Việc lái xe dưới mưa vốn rất thú vị nếu đi ở vận tốc chậm và thưởng thức nhạc, đường xá đẹp với các cơn mưa nhỏ. Tuy vậy, việc đi trên cao tốc hoặc các đại lộ cần duy trì tốc độ cao cũng như mang lại sự an tâm tối đa là điều mà các anh em cần đặc biệt lưu ý. Sau đây là tóm tắt 3 món vật dụng mình sử dụng sớm để mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho chuyến đi.
Đặc biệt có 1 số chi tiết mình lưu ý để anh em tránh mất tiền oan hoặc phải đi xoá xước cho xe.
Tóm tắt chính :
+ Nước rửa kính
+ Lưỡi gạt mưa ( lá lúa )
+ Phủ trôi nước
Đặc biệt có 1 số chi tiết mình lưu ý để anh em tránh mất tiền oan hoặc phải đi xoá xước cho xe.
Tóm tắt chính :
+ Nước rửa kính
+ Lưỡi gạt mưa ( lá lúa )
+ Phủ trôi nước
Dung dịch rửa kính:
Sonax,3m,Liqui Moly, viên rửa kính…. và của hãng. Mình đã sử dụng của Mazda, Honda tại hãng mỗi lần bảo dưỡng họ chăm và 3 loại trên thì cuối cùng mình ưu tiên Sonax vì 2 lý do là lượng bọt ít và gạt trơn tru hơn của hãng tặng.Điểm lưu ý của nước rửa kính là các bạn nên chọn loại đậm đặc để tiện dụng khi cần và mang theo trên xe vì kích thước nhỏ.Hiện tại bây giờ chắc 9/10 xe là sẽ dùng nên mình sẽ không nhắc nhiều nên các anh em đừng quên công cụ này và chăm nước đầy đủ nhé.
+ Công dụng:
-Làm sạch các vết bụi bẩn, dầu mỡ, cặn canxi, chất bẩn cứng đầu bám trên kính chắn gió dễ hơn so với nước thông thường, trảnh việc gạt nhiều lần vết bụi làm xước xe.-Hạn chế tạo vết, không tạo đốm. Loại bỏ việc tạo màn sau khi gạt mưa.
-Hạn chế được phần nào việc lưỡi gạt quá cũ mà không đủ độ trơn làm xước kính.
+Cách sử dụng:
-Pha loãng dung dịch theo tỉ lệ 1:100 (10ml dung dịch pha với 1 lít nước tinh khiết).-Cho dung dịch vào bình chứa nước rửa kính của xe ô tô.
-Cho dung dịch vào trước rồi cho nước vào sau, tránh làm ngược lại vì dung dịch sẽ k hoà đều. ( Nếu các bạn kĩ, có thể hoà vào 1 bình 1lit trước rồi mới đổ vào).
Quảng cáo
Lưỡi gạt mưa ( lá lúa ):
Mình viết về lưỡi gạt vì đây là vấn đề cực kì quan trọng. Ảnh hưởng 90% đến việc đi mưa của các bạn. Đây là bộ phận thuộc cần gạt nước mưa, chi tiết tác động trực tiếp lên kính để gạt đi vết mưa, vết loang lổ... giúp cho người lái có một tầm nhìn rõ nét hơn.
Lưỡi gạt hay lá lúa cần được thay thế trong khoảng 3-6 tháng đối với loại thông thường hoặc khi các bạn dùng của hãng và loại tốt (từ 600k trở lên) thì có thể từ 6-9 tháng. Việc trầy xước kính đa phần là do lá lúa. Mình đang test 1 loại mới được tặng giá 170k cho 2 gạt trước CX-5. Gạt êm nhẹ.
Lưu ý : Chỉ nên thay lá lúa, chứ không nên thay cả xương gạt mưa, rất nhiều bạn hiểu lầm và mua cả cần gạt khiến chi phí tốn kém, không cần thiết.
+Cách thay thế:
Mỗi loại xe sẽ phù hợp với một kích cỡ và số hiệu cần gạt nước riêng, do đó để có sự lựa chọn phù hợp thì khi chọn mua, bạn cần để ý kỹ đến những thông số này, chọn chủng loại và kích thước phù hợp với quy định của chiếc xe. Khi chọn bạn cũng nên lưu ý đến cấu tạo của kính chắn gió ôm cong hay dạn thẳng nhé và chất liệu là gì để phù hợp với xe.Quảng cáo
-Đầu tiên, bạn cần nâng cần gạt nước lên sao cho vuông góc với kính chắn gió và cố định nó ở vị trí đó.
-Ở điểm nối cần gạt và lưỡi gạt sẽ có một chốt giúp nối chúng với nhau, hãy bấm vào chốt này và tháo lưỡi gạt ra khỏi cần gạt.
-Tháo lưỡi cần gạt nước cũ ra bẳng cách kéo nhẹ vào trong và đẩy lên theo khấc đã định sẵn - đầu móc.
-Lắp dưới gạt mới theo rảnh định sẵn trên xương gạt.
-Dùng một chiếc khăn có thấm nước xà phòng lau sạch kính chắn gió và cần gạt.
-Thực hiện tương tự với cần gạt còn lại.
-Trả cần gạt về vị trí cũ.
Đây là ví dụ cho việc có xe cho thay lá lúa, và xe phải thay cả xương cá. Bên trái là CX-5, còn bên phải là C300 của Mercedes.
+Hiệu quả:
Lưỡi gạt mưa 3M,hãng theo xe hoặc các loại trên thị trường có hiệu quả làm sạch kính rất tốt, không để lại vết mờ, vệt ngang trên kính trong giai đoạn 1-2 tháng đầu, tuy nhiên chất lượng đi theo thời gian cần test nhiều loại vì chi phí thấp để tìm ra loại thích hợp nhất.Điều kiện thời tiết và việc để xe ngoài nắng nhiều hay ít cũng quyết định đột bền.
Phủ trôi nước:
Hiện tại trên thị trường có nhiều dạng phủ lên kính như 3M, Meguiar's, Sonax… Trong bài viết cụ thể mình đang dùng 3M cho 3 năm nay. Ưu điểm của loại này là phủ khi khô và nhanh. Loại Sonax mình đã thử được dùng khi kính ướt, thường phù hợp cho tiệm hoặc khi rửa phù luôn. Nhưng phủ trôi nước thì tác dụng 2 tuần là tối đa, xe có thể 3-4 tuần mới rửa nên loại tự phủ 3M hợp với mình.Lưu ý : Loại phủ này là phủ ngắn hạn, không phải loại phủ nano lên kính lái. Tuyệt đối không phủ nano lên kính lái, vì sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị loang lỗ, đánh lại tốn cực kì nhiều tiền và không chắc chỗ đánh xoá xước đủ khả năng xoá hết xước.
+Công dụng:
-Tạo lớp phủ trên bề mặt kính, giúp nước mưa dễ dàng trôi đi-Giảm thiểu tình trạng kính bị mờ, đọng nước đây là nguyên nhân chính tạo nên ố kính.
-Giúp tầm nhìn rõ ràng hơn khi lái xe, đặc biệt khi đi cao tốc đôi lúc mình không cần gạt vẫn tự tin lái.
+Cách sử dụng:
-Vệ sinh sạch sẽ bề mặt kính-Cho dung dịch lên khăn và thoả đều theo chiều ngang hoặc dọc, không xoay tròn vì khăn có thể dính cát làm xước kính – nên dùng khăn mềm micro.
-Để khô trong 30s-2p, lấy khăn sạch lau lại. Nên phủ cho 2 kính trước, gương chiếu hậu và kính lái nếu thấy cần thiết.
Hiệu quả thực tế của phủ kính.
+Hiệu quả:
-Phủ trôi nước có hiệu quả rất tốt, giúp nước mưa dễ dàng trôi đi, hạn chế tình trạng kính bị mờ, đọng nước làm ố kính, cản thầm nhìn.-Hạn chế xước kính khi gạt mưa bị lão hoá, do lớp phủ tạo được 1 độ trơn nhất định.
-Lớp phủ có độ bền trong 2-3 tuần là tối đa cần phủ lại. Lưu ý không nên phủ loại 1-2 năm phủ 1 lần vì khi mất không đều, dẫn đến loan lỗ chói mắt khi đi trời tối.
Lời khuyên: Anh/em nên sử dụng kết hợp cả 3 sản phẩm trên để đạt hiệu quả vì không quá mất thời gian lại đảm bảo tầm nhìn trong mọi hoàn cảnh.
Kết luận: Các thay đổi nhỏ này mình thường dùng là những sản phẩm chất lượng, dễ sử dụng và có giá thành hợp lý, giúp bảo vệ kính và đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho anh em. Việc thay thế không đúng, dùng không đúng cách và mua sai loại mình đã phân tích ở trên. Mong anh em đặt thêm câu hỏi rồi bàn luận, mục đích chính là trải nghiệm của mình dùng liên tục 3 năm và mong anh em không phí tiền cho các dịch vụ không đáng có.