Phase (pha) - khái niệm rất quan trọng trong âm thanh, ai cũng nghe mà không phải ai cũng rõ

AudioPsycho
19/2/2019 16:21Phản hồi: 51
Phase (pha) - khái niệm rất quan trọng trong âm thanh, ai cũng nghe mà không phải ai cũng rõ
Khái niệm Phase dùng để biểu thị cho 1 điểm cụ thể trong chu kỳ của dạng sóng, được tính bằng số đo góc theo đơn vị độ. Thường thì nó không thể nghe thấy được trong sóng đơn (tuy nhiên có thể nghe thấy nếu sử dụng các sóng có tần số cực thấp để đo đạc). Phase là yếu tố rất quan trọng trong sự tương tác giữa các sóng đơn với nhau, dù đó là sóng âm hay sóng điện.

ezgif.com-video-to-gif.gif

Đối với mình, điều chỉnh tiêu tán trong phòng, thiết kế loa, mạch phân tần của loa quan trọng hơn cả 3 dải âm thanh mà mọi người vẫn hay đánh giá, bàn tán là bass,mid và treble, vì một hệ thống có phase hài hòa, không gian và thời gian của bản thu sẽ trở nên rất thực, mạnh mẽ, sống động, cấu trúc nhạc cụ và lớp lang được phô diễn tốt, và hiển nhiên, các thiết bị âm thanh nào mà có sự hoàn thiện tốt về phase thường là nghe hay cả 😁

tinhte-phase-5.gif

Đây là ví dụ để theo dõi sóng sin bằng biểu đồ bán kính của bánh xoay, biểu thị bởi trục y và trục x tương ứng với điểm xoay của bánh xoay. Biên độ tương đối của dạng sóng được đặt trong khoảng +1 đến -1 để có thể quan sát trực quan hơn. Để đo góc Phase, chúng ta sử dụng điểm tham chiếu từ bên phải với góc 0º và biên độ tương đối là 0. Khi bánh xoay xoay ngược chiều kim đồng hồ thì sóng sin sẽ đạt biên độ dương cực đại ở 90º so với khi bắt đầu, giá trị biên độ tương đối lúc này là +1. Ở 180º từ điểm bắt đầu, biên độ của sóng sin trở về 0. Ở 270º, sóng sin đạt biên độ âm cực đại là -1 và tiếp tục trở về 0 khi trở về điểm bắt đầu ở 360º (hay 0º).

tinhte-phase-2.gif

Khi các dạng sóng có phase giống nhau và khác nhau kết hợp lại, chúng giao thoa với nhau đồng thời biên độ lúc đó cũng được cộng lại để tạo ra dạng sóng mới. Đây là quá trình khá đơn giản và có thể tính toán được dễ dàng với sóng điện, tuy nhiên với sóng âm thì phức tạp hơn. Các sóng có phase khác nhau, mỗi phần nhỏ tương ứng với thời gian giữa các khoảng cực đại sẽ là độ lệch phase và chúng cũng được biểu thị bằng độ, như trên với sóng sin và cos. Hai sóng âm có cùng tần số và phase sẽ kết hợp với nhau và tạo ra âm thanh có biên độ lớn hơn, hay còn gọi là giao thoa tăng cường.

tinhte-phase-3.gif
Hai sóng giống nhau nhưng lệch phase 180º sẽ triệt tiêu nhau hoàn toàn, gọi là hủy pha hay giao thoa triệt tiêu.


tinhte-phase-4.gif

Thường thì sẽ luôn xuất hiện đồng thời cả giao thoa tăng cường và giao thoa triệt tiêu như được biểu thị trong hình dưới đây. Cần lưu ý rằng kết quả cuối cùng sẽ cho ra 1 sóng dạng sin có biên độ lớn hơn so với 2 sóng tạo ra nó, tuy nhiên hơi lệch phase 1 chút.

Trong môi trường âm thanh thực tế, hiện tượng giao thoa tăng cường và giao thoa triệt tiêu sẽ xảy ra liên tục do ảnh hưởng từ yếu tố âm học của phòng nghe hay các yếu tố khách quan khác. Sự giao thoa của nguồn âm thanh phát ra với sóng phản xạ sẽ tạo ra sóng đứng, do đó đôi khi chỉ cần 1 chút thay đổi cũng đủ làm biến đổi hoàn toàn đặc tính có sẵn của âm thanh. Điều này là vì mối tương quan giữa hệ số phase của nguồn phát và sóng phản xạ bị thay đổi. Ví dụ như khi thu âm, các micro nếu được đặt không đúng cách cũng sẽ sinh ra hiện tượng giao thoa triệt tiêu ở 1 số tần số nhất định. Loa đặt trong phòng nghe nếu rớt vào các vị trí null point hoặc đấu ngược phase của 2 đầu dây loa thì chúng cũng sẽ tạo ra các hiện tượng mất cân bằng như mất bass, trung âm không tập trung, treble bay loạn xạ.

tinhte-phase-5.gif

Giả sử có 2 âm thanh với khác biệt nhỏ về tần số, như 2 âm piano cùng cao độ chẳng hạn, thì vẫn có thể được xem là 1 âm duy nhất. Tuy nhiên khi sóng âm truyền đi xa hơn chúng sẽ bắt đầu lệch phase với nhau, cùng lúc tạo ra giao thoa tăng cường và giao thoa triệt tiêu, hợp thành 1 xung biên độ. Xung này được gọi là nhịp (beat) và tốc độ của nó, hay tần số nhịp, chính là sự khác biệt về tần số. Một âm đàn ở 440Hz và âm kia ở 441Hz sẽ tạo ra xung tần 1 lần mỗi giây.

tinhte-phase-1.jpg

Quảng cáo


Bạn có thể sử dụng ví dụ flash dưới đây để tạo nhịp tham khảo. Thử bật sóng 440Hz sau đó bật sóng 441Hz để tạo ra nhịp 1Hz (nhớ canh theo chu kỳ 1 giây), tương tự với sóng 440Hz và 442Hz để tạo ra nhịp 2Hz. Hãy thử kích hoạt cả 3 sóng để xem điều gì xảy ra nhé?

(thêm flash trong http://www.indiana.edu/~emusic/etext/acoustics/chapter1_phase3.shtml)

Nguồn indiana.edu
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ring
ĐẠI BÀNG
4 năm
Lol giao thoa triệt tiêu chính là nguyên lý của tai nghe chống ồn chủ động.
Autumn19
ĐẠI BÀNG
4 năm
Vụ này từ chối hiểu 🤣🤣
@Autumn19 Bài viết hơi sa vào giải thích khoa học cơ bản một cách rối rắm. Trong khi phần kết quả của nó là ứng dụng, ảnh hưởng ra sao thì lại đề cập lướt qua.
@hackieuhay Vãi cả “phúc” nhau 😂😂😂
Tóm lại phải làm sao để nghe hay hơn 😁
@cuocdoituoidep Làm gì làm cũng phải có nhiều tiền trước đã. Loa đắt chưa chắc đã hay nhưng loa hay thường đắt 😃
Vẫn chưa hiểu lắm. Ai tóm lại dễ hiểu giúp em với
tmtuan1987
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thôi cho e xin, e đọc đc vài dòng là thấy mình ko tiếp thu đc cái này
Jos AT
TÍCH CỰC
4 năm
Hồi xưa học môn tín hiệu hệ thống có đụng cái này mà giờ quên hết trơn
secretman67
ĐẠI BÀNG
4 năm
Vẫn quá khó để hiểu cho người gà mờ như mình
Loa sub có cái gạt phase 0 và 180. Chả khác biệt gì nhau
@mercury_beta Bác chuyên mảng âm thanh lớn ngoài trời, phòng chiếu phim hả
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Bùi Thắng 92 theo hiểu biết của em thì âm thanh pro chia làm các mảng sau:
- Home (âm thanh gia đình nhưng chuyên nghiệp): cái này người chơi ko cần kiến thức chuyên sâu lắm, chủ yếu là thử nghiệm/trải nghiệm thấy cái nào nghe hay, mùi nào nghe phê và đủ túi tiền là chiến thôi. Mảng này có cả phim cho gia đình nữa với chuẩn âm thanh Dolby Atmos luôn rồi. Bác nào tìm hiểu sâu sẽ thấy nó khá phức tạp chứ ko đơn giản.
- Installation (lắp đặt cố định): bao gồm âm thanh cho các quán cafe, bar, beer club, thánh đường, hội trường hội thảo, rạp phim, nhà hát, nhà thi đấu, sân vận động, nhà hàng, khách sạn, smart home. Thường thì mảng này hay đi kèm với mảng tiêu/tán/cách âm luôn.
- Live sound (âm thanh biểu diễn), quy mô nhỏ, vừa, lớn đến siêu lớn như concert.

Em hiện tại thì mảng home là không làm thôi. Công việc chính là chỉnh âm thanh live sound, nhưng installation cũng phải biết luôn bác ạ. Team em hay làm mấy show như Ravolution hay là Armin Van Buuren. Âm thanh của live khác home nhiều lắm, nhất là mức dB áp lực vào tai người nghe. Sub vì thế cũng siêu khó, vì đứng gần sub quá nó chưa cộng hưởng được thì nghe tệ, đứng đúng điểm cộng hưởng thì nghe phê, nhưng đứng xa lại bị mất năng lượng nghe nó như quạt vào tai thôi. 1 show em làm thường 200 cái loa là bình thường. Cho nên hãng Rel em chịu bác ạ, vì nghe ở nhà thì em toàn nghe Studio monitor nghèo nghèo là M-Audio DSM2 kèm sub KRK S8 thôi.
Tặng bác tấm hình team em làm show Armin Van Buuren cơ mà nhìn background hơi gớm.
41425653_10155561237811283_8507780968663220224_o.jpg
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thaituanngoc Bác xem hình em vẽ cho dễ hình dung nhé.
Hình 1 là 2 sóng âm thanh xanh đỏ khác thời điểm bắt đầu -> phase.
Hình 2 thì nó là cùng 1 sóng, nhưng màu xanh là bị flip/shift 180 độ.
Tùy cách bác đặt sub, nếu mặt loa hướng về phía bác thì để 0, còn nếu bác đặt mặt loa hướng ngược lại thì để 180.
Edit thêm: nếu bác để loa hướng mặt về phía bác, mà bật 180 độ lên nghe thấy phê hơn thì chắc phòng bác nhỏ quá hoặc bác để sub sát tường quá, sóng âm ngược phase với âm gốc nó dội vào tường xong rồi đi ra kết hợp với sóng âm gốc tạo nên sự cộng hưởng, nên nghe phê hơn/mạnh hơn thôi.
hinh 1.png
hinh 2.png
@mercury_beta Rất hay, cảm ơn chia sẻ của bạn
rối rắm
Ngoài không gian nó có yên tĩnh không? (Dùng máy đo, chứ không ai dùng tai mà nghe được những âm rất nhỏ, và cả yếu tố áp suất nên phải mặc đồ bảo hộ).


•| Sent from ĐIÊN-DÂM-NHẠT-1986 using BlackXàmBerry Athena Tàu |•
@A to Z Nhìn cái chữ kí này ở đâu là cười không nhặt được mồm
@Bùi Thắng 92 Ban đầu cũng có vài người làm nhái theo chữ ký cho na ná giống CRAZYSEXYCOL1981... lúc đó mình cũng cũng cười liên tục. làm để chọc ghẹo ông hay bình luận đầu tiên nói những lời vô nghĩa, những điều hiển nhiên mà ai cũng biết, lại thêm chữ ký dài ngoằng chẳng tác dụng gì 😃

•| Sent from ĐIÊN-DÂM-NHẠT-1986 using BlackXàmBerry Athena Tàu |•
@A to Z Mình block cha này cách đây 1 năm rồi. Cực ghét luôn
slbadguy
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe nhạc mà phải học từa lưa thấy mệt quá nhỉ, mình tai trâu nghe hay là ok rồi
bauman
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nghe thì tưởng phức tạp, đúc kết lại thì là hiện tượng giao thoa sóng thôi
tgiang1102
TÍCH CỰC
4 năm
Nhà mình có dàn 5.1 cổ..1 center 30w,+2mid 60w x2,+2 sourx20w+sub 200w khi xem phim không cảm nhận được giũa phase 0 với 180.
Khi nghe nhạc thì mình thấy phase 0 bass trải đều phòng,ngồi gần sub nghe thấy hướng tiếng bass sub để ở đâu,nhưng khi để 180 thì tiếng bass dồn hẳn về phía trước 2 cái loa mid bên tivi..và không xác định được sub để ở đâu,tiếng bass mạnh hơn hẳn giống như nghe bằng ngực.
Có ai biết tại sao mở tầm hộ mình cái.
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tgiang1102 Phase là khái niệm chỉ sự so sánh 2 điểm/thứ/sóng...khác "thời điểm bắt đầu" - starting point. Bạn có để phase 0 hay 180 thì amplitude của sóng âm nó vẫn vậy, do khoảng cách nghe, tần số âm thanh nên tùy vị trí bạn mới có thể nghe dc "mạnh" hay yếu. Nếu loa sub mà có lỗ phía sau hoặc thùng loa âm học ko tốt, mà bạn để sát tường thì dễ cộng hưởng/triệt tiêu.
freestyle.89
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tgiang1102 vậy là bác biết cảm nhận âm thanh, pha 0 nó sẽ tỏa ra 4 hướng cho phòng vuông và bác set âm thanh đặt giữa nghe đã, còn nhà bác hình hộp và chỉ thích nghe nhạc một chỗ với uy lực bass đập thẳng thì bật pha 180 nó dội thẳng và ko tỏa đều 😃
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@freestyle.89 ah, với low frequency thì âm thanh là vô hướng nhé bác, nên nó sẽ tỏa hình cầu. Còn từ tầm 800hz trở lên (cái này em không chắc, còn tùy theo nhà sản xuất) thì bắt đầu có tính định hướng. Pha 0 hay 180 hay lệch 15 độ cũng không có ảnh hưởng nhiều đến tính định hướng của âm thanh.
Tùy cấu tạo thùng loa sub, mà khi bác gạt 0/180, âm thanh nó cộng hưởng theo kiểu gì. Bác đặt sub sát tường hay trong góc, sub của bác có lỗ thoát hay không và lỗ nằm đâu. Thông thường có nút 0/180 thì lỗ thông hơi sẽ nằm phía sau của mặt loa.
Chưa kể do nguồn nhạc của bác, nếu chỉ 2.0 bình thường thì phải dò tìm nguyên nhân xem dàn hardware của bác có vấn đề gì hay mình chưa hiểu nó. Nếu 5.1 thì sẽ không ảnh hưởng mấy loa khác chứ.
canchibi
ĐẠI BÀNG
4 năm
tải smaart v8 về đô đồng pha là xong
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@canchibi làm sao bác canh pha low-freq với mid-freq và high-freq bằng smaart v8? find delay trước? Em không nghĩ vậy 😃
canchibi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@mercury_beta à đo đạc thôi bác, còn cần nhiều đồ nghề RTA lắm
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
@canchibi smaart đo đại thì em thấy không ổn hen.
Còn đồ RTA thì đơn giản, ai cũng có thể mua được thôi. Quan trọng là hiểu phase là gì, tại sao lại có, tầm quan trọng của nó, và ứng dụng thực tế trong home/live, thậm chí là đo phase cho tai nghe CIEM bác ạ.
mercury_beta
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thêm ít hình về phase cho ace tham khảo
PSW_Phase_Time_New_Figure_1 2.PNG
PSW_Phase_Time_New_Figure_4 2.PNG
PSW_Phase_Time_New_Figure_5 2.PNG
từ "Phase" đọc sẽ lái lái là "phây" chứ làm gì phải "pha" nhỉ
@taudayma Pha là đọc theo kiểu tiếng việt.
web tèo rồi 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019