Thường chúng ta sẽ nghĩ tới TV như một thiết bị có màn hình lớn, xem phim, xem show, xem thời sự, lướt Youtube mà quên đi rằng nó còn có thể trở thành một thiết bị chơi game với nhiều cách tiếp cận khác nhau, biến nó trở thành một phương tiện giải trí với game console, đẩy giói hạn của việc thưởng thức game máy tính tiến thêm một bước nữa hay thậm chí là nơi để cả gia đình nhiều thế hệ chơi các tựa game cổ mà vui cùng nhau.
Mình cực thích chơi game trên TV, đặc biệt là TV kích thước lớn và đối với mình, đó như một lựa chọn giải trí tương tự như việc xem phim vậy. Tuổi đã lớn, việc nhiều, thực ra mình không còn nhiều thời gian chơi game như hồi còn nhỏ nữa. Bởi thế, mình nghĩ rằng đối với anh em thích game, khoảng thời gian 1-2 tiếng mỗi ngày có thể được tận dụng để thưởng thức game một cách thỏa mãn nhất, thoải mái nhất, đặc biệt là đối với anh em nào đang có sẵn một chiếc TV màn hình lớn hoặc một chiếc PC có cấu hình mạnh.
Nhân tiện có sẵn chiếc TV kích thước lớn, tận 98 inch của TCL ở Tinh tế (mã C755 cho bạn nào quan tâm), mình sẽ chia sẻ với mọi người 3 cách mà mình nghĩ rằng có thể tận dụng để thưởng thức game bằng TV, đồng thời chia sẻ một số trải nghiệm khi chơi game với chiếc TV này luôn nhé. Mời các bạn tham khảo qua, mặc dù giao diện có thể khác nhau nhưng bản chất thì vẫn có thể thử với TV ở nhà của các bạn.
Mình cực thích chơi game trên TV, đặc biệt là TV kích thước lớn và đối với mình, đó như một lựa chọn giải trí tương tự như việc xem phim vậy. Tuổi đã lớn, việc nhiều, thực ra mình không còn nhiều thời gian chơi game như hồi còn nhỏ nữa. Bởi thế, mình nghĩ rằng đối với anh em thích game, khoảng thời gian 1-2 tiếng mỗi ngày có thể được tận dụng để thưởng thức game một cách thỏa mãn nhất, thoải mái nhất, đặc biệt là đối với anh em nào đang có sẵn một chiếc TV màn hình lớn hoặc một chiếc PC có cấu hình mạnh.
Nhân tiện có sẵn chiếc TV kích thước lớn, tận 98 inch của TCL ở Tinh tế (mã C755 cho bạn nào quan tâm), mình sẽ chia sẻ với mọi người 3 cách mà mình nghĩ rằng có thể tận dụng để thưởng thức game bằng TV, đồng thời chia sẻ một số trải nghiệm khi chơi game với chiếc TV này luôn nhé. Mời các bạn tham khảo qua, mặc dù giao diện có thể khác nhau nhưng bản chất thì vẫn có thể thử với TV ở nhà của các bạn.
Chơi game console: giải pháp 3A đơn giản
Đây có thể thấy là cách "truyền thống" và cơ bản nhất khi chúng ta nghĩ tới game trên một chiếc TV. Mình chơi game với TV chắc cũng cỡ gần 30 năm rồi, từ những chiếc SNES, Famicon hồi xửa hồi xưa cha mình mua, cho tới các đời Xbox và PS (chỉ có sau này Xbox One là không mua nữa). Có thể dễ thấy chơi trên console là đơn giản nhất về setup. Chúng ta chỉ đơn giản là cắm dây tín hiệu vào TV, bật máy lên và chơi. Đơn giản, hiệu quả, giải trí nhanh chóng.
Tuy nhiên, cấu hình phần cứng xử lý đồ họa của những chiếc máy console chỉ dừng lại ở mức tối ưu tốt cho các tựa game chạy trên đó. Các game mặc dù được thiết kế đã quá đẹp, lại được Sony hay Microsoft cùng các nhà phát triển tối ưu tốt để chạy mượt và ổn định nhưng ẫn còn đó những giới hạn nhất định. Điển hình như độ phân giải, độ chi tiết hay tốc độ khung hình vẫn dưới trải nghiệm trên các máy tính cấu hình cao một chút.
Và vì thế, nên các hãng làm TV đã nhảy vào xử lý chuyện tiếp theo là tìm cách để trải nghiệm chơi game console được hoàn thiện hơn thông qua các chế độ tinh chỉnh game mode chuyên biệt. Đơn cử như TCL, họ cũng làm chế độ game mode trên các mẫu TV của họ để hoàn thiện trải nghiệm này.
Có thể kể tới những điểm nổi bật của chế độ game mode trên C755 mà mình thấy được:
- Cắm PS5 vào là máy tự nhận diện có nguồn tín hiệu game vào, tự chuyển qua chế độ game mode.
- Hỗ trợ 3 chế độ tinh chỉnh sẵn hình ảnh (tương phản, độ sáng, shadow và highlight) tương ứng với 3 thể loại game phổ biến là FPS, RPG và chế độ chung.
- Chế độ tâm ảo với 3 tùy chọn khác nhau: Tính năng này rõ ràng dành cho các bạn chơi FPS, điển hình là CoD với chế độ bắn nhiều người chơi. Mình khá ngạc nhiên là chế độ tâm ảo này thường chỉ có trên các màn hình gaming, còn trên TV thì đây là lần đầu tiên mình thấy. Khá thú vị.
- Tùy chỉnh 10 cấp độ shadow khác nhau. Chế độ này cho phép chỉnh độ sáng và chi tiết trong vùng tối phù hợp với kiểu game và cả kiểu chơi mà các bạn muốn. Thí dụ như muốn nhìn thấy địch hoặc các chi tiết ẩn trong vùng shadow mà nhà làm game cố tình ẩn, mình có thể đẩy lên mức cao nhất, hoặc có thể tăng lên đâu đó 5-6 để cân bằng hơn, không quá cheat game.
- Chế độ tăng tốc độ khung hình.
Quảng cáo
- Công nghệ Dolby Vision: Mặc định đi kèm chế độ Game Master, giúp tăng cường độ tương phản và dải màu sắc, mang đến trải nghiệm hình ảnh HDR tuyệt vời.
- Chế độ ALLM (Auto Low Latency Mode): Mặc định đi kèm chế độ Game Master, tự động chuyển tivi sang chế độ độ trễ thấp khi phát hiện tín hiệu từ console, giúp giảm thiểu độ trễ đầu vào, mang lại trải nghiệm chơi game phản hồi nhanh nhạy.
- Chế độ VRR (Variable Refresh Rate): Mặc định đi kèm chế độ Game Master, đồng bộ tốc độ làm tươi của tivi với tốc độ khung hình của game, loại bỏ hiện tượng xé hình, giật hình, mang đến trải nghiệm chơi game mượt mà hơn.
Có thể thấy, bên cạnh các chế độ "khó thấy tác dụng" như ALLM hay VRR, thì các tùy chọn như tăng shadow, chỉnh profile màu tương ứng với các game, tâm ảo,... là những tùy biến để người dùng có thể linh hoạt điều chỉnh trải nghiệm chơi game theo đúng ý hơn, thỏa mãn hơn. Mình nghĩ nếu bạn nào đang dùng một chiếc TV có các chế độ này thì có thể nghịch thử để tận dụng tốt hơn nhé.
Biến tivi thành màn hình gaming khổng lồ với PC
Mình thấy xu hướng khoảng 2 năm trở lại đây, kích thước của những chiếc TV ngày càng trở nên lớn hơn, trong khi giá thành lại khá dễ chịu. Bởi thế, việc tiếp cận một chiếc TV có màn hình rất lớn không còn là điều quá khó khăn đối với đa số người dùng nữa.
Mặt khác, những chiếc máy tính với khả năng chơi mượt các game ở độ phân giải 4K cũng ngày càng phổ biến hơn. Song song, những phần mềm của các hẫng làm GPU điển hình như Nvidia, AMD ngày càng thông minh hơn trong các công nghệ tăng cường độ phân giải, tăng cường khung hình,... giúp các tựa game AAA ở tùy biến max setting không còn là điều quá xa vời.
Bởi thế, combo màn hình TV kích thước cực lớn, phần cứng màn hình lại là 4K, tốc độ làm tươi 144Hz, hỗ trợ kết nối HDMI 2.1 sẽ là lựa chọn tuyệt vời để tăng cường trải nghiệm chơi game thêm một bậc. Trên thực tế, ở cùng một tựa game, phiên bản trên máy tính luôn hỗ trợ nhiều tùy chọn chất lượng hình ảnh hơn, người dùng thoải mái hơn trong việc tinh chỉnh cho phù hợp với phần cứng và phong cách chơi.
Quảng cáo
Tất nhiên đổi lại thì chi phí sẽ cao hơn đối với máy console, lại setup trước khi chơi hơi rườm rà hơn một chút. Dù vậy, trải nghiệm chơi sẽ thật sự xuất sắc, đúng nghĩa thường thức các tác phẩm game như Death Stranding, Ghost of Tsushima, Cyperpunk 2077 hay Red Dead Redemption 2. Đây đều là những tựa game được chăm chút một cách xuất sắc về nội dung, âm thanh và hình ảnh,... nên nếu có điều kiện, chúng ta có thể bỏ thêm chút công sức để "chơi" cho đã hơn với chiếc TV kích thước lớn. Chắc chắn trải nghiệm sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc chơi trên màn hình máy tính, dù là kích thước có thể là 32 inch.
Một số lưu ý cho setup này, các bạn nhớ check kỹ cáp đang dùng để kết nối là HDMI 2.1 để có thể lên được độ phân giải 4K với tốc độ khung hình cao nhất. Cấu hình phần cứng là điều chắc chắn cần phải đảm bảo, đặc biệt là GPU. Mình thấy 4080 là lựa chọn đầu tư thích hợp ở thời điểm này cho trải nghiệm này, giá bán cũng không quá cao như 4090.
Cuối cùng, chỉ cần cắm PC vào TV và chọn tùy chọn 4K native monitor trong Nvidia Contropanel để máy tính bắn thẳng tín hiệu từ GPU lên TV, không qua chip xử lý của TV và xài nó như một màn hình chơi game đúng nghĩa. Với cài đặt này, chúng ta sẽ thích hợp để chơi các tựa game nhập vai, cốt truyện hay, đồ họa đẹp, ngả ra sofa và cầm tay bấm lên và chơi mà thôi. Đổi lại các tựa game FPS với tính hơn thua cao sẽ không phù hợp với cách setup này.
Biến TV thành trung tâm chơi game hoài niệm, nơi gặp mặt của nhiều thế hệ trong gia đình
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc Google TV thì nên cân nhắc tới việc biến nó thành cỗ máy chơi game giả lập. Đầu tiên, mình phát hiện có khả nhiều những phần mềm giả lập được phân phối chính thức trên chợ ứng dụng Play Store. Và vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể biến chiếc TV thành một cỗ máy chơi game xưa đầy hoài niệm mà không cần dùng android box hoặc bất cứ phần cứng nào khác. Mọi thứ chúng ta cần chỉ đơn giản là kết nối một tay bấm bluetooth bất kỳ vào TV nữa là xong.
Trên thực tế, không chỉ có giá trị hoài niệm, những tựa game xưa vốn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người mà ngoài ra, do tính đơn giản của những tựa game hồi xưa, nó vô tình trở thành những tựa game giải trí nhẹ nhàng cho mọi lứa tuổi trong gia đình. Các tựa game "hiệp sĩ bàn tròn", song long, rồi Battle City "90 tank" luôn là những tựa game khiến mình có thể chơi đi chơi lại nhiều lần mà chưa hề chán.
Bên cạnh giá trị hoài niệm hay giải trí nhẹ nhàng, những tựa game xưa này vô tình còn mang lại giá trị kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau. Như nhiều thế hệ có thể cùng chơi bắn xe tăng, cùng nhau chơi đấu võ thú,... tất cả đều tạo nên những giây phút vui vẻ và kết nối với nhau. Đây là điểm mà lắm khi, những tựa game AAA hiện tại khó lòng mà làm được.
Mình đã thử tải một phần mềm giả lập NES trực tiếp từ Android TV Store, chép file vào và chơi thử tựa game Contra. Chỉ cần kết nối tay cầm với tivi qua Bluetooth, thiết lập mapping phím là có thể bắt đầu chơi. Trải nghiệm game cổ điển trên màn hình lớn mang lại cảm giác thú vị và hoài niệm. Đây là một cách tuyệt vời để gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm tuổi thơ.
Và trên đây là 3 cách mà mình nghĩ có thê tận dụng được trên một chiếc Google TV kích thước lớn ở năm 2024 này. 3 hướng tiếp cận với 3 đặc điểm khác nhau mà mình nghĩ, nó sẽ ít nhất phù hợp với bạn nào đó: muốn chơi game AAA mì ăn liền, nhanh chóng và đơn giản, muốn "nghề chơi" công phu hơn, tuyệt vời hơn về mặt hình ảnh hay chỉ đơn giản là tìm phút giây giải trí đơn giản với người thân. Tất cả đều có thể làm được trên một chiếc Google TV TCL.
Cuối cùng, cảm ơn Cuhiep cho mình mượn TV vọc và chia sẻ với mọi người.
Từ ngày 09/10 - 16/11/2024, TCL đang có Giải Thể Thao Điện Tử Sinh Viên TCL Việt Nam 2024, với tổng giải thưởng hơn 200.000.000 đ, anh em quan tâm có thể xem thêm chi tiết tại đây.