[Có thể bạn chưa biết] Bức xạ nguy hiểm đến mức nào?

BaroTo
10/6/2019 3:12Phản hồi: 76
[Có thể bạn chưa biết] Bức xạ nguy hiểm đến mức nào?
Khi nghe đến “bức xạ”, ta thường nghĩ đến những vụ nổ lớn và những đột biến đáng sợ, nhưng đó chỉ là một phần. Bức xạ còn là những hiện tượng ta gặp thường ngày như cầu vồng hoặc chụp X-quang. Vậy bức xạ thật ra là gì và có cần quá lo lắng đến ảnh hưởng của nó?

giphy.gif

Câu trả lời bắt đầu bằng cách hiểu đúng, bức xạ đồng thời miêu tả 2 hiện tượng khoa học hoàn toàn khác nhau: bức xạ điện từ và bức xạ hạt nhân (phóng xạ).

giphy (1).gif

Bức xạ điện từ


Đây là năng lượng bao gồm tương tác điện và sóng từ trường dao động trong không gian. Khi sóng này dao động càng nhanh (bước sóng càng ngắn), năng lượng sóng sẽ càng lớn. Ở phía năng lượng thấp trong phổ điện từ có sóng vô tuyến, tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được. Ở phía năng lượng cao hơn có tia cực tím, tia X-quang và tia gamma.


giphy (2).gif

Xã hội hiện đại được vận hành thông qua việc thu và phát sóng điện từ. Ta có thể gửi thư điện tử bằng sóng vô tuyến hay chẩn đoán bệnh bằng các hình ảnh X-quang, thậm chí nhìn thấy được nhờ ánh sáng.

giphy (3).gif

Bức xạ hạt nhân


Bắt nguồn từ hạt nhân nguyên tử, các nguyên tử đươc coi là bền nếu lực hạt nhân của nó đủ mạnh để có thể chống lại lực đẩy lớn từ môi trường và giữ được các liên kết trong nguyên tử.

giphy (5).gif

Tuy nhiên, một số tổ hợp nơtron và proton, gọi là đồng vị không bền dễ dàng bị phá vỡ liên kết và phát tán vật chất hoặc năng lượng gọi là bức xạ hạt nhân để đạt trạng thái bền vững hơn.

giphy (4).gif

Bức xạ hạt nhân có nguồn gốc từ tự nhiên như Radon, môt loại khí thoát ra từ mặt đất. Ngay cả trong chuối cũng có chứa một hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ của Kali. Ta cũng tinh luyện quặng phóng xạ tự nhiên để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Con người đang sống trong thế giới đầy bức xạ, vậy ta phải làm gì để tránh được những tác hại nguy hiểm của nó?

giphy (6).gif

Quảng cáo


Mức độ nguy hiểm

Không phải tất cả bức xạ đều nguy hiểm, bức xạ trở nên nguy hiểm khi eletron trong nguyên tử bị đẩy khỏi quỹ đạo của nó được gọi là bức xạ ion hóa, thuật ngữ ion được dùng cho nguyên tử đã bị mất đi hoặc tăng thêm electron.

giphy (7).gif

Tất cả các phóng xạ nguyên tử đều bị ion hóa, trong khi đối với bức xạ điện từ, chỉ có bức xạ với năng lượng cao mới bị ion hóa bao gồm tia gamma, tia X-quang và tia cực tím năng lượng cao.

giphy (9).gif

Quá trình này có thể tàn phá ADN nếu tiếp xúc với sinh vật sống. Do đó, cần phải bôi kem chống nắng khi ra biển để tránh tia cực tím và cần thận trọng hơn khi chụp x-quang, bác sĩ thường che các phần cơ thể không cần xét nghiệm.

giphy (8).gif

Mặt khác, di động hay lò vi sóng sử dụng bức xạ ở phía thấp trong phổ bức xạ nên không có nguy cơ bị ion hóa và gây hại khi sử dụng. Nguy cơ tổn hại sức khỏe lớn nhất khi cơ thể tiếp xúc với lượng lớn bức xạ ion hóa được gọi là phơi nhiễm cấp tính. Phơi nhiễm cấp tính vượt quá khả năng tự phục hồi vốn có của cơ thể, điều này có thể dẫn đến ung thư, rối loạn chức năng của tế bào và thậm chí tử vong.

Quảng cáo



giphy (10).gif

Các nhà khoa học so sánh phơi nhiễm bức xạ ion bằng đơn vị có tên sievert. Phơi nhiễm cấp tính tương đương 1 sievert sẽ gây ra cảm giác buồn nôn trong một giờ và 4 sievert có thể gây tử vong. Tuy nhiên, lượng phóng xạ con người tiếp xúc hàng ngày nhỏ hơn nhiều.

giphy (12).gif

Hàng ngày con người vẫn tiếp xúc với hàm lượng nhỏ bức xạ ion, từ cả nguồn tự nhiên hay nhân tạo. Trung mình mỗi năm, mỗi người nhận 6.2 milisievert phóng xạ từ nhiều nguồn khác nhau, khoảng 1/3 đến từ khí Radon.

giphy (11).gif

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bức xạ nhưng phần lớn những bức xạ ấy không bị ion hóa. Còn đối với những bức xạ bị ion hóa, chúng ta thường rất ít tiếp xúc phải và nếu chúng ta kiểm tra mức Radon trong nhà và bôi kem chống nắng sẽ giúp giảm bớt những nguy hại sức khỏe.

giphy (13).gif

Marie Curie, một trong những người đi đầu trong nghiên cứu về bức xạ, đã tổng kết như sau: "Chúng ta chỉ sợ những thứ mà chúng ta không lí giải được, nên hãy nghiên cứu và làm sáng tỏ chúng để không còn phải sợ nữa!"

Nguồn: TED-Ed
76 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Syter
TÍCH CỰC
5 năm
Các mods dạy bảo nhau trên trang nhất à
@Syter Nói chung là bức xạ ko tốt cho sức khoẻ
Vậy thôi đỡ phải đọc.. 😁
@adagioleonard Đỡ đọc nhưng vẫn phải học...cho khỏi nhịc thân...đừng phân vân nên đọc hết bài...
@songthuong09 Đọc xong ko hiểu gì hết luôn >_<
@hakuruno Thì có 2 loại bức xạ là điện từ và hạt nhân...
bbvc
TÍCH CỰC
5 năm
Thời chưa có kem chống nắng chắc con người chết cmn hết =))
@bbvc ngày xưa con người méo có rảnh háng như thời nay mà đi tắm biển, đói thấy mịa lun
@bbvc Và tuổi thọ thời vài trăm năm trước thì 40, 50 là cao
@songthuong09 đang nói chuyện khoa học mày nhảy vào đá qua chuyện chính trị, cái éo gì cũng nói đc
The Vnkid
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bbvc Thì đúng còn gì, bạn có thấy còn ai sống ko =))))
2 bài vả vào mặt nhau =))
Mình làm máy soi chiếu an ninh suốt, chả biết có bị sao k. Mà bị thì cũng chả biết đc 😃
@Like A Wind Cái đó rất nguy hiểm. Ở các công ty người mang bầu sẽ không phải đi qua cử từ vậy.
@Like A Wind Máy soi an ninh là tia x đó bác
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Nguy hiểm thì k biết thế nào. Thỉnh thoảng vẫn có đơn vị lên đo bức xạ và báo là an toàn, chả biết có an toàn thật k. Còn người mang bầu k đi qua cửa từ thì em có nghe, nhưng k biết có bầu đi qua cửa từ thì có sao k vì chưa thấy có tài liệu nào cấm cả.
@ephemeral55 Đúng ạ. Đơn vị đo bức xạ họ bảo 1 năm chui qua cái máy này 1000 lần vẫn ksao cả, còn nhẹ hơn chụp x quang. Đấy là người ta nói vậy chứ e k biết có phải k
Hiện nay các thành phố lớn nhiều nhà to cao bằng bê tông và đường nhựa nó giữ lại nhiệt để đêm nó tỏa ra mới thật là kinh khủng. Đáng lẽ nếu ko có nhiều công trình đó thì nhiệt lượng của mặt trời sẽ hết ngay khi mặt trời lặn hoặc không quá lâu sau đó, nhưng vì bị giữ lại nên có thể xem như lượng nhiệt từ mặt trời bị khuếch đại gần gấp đôi. Trái đất sẽ nổ nay mai thôi, hỡi loài người thân yêu !
@iPhonecafe chuẩn rồi bác,tôi làm cty ca đêm,tới 22-23h đêm trong xưởng vẫn nóng như lò bát quái,qua 2-3h sáng mới mát nổi 😔
ducminh2017
ĐẠI BÀNG
5 năm
@iPhonecafe thứ nhất, đừng có xưng mày tao với tôi.
thứ hai, anh nói "Trái đất sẽ nổ nay mai thôi, hỡi loài người thân yêu!", nếu không phải nói phét thì anh chắc là nhà văn đang cảm thán, muốn người khác ủng hộ quan điểm của mình thì đưa ra con số, đưa ra các luận điểm khoa học, chứ còn dựa vào giọng điệu nửa vời của chính trị gia thì xin cho tôi nhếch mép cười anh 1 cái.
Từ 1 hệ quả của quá trình đô thị hóa, anh nâng tầm lên thành Trái đất sẽ nổ nay mai, tôi sợ anh quá.
ducminh2017
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Sebastisan Nói phét cái gì á? Nói phét cái trái đất nổ tung chứ cái gì.
Đưa ra giải pháp khả thi là 1 việc khó hơn rất nhiều so với việc chỉ ngồi phân tích, thay vì việc "ối giời ơi nóng quá, trái đất sắp nổ, chúng ta sắp xong cmnr", thì sao không vận động hô hào trồng thêm cây xanh, thêm hồ điều hòa, thêm các nhà gửi xe, quy hoạch đô thị bài bản hơn...
ủa 2 bài vả thẳng vào mặt nhau à
minhieu89
TÍCH CỰC
5 năm
Thanks mod đã chia sẻ !
Bài viết nhiều chỗ linh tinh.

Ví dụ cầu vồng chẳng liên quan gì đến bức xạ.
Bức xạ nguy hiểm không phải do nó là ion hay không ion. Nó phụ thuộc vào năng lượng của bức xạ. X, gamma là sóng điện từ chả nguy hiểm nhất hội. Nhưng lại ít đề cập đến alpha, beta nguy hiểm..
Vv
@Duong_Act alpha và beta còn không nguy hiểm bằng các bức xạ sóng ngắn như rơn ghen(X) trở đi đâu bạn.
@Duong_Act Cái bạn đang nói là năng lượng, đa phần tia x mang năng lượng cao hơn tia alpha beta. Nhưng nếu xét cùng một mức năng lượng, thì sao khi nhân hệ số nói trên, tác động của tia alpha lên tế nào ( hoặc phân tử nước ) là cao nhất. Thằng càng mất nhiều năng lượng trên đường đi là thằng có khả năng truyền cho phân tử năng lượng cao nhất. Còn việc đi xuyên nó cũng có khía cạnh nguy hiểm của nó. Nó đi xuyên mà nó không để lại năng lượng nào trên đường truyền thì đâu tác động mấy.
@dktran01 Mình nói là bị mất điện tích. Tức là nó sẽ không còn là ion hay hạt mang điện tích.
Có nghĩa là vùng ảnh hưởng của nó nhỏ. Trừ khi ngồi sát thì bị ảnh hưởng, còn cách 1-2m trở lên thì vô hại.

Nó khác với những tia như X nó xuyên mạnh và khu vực ảnh hưởng của nó rất rộng. Cách chục mét hoặc đứng sau bức tường dày vẫn ăn hành như thường.
@Duong_Act Nó là khi bạn đã xét đến trường hợp truyền có che chắn rồi. Không khí đang là vật che chắn.
Mình đang nói đến bản chất vật lý thằng nào nguy hiểm hơn. Những thiết bị mà có sử dụng đến khí heli ( kiểm tra độ kín) thường hay dễ tạo ra alpha, nên trường hợp này nó nguy hiểm. Phân rã hạt nhân dễ tạo alpha hơn gamma
ndthuan95
ĐẠI BÀNG
5 năm
3.6 roentgen, not terrible 😁
PhamtLinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ndthuan95 Not great, not terrible :D
khonglachi
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết quá nhiều sạn...dịch thuật ngữ và giải thích trong khi tác giả không nắm đưocj chuyên môn nên hơi buồn cười
Rất hay
Có vẻ còn thiếu khá nhiều. Cosmos ray hay còn gọi là bức xạ đến từ không gian là nguồn bức xạ lớn nhất đối với trái đất. Bạn bay khoảng 1 giờ trên độ cao 10km lượng bức xạ bạn nhận được bằng bạn đứng ngay sát lò phản ứng số 4 gặp sự cố ở Chernobyl sau khi được đậy mái vòm mới lên. Nói chung cơ thể người có thể nhận 1 lượng lớn bức xạ mà không gặp nguy hiểm gì. Những đừng để bụi phóng xạ lọt vào cơ thể vì nó sẽ ở trong người bạn phát ra bức xạ trong thời gian dài mới làm tăng nguy cơ các bệnh về nhiễm sắc thể hay ung thư.
vatlitre
TÍCH CỰC
5 năm
Cái đơn giản nhất mà chủ thớt cần nắm rõ: nếu bản thân mình ko rõ thì đừng nói cho người khác nghe, đó là thảm hoạ. Vật lí 12 nói rất rõ, tia phóng xạ (anpha, beta) có bản chất là hạt điện tích, và nó inon hoá không khí, còn gama là sản phẩm kèm theo khi hạt nhân con chuyển mức năng lượng.( theo tiên đề Bo) và bản chất của nó là sóng điện từ tần số siêu siêu cao, đâm xuyên vài mét qua bê tông.
Chủ thớt giải thích trên cơ sở lí thuyết cơ bản chưa rõ ràng. Khiến nhiều người mường tượng sai:
Vd trong bài viết chủ thớt có nói đến Ra phóng xạ tự nhiên, đã nói phải nói tới nơi còn nói hời hợt thì người nghe sẽ bị hiểu sai, viết như chủ thớt thì mọi người đang hít phải khí Ra và nó nguy hiểm, chất khí đó nguy hiểm như kiểu khí CO.(hoá học khác hạt nhân)
Tác gỉa cũng để cập tới ion hoá, Trong sự phân rã hạt nhân cái gỉ ion hoá cái cái gì và tại sao nguy hiểm, tác giả nói đến e bay ra khỏi nguyên tử( ko có cái này thì thế giới ko tồn tại nhé).
Tóm lại: XEM LẠI PHẦN LÍ THUYẾT CƠ BẢN.
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@vatlitre Chê người khác thì cũng nên xem lại mình đi. Khí Ra là khí gì vậy???Ra là radium, radon ký hiệu là Rn.
vatlitre
TÍCH CỰC
5 năm
@mystogann0 Oke.
"khi chụp x-quang, bác sĩ thường che các phần cơ thể không cần xét nghiệm"
đi chụp xQuang chưa bao giờ nó che phần k chụp
@Tài Khoản TKK thật sự. nó còn bắt t vào ngồi cạnh người đang chụp :|
@doloaivat chỗ t nó chưa đĩ thế 😁
Mark
TÍCH CỰC
5 năm
Cầu vồng có bức xạ thì mưa cũng có bức xạ, gió cũng bức xạ... bức xạ everywhere, lạm dụng everywhere.
dangban1995
ĐẠI BÀNG
5 năm
Càng ngày càng nóng
phuongbkhn
ĐẠI BÀNG
5 năm
cầu vồng thì liên quan gì ở đây? đọc đoạn đầu là thấy sai cơ sở r
@phuongbkhn cầu vồng là hiện tượng hấp thụ các BỨC XẠ ánh sáng. Nó cực kỳ liên quan đấy bạn à.
phuongbkhn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@chàng trai cô đơn 95 ???
@phuongbkhn người ta trả lời thế còn ??? cái gì
HuulocCB
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bức xạ gamma có lợi nhe các bạn. Hulk đó 😁
Anh chị em nào đọc xong bài này giống kiểu tự học Triết Học Mác-Lenin không ạ!? 😁 :p
troll (1).gif

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019