.zeiss.com/batis
Bố cục tự do trong nhiếp ảnh chính là định hướng căn bản cho sự phát triển của dòng ống kính Loxia - đây là những ống kính lấy nét tay hoàn toàn cho ngàm E-mount fullframe, được tối ưu để phù hợp với hệ máy Sony A7. Điểm đặc biệt là ở vòng chỉnh khẩu của các ống Loxia cho phép chúng ta tắt được tiếng click khi chuyển khẩu, rất phù hợp với những ai thường quay phim trên các máy ảnh Sony
Trong khi đó thì Zeiss Touit lại là hệ ống kính dành cho các máy cảm biến APS-C ngàm Sony và Fujifilm cùng cạnh tranh với các ống Sony/Zeiss, Cả hai công ty sẽ tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm tương ứng của họ và việc làm như vậy sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
Rõ ràng chiến lược này mang lại nhiều thuận lợi cho các nhiếp ảnh gia: họ có thể thoải mái lựa chọn ống kính mà họ cần với nhiều dòng sản phẩm được cung cấp bởi cả hai thương hiệu để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ.
Những đối tượng nào sẽ sử dụng ống kính ZEISS và Sony/ZEISS
Có nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nguyện chỉ gắn bó với ống kính từ sự hợp tác của Sony/ZEISS, chẳng hạn như nhiếp ảnh gia phong cảnh Paul James với tác phẩm bên dưới đã được giới thiệu trong Blog Lens Camera Lens. "Nếu không có ống Vario-Sonnar T* 2.8/16-35 ZA thì tôi sẽ chẳng thể nào chụp được tấm ảnh này. Ống kính mang lại hình ảnh sắc như dao cạo từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh. I couldn’t live without the outstanding quality from ZEISS"
Thác Palouse ở bang Washington của Hoa Kỳ, được chụp bởi Paul James bằng ống Sony/ZEISS Vario-Sonnar T 2.8/16-35 ZA.
Nhưng cũng có nhiều người chơi nghiệp dư yêu thích các ống Sony/ZEISS. Thierry Hennet - với tác phẩm bên dưới đã cho biết: "Nhiếp ảnh đối với tôi chỉ là đam mê chứ không phải là nghề nghiệp chính". Ngoài đời, người đàn ông 50 tuổi đến từ Thụy Sĩ là giáo sư về nhân sinh học ở Đại học Zürich. Mười năm trước, Hennet bắt đầu chụp ảnh theo hướng chuyên nghiệp. Ông ấy thường đi đến những khu vực khắc nghiệt. Ví dụ như với Dallol, một ngọn núi lửa ở sa mạc Danakil ở phía bắc Ethiopia, nơi có sức nóng đến 60 độ C với không khí đầy axit. Hoặc đến phía bắc Lapland, nơi nhiệt độ có thể xuống tới -30 độ C, rất khó để có thể chụp được một vài bức ảnh vì mí mắt của chúng ta sẽ ngay lập tức dính vào kính ngắm và pin sẽ ngưng hoạt động ở nhiệt độ quá lạnh này.
Những cồn cát trong sa mạc trắng của Ai Cập lúc mặt trời mọc.
Nhiếp ảnh gia người Đức, Christian Dandyk chuyên về các thể loại nhiếp ảnh kiến trúc, sản phẩm, đường phố và phong cảnh. Dandyk đã xài máy ảnh Sony từ năm 1999 và là một trong những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên chuyển sang hệ thống Sony E-mount. Anh đã thử qua rất nhiều máy ảnh, ống kính Sony cũng như ống kính ZEISS trong nhiều năm qua. Đây là một trong những nhiếp ảnh gia đầu tiên trên thế giới chuyên kiểm tra và thử nghiệm các ống kính ZEISS Touit, ZEISS Loxia và ZEISS Batis.
Một ngư dân tại Ruegen, Đức được chụp bởi Christian Dandyk bằng Sony A7 R và ống ZEISS Batis 1.8/85.
Quan hệ đối tác với các công ty khác
Bên cạnh mối quan hệ hợp tác với Sony, ZEISS còn có các chương trình hợp tác với các thương hiệu khác. Chẳng hạn, năm 2005 Nokia tung ra điện thoại di động đầu tiên tích hợp camera 2-megapixel có trang bị ống kính ZEISS. Quá trình hợp tác này vẫn còn tiếp tục duy trì sau khi Microsoft mua lại bộ phận điện thoại thông minh của Nokia. Tính đến năm 2015 thì Nokia/Microsoft đã bán được 130 triệu điện thoại chụp ảnh sử dụng ống kính ZEISS. Khi Nokia về thuộc sở hữu của HMD thì quá trình hợp tác này vẫn còn tiếp tục duy trì.
Ngoài ra thì Zeiss còn có một mối quan hệ đối tác tương tự với Logitech, hãng này đã bán được 7 triệu webcam với thương hiệu ZEISS từ năm 2007.
Sự hợp tác mới nhất gần đây của ZEISS là vào tháng 1 năm 2016 với hãng ExoLens®, liên quan đến mảng phụ kiện dành cho camera smartphone với các mẫu phụ kiện zoom góc rộng, tele và macro cho phép các nhiếp ảnh gia smartphone bước vào một kỷ nguyên mới của nhiếp ảnh điện thoại.
Nguồn: Lenspire