3 vụ bê bối liên quan đến tiền điện tử đi vào lịch sử

Quốc Toress
13/5/2019 3:31Phản hồi: 0
3 vụ bê bối liên quan đến tiền điện tử đi vào lịch sử
Không thể phủ nhận rằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác đang góp phần vào thay đổi phương thức thanh toán, tính chính xác, tốc độ, sự minh bạch dựa trên công nghệ blockchain. Không thức gì mới sinh ra đều hoàn hảo hết cả, và tiền điện tử cũng vậy, nhưng có thể có những lỗi nhỏ thôi cũng đủ thổi bay một tập đoàn, những lỗ hổng bảo mật mà tiền điện tử đã bị các hacker lợi dụng trong thời gian qua thể hiện rõ nhất bản chất tương đối không được kiểm soát của tiền điện tử.

Với hàng trăm sàn giao dịch và dịch vụ ví điện tử mới xuất hiện mỗi ngày với quy định hoàn toàn bằng không, bitcoin luôn là mục tiêu nhắm đến trong các vụ lừa đảo và tấn công mạng đã cho thấy một trong những rủi ro lớn nhất liên quan đến đầu tư vào Bitcoin. Có thể thấy từ vụ hacker tấn công vào sàn giao dịch Bitfinex năm 2016 và gây ra thiệt hại 66 triệu đô la Mỹ, rủi ro thực sự rất rất nhiều. Hôm nay chúng ta hãy nhìn lại những vụ bê bối nhất liên quan đến tiền điện tử đi vào lịch sử ngành tài chính.

QuadrigaCX
Một giám đốc điều hành được cho là đã chết, cáo buộc gian lận và mất tích cùng hàng triệu đô la. Tất cả những điều này tạo nên một bộ phim kinh dị hấp dẫn làm rung chuyển thế giới tiền điện tử, nhưng đối với hàng ngàn khách hàng đã sử dụng QuadrigaCX, đó thực sự là một cơn ác mộng khủng khiếp.
Trở lại năm 2018, CEO của QuadrigaCX; Gerald Cotten đã qua đời khi đi tuần trăng mật ở Ấn Độ. Sau đó, công ty QuadrigaCX của anh tuyên bố rằng họ không thể truy cập vào ví tiền điện tử của công ty; một tình huống mà ngay lập tức đã trở thành tâm điểm, một nguyên nhân đáng báo động.

Lý do đằng sau điều này là QuadrigaCX đã sử dụng ví lạnh cho kho lưu trữ ngoại tuyến với khả năng bảo mật cao hơn để chống lại các hacker. Tuy nhiên, vì được cho là người duy nhất có quyền truy cập vào ví lạnh này, QuadrigaCX đã không thể trả lại số tiền đầu tư của khách hàng.


Một cuộc điều tra đã được tiến hành với QuadrigaCX và nhiều tình tiết đã tiết lộ gây hoang mang dư luận. Đầu tiên, sau khi có quyền truy cập vào máy tính xách tay của Cotten, công ty kiểm toán Ernst & Young đã theo dõi tất cả các ví lạnh thuộc sở hữu của QuadrigaCX. Tuy nhiên, những chiếc ví lạnh được cho là có giá trị từ 140 triệu đô la đến 190 triệu đô la tiền điện tử trống trơn, chẳng có gì cả.

Theo dấu vết gửi tiền từ địa chỉ ví này, các nhà điều tra của Ernst & Young phát hiện ra số tiền đã được chuyển một cách có hệ thống ra khỏi ví lạnh cả năm trước khi xảy ra cái chết của Cotten. Sau những dấu vết này, một số giả thuyết đã được đặt ra và cũng có nhiều người cho rằng Gerald Cotten đã giả chết để ẩn mình cùng với hàng triệu đô la. Cho đến nay câu chuyện về Gerald Cotten, QuadrigaCX và hàng triệu đô la Mỹ vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Mt Gox
Được thành lập vào năm 2010 bởi lập trình viên người Mỹ Jed McCaleb, Mt Gox là từ viết tắt của “Magic The Gathering Online eXchange”. Mặc dù có cái tên kỳ lạ, nhưng Mt Gox lại nhanh chóng trở thành sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới chỉ trong một thời gian ngắn (Khi mà sàn giao dịch tiền điện Binance chưa ra đời).

Đã có thời điểm, Mt Gox được ước tính đã xử lý một con số khổng lồ 70% trong tổng các giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của Mt Gox chưa bao giờ là suôn sẻ. Từ các vi phạm an ninh lặp đi lặp lại, đến các cuộc tấn công của hacker, và thậm chí là một vụ kiện từ chính phủ Hoa Kỳ, Mt Gox đã liên tục gặp rắc rối với các vấn đề về pháp lý và tài chính của mình.

Thảm họa xảy ra vào năm 2014 khi Mt Gox tuyên bố phá sản sau khi mất một lượng lớn Bitcoin trị giá 500 triệu USD. Người ta phát hiện ra các hacker đã rút sạch các ví của Mt Gox một cách có hệ thống. Khi người dùng phàn nàn rằng họ không thể rút tiền, Mt Gox chỉ im lặng và biến mất khỏi tất cả các phương tiện truyền thông xã hội.
Cho đến ngày nay gần 5 năm sau khi thất bại, các khách hàng sử dụng Mt Gox vẫn đang chiến đấu để lấy lại số tiền mà Mt Gox nợ họ.

NiceHash

NiceHash là một nền tảng khai thác tiền điện tử có trụ sở tại Slovenia, nơi mang tập trung các nhà khai thác và nhà đầu tư tiền điện tử. Vào tháng 12 năm 2017, NiceHash đã bị tấn công bởi một cuộc tấn công hack cực kỳ tinh vi xâm chiếm hệ thống và dẫn đến tổn thất lớn với 4,736 Bitcoin. Một số lượng Bitcoin rất lớn cũng như giá trị thời điểm đó.
Vào thời điểm đó với Bitcoin được định giá khoảng 19.000 đô la Mỹ mỗi Bitcoin, tổng thiệt hại ước tính lên đến 62 triệu đô la Mỹ. Thêm vào đó là không có khoản tiền hay Bitcoin nào được thu hồi từ vụ đánh cắp này. Do đó, toàn bộ đội ngũ quản lý bao gồm CEO Marko Kobal đã từ chức từ khỏi NiceHash.

Quảng cáo



Tuy nhiên, NiceHash vẫn có thể phục hồi sau thảm họa này và vẫn tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình. Cho đến ngày nay, NiceHash vẫn giao dịch bằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.

Cho dù bạn là nhà đầu tư, nhà đầu cơ hay người khai thác tiền điện tử, điều quan trọng là bạn luôn luôn phải làm chủ cuộc chơi của mình.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019