Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tìm hiểu tính năng Fast Startup của Windows 10 - Ưu khuyết điểm, khi nào nên dùng

QuanNDD
16/7/2018 14:45Phản hồi: 75
Tìm hiểu tính năng Fast Startup của Windows 10 - Ưu khuyết điểm, khi nào nên dùng
Fast Startup của Windows 10 (hay Fast Boot với Win 8) có cơ chế hoạt động tương tự chế độ Hybrid Sleep ở phiên bản Windows trước. Khi kích hoạt, tính năng này sẽ đóng gói ứng dụng, dữ liệu người dùng cùng hiện trạng của hệ điều hành vào bộ nhớ (RAM) lẫn ổ cứng (HDD hoặc SSD, tùy cấu hình). Sau đó máy tính sẽ chuyển về trạng thái ngủ sâu để tiết kiệm năng lượng. Nhờ vậy mà trong trường hợp mất nguồn, Windows vẫn có thể khôi phục lại trạng thái hoạt động trước đó từ ổ cứng.

Mặc định Fast Startup được kích hoạt trong bản Windows “sạch” (clean install) với hầu hết laptop và một số desktop. Tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng hoạt động trơn tru, thậm chí một vài nhược điểm sẽ khiến người dùng nhanh chóng bỏ qua tính năng này.

Nguyên tắc hoạt động của Fast Startup


Fast-startup_kqtn.jpg

Trường hợp Fast Startup được kích hoạt. Mỗi khi tắt máy tính, Windows sẽ đóng tất cả ứng dụng và đăng xuất khỏi tài khoản người dùng, tương tự kiểu tắt máy thông thường khi chọn Shutdown. Tại thời điểm này, trạng thái hệ điều hành giống với khi khởi động mới, tức chưa có người dùng nào đăng nhập và cũng không có ứng dụng nào chạy cả. Trình điều khiển cũng sẵn sàng đưa các linh kiện phần cứng về trạng thái ngủ đông. Bước cuối cùng, Windows lưu lại trạng thái vào tập tin đông (hibernation file) và tắt máy.


Tuy nhiên ở lớp bên dưới, phần nhân (kernel) của Windows vẫn được tải sẵn. Khi người dùng mở máy tính, hệ điều hành không cần tải lại kernel, driver và trạng thái trước đó. Thay vào đó, Windows chỉ làm tươi RAM với hình ảnh tải từ tập tin ngủ đông và sẵn sàng ngay ở màn hình đăng nhập. Nhờ vậy mà Fast Startup giúp tiết kiệm đáng kể thời gian khởi động của máy tính.

Cụ thể qua thử nghiệm thực tế cho thấy thời gian khởi động Windows 10 của Dell Inspiron 7577 có sự chênh lệch đáng kể, rút ngắn được gần 15 giây nếu kích hoạt tính năng Fast Startup.

Nguyên tắc hoạt động của Fast Startup cũng tương tự tính năng ngủ đông Hibernate thông thường. Hệ thống cũng sao lưu dữ liệu, các ứng dụng đang mở và tài khoản người dùng hiện đang đăng nhập. Với Hibernate, người dùng sẽ quay lại tình trạng của máy tính trước khi tắt. Trong khi với Fast Startup sẽ là một phiên khởi động mới của Windows nhưng nhanh hơn. Đây cũng là điểm khác nhau mà người dùng cần lưu ý.

Điểm hạn chế của Fast Startup

Power and sleep.jpg

Theo lý thuyết, tính năng Fast Startup khá hấp dẫn với người dùng. Tuy nhiên trên thực tế, một vài vấn đề thường gặp sẽ khiến bạn phải chọn cách tắt nó đi, như các tình huống bên dưới.

- Khi kích hoạt Fast Startup, máy tính không tắt theo kiểu shutdown thông thường. Trong khi đó một số miếng vá, bản cập nhật quan trọng của Windows lại yêu cầu máy tính tắt hoàn hoàn. Cách khắc phục đơn giản là khởi động lại bằng tùy chọn Restart để không bị ảnh hưởng.

- Fast Startup có thể ảnh hưởng đến ổ đĩa mã hóa bằng phần mềm TrueCrypt. Cụ thể một số người dùng cho biết Windows tự động remount ổ đĩa mã hóa sau mỗi lần khởi động. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần dismount ổ đĩa trước khi tắt máy. Nói thêm là vấn đề trên không xảy ra khi bạn sử dụng TrueCrypt mã hóa toàn bộ ổ đĩa hoặc sử dụng phần mềm tương tự là BitLocker sẵn có trong Windows 10 Pro.

Quảng cáo



- Máy tính của bạn không hỗ trợ chế độ Hibernate thì nó cũng không hỗ trợ Fast Startup. Bên cạnh đó, một số thiết bị phần cứng cũng không hỗ trợ tốt Fast Startup. Do đó bạn cần kiểm tra để đảm bảo tính tương thích ứng với cấu hình cụ thể.

- Khi kích hoạt Fast Startup, Windows sẽ khóa quyền truy cập phân vùng chứa hệ điều hành mỗi khi tắt máy tính. Vì vậy bạn không thể truy cập ổ cứng chứa Windows từ một hệ điều hành khác trên cùng máy tính. Trường hợp tệ hơn khi bạn khởi động hệ điều hành khác và vô ý thực hiện bất kỳ thay đổi nào với phân vùng đã bị khóa, nó sẽ làm hệ điều hành ngủ đông bị lỗi. Vì thế nếu sử dụng hai hệ điều hành khác nhau trên cùng máy tính, tốt nhất bạn không nên sử dụng tính năng Fast Startup lẫn Hibernation.

- Trường hợp không thể truy cập giao diện BIOS/UEFI sau khi kích hoạt chế độ Fast Startup. Nguyên do một số BIOS/UEFI có khả năng làm việc trong chế độ ngủ đông còn số khác thì không. Để giải quyết, bạn thử khởi động lại bằng tùy chọn Restart.

Cách thiết lập Fast Startup

Fast Startup 2.jpg


Nếu chưa từng gặp vấn đề nêu trên với Fast Startup, bạn có thể thử qua để có sự trải nghiệm thực tế. Trường hợp tính năng không như mong đợi, bạn vẫn dễ dàng tắt nó theo hướng dẫn bên dưới.

Quảng cáo



- Trước tiên nhấn chuột phải trên trình đơn Start (hoặc tổ hợp phím Windows + X) và chọn Power Options. Trong cửa sổ Power & sleep, nhấn chọn Additional power settings bên dưới mục Related settings.

- Trong Power Options vừa xuất hiện, chọn Choose what the power buttons do.

- Nếu là lần đầu thiết lập, bạn nhấn chọn Change settings that are currently unavailable để tùy chọn Fast Startup có hiệu lực.

- Bên dưới Shutdown settings, đánh dấu tùy chọn mục Turn on fast startup (recommended). Nhấn Save changes xác nhận thay đổi và tắt máy để thử nghiệm.

- Trường hợp không thấy tùy chọn Shutdown như trên, có thể tính năng ngủ đông trên máy tính chưa được kích hoạt. Cách nhanh nhất là mở Command Prompt (hoặc Windows + R, gõ cmd rồi nhấn Enter). Gõ dòng lệnh powercfg /hibernate on và nhấn Enter. Lặp lại các bước trên để kích hoạt Fast Startup.

Và như vậy, bạn đã có thể trải nghiệm tính năng Fast Startup của Windows 10 xem có phù hợp với cấu hình máy tính cá nhân không. Nếu gặp trục trặc, bỏ tùy chọn Turn on fast startup (recommended) để tắt nó.

Giảm dung lượng tập tin Hibernate

Nếu chỉ dùng Fast Startup mà không cần Hibernate, bạn có thể giảm dung lượng tập tin Hibernate trong trường hợp máy tính hạn chế dung lượng lưu trữ, chẳng hạn với cấu hình sử dụng SSD. Thủ thuật dưới đây có thể giảm đến phân nửa kích cỡ tập tin Hibernate (mặc định nằm ở C:\hiberfile.sys) hoặc chỉ còn chiếm khoảng 37% bộ nhớ RAM.

Mở Command Prompt, gõ dòng lệnh powercfg /h /type reduced để giảm dung lượng, hoặc powercfg /h /type full để thiết lập mức dung lượng đầy đủ.

Nên hay không dùng Fast Startup

Cover_Fast-starup.jpg

Không có câu trả lời cụ thể mà tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người dùng. Như mình chia sẻ bên trên, tính năng Fast Startup đã được thiết lập mặc định trong bản Windows “sạch” (clean install) với hầu hết laptop và một số desktop. Vì vậy dù muốn dù không, có thể bạn đã sử dụng tính năng này mà không hề hay biết.

Còn lựa chọn cá nhân, mình đã disable tính năng này sau khi viết bài này. Tuy giúp Windows khởi động nhanh hơn nhưng quá trình shutdown máy tính của Fast Startup trong phiên làm việc cũ lại chậm hơn bình thường. Nếu cân đo đong đếm thì rõ ràng, tính năng này không mang lại hữu ích rõ ràng với người dùng. Và chưa kể nguy cơ xung đột với phần mềm của bên thứ ba, cụ thể là Backup and Sync như trường hợp của mình.
75 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thôi thì đành gửi trứng cho ác thôi .
@minhthuvc không nên dùng vì giờ SSD khởi động rất nhanh, nên chỉ cần or là sleep và or là shutdown tùy tình hình là đủ.
Quá nhiều nhược điểm.
eaglet_no1
TÍCH CỰC
6 năm
Dùng SSD thì bao ngon. Mình mới nâng cấp ssd thấy khác biệt liền
@hoangtien123 Cũng tuỳ nhu cầu thôi. Dữ liệu quan trọng ít thì cho lên mây. Media thì cho vào ổ hdd gắn ngoài. Media thì phải coi trên tv mới phê bạn ak
@zozolozozove Giá trên shopee thơm thế bác
@Milky Way 2109 Bây h còn 660k bác múc đi đọc 500mb/s ghi 400 mb/s 😆 khá ổn
896588
ĐẠI BÀNG
6 năm
sặc mùi google dịch luôn
@896588 Thế cho nó nhanh 😁
Tắt đi cho lành
SSD khởi động hay restart chỉ 10s nên không care mấy cái này cho lắm 😁
Nghỉ trưa thì gập màn sleep, mở màn lên lại chiến.
_ Giờ ổ SSD chạy nhanh như điện rồi, khởi động cũng 20 30 giây là lên, cần gì fast startup nhỉ 😁
m150
ĐẠI BÀNG
6 năm
@iceteazz HDD+Fast Startup thì 20-30 giây là lên, chứ SSD thì 3-5 giây là lên rồi bạn ơi 🆒
@m150 _ Thì mình nói tính cả ssd đời cũ, chứ laptop mình từng gắn ssd vào khởi động toàn 10s vào tới rồi. Giờ dùng hdd chỉ để lưu trữ dữ liệu thôi chứ chạy os thì cứ ssd mà táng 😁

_ Vốn cái fast startup / hibernate này được thiết kế cho thời chạy ổ hdd chậm chạp và muốn khởi động vào công việc nhanh hơn, giờ ssd đã đủ nhanh rồi không cần thiết làm như vậy nữa :D
Gà Laptop
ĐẠI BÀNG
2 năm
@iceteazz Dùng HDD mà chứa win thì ......... thôi bạn ạ
@Gà Laptop _ Chắc bạn chưa bao giờ làm ở văn phòng, nơi bạn vào được cty trang bị 1 cái máy i3 đời tống, ổ hdd 500GB và 4GB RAM ...
Cười vô mặt
Gà Laptop
ĐẠI BÀNG
2 năm
@iceteazz Vâng, không chỉ i3 đời Tống, đến cả Pentium đời Tam Hoàng Ngũ Đế, ổ HDD 1TB và 2GB RAM ...
Cười vô mặt
vietsnam
TÍCH CỰC
6 năm
Tính năng này có cả đống lỗi không lường được, trong đó có vụ màn hình xanh, tốt hơn hết là off. SSD giờ khởi động cũng vi vu chán rồi .
knonlylove
TÍCH CỰC
6 năm
hôm bữa em post bài nói Fast Startup lưu vào Ram như vậy, nhưng nhiều thánh vào phán em nói sai 😁
darkera13
ĐẠI BÀNG
6 năm
@knonlylove Không lưu vào RAM, nó lưu vào file (giống hibernate) sau đó làm mới RAM khi khởi động từ file.
@knonlylove Thôi ông ơi, dốt thì be bé cái mồm. Người ta vào chỉ cho sai ở đâu còn ko nhận, sang đây kêu lại bị chốt vào mồm
knonlylove
TÍCH CỰC
6 năm
@If you dont mind bạn chắc thông minh hơn mình ko mà chốt hay thế 😁. thường mấy anh thực sự dốt hay chửi người khác dốt giống họ lắm :D
@knonlylove Haha tôi thì thấy ở đây rõ ràng 1 anh dốt còn thích thể hiện. Mỗi người có 1 kĩnh vực riêng. Có thể ở lĩnh vực của anh thì anh hơn tôi, nhưng trong lĩnh vực của tôi thì anh đừng nên khua môi múa mép :p
Anh ơi em có vài góp ý:
1. Máy anh báo khởi động nhanh hơn 15s. Em nghĩ là hdd chứ ssd khởi động kiểu gì cũng tầm 10s à. Nói cách khác xài ssd thì không có khác biệt nhiều lắm về tốc độ khởi động.
2. "Khi kích hoạt Fast Startup, Windows sẽ khóa quyền truy cập phân vùng chứa hệ điều hành mỗi khi tắt máy tính. Vì vậy bạn không thể truy cập ổ cứng chứa Windows từ một hệ điều hành khác trên cùng máy tính."
Nó chỉ khoá vài thư mục hệ thống trên ổ C thôi, em cài song song 10-7 hay 10-xp vẫn lấy dữ liệu từ các thư mục idm download bình thường.
3. "Giảm dung lượng tập tin Hibernate"
Thật ra cái này không hẳn là giảm đâu. Nguyên lý của hibernate là nó gom hết những gì đang hoạt động rồi ghi vào file chứa. Nên nếu mình mở khoảng 20 tab chrome, idm đang tải vài file rồi cho nó ngủ đông thì file size nó to hơn so với máy đang ở không. Nhưng giới hạn của hibernate cũng chính là max ram của máy mình.
TT10
TÍCH CỰC
4 năm
@cyberat đúng là ssd thì thấy on hay off fast startup cũng same same còn vụ ko cho truy cập ổ đĩa thì có thật vì dual boot vào ubuntu nó ko vào dc ổ nào luôn, tắt đi thì mới truy cập dc 😁
Gà Laptop
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cyberat Cùng ý kiến 😆
Cứ để mặc định vậy!
mặc định tắt để chạy tính năng Wake-On-Lan
huucanh.tran
ĐẠI BÀNG
6 năm
chỉ phù hợp cho danh nghiệp và tập đoàn lớn với build từ MS cho doanh nghiệp đó.
Mình bị lỗi Shut down nhưng máy tự khởi động lại trên ver 1803. Máy Dell Vostro 5468. Sau khi tắt chức năng này thì đã shut down được.
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
Mình dùng SSD và mình không dùng bất cứ cái gì để tăng tốc khởi động nữa, kể cả cái chuẩn ổ cứng GPT 😁
@kazihaha Ko dùng ram, cpu, giỏi, rất giỏi đấy :D
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
@adagioleonard Ngụ ý là vầy, chủ đề đang nói đến fast startup tức là khởi động nhanh, thì so với việc bạn nâng cấp cpu ram ... hay cmn gì đó do bạn nghĩ ra, không bằng một cái ssd nhé.
Nếu bạn cao siêu quá thì chịu.
@kazihaha Đc. Bạn giải thích đúng rồi đấy. :p😁
@kazihaha Thấy ông chủ thớt viết cái bài này chắc xài hdd rồi, chứ cắm cái ssd vào thì fast hay không fast cũng chả có lệch đến 15s
Ngoài lề:
Cụ nào biết fix lỗi đó thì giúp con với ạ. 2-3 ngày là lại bị. Đã đặt 1st boot là hdd rồi
kazihaha
TÍCH CỰC
6 năm
@thanhphat95 Đây là cái đíu gì? xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
kaichuan
TÍCH CỰC
6 năm
Nó lưu data từ RAM vào file (trên HDD hoặc SSD). RAM bản chất là bộ nhớ tạm ngắt điện là tự mất chứ không lưu được dữ liệu cho lần khởi động sau.
Thôi cứ để mặc định là tốt rồi
at0607
ĐẠI BÀNG
6 năm
"How Fast Startup Works
Fast Startup combines elements of a cold shutdown and the hibernate feature. When you shut down your computer with Fast Startup enabled, Windows closes all applications and logs off all users, just as in a normal cold shutdown. At this point, Windows is in a state very similar to when it’s freshly booted up: No users have logged in and started programs, but the Windows kernel is loaded and the system session is running. Windows then alerts device drivers that support it to prepare for hibernation, saves the current system state to the hibernation file, and turns off the computer.

When you start the computer again, Windows does not have to reload the kernel, drivers, and system state individually. Instead, it just refreshes your RAM with the loaded image from the hibernation file and delivers you to the login screen."
at0607
ĐẠI BÀNG
6 năm
@at0607 Khi tắt máy nó chỉ lưu Windows kernel, system session, drivers vào hibernation file trên ổ cứng rồi tắt hẳn. Khi khởi động nó chỉ cần nạp file này vào RAM là máy đã sẵn sàng và có thể login vào Windows dùng luôn. Góp ý.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019