Philips Hue là một dòng đèn của Philips sản xuất, họ làm lâu lắm rồi nhưng tới giờ mình mới có dịp sử dụng và cái hứng thú nhất đó là mình có thể dùng Philips Hue với cả 2 hệ sinh thái smarthome lớn hiện nay: Apple HomeKit và Google Home. Bạn có thể dùng app Google Home hoặc Google Assistant để tắt đèn Hue đi, rồi sau đó bật nó lên bằng app Home trên iPhone hoặc máy tính Mac của bạn. Quá đã!
Mình chơi bộ Philips Hue Starter Kit này với giá 1,45 triệu (link mua cho anh em nào cần), nó bao gồm 2 đèn Hue trắng vàng và 1 cục trung tâm Philips Hue Bridge. Theo mình thì bộ này giá khá ổn vì chỉ riêng cục Bridge đã 1 triệu mấy rồi. Anh em lưu ý rằng ngoài bộ Starter Kit với bóng đèn trắng vàng ra thì Philips còn có một bộ Starter Kit khác nữa sử dụng bóng đổi màu, bộ này đắt hơn khá nhiều. Mình nghĩ rằng để bắt đầu chơi smarthome thì bộ Philips Hue Starter Kit đèn trắng vàng sẽ hợp lý hơn.
Một điểm khác biệt của bóng Philips Hue này so với các bóng đèn Xiaomi mà anh em chúng ta hay chơi đó là nó cần thêm 1 cục trung tâm, chứ bóng Xiaomi hay Yeelight thì không cần. Lý do là bóng Philips sử dụng kết nối Zigbee, là một loại kết nối tầm gần, và bóng đèn phải giao tiếp ZigBee với cục trung tâm để nhận lệnh điều khiển. Trong khi đó, bóng Xiaomi và Yeelight dùng Wi-Fi nên bản thân bóng đèn đã có thể vào mạng và nhận lệnh điều khiển rồi.
Thêm 1 phụ kiện tức bạn phải trả thêm tiền, nhưng bù lại ZigBee cho phép nhiều thiết bị kết nối vào hơn với độ ổn định cao hơn, và những bóng Philips Hue sau này bạn mua thêm sẽ không cần mua Hue Bridge nữa mà vẫn chạy ổn định (1 Hue Bridge hỗ trợ tối đa 50 đèn). ZigBee cũng là kết nối được sáng chế riêng dành cho các thiết bị IoT và smarthome nên nó cũng tiết kiệm pin hơn và hoạt động hiệu quả hơn khi số lượng thiết bị nhiều lên.
Mình chơi bộ Philips Hue Starter Kit này với giá 1,45 triệu (link mua cho anh em nào cần), nó bao gồm 2 đèn Hue trắng vàng và 1 cục trung tâm Philips Hue Bridge. Theo mình thì bộ này giá khá ổn vì chỉ riêng cục Bridge đã 1 triệu mấy rồi. Anh em lưu ý rằng ngoài bộ Starter Kit với bóng đèn trắng vàng ra thì Philips còn có một bộ Starter Kit khác nữa sử dụng bóng đổi màu, bộ này đắt hơn khá nhiều. Mình nghĩ rằng để bắt đầu chơi smarthome thì bộ Philips Hue Starter Kit đèn trắng vàng sẽ hợp lý hơn.
Một điểm khác biệt của bóng Philips Hue này so với các bóng đèn Xiaomi mà anh em chúng ta hay chơi đó là nó cần thêm 1 cục trung tâm, chứ bóng Xiaomi hay Yeelight thì không cần. Lý do là bóng Philips sử dụng kết nối Zigbee, là một loại kết nối tầm gần, và bóng đèn phải giao tiếp ZigBee với cục trung tâm để nhận lệnh điều khiển. Trong khi đó, bóng Xiaomi và Yeelight dùng Wi-Fi nên bản thân bóng đèn đã có thể vào mạng và nhận lệnh điều khiển rồi.

Thêm 1 phụ kiện tức bạn phải trả thêm tiền, nhưng bù lại ZigBee cho phép nhiều thiết bị kết nối vào hơn với độ ổn định cao hơn, và những bóng Philips Hue sau này bạn mua thêm sẽ không cần mua Hue Bridge nữa mà vẫn chạy ổn định (1 Hue Bridge hỗ trợ tối đa 50 đèn). ZigBee cũng là kết nối được sáng chế riêng dành cho các thiết bị IoT và smarthome nên nó cũng tiết kiệm pin hơn và hoạt động hiệu quả hơn khi số lượng thiết bị nhiều lên.
Việc setup bóng Philips Hue diễn ra rất dễ dàng, bạn chỉ cần cắm Hue Bridge vào dây LAN của router (không dùng Wi-Fi), nhấn một cái nút trên bridge và nhấn vài nút trên app là xong. Bạn không phải tắt bật công tắt điện như khi setup bóng đèn W-Fi của Xiaomi, không cần nhập lại mật khẩu Wi-Fi gì cả. Anh em nào thích sự đơn giản thì bộ Philips Hue này rất tuyệt.

Mấy tính năng điều khiển từ xa, đổi màu bóng đèn, hẹn giờ, thiết lập ngữ cảnh để tự động bật đèn... thì không có gì khác biệt so với các bóng đèn smarthome hiện nay. Cái quan trọng là bóng Philips Hue có thể dùng được với Apple HomeKit, dùng được cả với Google Home, chơi luôn cả Amazon Alexa, Nest và cả Samsung SmartThings nữa. Mình chưa bao giờ nhìn thấy một cái bóng đèn thông minh nào mà tương thích nhiều hệ sinh thái smarthome tới thế, tốt, đánh giá cao!!!
Ban đầu mình nghĩ rằng nếu dùng Philips Hue với Apple HomeKit thì không dùng được với Google Home / Assistant nữa, nhưng mình đã sai. Bạn có thể dùng cùng lúc với nhiều hệ sinh thái, như mình chơi với cả HomeKit và Google Home luôn, cả hai đều hỗ trợ đầy đủ mọi tính năng bật tắt, chỉnh độ sáng, và chúng sẽ đồng bộ với nhau. Cái này anh em xem video ở trên sẽ thấy rõ nhất.

Vì hỗ trợ cả Apple và Google nên khi mình trộn thêm bóng Philips Hue vào căn nhà hiện tại thì mình không gặp khó khăn gì cả, mình có thể điều khiển nó bằng bất kì thiết bị nào mình đang có trong tay, bất kể là iPhone, iPad hay điện thoại, TV Android, loa Google Home Mini, màn hình Google Nest Hub... Đây là điều tuyệt vời nhất, chứ mua về mà không chơi được với phần còn lại của ngôi nhà thì xem như vứt.
Bạn có thể làm những thứ như: Hey Siri, turn on my bed room light, xong rồi nói với Google là Hey Google, turn off my bed room light. Thật, sướng lắm 😁 Mình chưa có ý định mua loa Apple HomePod vì giá đắt quá mà ít dùng, vậy nên mình rất vui khi mình có thể tận dụng được loa Google Home Mini để ra lệnh (giá Home Mini chỉ 700k / cái, có thể rải khắp nhà).
Để mình nghịch thêm thế giới HomeKit, có gì hay mình chia sẻ tiếp với anh em nhé.
Quảng cáo