Các nhà khoa học cho rằng họ đã giải mã được ý nghĩa của tượng đá trên đảo Phục Sinh!

bk9sw
22/3/2019 9:44Phản hồi: 69
Các nhà khoa học cho rằng họ đã giải mã được ý nghĩa của tượng đá trên đảo Phục Sinh!
Đảo phục sinh (Easter Island) hay Rapa Nui tiếng địa phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng với những bức tượng khổng lồ hình đầu người, gọi là "moai" được xây dựng bởi những cư dân đầu tiên từ 800 năm trước. Từ lâu các học giả đã tìm cách giải mã bí ẩn của moai: làm cách nào cư dân cổ xưa có thể chạm khắc và di chuyển những bức tượng nặng đến 92 tấn và tại sao chúng lại được đặt tại những vị trí nhất định, ý nghĩa của chúng là gì? Đến hôm nay, các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã có được câu trả lời: chúng được dùng để đánh dấu nơi có nguồn nước ngọt.

Moai.jpg
Nhà nhân chủng học Carl Lipo đến từ đại học Birmingham là người đã dành nhiều năm nghiên cứu về các bức tượng tại đảo Phục Sinh. Ông nói các moai thường được gắn trên phần nền (đế) gọi là "ahu". Hiện tại trên đảo Phục Sinh, bạn có thể bắt gặp những ahu không có moai và ngược lại có moai mà không có ahu, nhất là dọc theo các con đường dẫn tới ahu. Ông cho rằng chúng có lẽ đã được vận chuyển nhưng không bao giờ tới được đích, từ đó dẫn đến việc "cái có cái không".

Moai 1.jpg
Vào năm 2012, Lipo cùng Terry Hunt - một nhà nghiên cứu đến từ đại học Arizona đã phát hiện ra rằng người ta có thể vận chuyển một bức tượng moai cao 10 ft (3 m), nặng 5 tấn đi vài trăm mét chỉ với 18 người và 3 sợi dây thừng cỡ lớn lợi dụng một dạng chuyển động rung lắc qua lại.

Moai 2.jpg
Hồi năm ngoái, Lipo cũng đã đề xuất một giả thuyết về cách cư dân sống trên đảo khi xưa đặt những chiếc mũ bằng đá đỏ lên đầu một số tượng moai. Họ đã dùng dây thừng kéo những chiếc mũ nặng 13 tấn này lên một con dốc để đặt vào đầu tượng.

Giờ đây, Lipo cùng các cộng sự đã chuyển hướng nghiên cứu sang ý nghĩa vị trí đặt các bức tượng cũng như phần đế. Nếu như chúng mang ý nghĩa tượng trương hay một dạng nghi lễ thì người ta hẳn sẽ phải đặt chúng tại những nơi nổi bật hơn như trên đỉnh đồi để mọi người có thể nhìn thấy. Thế nhưng các moai và ahu lại nằm dọc bờ biển và chúng không được phân bố đều. Hơn 20 năm nghiên cứu thực địa, Lipo nhận thấy có những địa điểm mà ông cho là rất lý tưởng để đặt phần đế ahu nhưng thực tế lại không có ahu nào tại nơi ông chọn. Vậy nên phải có một lý do nào nào đó khác khiến những cư dân đầu tiên trên đảo chọn những khu vực nhất định để đặt những bức tượng khổng lồ này.


Khi làm việc với một nhà thủy văn tại Hawaii, Lipo nhận thấy nguồn nước ngọt là tài nguyên giá trị nhất trên một hòn đảo, nó tác động lớn đến vị trí người ta cư trú và cũng là nơi lý tưởng để đặt các bức tượng. Những hòn đảo núi lửa của Hawaii sở hữu một đặc tính lạ thường đó là mạch nước ngọt thường chảy dọc theo những rãnh tạo ra bởi dung nham chảy vào đại dương. Lipo nói "Trên thực tế ngoài khơi lại có những mạch nước ngầm. Ngư dân sẽ biết ở đâu có mạch nước ngọt nằm giữa đại dương."

Moai 3.jpg
Nước ngọt cũng là một nguồn tài nguyên khan hiếm trên đảo Phục Sinh. Nhận thấy sự tương đồng này, Lipo cùng nghiên cứu sinh Tonya Broadman đã quyết định thăm dò các mạch nước tại đảo Phục Sinh. Dựa trên hình thức đo đạt về độ mặn của nước biển ven bờ, họ đã phát hiện ra: "Khi thủy triều xuống, nước biển rút dần thì nguồn nước ngọt ngay lập tức tràn ra bờ," Lipo nói. Nhiều nhà thám hiểm châu Âu từng đặt chân lên đảo khi những cư dân đầu tiên vẫn còn cư trú cũng đã ghi chép về hiện tượng này.

Ahu.jpg
Lipo và Broadman đã bản đồ hóa tỉ mỉ vị trí các nguồn nước ngọt xung quanh đảo và nơi nào họ đánh dấu có nguồn nước ngọt sát bờ, nơi đó họ tìm thấy đế ahu. Họ còn sử dụng một kỹ thuật gọi là mô hình không gian định lượng để chứng minh bản đồ nguồn nước này rất hợp lý, không đơn thuần là nhận thức. Mặc dù trên đảo còn có những bể, hồ nước ngọt nhưng những bằng chứng khảo cổ không cho thấy có nhà cửa hay hàng lạc quanh các khu vực này.

Statistic Analysis.jpg
(A) Vị trí các ahu, (B) Vị trí các nguồn nước ngọt, (C) Nơi giàu tài nguyên hải sản, (D) (E) (F) Lần lượt là phân loại các lớp phủ đá
Ngoài ra, Lipo còn áp dụng mô hình tương tự để kiểm tra các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên đảo nhằm chứng minh giả thuyết bởi rất nhiều thứ khác đáp ứng cho sự sống nằm gần bờ biển. Tuy nhiên dựa trên các phân tích thống kê, ông cho rằng nước ngọt là yếu tố quan trọng nhất để xác định vị trí đặt ahu và moai nếu so với các yếu tố khác.

Easter Island.jpg
Chấm đỏ là các ahu.
Robert DiNapoli đến từ đại học Oregon, cùng là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Rất nhiều nhà nghiên cứu bao gồm cả chúng tôi từ lâu đã hoài nghi về sự liên quan giữa ahu/moai và các dạng tài nguyên khác nhau như nước, đất nông nghiệp cũng như khu vực có nhiều hải sản. Tuy nhiên, sự liên quan này chưa từng được đánh giá định lượng hay thể hiện bằng hình thức thống kê. Nghiên cứu lần này của chúng tôi với mô hình không gian định lượng cho thấy rõ ràng là các ahu liên quan đến nguồn nước ngọt nhưng lại không liên quan đến các nguồn tài nguyên khác."

Trong khi đó, Terry Hunt cho biết dữ liệu thu thập đến nay đã chỉ ra rằng những cư dân đầu tiên của hòn đảo đã tồn tại trong hơn 500 năm bằng cách xây dựng nhiều cộng đồng dân cư xung quanh các nguồn tài nguyên hạn hẹp và thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ. Chính sự xuất hiện của thực dân châu Âu đã phát vỡ lối sống của họ, góp phần khiến xã hội của họ sụp đổ. Lipo cùng các cộng sự sẽ quay trở lại đảo Phục Sinh vào tháng 5 để tiếp tục các thăm dò thực địa bởi cho đến hiện tại họ chỉ mới vẽ bản đồ các nguồn nước ngọt nằm ở phía tây hòn đảo. Một cuộc khảo sát toàn diện hứa hẹn sẽ giải đáp cho câu hỏi tại sao cư dân trên đảo lại bỏ ra nhiều thời gian và công sức để xây dựng ahu và moai.

Quảng cáo



Lipo nói: "Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ có được câu trả lời chính xác nhất bởi có rất nhiều lý do khiến cư dân trên đảo tạo ra những bức tượng… Khi chúng tôi bắt đầu nhận ra những hạn chế về mặt tài nguyên, chúng tôi thấy rằng các cộng đồng cư dân trên đảo gắn bó chặt chẽ với nguồn tài nguyên tại chỗ. Họ sống sót nhờ sự hợp tác và những bức tượng đóng vai trò đánh dấu cộng đồng."

Theo: ArsTechnica
69 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Oh thì ra cũng như kim tử tháp Ai Cập. Giờ tôi đã hiểu... thì ra là vậy 😔
BQDuong
CAO CẤP
5 năm
Dịch dài dòng và khó hiểu quá. Tóm tắt lại cho người xem dễ hiểu là đủ rồi
@daigiahungyen Hay vậy!
Messerklinge
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Ensteni The largest of these is “El Gigante,” located near the Rano Raraku Quarry, which stands some 72 feet tall (well, 71.93 to be exact). El Gigante weighs in at an astonishing 160-182 metric tons, more then the weight of two full 737 airplanes. However, El Gigante was ambitious even for the master movers of Easter Island. Experts believe that had they finished this Moai (there is some question as to whether they ever intended to), it is unlikely the islanders would have been able to move it.
In comparison, Paro, the largest Moai ever erected, is 10 meters (33 ft) high, and weighs 75 metric tons.

Cách di chuyển tượng y như ảnh minh họa bài viết.
@tuyen_kientruc2013 cách này hình như tiếng ta gọi là vần. cơ mà lắc 5 tấn đá như thì team work cũng kinh thật.
@tuyen_kientruc2013 Cái này gọi là VẦN 😁
@tuyen_kientruc2013 Giật dây k đều phát mà đổ tượng là ngồi khóc cmnl
taybannha92
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuyen_kientruc2013 Hay nhỉ giờ mới biết cái này gọi là vần
@tuyen_kientruc2013 "vần" thường để di chuyển lu nước, chậu cây to 😃

mà trước giờ mình cứ tưởng viết là "dần"
fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
có ai đọc xong vẫn hoang mang không hiểu không ??
MrCent
TÍCH CỰC
5 năm
@fdtre Đơn giản là các ông chuyên gia cho rằng chỗ nào có chân đế là chỗ đấy có mạch nước ngọt.
Quang Hoanh
ĐẠI BÀNG
5 năm
Giật tít vậy thím
SonAmpe
CAO CẤP
5 năm
"Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ có được câu trả lời chính xác nhất" tóm lại là thế.
Các anh viết tilte vui ghê. Em đọc hồi em hiểu được chết liền.
Xã hội loài người có lẽ sẽ đa dạng hơn nếu những người châu Âu " thượng đẳng" không kéo tới mọi ngõ ngách thế giới và tàn sát,hủy diệt hết.
@se7enlove1608 Quy luật sinh tồn thôi.
kurt80
TÍCH CỰC
5 năm
@se7enlove1608 Không chủng tộc này thì chủng tộc khác thôi. Tàu và ta là ví dụ. Mình kém hơn nên nó đè mình suốt.
Vẫn chỉ là giả thuyết thôi à
KyleGuy
TÍCH CỰC
5 năm
Quá dài. Mới đọc chưa đc 1 nửa đã thấy chán rồi
@baokhanhpro957 Tóm tắt: tượng được đặt ở vị trí có nước ngọt trên đảo.
Câu kết bài: đây chỉ là giả thiết.
😃
KyleGuy
TÍCH CỰC
5 năm
@ThuanNguyen94 Đúng là quỳ thật 😃)))
Khó hiểu vcl, giật tít là đã tìm ra ỹ nghĩa các bức tượng mà đọc xong kết luận là k bao giờ tìm đc câu trả lời. Thú vị gê
Tóm tắt bài viết:
1. Vị trí đặt tượng đá và đế chân tượng được cho là "có liên quan" đến các nguồn tài nguyên tự nhiên, cụ thể là nước ngầm (nước ngọt)
2. Kết luận là "không chắc chắn" về kết luận 1.
Hết!
Kiểu như nội quy gia đình ấy mà:
Điều 1: Vợ luôn luôn đúng!
Điều 2: Nếu Vợ sai hãy coi lại Điều 1!
Hơn 2 thập kỷ trước mình từng biết đến các bức tượng hình người này qua loạt truyện tranh "Cậu bé 3 mắt", tiếc là đến giờ vẫn chưa có câu trả lời chính thức về ý nghĩa của chúng o_O
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Ý nghĩa của các bức tượng này là rõ ràng rồi còn gì, ghi lại chân dung!
anh_comdr
ĐẠI BÀNG
5 năm
Biết đâu 100 000 năm nữa con cháu chúng ta đào hoá thạch lên và thắc mắc cái viên gạch trên tay người dùng để làm gì nhỉ :p
@anh_comdr Sưởi ấm
Ngày xưa rảnh thật 😁
Xem trong Ancient Alien của đài History thì những tượng này mang ý nghĩa khác, là mô phỏng chủng người được cho là ở hành tinh khác xuống trú ngụ tại đây
LinhVN1807
TÍCH CỰC
5 năm
@dungnthbb Phải công nhận chương trình đó hay nhưng hơi ảo vì giả thiết nào cug liên quan đến ng ngoài Trái đất 😁
@dungnthbb Nó nói về nhân chủng học nhiều hơn, tượng đó là mặt người, rõ ràng là ghi lại khuôn mặt cho đời sau chiêm ngưỡng, nên nếu xét về khuôn mặt như chương trình đó thì có mỗi hòn đảo bé tí mà đủ chủng loại, đủ trang phục (nón). Nên nó suy luận ra thôi. Na ná kiểu bạn đi công tác xa về mà thấy trong thùng rác wc có cái bcs vừa sử dụng, suy luận thôi =)
Tại sao ko phải là hình gì đó mà lại là hình người? Nếu chỉ đánh dấu nới có nước thì có nhất thiết phải di chuyển và đục đẽo rất nhiều tượng đá tốn công sức như vậy không? Mình nghĩ mang tính biểu trưng quyền lực hoặc nghi lễ gì đó hơn và nói chung thì "Chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ có được câu trả lời chính xác nhất bởi có rất nhiều lý do khiến cư dân trên đảo tạo ra những bức tượng…"
@trieuniemvui Thời xưa rảnh mà, tổ tiên có việc gì làm đâu nên đẽo đá làm tượng chơi vui thôi....

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019