Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ưu nhược điểm các file nhạc lossy và lossless, file nào là tối ưu cho điện thoại di động

Knah
6/9/2018 8:0Phản hồi: 321
Ưu nhược điểm các file nhạc lossy và lossless, file nào là tối ưu cho điện thoại di động
Nói về nhạc số và các loại định dạng nhạc, có lẽ đã có quá nhiều bài viết trên thế giới lẫn Việt Nam. Chính vì vậy ở bài viết này mình sẽ không nói lặp lại các vấn đề trên nữa mà sẽ phân tích về ưu khuyết điểm của các định dạng file phổ biến để anh em quyết định nên chọn lưu trữ định dạng nào cho tối ưu với mình nhất.

I/ Losssy: nói nôm na là các file nén không bảo toàn dữ liệu. Các định dạng file phổ biến mà ai cũng biết đó là Mp3, AAC, WMA, Vorbis… Nếu như cách đây hơn 5-10 năm khi mà các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, thẻ nhớ còn bị giới hạn và giá thành cao ngất ngưỡng thì các định dạng lossy luôn là ưu tiên hàng đầu để lưu giữ. Ngày nay thì dung lượng có lẽ không còn là mối bận tâm đối với đa số người dùng nhất là anh em yêu thích công nghệ. Tuy nhiên, các file này hiện vẫn còn rất phổ biến vì đặc tính gọn nhẹ, dễ chia sẻ và chất lượng vẫn phù hợp với mặt bằng chung số đông người dùng.

tinhte_lossy_lossless_music.png
Ở đây mình sẽ nói về 2 định dạng còn phổ biến nhiều nhất hiện nay là Mp3 và AAC:

MP3: Có lẽ vẫn là định dạng phổ biến nhất hiện nay vì tuổi đời cũng thói quen của người dùng. Đối với những nước như Việt Nam thì MP3 còn phổ biến hơn nữa vì các file MP3 dễ dàng chia sẻ trên các trang nghe nhạc mà không dính đến vấn đề quản lý bản quyền DRM (Digital rights management). Tuy nhiên nếu chọn file Mp3 để lưu trữ thì mình khuyên anh em nên chọn luôn Mp3 320kbps vì thực tế dung lượng không cao hơn là bao.

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Dung lượng nhỏ gọn
· Tương thích với hầu hết các thiết bị

Khuyết điểm:
· Chất lượng lộn xộn

AAC: Nhiều người thường lầm lẫn giữa AAC và M4a, thực chất M4a là con của AAC. Với mục đích ra đời nhằm nâng cao chất lượng âm thanh hơn so với Mp3 ở cùng một mức sample rate, cũng như để đảm bảo vấn đề bản quyền nhạc số, AAC cuối cùng đã chính thức thay thế cho định dạng Mp3 xưa cũ.

Ưu điểm:
· Chất lượng âm thanh tốt hơn Mp3
· Có thể quản lý bằng DRM
· Hỗ trợ 48 kênh âm thanh

Khuyết điểm:

Quảng cáo


· Chưa phổ biến được như mp3
· Bị mã hoá nên khó chia sẻ

II/ Lossless: Nói về lossless thì chúng ta lại có hai khái niệm ở đây: Compressed và Uncompressed.
tinhte_lossless_music.png
Lossless Uncompressed bao gồm: WAVAIFF. Đúng với tên gọi của mình, các file dạng này khá lớn.

WAV: là định dạng file được phát triển bởi Microsoft và nó gắn liền với windows, có lẽ vì vậy mà WAV phổ biến hơn so với AIFF.

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Hỗ trợ bởi nhiều thiết bị

Quảng cáo



Khuyến điểm:
· khó khăn trong việc add tag

AIFF: ngược lại là định dạng được phát triển bởi Apple, định dạng này ngày càng phổ biến hơn nhờ vào số lượng người dùng đồ Apple ngày một tăng. Ngoài ra việc có thể add tag giúp người dùng có thể quản lý thông tin rõ ràng cũng là lợi điểm giúp định dạng này ngày một phổ biến hơn

Ưu điểm:
· Có tag dễ quản lý

Khuyết điểm:
· Chưa phổ biến bằng WAV

Lossless Compressed bao gồm: Flac, APE, ALAC, các file lossless dạng này ngày càng phổ biến hơn nhờ vào dung lượng nhẹ và chất lượng tốt. Ở đây mình sẽ nói đến Flac và ALAC vì APE ngày càng ít người dùng hơn

FLAC: là định dạng rất phổ biến khi người ta nói đến nhạc lossless, chính vì vậy mà số lượng phần mềm cũng như phần cứng hỗ trợ định dạng này rất dễ tìm kiếm. Nếu bạn có nhiều thiết bị khác nhau thì mình nghĩ nên lưu trữ FLAC hơn là AIFF

Ưu điểm:
· Phổ biến
· Có hỗ trợ integrated error checking
· Dung lượng nhỏ hơn AIFF

Khuyết điểm:
· Không có DRM

ALAC: do sự hậu thuận của Apple nên ngày càng phát triển hơn, một số người thì đánh giá ALAC nghe tốt hơn FLAC nhưng cá nhân mình nghĩ rất khó phân biệt. Nếu bạn là một tín đồ của nhà Táo thì mình nghĩ cứ dùng ALAC là chuẩn cơm mẹ nấu.

Ưu điểm:
· Có DRM
· Sử dụng tốt với iDevices

Khuyết điểm:
· Nhiều thiết bị không hỗ trợ
· Không có integrated error checking

Vậy có thể thấy được thực tế tuỳ vào nhu cầu mà anh em lựa chọn cho mình một file phù hợp. Cá nhận mình, với các file lossy anh em nên chọn AAC thay vì Mp3. Còn đối với các file lossless nếu anh em nào sở hữu iDevices thì nên ưu tiên AIFF và ALAC hơn. Theo kinh nghiệm của nhân của mình, anh em nên chuyển về một định dạng để đở mắc công convert qua lại, cố gắng add nhiều tag nhất có thể để dễ quản lý thư viện của mình. Đối với anh em hay nghe nhạc bằng điện thoại di động, mình nghĩ m4a là lựa chọn phù hợp, tất nhiên nếu chất lượng âm thanh là hàng đầu thì cứ có file nào tốt nhất là mình chiến file đó thôi.
321 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bahamuttu
ĐẠI BÀNG
6 năm
Bài viết rất hữu ích.
tethien
CAO CẤP
6 năm
Tác giả phát biểu một số điểm chưa đúng về Lossless.
Đã là Lossless (không mất) rồi thì chất lượng là như nhau nếu cùng sample rate, cùng số bit.
Chỉ khác nhau là có nén hay không (có nén hay không cũng không ảnh hưởng chất lượng) , thiết bị hỗ trợ, có hỗ trợ CRC, DRM, Tag ... hay không thôi.
FLAC và các định dạng Lossless có nén thì ngoài ưu điểm dung lượng file nhỏ đi 30-50% thì còn có CRC, giúp sửa lỗi nội dung có thể bị lỗi bit do tải từ internet hay chép qua lại.
Demah
CAO CẤP
6 năm
@nhoxlkprocute214 E nghĩ bác ấy troll thôi ạ 😁
nguyenvana
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tethien Cho mình hỏi cái: lossless (không mất) thì không mất từ nguồn nào. Chứ đã là âm thanh analog mà mã hóa sang digital thì kiều gì chả bị mất.
tethien
CAO CẤP
6 năm
@nguyenvana "Không mất" là so với nguồn bạn nhé.
Đại khái thế này. Giờ bạn có 2 pp nén A và B. Và có 1 nguồn âm thanh ở dạng "thô" gọi là D.

D ---"nén" bằng pp A ------> N ------ giải nén -----> D' . nếu D' = D thì pp A được gọi là lossless. Dạng nén N được gọi là âm thanh lossless.

D ---"nén" bằng pp B ------> M ------ giải nén -----> D'' . nếu D'' # D thì pp B được gọi là lossy. Dạng nén M được gọi là âm thanh lossy.

Vậy thôi.
Âm thanh nguồn phải đảm bảo thì chất lượng mới đảm bảo. Còn khái niệm sao là nguồn thì còn phải xem xét tiếp.
Thông thường thì chúng ta hay lấy đĩa CD làm chuẩn. RIP từ đĩa CD sẽ được file WAV thì file WAV này có thể được coi là "gốc". Tuy nhiên nếu là NSX thì họ có cả file thô từ trong studio luôn. Đó mới là file gốc.
Nếu bạn không có được file nguồn mà lại có file mp3 là 1 dạng lossy rồi sau đó convert dang WAV rồi nén lại thành FLAC thì file FLAC này là "lossless" so với file WAV thôi chứ chất lượng của nó vẫn như file mp3 ban đầu.
nvmnghia
ĐẠI BÀNG
6 năm
@tethien các anh đã bàn đến đây thì cũng có thể bàn sâu hơn ti. các codec nếu lưu ở dạng floating point thì sẽ không hoàn toàn lossless nhé, vì lỗi làm tròn. cái này là lỗi số học không phải do thuật toán cố tình bỏ duẽ liệu để nén tốt hơn, không thể kiểm soát được. FLAC có chế độ floating point 32bit. 16, 24 bit dùng integer nên không có lỗi làm tròn. tất nhiên, lỗi kiểu này quá bé, không thể nào nghe ra được, và chấp nhận được (thực sự chấp nhận được chứ không phải kiểu “mp3 cũng chấp nhận được”), thậm chí check spek cũng hầu như không thể thấy, nhưng nói cứng nhắc thì vẫn không bit perfect
realvn
TÍCH CỰC
6 năm
"Lossless Uncompressed hay còn gọi là nén không mất dữ liệu bao gồm: WAV và AIFF. Đúng với tên gọi của mình, các file dạng này khá lớn."
Mình nghĩ lossless uncompressed là Âm thanh KHÔNG NÉN chứ nhỉ?
nk0ktran96
TÍCH CỰC
6 năm
@Knah lossless là ko mất (chính xác là sai biệt cực ít so với gốc) chứ ko phải là ko nén
@Knah Đây. Đuôi nó không quan trọng gì lắm. Là cái tên mở rộng thôi, biểu thị cho một phương pháp đóng gói, hay thích thì gọi là nén cũng vô tư. Trên windows nó cần tới cái đó để hệ điều hành, phần mềm nó quanr lý. Còn với máy tính quan trọng là data trong đó được sắp xếp, bố cục như thế nào thôi. Và các bố cục sắp xếp đó thể hiện nên cái đống chuẩn nén tả bí lù kia. Nếu nói nén giữ nguyên đuôi dung lưowngn nhỏ đi người ta cười cho. Convert thì cũng có quá trình giải nén sau đó lấy mẫu lại sắp xếp thành một trật tự khác, hay nói trong quá trình convert nó cũng có quá trình nén.
hai28
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Knah Bác này cứ cố nhỉ, wav là k nén, k mất dữ liệu. Flac là nén, k mất dữ liệu. Mp3 là nén, mất dữ liệu.
@hai28 WAV hay AIFF đều có thể nén được, quan trọng là nó nén có nhỏ và giải nén có nhanh hay ko thôi. Nếu so với FLAC thì đương nhiên cả 2 cái WAV và AIFF đều ko bằng rồi.
tethien
CAO CẤP
6 năm
Nếu hiểu theo ý bạn như thế này thì nén = nén lossless. Lossy gọi là convert.
Như vậy là không đúng! Nén bao gồm nén lossless và lossy.
Nén lossless là nén không mất. Tức là nén nhưng sau đó có thể khôi phục lại 100% như ban đầu.
Còn nén lossy là nén nhưng không khôi phục được như ban đầu.

Cái này không phải là tôi gọi, tôi phát minh ra. Nó là thuật ngữ chuyên ngành rồi. Nếu bạn học chuyên ngành CNTT thì chắc chắn đã gặp nó rồi.

Bạn đang tranh luận với tôi 1 vấn đề là 1 khái niệm thuộc loại cơ bản của CNTT rồi.
Sách CNTT đầy.

Bạn bắt bẻ Lossless tại sao lại là không mất có khác gì bạn bắt bẻ tại sao home = nhà, family = gia đình ?
vuquan2008
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nforce 1. Đã là CD thì thông tin lưu trên đĩa là digital. Digital đó có thể là video, audio, photo hay document... Xin lưu ý ở đây, audio trên CD là audio đã mã hóa dạng số, tức là cái thứ được bàn ở topic này, chứ không phải audio dạng analog, ko mã hóa, thường được lưu trữ trên đĩa than hay băng từ.
Nói thêm với bạn chút là việc lưu digital trên audio CD có thể khác về định dạng đĩa và khi copy đĩa, phần mềm sẽ đọc theo chế độ nào (tương tự phần mềm clone HDD, clone kiểu sector by sector khác với kiểu file by file).
2. Bạn xem lại comment của tôi xem việc copy đĩa CD của bạn nằm trong trường hợp nào nhé. 1 trong 2 trường hợp đó có làm suy giảm chất lượng.
nforce
TÍCH CỰC
6 năm
@vuquan2008 Đang nói CD Audio mã hoá dạng số đấy bác. Ko tính vinyl.
Bác xem thêm nhé
https://en.wikipedia.org/wiki/Compact_Disc_Digital_Audio

Some CDs are mastered with pre-emphasis, an artificial boost of high audio frequencies. The pre-emphasis improves the apparent signal-to-noise ratio by making better use of the channel's dynamic range. On playback, the player applies a de-emphasis filter to restore the frequency response curve to an overall flat one. Pre-emphasis time constants are 50µs and 15µs (9.49 dB boost at 20 kHz), and a binary flag in the disc subcode instructs the player to apply de-emphasis filtering if appropriate. Playback of such discs in a computer or 'ripping' to wave files typically does not take into account the pre-emphasis, so such files play back with a distorted frequency response.

Bác copy sẽ ko copy được cái này đâu.
vuquan2008
ĐẠI BÀNG
6 năm
@nforce "Some CDs are mastered with pre-emphasis, an artificial boost of high audio frequencies"
Bản thân tần số - frequency là dạng thức analog, là dạng thức ko thể tồn tại nguyên bản trên một phương tiện lưu trữ digital là CD. muốn ghi vào đĩa CD thì nó phải được mã hóa thành digital, và đây chính là khâu ADC (bạn xem lại loại trừ trong comment đầu). Khi nói về tần số (với âm thanh, nó là tone) thì phụ thuộc chuyện digital đó được mã hóa đến mức độ nào. Cái này tương tự mã hóa màu sắc, hình ảnh. 10bit 12bit, 24bit khác biệt là đây. Do đó, ko có chuyện manage tần số trực tiếp trên đĩa CD mà trên CD chỉ lưu thông tin mã hóa của tần số (theo 1 quy ước A nào đó, còn nếu đọc và dịch ra theo quy ước B thì nó ko còn là tần số)
Và với playback, như link bạn dẫn "the player applies a de-emphasis filter to restore the frequency" là nằm ở khả năng giải mã của playbacker và cả DAC rồi khuếch đại ra loa để cho ra âm thanh mà bạn nghe được Cái này cũng liên quan khái niệm giải mã 10bit, 12bit hay 24bit. Cái này cũng là điều loại trừ mà tớ nói ở comment đầu.
Vậy nên, nếu bạn sử dụng 2 thiết bị đầu cuối thông thường để đọc ghi đĩa (giống như tiệm sao lưu băng đĩa ngày xưa) thì chất lượng có thể suy giảm là đúng rồi.
Tương tự với việc clone ổ đĩa cứng, nếu clone theo phương thức track by track thì nó copy mà ko quan tâm đĩa gốc có file lỗi hay ko, ko quan tâm đĩa gốc là định dạng NTFS hay FAT...

Tóm lại, link bạn trích dẫn nói về quản lý âm thanh, chứ ko nói về cơ chế sao chép đĩa CD.
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
6 năm
@hanchauthong ko thấy chỗ nào bảo WAV là file nén? nó chỉ là dạng lossless thôi
tethien
CAO CẤP
6 năm
Có vấn đề về đọc hiểu à ?
Đọc sao mà câu
Suy ra được WAV là file nén hay vậy ?

"..có rất nhiều định dạng Lossless khác nhau (FLAC, APE, TAK, ALAC, TTA, WAV) .." thì chỉ suy ra được WAV là 1 trong các định dạng lossless thôi chứ!

Mà thực ra WAV có là file nén hay không cũng không phải là vấn đề chính đang tranh luận ở đây.
(Về lý thuyết thì WAV là 1 dạng "container" có thể chứa nhiều định dạng âm thanh khác nhau, kể cả có nén. Tuy nhiên trên thực tế thì mặc định nhắc đến file WAV là nhắc đến âm thanh nguyên gốc (từ CD) và chưa được nén).

Mấu chốt đang tranh luận là Knah đang đánh đồng nén = lossless. Hiểu rằng mặc định file lossless là file nén. Không chấp nhận là có file lossless không nén.
Và cũng không chấp nhận lossy cũng là 1 dạng nén.
prince8882
TÍCH CỰC
6 năm
@™KunaiNTC™ Em ở HDVN và VNAV 3 năm mới chòi sang tinhte bác ạ. Từ ngày cụ Chip nghỉ chơi ở HDVN là em cũng nghỉ luôn.
prince8882
TÍCH CỰC
6 năm
@nguyenhoang_hp Trước em hay down trên HDVN nhưng ngại down lẻ nên em chuyển sang dùng torrent. chốn quen thuộc xưa là the piratebay nhưng từ ngày nó dẹp thì sang http://rutracker.net. down mấy trang này thì phải chịu khó xem cái thành phần file xem nó là dạng gì. Ở Việt nam thì có Viettorrent nhưng cũng hên xui lắm. nếu bác cẩn thận thì down về mình kiểm tra bằng phần mềm. nếu là lossy convert lên lossless thì vẫn bị phát hiện ra ngay.
@™KunaiNTC™ Bác viết bị ngược nhé, định dạng .NRG chứ ko phải .NGR 😃
@prince8882 Thanks bác nhiều, để em kéo về
khitamdao
TÍCH CỰC
6 năm
từ hồi mình chơi nhạc lossless đến giờ thì chỉ thích file WAV thôi, nếu không có thì dùng file m4a, ghét nhất thằng flac, ape (do bọn tàu nghĩ ra) 😁
IQ52
TÍCH CỰC
6 năm
@khitamdao shanling M1 bác làm quả dây luồn vào cover rồi quấn ở tay cũng tiện 😁 em đang dùng DPS1 mà bị nhỏ em mượn rồi, mà cũng đi công tác miết nên ít rờ đến DAP, đt lúc nào cũng mang nhưng DAP thì lúc nhớ lúc quên :oops:
khitamdao
TÍCH CỰC
6 năm
@IQ52 + thế thì bác phải rờ vào nó nhiều vào ko lại quên mất (lúc cho mượn mà ko nhớ ra lại thành của họ luôn :p)
+ Ko thì bác làm con dac chi di động cũng ổn 😃
khitamdao
TÍCH CỰC
6 năm
@IQ52 vọc vạch mấy cái tag với cover cũng có cái thú vị, nhạc mà ko có cover thì cảm giác mất hẳn 1 nửa cái hay của bài hát luôn :p
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
6 năm
@khitamdao tôi ko hiểu bác lấy thông tin ở đâu để nói định dạng APE là của bọn tàu? mặc dù APE rất thịnh hành ở các trang dl nhạc bên TQ
kidrainzboy
ĐẠI BÀNG
6 năm
Vẫn luôn ưu tiên tải nhạc lossless mặc dù đt cùi, tai nghe cỏ 😁
@kidrainzboy Thứ nhất: nặng máy, tốn dung lượng, hao pin.
Thứ 2: nếu file fake thì như (1), nếu xịn thì máy không giải mã đc, cũng lại như (1)
Thứ 3: tai nghe cỏ không diễn tả đc file nhạc đó. Lại như 1 và 2 :D
@TakaVainglory Điện thoại không hỗ trợ giải mã và tai nghe cỏ thì lossless chẳng để làm gì. Mp3 320kb là được rồi
@kidrainzboy Kiểu đt màn hd nhưng tải phim 4k về xem :D
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
6 năm
“Losssy: nói nôm na là các file nén không bảo toàn dữ liệu”. Câu này đã thể hiện chủ thớt đang mơ hồ giữa Lossy/lossless và Compress/uncompress, vì lossy chưa chắc đã là file nén.
Lossy là khái niệm bỏ bớt dữ liệu, kiểu tai trâu thì cần gì đến bit rate đến 192k làm gì, ta hạ nó về 44k là đủ.
Compress là khái niệm liên quan đến việc thu nhỏ file để lưu trữ, sau khi đã decompress thì nó trở lại như trước khi nén, file gốc là lossy thì nó là lossy, nó là lossless thì nó là lossless.
hoanien
ĐẠI BÀNG
5 năm
@phuonglv1973 Bac mới là nhầm lẫn đấy. Cả lossless và lossy đều là compress. Khái niệm này dùng chung cho mọi loại file số, không phải chỉ cho âm thanh.
Lossy-vs-Lossless-334x425.png
hoanien
ĐẠI BÀNG
5 năm
@phuonglv1973 https://techdifferences.com/difference-between-lossy-and-lossless-compression.html
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hoanien Trong bài viết chính còn có cả 2 khái niệm Lossless Compressed và Lossless Uncompressed nữa bạn ạ, mà trong bài dẫn của bạn không thấy đề cập đến. Đơn giản là vì khái niệm Compression (Nén) trong bài trích dẫn của bạn được hiểu theo nghĩa rộng, cụ thể là "làm bé chuỗi tín hiệu số bằng mọi cách phục vụ lưu trữ và truyền tải", việc có khả năng giải nén (decompression) hay không không quan trọng. Còn trong bài này là hiểu theo nghĩa hẹp là chắc chắn có khả năng giải nén, hay chính xác là Lossy Compression trong bài viết bạn trích dẫn.
Để mình trình bày một chút hiểu biết của mình về quá trình hình thành các file âm nhạc để các bạn tham khảo:
Bước 1: Số hóa (Digitization), biến chuỗi âm thanh dưới dạng hình sin thành tín hiệu số 0/1. Quá trình này cần 2 thông số, số bit (bit dept) và tần số lấy mẫu (sample rate). Mọi người hay thấy thông số một thiết bị DAC là 32 bit/192kHz chính là 2 thông số này. Tín hiệu này thường được gọi là tín hiệu PCM theo phương pháp điều chế (số hóa). Đây chính là các tín hiệu Lossless.
Bước 2: Lược bỏ thông tin để thu nhỏ kích thước dòng dữ liệu. Đây là quá trình nén Lossy Compression như bài viết bạn hoanien trích dẫn. Nó dựa vào các đặc tính về ngưỡng nghe của tai người, ví dụ tai người chỉ nghe tốt ở khoảng 20Hz đến 20kHZ để bỏ đi các thông tin tần số ngoài khoảng này, cùng các thuật toán liên quan đến khả năng tái tạo sóng sin tính tại các tần số tín hiệu khác nhau,... Tóm lại là bỏ bớt thông tin để thu nhỏ kích thước dữ liệu. Từ dòng thông tin đã được thu nhỏ này, không thể tái tạo lại thông tin trước khi lược bỏ, cho nên nó mới là Lossy.
Bước 3: Lưu trữ: Tín hiệu Lossless (sản phẩm của bước 1) có thể được ghi thẳng lên đĩa CD theo các rãnh hoặc lưu vào các file máy tính theo các khuôn dạng như file WAV, AIF,... Đây chính là các file nhạc được gọi là Uncompressed Lossless. Nếu tín hiệu này được Nén-không-mất-dữ-liệu (khái niệm Lossless Compression như bài viết bạn hoanien trích dẫn), nó sẽ tạo ra file Compressed Lossless như các file đuôi FLAC, ALAC,... Các file này về nguyên tắc có thể giải nén (Decompression) thành dòng dữ liệu chưa nén ban đầu. Tín hiệu Lossy (sản phẩm của bước 2) có thể được ghi ngay ra file thành Uncompressed Lossy, hoặc lại được Nén-không-mất-dữ-liệu (khái niệm Lossless Compression trong bài viết của hoanien) thành Compressed Lossy.
Nói tóm lại, khi nói Lossless Compression/Lossy Compression là khái niệm Compress (nén) hiểu theo nghĩa rộng, chỉ quá trình thu nhỏ dòng dữ liệu nói chung. Còn khái niệm Compressed/Uncompress
ed) trong bài viết chính dùng (cũng như lĩnh vục nhạc số) là chỉ khái niệm có hay không việc Nén-không-mất -dữ-liệu ( Lossless Compression).
king fox
TÍCH CỰC
6 năm
Đọc cmm mà chất hơn bài viết. Kkk
@king fox ae có kiến thức thì nên chia sẻ với nhau, cái nào đúng sai thì mình edit lại, mình biết gì thì chia sẻ trong hiểu biết của mình, nếu ko đúng thì mình sửa thôi chứ làm sao cái j cũng biết hết dc 😁
@vietnew2128 Haha
Demah
CAO CẤP
6 năm
@Knah Ý bác ấy là bác âm thầm sửa chứ cũng không công khai gì với ý kiến đúng kia nữa. Dù gì cũng nên cảm ơn và khích lệ ae chia sẻ chứ bác
@Demah bác nào cm mình cũng rep cả mà
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
Mình vẫn hay tải định dạng FLAC
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cascadeur1987 cái vụ này e cũng chịu, khi e tải chỉ thấy nó hay để định dạng FLAC nên e cứ tải bình thường thôi bác ạ !
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
@TakaVainglory e hay tải lossless thấy định dạng FLAC nhiều nên e nói vậy thôi chơ e có biết nhiều đâu, e dùng tai nghe urbeats mà nghe nhạc 320 kbps nghe cũng thấy hay rồi, tai e không phải tai trâu =))))))
Jacky2207
ĐẠI BÀNG
6 năm
@cascadeur1987 bác dùng Apple Music tải nhạc AAC 256kbps nghe là nhất rồi vì đó là định dạng tốt nhất để nghe trên IP rồi, mà hình như còn tùy dòng máy. các này mình cũng không rõ nữa !
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
5 năm
@cascadeur1987 Về bản chất, AAC là phiên bản kế tiếp của MP3. Viện nghiên cứu Fraunhofer chính là cha đẻ của MP3 và là thành viên chủ chốt xây dựng tiêu chuẩn cho AAC.
Còn OGG là Format Container, tức là nó có thể chứa cả Audio lẫn Video. Nói riêng về Audio, nó có thể chứa voice data (tín hiệu thoại chuẩn Speex), âm thanh thông thường (Vorbis, đây hẳn là định dạng bác muốn nói) hay cả loại Lossless (FLAC, OggPCM (giống như WAV)).

Theo như 1 số trang so sánh thì AAC 256kbps chất lượng tốt hơn MP3 320kbps. Tương tự như vậy với Vorbis. Cá nhân tôi cho rằng AAC 256kbps tương đương với Vorbis 256kbps. Như vậy file 320kbps Vorbis của bác sẽ có chất lượng tốt hơn.

Vấn đề còn lại là thiết bị của bác tương thích/hỗ trợ định dạng nào? tỉ như iPhone thì chỉ hỗ trợ AAC với MP3 thì phải. Trong khi đó Android hỗ trợ cả MP3, AAC với OGG (Vorbis).
FLAC + foobar2000
VO7T
TÍCH CỰC
6 năm
@narutoxboy Cần gì màu mè như vậy, stock chịu khó chỉnh tí cũng trực quan dễ nhìn rồi.

[​IMG]
2018-09-12.png
@PmCanhh http://vforum.vn/diendan/showthread.php?47706-Download-Foobar2000-1-3-4-moi-nhat-Skin-dep-Phan-mem-nghe-nhac-FLAC-hay-nhat
@VO7T 😁 skin nó cũng nhiều, mỗi tội ko đồng bộ thành ra cái xài dc cái ko
bài viết này nếu đăng vào 10 năm trước thì có lẽ sẽ hợp lý hơn
@bcroissant nếu 10 năm trước khi dt chưa chỗ trợ lossless và phần cứng còn yếu thì mình chỉ ghi ngắn gọn là chơi mp3 cho xong chứ viết bài này làm gì 😁
@Knah thời đó người ta ít nghe lossless bằng điện thoại mà nghe bằng máy nghe nhạc bạn à
chắc bạn biết con Sansa Clip+ chứ
thời điểm đó những trang nghe nhạc online ở VN chất lượng vẫn khá tệ nên có khá nhiều trang chia sẻ lossless, kể cả K-Pop
và những trang mình hay vào hồi đó bây giờ die hết rồi
còn bây giờ là thời đại của Music-Streaming, lossless làm gì nữa cho phí thời gian
Mình sưu tầm FLAC, WAV, APE nhưng đều chuyển hết về ALAC 😁.
seek4l0ve
ĐẠI BÀNG
6 năm
không có DRM là ưu điểm đối với người dùng chứ 😁 chỉ có nhược điểm với các nhà phát hành và nhạc sĩ thôi :D bình thường mình vẫn nghe nhạc MP3 và thi thoảng FLAC với 1 số bài mình thích vì thực ra hệ thống nghe nhạc của mình cũng chỉ dừng đến 2.1 thôi :D
vuquan2008
ĐẠI BÀNG
6 năm
@seek4l0ve 2.1 hay 5.1 là một cách hưởng thụ âm thanh/âm nhạc khác bạn ạ.
Âm nhạc thì thường chỉ dùng hệ thống 2 kênh. Còn các hệ thống nhiều kênh hơn thường chỉ dùng để nghe âm thanh đa chiều (từ phim).
Nhiều kênh hay ít kênh không liên quan đến "chất âm" 😃
sao_lai_the
ĐẠI BÀNG
6 năm
@seek4l0ve Đúng, DRM ko thể coi là khuyết điểm đc (đối với người sử dụng) 😃
FLAC cũng có 16 bit, 24 bit, 32 bit, vậy có khác nhau nhiều ko nhỉ. Vì dung lượng thì chúng nó chênh nhau phết
AAC có phải tầm 500kbps ko nhỉ
@PhongVu6263 @Knah Ý mình là. Độ deep bit với kiểu file nhạc có gì khác nhau ko. Bit càng lớn càng chi tiết. Hay file .flac .wav thì càng chi tiết
@pro744 Bit càng lớn càng chi tiết. Theo lý thuyết là thế. Còn ảnh hưởng bởi bộ thu, phần cứng thu nữa bạn. Còn file thì ko quan trọng 😁.
@PhongVu6263 Nếu file ko quan trọng thì sao mình nghe Mp3 nó cứ rè sao đó, nhất giọng người hát. Còn file flac thì ko.
Đó là lý do mình thấy mod chỉ chia file chất lượng mà ko nói độ deep bit
@pro744 Về mặt người dùng thì tên file quan trọng. Nó giống như cái hộp vậy á. Mp3 là cái hộp nhỏ, chứa ít thông tin nên rè và dở. Còn flac thì cái hộp to chứa nhiều thông tin nghe hay. Nếu mình gọi flac là mèo hay chuột thì cái tên có nói lên gì đâu. Mấu chốt là thông tin bên trong ấy
mrqd
TÍCH CỰC
6 năm
Thực sự là nghe ở các máy chuyên nghe nhạc cỡ vài chục triệu trở lên những định dạng mới chiếm vị trí quan trọng, còn nghe qua smartphone tầm đôi chục trở xuống cùng tai nghe kèm máy thực sự khó phân biệt chất lượng định dạng nào cao hơn. Các bạn hãy thử nghe âm nhạc từ các radio với stream mp3 128 hay aac 64, nó cho âm thanh chẳng khác tẹo nào các định dạng kia. Trừ phi nghe qua các thiết bị tôi đề cập ở đầu thì khác xa lắm, nhưng vấn đề là tài chính đáp ứng được với rất ít người. Do vậy khai tử mp3 có lẽ còn cả thập kỉ nữa.
@mrqd 128 và 320 nếu đúng chất lượng thì nghe đã khác rồi b nhé. Không cần tai quá xịn nghe vẫn khác rồi. Do là do tai của bạn nghe không ra thôi.
@mrqd Hehe uqan trọng là mấy bộ DAC hoi bác nhể.
mrqd
TÍCH CỰC
6 năm
@TakaVainglory Bạn hãy thử nghe TuneIn Radio hay Cloud Radio, họ phổ biến phát mp3 128 hay aac 64 chất lượng rất tuyệt. mp3 320 thực sự không hơn hoặc hơn không đáng nhất là mp3 320 từ zing hay nhaccuatui cực tồi, tiếng lỏng và bì kàm hỏng khá nhiều ca khúc, do vậy tôi trung thành với mấy radio trên.
@mrqd Aac là pp nén tiến bộ hơn mp3 69 lần. Bởi vậy radio (internet) ngta còn phát cả 32kbps với chất lượng ko quá tệ.
Aac256 là khá ngon rồi, chả cần cầu kì hơn làm gì. Nếu cần thì lên luôn flac.
Mp3 128 thì so ngang với aac64
với mình wav và flac là đủ xài, đẹp cho 1 cuộc tình, có 1tb chứ mấy, hên là quăng lên mây chứ máy nào chứa cho nổi, xài 4g mà load 1 bài cũng gần cả phút rồi.
còn như mấy bạn tranh luận nén hay không nén, mình nghĩ chỉ khác biệt khi bạn xài file đó cho dàn âm thanh cao cấp, chứ loa nhà, loa tivi, loa laptop thì việc chạy cái file nhạc 40-50mb/ bài đã là giới hạn của cái loa rồi.
riêng về thiết bị di động, đã gọi nó là di động thì tiện lợi mp3 320kb là chuẩn bài, chính vì thế mà nhaccuatui hay zingmp3 mới đặt mức chuẩn vip là nó, tải về cài cắm máy nào cũng nhận cả
riêng bản thân mình thì chỉ copy vào thẻ flac hay wav, cũng 1 tai nghe, cũng 1 điện thoại, nhưng nghe file đó với mp3 128 khác nhau như trời với đất
prince8882
TÍCH CỰC
6 năm
@cyberat cũng giống như bác, em lưu trên máy tính thì cái nào ngon nhất em lưu. còn dùng phone em quăng vào itune rồi cho nó lên 192kbps của AAC là được. bộ nhớ nó cũng giới hạn thôi nên phải chọn lọc. em cũng ít khi nghe bằng phone, chủ yếu là dùng máy tính để làm việc, phone đi xa mới dùng.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019