Ảnh 3D rừng Amazon của NASA cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của hạn hán El Nino

agp8x
29/6/2018 4:17Phản hồi: 44
Ảnh 3D rừng Amazon của NASA cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của hạn hán El Nino
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tạo hình ảnh 3D của rừng Amazon tại Brazil, qua đó thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của hiện tượng hạn hán mà hiệu ứng El Nino gây ra trong thời điểm từ 2015-2016. Điều này sẽ cho phép các nhà khoa học nắm được cách mà rừng mưa nhiệt đới phản ứng với tình trạng trái đất đang nóng dần lên.


Thông thường để khảo sát rừng mưa nhiệt đới, các nhà khoa học phải leo bộ và khảo sát cây còn sống cũng như các mảnh vỡ cây chết trên mặt đất. Tuy vậy điều này rất hạn chế vì phạm vi chỉ khoảng vài mẫu đất mà thôi. Nhà khoa học Morton và đồng nghiệp từ NASA đã sử dụng công nghệ cảm biến laser LiDAR gắn trên một chiếc máy bay, tái hiện hình ảnh 3D của tầng sinh tái rừng nhiệt đới với 3 chuyến bay trong năm 2013, 2014 và 2016. Với 300.000 xung laser mỗi giây, LiDAR tạo ra dữ liệu cực kỳ chi tiết ở khu vực rộng hơn rất nhiều so với phương pháp thông thường.

Các nhà khoa học đã bay 2 vòng 50 km gần thành phố Santarem của Brazil, một vòng rừng quốc gia Tapajos và một số khu rừng tư nhân khác. Đây là khu vực thường xuyên có mùa hạn hán kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, cùng thời điểm với nhiệt độ nước biển tăng cao ở Thái Bình Dương do hiện tượng El Nino.

Phân tích dữ liệu của 3 cuộc khảo sát, đội ngũ NASA phát hiện ra những khoảng trống mới giữa tần sinh thái của cây hoặc cành cây trong các tháng hạn hán. Cụ thể là trong thời điểm không bị ảnh hưởng bởi El Nino từ 2013 đến 2014, hiện tượng rụng cây và cành trong khu vực khảo sáng chỉ thay đổi khoảng 1,8%. Dĩ nhiên với diện tích khổng lồ của Amazon thì đây có hể nói là một con số không hề nhỏ, tương đương với 38.000 dặm vuông. Tuy vậy con số này chưa là gì so với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong thời điểm từ 2014 đến 2016, với tỉ lệ chết của cây và cành cao hơn đến 65%, tương đương 65.000 dặm vuông.

Tuy vậy cũng có dấu hiệu tích cực là tỉ lệ chết của mọi kích cỡ cây, bao gồm lượng cành gãy, tăng như nhau. Như vậy có nghĩa là hạn hán không tập trung vào các cây lớn, kết quả mà nhiều nhà khoa học lo ngại khi thực hiện mô phỏng hạn hán ở khu vực nhỏ. Dù vậy thì tỉ lệ carbon mất đi của các cây lớn vẫn chiếm đến 80%. Bên cạnh đó không chỉ đơn thuần là chết, khi một số cây lớn với chiều cao đến 25 m trong tán sinh thái bị ngã thì có thể sẽ giết chết những cây nhỏ bên dưới.

Theo NASA
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chó cứ sủa và đoàn người vẫn cứ đi. Bảo vệ rừng được 1 các ông ấy phá 100 lần. Việt Nam! cũng sắp không còn rừng đến nơi rồi mà đâu có phải do el Nino gì đâu.
XBlue
CAO CẤP
6 năm
@Daviddv9prada Trời, so sánh kỳ vậy, sao Bên bảo vệ lại so với chó
fdtre
TÍCH CỰC
6 năm
@Daviddv9prada thằng phá rừng chính là thằng bảo vệ rừng , thằng buôn lậu chính là thằng canh buôn lậu
@fdtre "Anh không làm vì tiền, anh làm vì đam mê thôi…" 😁
xem máy bay bay và chụp hình làm nhớ lại American Hustle, phim quá hay luôn
Phải chi mình cũng có tiền nhiều xài ko kể xiết như trong phim 😃
@Airblade14 lộn phim rồi, American Made của Tom Cruise
mr.pakapun
ĐẠI BÀNG
6 năm
dess, mạng cty không cho xem video 😕
mainasus
ĐẠI BÀNG
6 năm
@mr.pakapun Cùng nỗi đau 😆
Phongqy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Không muốn rừng bị phá thì trồng rừng toàn cây giá trị thấp như gạo gai, bàng ...
Có khủng khiếp bằng đây ko ?

722E25B9-337C-47BC-96AB-37CE0B080EA8.png
@khanghk "Chúng tôi không gạt bà con đâu"
hgbinh
TÍCH CỰC
6 năm
@dualshoсk não ngắn quá về học lại địa lý giùm cái nghen. Hai bên sườn đồi hệ thực vật nó khác nhau do thời tiết khácnhau
Eric.Le
ĐẠI BÀNG
6 năm
@dualshoсk Bạn này có biết hiệu ứng foehn là gì không?
@hgbinh Ồ bạn não ngắn nói nhảm cái gì đấy ? . Ngắn thật ! Chẹp !
<font size="3"><span style="-webkit-text-size-adjust: auto; background-color: rgba(255, 255, 255, 0);">Bạn tỉnh ngủ chưa?</span></font>
Booooozyer
TÍCH CỰC
6 năm
Khổ cái là loài người lại là loài đi ngược lại với thuyết phát triển, tiến hoá chung của tự nhiên, nên việc trái đất tự shutdown thì chắc có chứ reset thì không đâu 😆
Ảnh hưởng của cs lên rừng ở VN còn khủng khiếp hơn =))))))))))))))))))))
ntlvn
CAO CẤP
6 năm
Đoạn này số liệu có vấn đề này ad:
" Cụ thể là trong thời điểm không bị ảnh hưởng bởi El Nino từ 2013 đến 2014, hiện tượng rụng cây và cành trong khu vực khảo sáng chỉ thay đổi khoảng 1,8%. Dĩ nhiên với diện tích khổng lồ của Amazon thì đây có hể nói là một con số không hề nhỏ, tương đương với 38.000 dặm vuông. Tuy vậy con số này chưa là gì so với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong thời điểm từ 2014 đến 2016, với tỉ lệ chết của cây và cành cao hơn đến 65%, tương đương 65.000 dặm vuông."
Mất hơn nửa thế thì toi à.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019