Đây là câu hỏi mà mình được khá nhiều anh em hỏi trên Tinh tế, trên Facebook cũng như ngoài đời. Tuy nhiên hai thằng này có nhiều sự khác biệt về cách chơi, và nếu không nắm rõ cách hoạt động của 2 thể loại này thì bạn sẽ mua nhầm, phí tiền. Để mình giải thích kĩ hơn cho anh em trong bài này nhé.
Về cơ bản, Google Home là cả một hệ sinh thái, và những chiếc loa Google Home, Google Home Mini hay Google Home Max cũng chỉ là một thiết bị trong hệ sinh thái đó mà thôi. Server điều khiển các thiết bị của anh em lúc này nằm trên Google (là cái "máy chủ Google Home" trong hình dưới), không nằm trong nhà anh em.
Các loa Google Home lúc này cũng có vai trò giống như app Home trên điện thoại, chúng ta dùng chúng để gửi lệnh mong muốn lên server Google, sau đó server sẽ điều khiển các món đồ gia dụng theo cái bạn đã yêu cầu. Tóm lại: Server là người đóng vai trò điều khiển, không phải app của bạn hay loa Home.
Điều tương tự cũng áp dụng cho hệ sinh thái của Amazon Alexa hay Philips hay Xiaomi. "Bộ não" của căn nhà thông minh không nằm trong nhà, vậy nên bạn có thể điều khiển từ xa ngay cả khi không có mặt trong căn hộ của mình. Mà cũng chính vì vậy nên khi đứt cáp hay mạng nhà anh em bị cắt thì những món đồ smarthome không thể liên lạc được với server, kéo theo đó là anh em cũng không thể điều khiển được chúng.
Còn Raspberry Pi 3 khi chạy hệ thống Home Assistant thì nó chỉ đơn giản là một cái máy tính, nó nằm trong nhà anh em với vai trò là trung tâm điều khiển các thiết bị smarthome. Nó chính là cái máy chủ, là bộ não của căn nhà thay cho server của Google, của Amazon hay của Xiaomi.
Như bạn có thể thấy ở sơ đồ trên, khi dùng Rapsberry Pi và Home Assistant thì bạn chỉ cần mạng nội bộ là được, những thiết bị gia dụng của bạn khi đó sẽ được điểu khiển qua mạng LAN. Đây cũng là lý do vì sao khi add các thiết bị vào Home Assistant, bạn phải kích hoạt chế độ Control over LAN thông qua các app của nhà sản xuất, ví dụ như mấy bóng Yeelight hay các món đồ Xiaomi chẳng hạn.
Hệ thống nhà thông minh khi đó chỉ cần đi ra Internet khi bạn bật các chế độ tích hợp với Google Home, Alexa hay khi cần điều khiển từ bên ngoài căn nhà mà thôi. Những thứ này hoàn toàn không bắt buộc, thích thì anh em bật lên không thì thôi.
Giải pháp Home Assistant sẽ rất phù hợp cho anh em nào không muốn dữ liệu của mình bị gửi ra ngoài thế giới. Bù lại anh em sẽ phải tự setup hệ thống, tự cài server (tức là con Raspberry Pi) cũng như tốn thêm chi phí mua con Pi này.
Hi vọng bài này giúp giải tỏa các thắc mắc của anh em mới chơi smarthome.
Về cơ bản, Google Home là cả một hệ sinh thái, và những chiếc loa Google Home, Google Home Mini hay Google Home Max cũng chỉ là một thiết bị trong hệ sinh thái đó mà thôi. Server điều khiển các thiết bị của anh em lúc này nằm trên Google (là cái "máy chủ Google Home" trong hình dưới), không nằm trong nhà anh em.

Điều tương tự cũng áp dụng cho hệ sinh thái của Amazon Alexa hay Philips hay Xiaomi. "Bộ não" của căn nhà thông minh không nằm trong nhà, vậy nên bạn có thể điều khiển từ xa ngay cả khi không có mặt trong căn hộ của mình. Mà cũng chính vì vậy nên khi đứt cáp hay mạng nhà anh em bị cắt thì những món đồ smarthome không thể liên lạc được với server, kéo theo đó là anh em cũng không thể điều khiển được chúng.
Còn Raspberry Pi 3 khi chạy hệ thống Home Assistant thì nó chỉ đơn giản là một cái máy tính, nó nằm trong nhà anh em với vai trò là trung tâm điều khiển các thiết bị smarthome. Nó chính là cái máy chủ, là bộ não của căn nhà thay cho server của Google, của Amazon hay của Xiaomi.

Hệ thống nhà thông minh khi đó chỉ cần đi ra Internet khi bạn bật các chế độ tích hợp với Google Home, Alexa hay khi cần điều khiển từ bên ngoài căn nhà mà thôi. Những thứ này hoàn toàn không bắt buộc, thích thì anh em bật lên không thì thôi.
Giải pháp Home Assistant sẽ rất phù hợp cho anh em nào không muốn dữ liệu của mình bị gửi ra ngoài thế giới. Bù lại anh em sẽ phải tự setup hệ thống, tự cài server (tức là con Raspberry Pi) cũng như tốn thêm chi phí mua con Pi này.
Hi vọng bài này giúp giải tỏa các thắc mắc của anh em mới chơi smarthome.