Trám răng và những điều cần quan tâm khi bạn thực hiện thủ thuật này

Hassler
20/6/2018 15:48Phản hồi: 95
Trám răng và những điều cần quan tâm khi bạn thực hiện thủ thuật này
Đã bao giờ bạn đang ăn một món khoái khẩu như sườn sụn mà bị mẻ răng chưa? Mình đã bị như vậy và sau đó phải hì hụi đi trám lại chỗ răng bị mẻ. Để được trám răng bạn có thể đến bất kỳ phòng khám nha khoa nào gần nơi bạn ở để tiến hành thủ thuật này, và đây là một trong những bài tập cơ bản mà bất cứ nha sỹ nào cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên khi bạn đi trám răng cũng cần chú ý một vài điểm dưới đây.

Trước hết nói đến trám răng do bị sâu hay bị mẻ trong quá trình sử dụng hàm răng thì cách thức các nha sỹ làm sẽ là gây tê cục bộ tùy từng trường hợp để làm tê khu vực quanh răng cần trám (tùy từng trường hợp), có thể dùng dạng bôi hoặc tiêm thẳng vào nướu. Sau đó sẽ sử dụng các dụng cụ để xử lý răng như khoan, dùi, mài, dùng khí nén để mài mòn (air abrasion) hoặc có thể có nơi xài cả tia laser để loại bỏ phần sâu răng và làm mịn răng để chuẩn bị cho bước trám răng tiếp theo. Các vật liệu để trám răng thì cũng có rất nhiều loại như phủ ceramic, glass ionomer, phủ vàng, phủ bạc...

Các vấn đề bạn có thể gặp khi trám răng:


- Răng bị đau và bị ê buốt:


Vụ này ai cũng biết 😃, trám răng xong thì tùy dạng mà bạn có thể ăn uống ngay hoặc cách vài tiếng sau mới có thể ăn uống bình thường. Trong khoảng thời gian ngay sau khi trám bạn sẽ có cảm giác tê tê buốt buốt khi thử hít không khí vào hoặc khi uống nước. Những hiện tượng này sẽ qua tuỳ người mà sẽ qua nhanh hoặc chậm và thường thì cũng không cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau khi bạn bị vậy. Thêm nữa khi đến lúc bạn ăn thường bạn sẽ có cảm giác gai gai hoặc vướng trong mồm bởi ta chưa quen với việc có 1 vết trám mới trong miệng. Còn có những trường hợp vết trám ở sâu và sát tủy răng và cơn đau vẫn còn thì rất có thể bạn sẽ cần phải can thiệp vào tủy răng, thường sẽ dùng phương pháp nội nha để xử lý.


- Dị ứng với vât liệu trám:

Hiện tại các chất liệu để trám răng khá là ổn, hiếm khi có trường hợp bị dị ứng. Tuy nhiên trong 1 vài trường hợp hiếm gặp có thể bị dị ứng nếu bạn trám theo Amalgam bởi đây là hợp chất giữa thủy ngân với các kim loại khác. Các triệu chứng này cũng có biểu hiện tương tự với các ca dị ứng trên da như nổi mẩn và ngứa.

- Vết trám kém dần theo thời gian:


Cũng như bất cứ vật liệu nào, việc bị áp lực liên tục lên qua việc nhai, nghiến sẽ làm vết trám sẽ mòn dần, kênh lên hoặc bị nứt. Thường thì những vết nứt nhỏ hay độ mòn này chúng ta không thể nhận biết mà thường sẽ chỉ được biết khi đi khám bác sỹ. Nếu vết trám giữa men răng và chất trám bị phá vỡ, các hạt thức ăn và vi khuẩn gây sâu răng có thể chui vào và làm tổ trong đó, sau đó có thể lây nhiễm vào tủy răng và gây áp xe răng. Nặng hơn có thể không thể cứu chữa mà còn phải diệt tủy để nhổ chiếc răng đó ra, mà vụ diệt tủy thì thật sự không phải là 1 trải nghiệm mà nhiều người muốn có.

Filling-types.jpg
Ba dạng trám bằng bạc, nhựa tổng hợp và vàng

Nếu chẳng may mà bạn phải trám răng thì sau khi trám bạn cần phải hết sức chú ý việc vệ sinh răng miệng như đánh răng với kem có fluoride (cái này phần lớn các loại kem hiện tại ở Việt Nam đều có), dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng diệt khuẩn ít nhất 1 lần 1 ngày. Việc nên đi kiểm tra lại cũng cần thiết bởi có nhiều trường hợp vết trám ở vị trí khó hoặc dễ rơi làm rơi mảng trám hoặc nếu mảng trám bị nứt hoặc rò rỉ thì cần phải xử lý lại.

Cách phòng ngừa thì đơn giản nhất là vệ sinh răng đều đặn và đúng cách: đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa chứ không dùng tăm (cái này hơi khó với dân Việt Nam bởi rất nhiều người quen dùng tăm để xỉa chứ không sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh). Ăn uống chú ý đừng ăn đồ quá lạnh và quá nóng quá gần nhau, tốt nhất nên cách ra 1 khoảng nhất định, và cũng đừng ham gặm xương quá cứng 😃.

Chúc các bạn sống vui, sống khỏe và luôn có bộ nhá ngon lành.

Quảng cáo

95 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhổ vứt mẹ nó đi bạn sẽ hối hận khi về già.
@ngaythu6-lamuor Mình có tìm hiểu chút ít về việc nhổ răng (nguồn Google)

NHỮNG TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC PHẢI NHỔ RĂNG
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng và được hạn chế tối đa, tuy nhiên trong một số trường hợp việc nhổ răng sẽ phải tiến hành vì nó có lợi hơn rất nhiều so với việc tiếp tục duy trì. Cụ thể:

- Răng bị sâu nặng không có khả năng phục hồi bằng các phương pháp phục hình thông thường như hàn trám và bọc sứ. Khi đó nhổ răng chính là phương pháp khắc phục tốt nhất, tránh làm lây lan bệnh lý sang những răng bên cạnh và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

- Răng bị hoại tử tủy và điều trị nội nha không có hiệu quả nữa. Khi đó, nếu duy trì sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

- Răng bị bệnh nha chu ở mức nghiêm trọng. Đây là một trong số những bệnh lý về răng miệng rất khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tính mạng con người. Cụ thể nó có thể gây viêm tủy, chết tủy, viêm chóp răng, làm tiêu xương hàm… và lâu dần nó cũng có thể làm mất răng. Chính vì thế trong một số trường hợp cần tính toán nhổ răng sớm để hạn chế được tối đa biến chứng có thể xảy ra.

- Răng mọc sai vị trí, răng thừa, răng mọc lệch ra khỏi cung hàm, răng khôn hoặc răng nanh hàm trên. Những răng này thường không đảm bảo chức năng ăn nhai và ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ nên có thể thực hiện nhổ bỏ.

Nhổ răng giúp hỗ trợ quá trình chỉnh nha

- Khi niềng răng: Đây là một trong những kỹ thuật của phương pháp niềng răng, nếu răng quá dày thì việc nhổ bỏ răng sẽ tạo ra khoảng trống thuận lợi để cho các răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn khớp cắn và đều đẹp hơn trên cung hàm.

- Răng mọc ngầm, mọc ngược: Những răng này mọc nhưng không nhú ra khỏi nướu hoặc mọc nhưng lại đâm ngược vào bên trong hàm. Đa số những trường hợp này cần phải nhổ bỏ, nhưng cũng có trường hợp có thể giữ lại nếu nó không ảnh hưởng gì đến răng miệng và sức khỏe.

- Răng bị chấn thương nặng: trường hợp răng bị gãy mẻ, rạn nứt lớn do chấn thương mà các phương pháp phục hình không thể thực hiện để khôi phục thì cần phải nhổ bỏ phần chân răng còn lại và phục hình lại răng mới bằng phương pháp cấy ghép.

- Những chiếc răng nằm trong vùng gãy xương hàm cũng có thể phải nhổ bỏ khi được chỉ định.

.v.v..

Ngoài ra, có phương pháp cấy ghép răng giả sau khi nhổ răng (nhưng mình không đề cập vấn đề này)

.
@ngaythu6-lamuor Chẳng bác sĩ nào khuyên nhổ cả. Trừ khi bất đắc dĩ thôi.
hoanglinhkd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@quyetbuu991 Bạn thử đi khám nha khoa đi, Bác sĩ dụ bệnh nhân nhổ răng rất nhiều nhé, nhất là phòng khám tư và các trung tâm nha khoa Tư Nhân. Có thể kể đến Nha Khoa No1(Đường 3/2), Nha Khoa Minh Khai -> chuyên dụ bệnh nhân nhổ răng khôn. Mặc dù răng khôn(bị sâu nhẹ) mọc thẳng cũng dụ nhổ lấy tiền.
@hoanglinhkd cho hỏi mình nhổ răng số 6 vì hôi quá liệu có đúng k ? phần thân răng bị sâu nặng r mé ngoài xung quanh thì vẫn còn cứng
Răng với tóc là góc con người mà...
@xuanlong1966 Xác nhận miền Bắc chẳng ai dùng từ vóc. 1 góc - 2 gốc. Xin hết.
@quang_35 Gốc : gốc cây-
Góc: góc cạnh,góc vuông.
Thân!
@maithang215 Vóc ở đây chính là dáng vóc > tất cả từ khác “vóc” đều sai
ps/ mãi sau này đổi sang "góc" thì chuẩn hơn do từ vóc nếu đứng 1 mình thì tối nghĩa
quang_35
TÍCH CỰC
6 năm
@xuanlong1966 Ở đây cũng có thể hiểu là "góc" tức là chiếm phần nhiều, phần quan trọng
trunglb
ĐẠI BÀNG
6 năm
Hòa xi măng trắng đổ vào
@trunglb vãi bạn!
demen72
TÍCH CỰC
6 năm
Tiếc là mình biết đến chỉ nha khoa hơi muộn. Mình đánh răng rất kỹ nhưng vẫn bị sâu từ kẽ giữa 2 răng, sau này mỗi lần ăn xong là dùng tăm chỉ xỉa lập tức.
Đi ăn ngoài cũng bỏ theo trong xe bịch tăm chỉ để tiện xỉa.
Nhờ vậy mà răng rất sạch 😁
Đây là loại tăm chỉ mình hay sài, chỉ bền chắc chứ ko như loại bán trong siêu thị xỉa đc vài cái răng là đứt
IMG_2451.JPG IMG_2453.JPG IMG_2452.JPG
demen72
TÍCH CỰC
6 năm
@sướng từ nhỏ Răng khít cỡ nào cũng lọt hết bác, nếu chỉ mà ko lọt được thì thức ăn bám trong đó lại càng vô phương làm sạch. Dùng chỉ nên cẩn thận, nếu ko biết cách thì chỉ có thể làm đứt nướu như chơi
demen72
TÍCH CỰC
6 năm
@iamcuong Mình thì dùng chỉ xong mới đánh răng. Ko biết răng bác sao chứ mình đã thử nhiều lần rồi, đánh răng kỹ cỡ nào rồi lấy tăm chỉ sỏ kẽ răng là đảm bảo vẫn còn 1 ít thức ăn đc lấy ra mà trước đó bàn chải răng ko lấy đc
hn17hn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@demen72 Mình cũng bắt đầu dùng được khoảng 2 tháng nay. Thật tiếc là bảo thủ không chịu dùng cái này sớm. Mình thì dùng chỉ nha khoa và floss holder (ko biết dịch sao: cán cầm chỉ nha khoa, cái này giá khoảng 30-50k gì đó. dùng rất ok). Mình không thích dùng cái tăm sẵn như của bạn vì kẽ răng của mình hơi khít). Lần đầu sử dụng mới thấy miệng mình hôi dễ sợ, do vi khuẩn nằm ở các kẽ răng. Bạn nào chưa dùng thì dùng thử coi, đặc biệt bạn nào thấy hơi thở của mình có chút vấn đề thì nên thử.
demen72
TÍCH CỰC
5 năm
@hn17hn Ý bạn nói là cái cán có 2 đầu để móc chỉ nha khoa vào phải ko? Mình cũng có dùng qua cái đó và cũng dẹp luôn, vì nó ko chắc như tăm chỉ.
Tăm chỉ có nhiều loại lắm, loại rẻ tiền 2-3 chục ngàn/hộp ko thể vệ sinh răng đc vì chỉ rất dễ đứt, kéo qua vài cái răng là đứt, hơn nữa chỉ như sợi cước kéo qua răng là rùng mình.
Giờ mình chỉ dùng 2 loại là Aim và Plackers nhập Mỹ xài thích lắm
hungmk867
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình mới trám 2 cái răng được 10 ngày rồi. Mà giờ nhai vẫn bị đau 2 cái chỗ trám đó. Ko biết vậy có bình thường ko
totoro83
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hungmk867 Đi kiểm tra lại đi bác . Trám ko kỹ rồi đó
@hungmk867 Nếu bạn bị sâu đến tủy thì phải diệt tủy trước khi trám mới hết đau
hoanglinhkd
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hungmk867 Vậy là có vấn đề rồi bạn, nên quay lại nơi trám để kiểm tra.
Ngoài bắc gọi là hàn răng
mykolor
TÍCH CỰC
6 năm
@daugauhp911 "hàn răng" thật sự là mình mới nghe từ này 😁 nứt, gãy thì hàn, còn bể, mẽ thì trám có vẻ hợp lý hơn.
@daugauhp911 Vá răng 😃😃😃. - con ông bác sĩ nha khoa cho biết.
@mykolor Chuẩn là ngoài bắc gọi là hàn răng bạn nhé
ZeusFate
TÍCH CỰC
6 năm
Ông Hassler này chả biết mẹ gì về răng cũng vào viết cho đủ số. Đọc vài dòng tưởng bổ ích xong phải out vì thông tin nhảm. Diệt tủy ko hề khó chịu hay đau đớn nó chỉ là thủ thuật bt nhưng làm xong xem như cái răng đó là khúc xương ko còn sức sống, khoảng chục năm là rụng phải trồng cái mới. Thứ 2 diệt tủy xong người ta có thể bọc răng sứ vẫn nhai xương bt chứ ko phải nhổ bỏ đi. Ông Hassler này viết mấy bài y tế mà ko chịu tìm hiểu có ngày ra toà
@ZeusFate Vcl cả diệt tuỷ ko đau, mình diệt tuỷ hồi lớp 1 nhé, đau đến mức khóc ngất. Nói nhự bạn năm nay mình 22 tuổi, vậy vài năm nữa là mình rụng 3-4 cái răng à, hồi đó mình diệt tuỷ 3-4 cái á 😁
bitback
TÍCH CỰC
6 năm
@Hassler ý em k phải là đưa chuyên môn cho sâu mà là đưa thông tin cho đáng tin cậy. có một số bài viết bác dẫn nguồn WebMD, nhưng khi em vào thì chỉ ra trang chủ chứ không có cụ thể bài viết nào cả, vậy sao tin đây :3.
Em có gợi ý nhỏ đó là một số thư viện uy tín như WebMD, Uptodate có chuyên mục "patient education" với những thông tin rất dễ hiểu và dễ áp dụng với người bình thường, bác hoàn toàn có thể tham khảo từ đó
@bitback Em copy and paste kiểu j mà ko hiểu sao nó dị vậy, để e xem lại 😃
Hỏi hơi tục xí: Vì sao Chó ko đánh răng mà răng vẫn ko bị sâu😁?
@kungfu9999 Thực ra nó có bị sâu mà nó không biết kể với ai
@kungfu9999 Tại vì răng nó thưa, thức ăn không bÁm kẻ được.
bbnhutran
ĐẠI BÀNG
6 năm
@kungfu9999 Chó vẫn bị đau, Tại mình ít để ý, răng thưa 1 phần, và men rang nó cứng hơn
@kungfu9999 Tại nó ăn đồ cứng nhiều nên chắc răng.chó xứ giàu ít dc ăn xương mà toàn thức ăn công nghiệp bị hư răng nhiều hơn,nên lâu lâu phải cho nhai xương giả bằng plastic.
Em sợ nhất lúc lấy tuỷ trong răng ra.
Vmemory
CAO CẤP
6 năm
Từ ngày dùng tăm chỉ nha khoa mới hết hồn: có nhiều mảnh vụn thức ăn bám vào răng đến kinh ngạc, đặc biệt khi ăn thịt hoặc rau có nhiều chất xơ
P/S: dù đã đánh răng rồi nhưng vẫn lấy ra được 1 cơ số thức ăn. Như tivi quảng cáo là phải đánh răng, xúc miệng, dùng chỉ nha khoa thì mới tạm gọi là sạch được
Quy trình trám răng sâu như thế nào?



Trám răng (hàn răng) bị sâu được xem là cách phổ biến nhất để điều trị, phôi phục lại vùng mô răng đã bị tổn thương với những trường hợp sâu răng chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng vào tủy, bởi vì khi răng đã bị tổn thương thì không thể tự phục hồi nếu không được điều trị.



Phương pháp này vừa chữa răng khỏe mạnh đảm bảo chức năng ăn nhai, vừa mang đến sự thẩm mỹ nguyên vẹn trở lại cho răng.



Quy trình trám răng điều trị răng sâu được thực hiện kỹ lưỡng và tỉ mỉ bởi bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại Thái Dương qua các bước như sau:



- Khám - tư vấn




Bác sĩ tại đây sẽ khám tổng quát kỹ lưỡng răng miệng, kiểm tra tất cả các răng và toàn diện các vị trí mặt nhai, mặt trong, mặt bên, vùng kẽ răng,.., xác định vị trí, tình trạng lỗ sâu răng,kiểm tra lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào.









Từ đó đề ra phương pháp điều trị chính xác. Nếu lỗ sâu chưa làm răng tổn thương nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng vào tủy thì sẽ tiến hành lấy phần mô răng bị sâu, làm sạch và trám lại, khi cần thiết sẽ chụp phim X-quang kỹ thuật số để kiểm tra.



- Nạo sạch mô răng sâu




Sau khi đã định vị vị trí răng sâu thì bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và các thiết bị chuyên dụng để nạo hết phần mô răng bị sâu, khi cần sẽ sử dụng thuốc tê (với những răng bị tổn thương mô răng nhiều và làm bệnh nhân ê nhức trước và trong khi điều trị) để quá trình điều trị thuận lợi, nhanh chóng và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.











- Làm sạch và khử khuẩn




Lỗ sâu răng sau khi được lấy hết phần mô răng sâu sẽ được làm sach và khử khuẩn vùng răng đó trước khi trám nhằm ngăn ngừa sự phát triển trở lại của vi khuẩn.







Tia Laser từ đèn trám giúp chất trám cứng và dính chắc vào răng




- Trám lỗ răng sâu




Sau khi vùng răng này đã đảm bảo được làm sạch tuyệt đối thì bác sĩ sẽ xịt khô, cách ly, dùng chất liệu trám đặt vào từng lớp và làm đầy vào chỗ rỗng, điêu khắc tái tạo hình dạng giống và đẹp hơn cả răng ban đầu.







Chất liệu trám răng có nhiều loại như GIC, Composite, Amalgam,.., quan trọng là bác sĩ thấy nên trám chất liệu nào phù hợp nhất cho lỗ sâu răng đó.



Thông thường sẽ áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng chất liệu Composite với màu sắc tự nhiên giống màu răng, nhất là những răng khi giao tiếp dễ nhận thấy, răng sau khi trám sẽ có độ thẩm mỹ cao và đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật.



Với chất liệu Composite, răng sau khi răng được làm sạch, xịt khô và cách ly vùng môi, lưỡi tránh nước bọt tiếp xúc vào, quét keo và chiếu đèn trám, sau đó bác sĩ sẽ đắp từng lớp Composite tái tạo lại mô răng.





Tia Laser từ đèn trám giúp chất trám cứng và dính chắc vào răng










Trám lỗ sâu răng bằng chất liệu Amalgam & Composite.






- Chỉnh và đánh bóng miếng trám




Sau khi tạo hình và trám hoàn tất lỗ sâu, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có điểm cộm nào không, sau đó sẽ chỉnh và đánh bóng miếng trám trơn láng đẹp hơn để bệnh nhân ăn nhai dễ dàng và thoải mái hơn.



Đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng miếng trám để chất liệu trám lâu bền theo thời gian, vệ sinh răng miệng đúng cách để có sức khỏe răng miệng tốt hơn.








Nguồn: google
@minheekhomu88 mình làm răng thấy họ sử lý cái răng sâu trước, rồi làm cái răng giả nhưng rỗng bên trong, rồi chụp lên cái răng gốc bị sâu.
Chỉ nha khoa là cái thứ tất cả mọi người đều phải xài mới đúng, còn tăm tre là cái phát minh tiền sử xàm xí đế, vừa vô dụng vừa gây hại cho răng

Hiện có chỉ cuộn Oral-B, sợi chỉ dẹp mềm mại lách vào kẽ răng rất sướng, tuy nhiên vẫn còn tiền sử vì phải quấn nhiều vòng vào ngón tay, vừa hao phí vừa khó khăn, làm xong dãi dính đầy tay... mẹo xài loại này là cột nó lại thành vòng tròn sẽ dễ hành sự hơn..

1 loại khác là tăm chỉ nha khoa, chỉ được cột căng vô cây cung nhựa nhỏ cực kỳ tiện lợi, hiện có loại Oral-B Complete, trên cọng chỉ dc phủ 1 lớp gì đó, lúc xài nó hòa ra cho cảm giác the mát kẽ răng + thơm miệng.

Đừng mua mấy loại rẻ, cọng chỉ to khó đưa vào kẽ răng + cọng chỉ xù xì xước men răng.

@phoenixnghi cảm ơn bạn
minh3ko
TÍCH CỰC
6 năm
@phoenixnghi Đâu bán thế bạn
@minh3ko ở tiệm thuốc, mấy trang bán hàng online đều có
cẩn thận Oral-B đã có hàng giả
Vmemory
CAO CẤP
6 năm
@phoenixnghi Mình cũng đang dùng tăm chỉ nha khoa (hay mua trong Guardian, mà lâu lâu hết hàng hoặc đổi loại xài không quen bực cả mình) vì không dùng được loại chỉ (quấn ngón tay). Hơi đắt tí tới mấy trăm đồng cho 1 cây tăm. Vấn đề mình còn hơi e ngại là xài 1 lần bỏ, lượng nhựa thải ra môi trường hơi bị nhiều. Chắc để thử cách quấn vòng tròn như bạn nói xem.
Mình thấy dùng chỉ nha khoa răng sạch hơn hẳn, nhưng chưa sạch hoàn toàn. Cần súc miệng lại. Có lẽ tăm nước sẽ sạch hơn chỉ nha khoa
caoquang165
ĐẠI BÀNG
6 năm
Ở các nước phát triển, mọi người đều coi trọng sức khỏe răng hàm mặt lắm. Dù cho có đánh răng, dùng chỉ nha khoa cỡ nào, cũng nên đi khám 06 tháng một lần, cạo vôi răng. Mình cũng dần tạo thói quen như họ, thậm chí không còn dùng chỉ nha khoa, mà chuyển qua dùng tăm nước kèm với đánh răng thường xuyên, răng cũng sạch hơn nhiều.
@caoquang165 Món tăm nước này em thấy cucng hay, để hôm nào dạo quanh thị trường xem có những dạng mới nào không share cho anh em 😁
lehman1
ĐẠI BÀNG
6 năm
@caoquang165 trc có mua cái tăm nc chạy = cơm floss j đó trên lzd 100k, xịt xong đi oánh rag, từ đó h chưa bị viêm họng viêm lợi đau mồm j nữa
hcm thì chữa răng ở đâu quy tín các bác nhỉ? Mấy trung tâm răng hàm mặt nhà nước thì chất lượng phục vụ tệ quá : bác sũy chữa răng rất công nghiệp,còn mấy chỗ tư thì hên xui
dksilent4r
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hoangle1979 Nha Khoa Vạn Hạnh đường Trần Quốc Thảo ấy.
Tnd_fuj
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hoangle1979 Công nghiệp là sao bác?
mrtuaans
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hassler Bác cho hỏi gọng kính tên gì và mua ở đâu (có giá nữa càng tốt). Tks Bác
[​IMG]
TaKaMuRo
TÍCH CỰC
6 năm
@mrtuaans Haha. Bác ở đâu? 😁
mrtuaans
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TaKaMuRo e ở Hà Nội bác
TaKaMuRo
TÍCH CỰC
6 năm
@mrtuaans Thế bác lên Trần Quốc Toản, hoặc ra Lê Duẩn, Cầu Gỗ. Nhưng Trần Quốc Toản rẻ nhất, gọng cỡ 200-400k, còn 2 chỗ kia hên xui tuỳ tài mặc cả
mrtuaans
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TaKaMuRo Mình là mình kết con của bác trong ảnh anh đeo cơ ^^. Có con Montblanc giống bác trên ảnh nhưng bị xước, xen đen và sơn phủ mà cũng chỉ đc thời gian ngắn. Đi vào Việt tín, lướt fb các kiểu mà cũng chưa tìm ra con mình đang đeo hoặc đúng ý mình =))))
Habito
ĐẠI BÀNG
6 năm
Răng loại 4, sâu gãy hết rồi 😔
😔 mình ít khi xỉa răng lắm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019