Máy bay Malaysia Airlines đáp khẩn cấp tại Úc do quên tháo ống bảo vệ pitot, 226 người thoát chết

bk9sw
31/7/2018 14:10Phản hồi: 172
Máy bay Malaysia Airlines đáp khẩn cấp tại Úc do quên tháo ống bảo vệ pitot, 226 người thoát chết
Malaysia Airlines tiếp tục gặp vận đen khi chuyến bay MH134 với lộ trình từ Brisbane (Úc) đến Kuala Lumpur (Malaysia) gặp trục trặc kỹ thuật và buộc phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Brisbane. Vấn đề là trục trặc kỹ thuật này do lỗi của con người, bản thân chiếc Airbus A330 thực hiện chuyến MH134 với 226 hành khách hoàn toàn bình thường. Một sai lầm tương tự đã gây nên tấn thảm kịch của Aeroperu Flight 603 năm 1996 làm 70 người thiệt mạng.

Văn phòng an toàn vận tải Úc (ATSB) đã nhanh chóng vào cuộc và kết quả: các ống pitot (những chiếc ống gắn ngoài máy bay, có chức năng đo vận tốc dòng khí từ đó cung cấp thông số về vận tốc của máy bay và độ cao) đã hoạt động không chính xác, nguyên nhân là trong quá trình bảo dưỡng, các kỹ thuật viên đã quên tháo các ống che bảo vệ ống pitot và thậm chí trước khi cất cánh vẫn không ai kiểm tra các ống này. Cả 4 ống pitot đều bị bịt kín, luồng khí bên ngoài không thể lọt vào các ống pitot, từ đó không có dữ liệu nạp vào máy tính để đưa ra thông tin về tốc độ lẫn độ cao.

Brisbane MH134.jpg
Kết quả vào 11:18 tối (giờ địa phương) ngày 18 tháng 7 vừa qua, MH134 cất cánh tại sân bay Brisbane và khi đang lấy độ cao, các phi công nhận thấy đồng hồ đo độ cao lẫn vận tốc đều không hoạt động. Trước tình thế nguy cấp, cơ trưởng gọi trạm không lưu (ATC) tại Brisbane phát lệnh pan-pan (tín hiệu khẩn cấp tiêu chuẩn thông báo tình huống nguy hiểm nhưng chưa đến mức đe doạ đến mạng sống như lệnh mayday) và xin phép quay đầu hạ cánh khẩn. May mắn là chiếc Airbus A330 đã hạ cánh thành công, 226 hành khách bình yên vô sự.

Pitot cover 02.jpg
Một hình ảnh chụp các ống pitot trên chiếc A330 cho thấy các ống bảo vệ bên ngoài đã chảy ra và chặn hoàn toàn ống pitot.

Được biết công ty cung cấp dịch vụ mặt đất cho Malaysia Airlines tại Úc là Aircraft Maintenance Services Australia (AMSA). Theo cựu phi công Airbus A380 - James Nixon cho rằng AMSA lẫn Malaysia Airlines sẽ phải chịu trách nhiệm trước vụ việc. AMSA đã có thiếu sót trong quy trình bảo trì (quên tháo các ống bảo vệ pitot sau khi hoàn tất bảo trì) và đội bay của Malaysia Airlines cũng thiếu sót khi không thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra bên ngoài máy bay trước khi bay (preflight inspection external check).


Preflight Inspection.jpg
Một ví dụ: 2 phi công của hãng AirBaltic thực hiện thủ tục kiểm tra bên ngoài máy bay trước khi cất cánh, chúng ta có thể thấy 2 ống pitot của chiếc Boeing 737 theo hướng nhìn của anh phi công bến trái.
Ông nói: "Kỹ sư thuộc đội bay sẽ phải tiến hành đi một vòng lần cuối quanh chiếc máy bay sau khi các cửa máy bay đã đóng, sau khi tất cả các phương tiện hỗ trợ dịch vụ mặt đất (xe thang, xe chở hành lý …) đã rời đi để đảm bảo rằng chiếc máy bay đủ điều kiện bay, không có phương tiện nào có nguy cơ va phải máy bay và đặc biệt là không có bất cứ thẻ cảnh báo 'remove before flight' nào còn treo bên ngoài máy bay."

Đã từng có tiền lệ trong quá khứ!

Nhắc đến sự cố của Malaysia Airlines MH134, trong quá khứ từng có một tai nạn với nguyên nhân tương tự với chuyến bay 603 của hãng hàng không Aeroperú (Peru). Vào ngày 2 tháng 10 năm 1996, chiếc Boeing 757-23A của Aeroperú chở 180 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn theo lộ trình từ sân bay quốc tế Miami, Florida đến sân bay quốc tế Comodoro Arturo Merino Benítez, Santiago, Chile. Giữa hành trình, chiếc Boeing 757-23A dừng tại sân bay Lima, Peru, 119 hành khách rời máy bay trong khi 61 hành khách còn lại cùng phi hành đoàn được chuyển sang một chiếc 757-23A khác, tiếp tục hành trình đến Chile. Chiếc Boeing 757-23A đen đủi này vừa mới được bảo dưỡng xong.

Aeroperu 603.jpg
Giữa đêm ngày 2 tháng 10, không lâu sau khi cất cánh, các phi công phát hiện ra toàn bộ các khí cụ bay cơ bản đều hoạt động sai lệch khiến máy tính phát một loạt các thông điệp khẩn cấp liên quan đến tốc độ, độ cao, lúc thì báo bay quá nhanh, lúc báo quá chậm. Các phi công lập tức phát tín hiệu khẩn cấp và xin quay lại sân bay Lima.

Đối mặt với những thông số sai lệch cùng với hàng loạt các cảnh báo an toàn từ máy tính trên máy bay, có đúng có sai, các phi công tin rằng họ vẫn ở độ cao an toàn và quyết định hạ độ cao để tiếp cận đường băng tại sân bay Lima. Do bay giữa đêm trời tối mịt, xung quanh là biển nên họ không có tầm nhìn tham chiếu với địa hình để ước lượng độ cao cũng như tốc độ. Kết quả các phi công không thể kiểm soát chính xác tốc độ và tốc độ giảm độ cao (tốc độ rơi), chiếc 757 rơi vào tình trạng mất lực nâng nhiều lần và mất độ cao.

ATC tại Lima đã điều một chiếc Boeing 707 lên tiếp cận chiếc 757 để hướng dẫn chiếc máy bay này hạ cánh nhưng trước khi chiếc 707 cất cánh, chiếc 757 đã lao xuống biển, 70 người trên máy bay thiệt mạng.

Aeroperu 603 (1).JPG

Quảng cáo


Mảnh vỡ hệ thống lỗ tĩnh áp và pitot trên chiếc 757 sau khi trục vớt còn nguyên lớp băng keo bịt bên ngoài.
Uỷ ban điều tra tai nạn (CAI) thuộc Cục quản lý vận tải hàng không (DGAT) Peru đã kết hợp với Uỷ ban an toàn vận tải quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) điều tra vụ tai nạn của Aeroperú 603 và kết quả cuối cùng được công bố: Toàn bộ hệ thống lỗ tĩnh áp và pitot đã bị bịt kín bằng băng dính hay chính xác hơn là đội ngũ bảo trì của Aeroperú đã quên tháo ra sau khi làm vệ sinh và bảo dưỡng chiếc máy bay này. Do bị bịt kín nên các ống pitot không thể cung cấp thông số chính xác về áp suất và chuyển động của dòng khí, từ đó máy tính nhận được dữ liệu khí động học sai lệch.

Pitot cover 03.jpg
Một phần nguyên nhân nữa nằm ở thiết kế của Boeing 757 khi chiếc máy bay này cũng như thủ tục bảo trì đi kèm lại yêu cầu sử dụng băng dính để bảo vệ các ống pitot và lỗ tính áp thay vì dùng các dụng cụ chuyên biệt, thường có thiết kế sáng màu và có thẻ 'remove before flight' để bao bọc các thành phần trọng yếu trên máy bay.

Tham khảo: Daily Mail; ABC
172 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lại là malaysia =))
Lewisphi
TÍCH CỰC
6 năm
@tobe2405 Mã lai :3
Cái vụ MH370 đã 4 năm mà suốt ngày cứ ca đi ca lại , mấy vụ mới thì đăng không nói chi
Himanxim
TÍCH CỰC
6 năm
@anhlucky2 trẻ trâu
@Himanxim @chir7t @Himanxim Nói quá chuẩn
1hoi1chai
TÍCH CỰC
6 năm
@anhlucky2 tinhte nên cập nhật thêm biểu tượng “máy bay”. để cho những thành phần như này ra đảo sống vs biển thì hơn.
duckvy
TÍCH CỰC
6 năm
@anhlucky2 Vậy trả lời dùm con MH370 đâu rồi? Những gì liên quan tới máy bay bây giờ, người ta sẽ nghĩ đến MH370. Chỉ có thằng ngu mới ko vậy thôi.
duckvy
TÍCH CỰC
6 năm
Tưởng đi theo MH370 rồi.
vãi cả quên.
quang_35
TÍCH CỰC
6 năm
@#JK chỉ là quên thôi mà, căng v haha
May mắn cho các hành khách và phi hành đoàn, dù sao phi công cũng phát hiện sớm nếu không thì tai hoạ sẽ không lường hết được.
mhieu90
TÍCH CỰC
6 năm
@Lê văn zyx Cái này chỉ cần cất cánh bay lên một cái là nó đã báo lỗi om sòm rồi bác ạ
Một lỗi mà do sự bất cẩn của con người tạo ra...Đúng là Chất Từng Công Đoạn
IPAD II
TÍCH CỰC
6 năm
Đen đủi cho malaysia airlines.
quang_35
TÍCH CỰC
6 năm
@IPAD II tưởng hãng dẹp tiệm r
IPAD II
TÍCH CỰC
6 năm
@quang_35 Van hoạt động , mỗi năm lại thêm 1 vụ
luyen
TÍCH CỰC
6 năm
sợ nhỉ, nếu phát hiện muộn để máy bay lên cao hơn nữa là muốn quay lại cũng khó rồi 😔
chắc tuyển phi công ở đây cũng dễ ngang vietnamairlines 😃
bilyntth
TÍCH CỰC
6 năm
@kelvinlong Giống như tài xế trc khi lên xe thì hay đi ngó mấy cái lốp xung quanh xe , xem có gì bất thường ko
Nhưng ở mbay thì đó là quy trình bắt buộc
aslan_zara
ĐẠI BÀNG
6 năm
@ngocqui0228 Tào lao bí đao. Phi công có nhiệm vụ walk around và check nếu có bất cứ sự khác thường nào ngoài thân máy bay nhé. Về học lại kiến thức rồi hãy comment.
kelvinlong
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Hiển NT bác nói như vậy thì tự bôi nhọ hình ảnh thôi. người đọc không hiểu thì sẽ nghĩ sai.
quana75
TÍCH CỰC
6 năm
@ngocqui0228 Ông mà đi thi CRS là cầm chắc rớt phần luật rồi
Đcm bọn Malaysia Airline.
Chữ MH chắc viết tắt của từ Mất Hút Airline
i2Bi
CAO CẤP
6 năm
@navy.seal Kakakakakaka hay à.
xversion1
TÍCH CỰC
6 năm
Không có thông tin độ cao, tý nữa thì máy bay lại tưởng mình là tầu ngầm, lặn dưới biển lại tưởng ở trên mây. May mà phi công mắt tinh ngó ra ngoài cửa sổ nhìn thấy điều bất thường. Không thì lại thảm họa.
mhieu90
TÍCH CỰC
6 năm
@xversion1 Máy bay nó tự động báo lỗi ngay, nhìn ko thấy lỗ pitot đâu. Lỗi tốc độ này báo nhiều lỗi lắm, xem thảm hoạ 447 air france, toàn bộ hệ thống tê liệt hết, chỉ có lái bằng tay thôi
namctmc
ĐẠI BÀNG
6 năm
Không ngon như vietnamairline 😆
Lewisphi
TÍCH CỰC
6 năm
Lỗi thật nhỏ nhưng hậu quả thật to!!!
@Lewisphi Sai rồi ku?nếu ở máy bay thì lỗi đó thật nghiêm trọng khi ko phát hiện sớm...tất cả đều phải hoàn hảo tuyệt đối trước khi cất cánh bay nhá..em nó ko như những chiếc xe chạy trên những cung đường đâu..đừng phát biểu thiển cận như vậy nhá...
Mô phật
nếu ở VN thì chắc 1 bộ phận ko nhỏ chửi tại +S 😁
bilyntth
TÍCH CỰC
6 năm
@Fbiprohj Vn có rồi, chỉ là biết cách giấu thông tin thôi.
bilyntth
TÍCH CỰC
6 năm
@Fbiprohj Dân trí ko khá lên đc một phần cũng vì sự thật bị che giấu. Thông tin theo một chiều, nên nhận thức đc dẫn dắt như một bầy gia cầm là vậy
@bilyntth Nghe mấy đứa bưng bô "sự thật" suốt ngày nghe hài quá =))
bilyntth
TÍCH CỰC
6 năm
@vophuochigh-tech Bộ cha mẹ dạy phải sống dối trá hay sao mà ko thích nghe sự thật.
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
hãng hàng không tai tiếng nhất thế giới !
Lewisphi
TÍCH CỰC
6 năm
Hãy đến với Mã-lai để thấy Mã-bay!!!
quang_35
TÍCH CỰC
6 năm
@Lewisphi có vẻ bạn thích chữ này 😆

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019