Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao các hãng xe lại sản xuất nhiều mẫu ô tô trên cùng một nền tảng công nghệ?

Tuannph
11/2/2019 8:12Phản hồi: 38
Tại sao các hãng xe lại sản xuất nhiều mẫu ô tô trên cùng một nền tảng công nghệ?
Chắc anh em vẫn hay nghe đến việc một vài mẫu ô tô trên thị trường được xây dựng trên cùng một nền tảng công nghệ. Không chỉ đơn thuần chia sẻ trong nội bộ một công ty hay tập đoàn, trường hợp nhiều hãng xe hợp tác cùng nhau cũng rất phổ biến. Vậy có phải các nhà sản xuất ô tô chỉ đơn thuần thay đổi thiết kế nội ngoại thất khi làm ra các mẫu xe chia sẻ khung gầm với nhau hay không? Ngoài ra, đằng sau giải pháp giúp tiết kiệm chi phí sản xuất này là những ưu điểm và hạn chế gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Trước hết, nền tảng (platform) mình đang nói đến ở đây là các phần cốt lõi tạo nên một chiếc xe. Chúng bao gồm phần khung sàn (floor pan), hệ truyền động (drivetrain), hệ thống treo (suspension), cấu tạo trục (axles) cũng như là động cơ và hộp số. Từ các cụm chi tiết này, sản xuất sẽ tăng giảm các thông số kích thước, thiết kế và các tính năng trang bị để tạo thành các mẫu xe khác nhau. Việc chia sẻ nền tảng (platform sharing) trong ngành công nghiệp ô tô đã diễn ra từ lâu. Thập niên 1960 tại Mỹ từng có cùng lúc 4 mẫu xe dùng chung khung gầm. Đó là Chevrolet Chevelle, Pontiac LeMans, Buick Special và Oldsmobile Cutlass.

Ngày nay, việc chia sẻ nền tảng không chỉ phổ biến hơn mà còn tiến bộ hơn trước rất nhiều. Thông thường, một nền tảng chỉ có thể tạo nên những mẫu xe gần tương đương nhau về mặt kích thước và cấu hình. Chẳng hạn như từ chiếc hatchback Jazz, Honda thay đổi thiết kế trong và ngoài rồi nâng gầm, trang bị động cơ mạnh hơn để trở thành mẫu crossover HR-V.

4348720_Honda_Jazz_2018_Xe.tinhte.vn-1305.jpg
Về cơ bản, Honda HR-V là một chiếc Jazz gầm cao với động cơ mạnh hơn

Trong khi đó, Volkswagen Group với MQB Platform (Modularer Querbaukasten theo tiếng Đức) được phát triển theo dạng mô-đun có thể linh hoạt thay đổi nhiều yếu tố hơn để tạo ra nhiều mẫu xe đa dạng hơn. Từ xe dùng động cơ xăng-dầu đến xe hybrid, xe cầu trước hay dẫn động 2 cầu, xe có động cơ đặt ngang hay đặt dọc đều có thể dùng nền tảng MQB. Không phải ai cũng biết rằng chiếc sedan phổ thông cỡ vừa Jetta và chiếc SUV cỡ trung Atlas của VW đều cùng xuất phát từ MQB.

Nói xa hơn thì MQB là cả 1 hệ thống khổng lồ để tối ưu việc nghiên cứu và sản xuất xe. VW Group có thể dễ dàng điều chỉnh việc sản xuất khi các nhà máy có dây chuyền MQB luôn sẵn sàng lắp ráp bất kỳ mẫu xe nào của các hãng xe thuộc tập đoàn, miễn là chiếc xe đó nằm trong danh sách MQB. Vì vậy, VW đã hơn 60 tỷ USD để hoàn thiện MQB vào năm 2012 nhằm thay thế cho các nền tảng trước đây là PQ25, PQ35 và PQ46.

Chia_se_nen_tang_khung_gam_Xe_Tinhte_01.jpg
Nền tảng MQB Platform của VW có thể linh hoạt thay đổi các kích thước để tạo ra các mẫu xe khác nhau

Như mình đã nói ban đầu, không chỉ giới hạn trong một công ty hay một tập đoàn mà nhiều hãng xe vẫn thường bắt tay nhau để chia sẻ công nghệ. Thậm chí ngay cả hai hãng xe đối thủ là BMW Group và Daimler AG cách đây chưa lâu đã cho biết đang lên kế hoạch hợp tác để sản xuất BMW 1-Series và Mercedes-Benz A-Class. Tuy nhiên động thái này lại không được đội ngũ kỹ sư của chính BMW và Daimler ủng hộ.

Một trường hợp khác gần đây cũng nhận được không ít ý kiến trái chiều là Toyota Supra thế hệ thứ 5. Chiếc coupe thể thao của Toyota ra mắt với động cơ, khung gầm và nhiều trang bị thừa hưởng từ BMW Z4 2020. Rõ ràng không phải ai cũng thích một chiếc xe BMW mang logo của hãng xe khác hoặc ngược lại, dù rằng cả 2 trường hợp vừa kể đều ít nhiều mang đến lợi ích kinh tế cho hãng xe xứ Bavaria.

Không chỉ là một giải pháp tiết kiệm của các nhà sản xuất giàu kinh nghiệm, chia sẻ nền tảng và công nghệ còn là chìa khóa để các hãng xe non trẻ phát triển. Ngay chính tại Việt Nam, anh em đã và đang chứng kiến 2 mẫu ô tô VinFast LUX A2.0 và SA2.0 được xây dựng trên khung gầm, động cơ từ xe BMW. Cụ thể là khung gầm và động cơ từ BMW 5-Series F10 và X5 F15 (cũ hơn 1 thế hệ so với 5-Series và X5 hiện tại). Chi tiết về cách VinFast sử dụng động cơ tăng áp mã N20 của BMW anh em có thể xem lại tại đây. Chỉ trong vòng khoảng 2 năm tính từ lúc khởi công nhà máy sản xuất thì 3 mẫu xe vừa kể của VinFast đã chuẩn bị được bán thương mại, một tốc độ nhanh chóng mặt.

4495267_Xe_VinFast_Xe.tinhte.vn-8057.jpg

Tất nhiên không phải lúc nào việc dùng chung một công nghệ hay nền tảng giữa các hãng xe cũng thuận buồm xuôi gió. Ví dụ điển hình nhất về rủi ro và thiệt hại cho trường hợp này chính là túi khí Takata. Trong vài năm qua, hàng triệu chiếc xe đã phải triệu hồi trên khắp thế giới để khắc phục lỗi nguy hiểm ở cụm bơm khí nén. Một bộ phận bị lỗi được sản xuất và sử dụng càng nhiều thì chi phí thu hồi, khắc phục lại càng lớn.

Bên cạnh đó, những quy định và luật lệ khác nhau ở từng quốc gia hay khu vực cũng đang cản trở mục tiêu sử dụng một nền tảng sản xuất cho toàn cầu của các hãng xe. Chẳng hạn như màn hình trung tâm quá khổ của Tesla Model 3 được chấp thuận tại Mỹ nhưng lại không đáp ứng được các yêu cầu an toàn ở châu Âu. Thế là Tesla phải điều chỉnh lại trang bị này nhỏ hơn để có thể bán Model 3 ở một vài quốc gia tại châu Âu.

Quảng cáo


4554770_Tesla_Model_3_Xe.tinhte.vn-9287.jpg
Màn hình trung tâm của Tesla Model 3 tại Mỹ quá khổ so với quy định tại châu Âu

Dù sao đi nữa, các nhà sản xuất vẫn đang tiếp tục nỗ lực để tối ưu việc chia sẻ và sử dụng chung nền tảng công nghệ trong sản xuất. Bởi lẽ đây cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí và cạnh tranh trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại. Bằng chứng là VW Group đang bắt đầu sử dụng một nền tảng mới dành riêng cho các mẫu xe điện có tên MEB Platform (Modularer Elektrobaukasten), và cái tên đầu tiên được thương mại hóa với MEB là chiếc SUV chạy điện Audi e-tron.

Chia_se_nen_tang_khung_gam_Xe_Tinhte_02.jpg Nền tảng xe điện MEB Platform của VW Group

Tham khảo: Autoblog
Ảnh minh họa: VW
38 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tiết kiệm chi phí vẫn là yếu tố hàng đầu.
Bộ xương giống nhau còn đâu thêm thịt vào để cho ra anh gầy, anh béo, anh đẹp trai, chị xinh gái.....
@tranvutruong Nó bán bản quyền thiết kế ra tiền đó. Thay vì chỉ phục vụ riêng cho nó.
@tranvutruong Đúng bác...tiết kiệm chi phí giá thành đàu vào mới tạo ra sản phẩm cạnh tranh...đến đại đa số ng tiêu dùng...thía mới giảm khấu hao tài sản ban đầu...
Congcu
CAO CẤP
5 năm
Tất cả cùng làm từ đầu thì cùng thiệt hại, chi bằng ta bắt tay nhau để giảm giá thành, hấp dẫn khách hàng, mà lợi nhuận lại không hề thay đổi, có khi tăng lên vì khi Giá thành thấp đi, số lượng sản phẩn bán đc tăng lên mà.
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@daigiahungyen Đôi khi "làm giá" cũng thuận lợi hơn nhiều =)))
write dung
TÍCH CỰC
5 năm
Mình nghĩ là chi phí, thời gian thiết kế, quan trọng nhất là test & đăng ký mới tốn tiền. Vì vậy xe mới có số khung và số máy 😁 chứng tỏ khung trên xe cũng rắc rối
@write dung Vì chưa hồi vốn nên thay màu sơn rồi tuồng ra bán tiếp ,
Sang năm chỉnh nâng cấp nhẹ rồi bán tiếp
Cứ vậy cho đến khi ra mổ xẻ ăn cắp học chiêu được động cơ xe đối thủ thì áp dụng vào xe mình
johnny8384
TÍCH CỰC
5 năm
Hình như Ford ranger và Mazda bt50, Nissan Navara và Isuzu Dmax xài chung khung gầm đúng không ta?
@johnny8384 Mazda mượn khung gầm và động cơ của Ford Ranger để làm BT-50 đó bạn. Còn Navara với D-MAX không liên quan gì nhau cả 😁
quang577
TÍCH CỰC
5 năm
@Tuannph Tưởng đâu Mazda có lịch sử hợp tác thiết kế cho ford lâu lắm rồi nhỉ. Hoặc ngược lại. Từ hồi ối zồi ôi mình đã đọc cái đó rồi.
trieuluu
TÍCH CỰC
5 năm
chung nền tảng gì gì đó cũng đc , nhưng tất cả đều có video crashtest và lấy đó làm điểm mạnh để quảng cáo trước khi bán ra thị trường , ai như thằng láo "bất động sản" chưa có cm gì mà dám cho đặt mua mới vl . có cảm giác như tinhte viết bài này để dọn đường cho tụi làm láo đó
bahuy77
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lee Iaccoca - ông trùm kinh doanh xe hơi Mỹ có nói " không một hãng xe hơi nào làm ra một chiếc xe hoàn toàn mới" mọi chiếc xe sản xuất đưa ra thị trường đều "chế biến" một phần chiếc xe đã có trước đó và thêm một số cái mới vào... Mình nhận thấy cách làm này không riêng cho xe hơi mà luôn cả xe gắn máy.
Chính vì vậy khi xe bị hỏng bộ phận nào đó thì người thợ tư vấn có thể lấy linh kiện từ chiếc A hay chiếc B nào đó thế vào!
Có thể nói nó giống như là " hệ sinh thái" công nghiệp sản xuất!
vn_soft
CAO CẤP
5 năm
Tóm tắt: modul hoá và dùng chung để giảm giá thành
ntanhvn01
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thực sự đọc bài viết thấy nó nhạt, nhàm và hời hợt.
Nói thật mất lòng 😃
tan9639
TÍCH CỰC
5 năm
@ntanhvn01 Đây chỉ là 1 bài viết giải thích ngắn gọn thôi, tinhte chứ có phải otofun hay diễn đàn cho kỹ sư đâu bro.
Bạn biết thì chia sẻ thêm đi, thiết kế ra chức năng cmt là để thế mà.
linhtun89
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết sơ sài và cố lôi 1 sản phẩm nào đó vào để đánh đồng.
Để tiết kiệm chi phí
Tóm tắt cho ai lười đọc: xe Vinfast dùng động cơ và khung gầm BMW !
Nksduy
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cá nhân mình thấy bài viết chưa tốt. Lại cố lôi cái Vinfast vào một cách không cần thiết. Còn nói thẳng ra là viết vớ viết vẩn.
Nếu thực sự bàn về xe và khung gầm thì hãy viết tại sao VW Touareg, Audi Q7, Porsche Cayenne, và cả Lamborghini Urus, tất cả đều chung một khung gầm mà cảm giác lái lại khác nhau, mức giá khác nhau, êm ái và ổn định thân xe khác nhau. Lôi cái thằng Vinfast chưa một ai kiểm nghiệm và đi mua khung gầm ra làm ví dụ để làm cái m* gì.
tan9639
TÍCH CỰC
5 năm
@Nksduy Trong bài nêu ra cả chục mẫu xe chứ có phải mỗi Vinfast đâu ?
Mà lấy ví dụ vinfast cũng hợp lý mà, mẫu xe gần như ai cũng biết và còn biết rất rõ. Mấy mẫu bạn nói có khi nhiều người chưa nghe tới bao giờ =))))
Nksduy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tan9639 "Gần như ai cũng biết và biết rất rõ" ???!!! Bạn biết gì về xe của Vinfast ? Nó lái như thế nào?
Thứ nhất: một bài viết về khung gầm sẽ hướng đến ai? Nhất là nói về việc chia sẻ khung gầm hay nền tảng khung gầm của một hay nhiều hãng?
Thứ hai: Nếu đã quan tâm tới khung gầm tới máy móc mà không biết những chiếc xe tôi nói thì cá nhân tôi cho là vô lý.
Thứ ba: dù có là người biết tất cả những chiếc kia chạy thế nào thì chắc chắn cũng ko dám to mồm nói là biết xe Vinfast nhé. Vì có đâu mà lái =))
Cuối cùng: Tôi nói bài viết này tệ vì nêu ra vấn đề chuyên môn xong viết hời hợt không tới nơi tới chốn. Bạn đọc xong có thấy nó giải quyết cái vấn đề gì rõ ràng không?
tan9639
TÍCH CỰC
5 năm
@Nksduy 1. Bạn nên đọc lại tiêu đề, bài viết là "nền tảng CÔNG NGHỆ". Nhắc lại một chút phòng khi bạn quên, diễn đàn tinhte là diễn đàn công nghệ.
2. Dựa vào tiêu đề, thì mình cho là người đọc bài này quan tâm tới công nghệ trong lãnh vực xe. Và mình ko thấy bất cứ cái gì gọi là tiêu chuẩn hiểu biết đối với chủ đề này của tinhte cả, mọi thông tin đều có thể là mới với bất kì ai trong đây.
3. Tôi tin là hỏi bất kì ai nnoài đường xem họ có biết oto là gì ko, họ sẽ trả lời là có, mặc dù họ có thể hoàn toàn chưa lái bất kì cái xe oto nào. Định nghĩa từ biết của bạn có vẻ khác với mọi người nhỉ =))
Dưa vào comment bạn đọc và đặc biệt là 1st comment. Tôi nghĩ mọi người đều hiểu bài này viết về cái gì.
Nksduy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tan9639 Thôi được rồi. Đây là link bài viết gốc mà người viết đã dịch lại một phần và thêm Vinfast vào. Bạn có thể đọc và xem họ nói cả về việc 2 chiếc xe ở 2 phân hạng khác nhau dù chung khung gầm nhưng khác nhau ở đâu để tạo nên sự phân hạng. Ít nhất thì họ không đưa một chiếc xe trên giấy vào lộ liễu như thế.
https://www.autoblog.com/2019/01/19/platform-sharing-why-build-multiple-models-same-chassis/
tan9639
TÍCH CỰC
5 năm
@Nksduy Vâng, thế trong bài viết bạn đưa, mình thấy họ đề cập hoàn vấn đề y chang mod. Mình chả thấy chỗ nào là mô tả như bạn muốn cả ? Gói gọn trong từ "options" khi họ so sánh chữa Tahoe và Escalede.
Thôi tóm lại thế này cho khỏi dài dòng, chủ đề bài viết giải thích vì sao sử dụng chung nền tảng chứ ko phải phân tích chi tiết khác biệt giữa các mẫu xe dùng chung khung gầm. Vinfast là mẫu xe gần nhất ngay tại VN tại sao ko thể làm ví dụ mà lấy mấy con xe thậm chí còn chẳng bán chính hãng ở VN. Về chất lượng, chi tiết xe, hay lái ntn thì rõ ràng đó ko nằm trong chủ đề bài viết này, thậm chí chính bài gốc bạn đưa họ cũng chẳng đề cập tới.
Những chú không hiểu thì cứ vào phán copy nhái...
Vinfast không có dùng khung gầm BMW đâu, toàn bốc phét đấy. Cứ chờ rồi sẽ thấy. :rolleyes:
Applenick
TÍCH CỰC
5 năm
Phục vụ mà...cái gì có thể làm ra tiền thì làm thôi ! Nhu cầu của con người nó đa dạng thì phục vụ cũng phải đa dạng thui !
tối ưu chi phí

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019