30 năm sau thảm họa Challenger và sự thay đổi của NASA

MinhTriND
30/1/2016 22:47Phản hồi: 79
30 năm sau thảm họa Challenger và sự thay đổi của NASA
30 năm trước, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gánh chịu một bi kịch gây chấn động toàn thế giới, và cũng là lý do đã thay đổi cơ quan này mãi mãi. Ngày 28 Tháng 1 năm 1986, tàu con thoi Challenger phát nổ chỉ 73 giây sau khi được phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Hoa Kỳ), giết chết tất cả 7 phi hành gia trên tàu - bao gồm cả Christa McAuliffe, một giáo viên được NASA lựa chọn để tham gia chuyến du hành trong không gian. Trước đó vào ngày 27/1/1967, cả 3 phi hành gia của NASA là Ed White, Gus Grissom và Roger Chaffee cũng đã hi sinh trong một cuộc phóng thử nghiệm tàu Apollo 1. Tuy nhiên, thảm họa Challenger là một câu chuyện dường như hoàn toàn khác.


“Cả nước Mỹ và toàn thế giới đã bị sốc khi điều đó xảy ra, vì đó là lần đầu tiên Hoa Kỳ thực sự mất đi một chiếc tàu không gian, cùng với phi hành đoàn trên tàu”, cựu phi hành gia NASA Leroy Chiao, người đã tham gia 3 sứ mệnh tàu con thoi không gian, và cũng từng là chỉ huy của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) từ tháng 10/2004 đến tháng 4/2005, cho biết. “Vụ nổ thậm chí còn gây sốc hơn vì Christa McAuliffe không phải là một phi hành gia chuyên nghiệp”, Chiao nói với Space.com. “Nếu bạn mất một quân nhân trong một hoạt động quân sự, điều đó thật sự rất đáng buồn và bi kịch, nhưng họ đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp, cũng giống như các phi hành gia chuyên nghiệp. Còn đối với một người thường, sự ra đi của họ thật sự gây sốc”.

Thay đổi văn hóa


Trước khi Challenger xấu số được phóng lên khi tham gia sứ mệnh STS-51L, đã có 24 nhiệm vụ liên tiếp trong kế hoạch được hoàn thành, bắt đầu từ tháng 4 năm 1981, kể từ lần cất cánh đầu tiên của tàu vũ trụ Columbia. Thành công lúc bấy giờ vô tình tạo ra sự tự mãn không đáng có của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, theo Chiao. "Có một ‘cơn sốt’ phóng tàu vụ trụ vào thời điểm đó, giúp các chuyến bay luôn đúng thời gian dự kiến, thúc đẩy thực hiện nhiều nhiệm vụ mới”, ông nói.

“Đó là loại tư duy đóng vai trò then chốt trong thảm họa này”, các chuyên gia kết luận. Sau phân tích, người ta cho rằng nguyên nhân dẫn đến vụ nổ của Challenger xuất phát từ các vòng đệm cao su “O-ring” của con tàu, trong quá trình phóng lên đã bị hỏng do thay đổi nhiệt độ. Mất các vòng đệm này, khí nóng thoát ra và làm hỏng thùng nhiên liệu bên ngoài tàu vũ trụ, cũng như các thiết bị đi kèm. Theo các nhà điều tra viên của NASA, nhiệt độ lúc cất cánh nằm trong khoảng từ 2°C - 8°C, lạnh hơn so với bất kỳ lần phóng nào trước đó.

challenger_tinhte.jpg

"Quyết định khởi động Challenger còn nhiều thiếu sót. Những người đưa ra quyết định đã không biết gì về lịch sử của các vấn đề liên quan đến vòng đệm và khớp nối”. Ngoài ra, việc phóng con tàu với điều kiệt nhiệt dộ dưới 11,7°C cũng là vấn đề đáng được lưu tâm nhưng dường như nó đã bị bỏ sót. “Họ không có một sự hiểu biết rõ ràng về mối quan tâm mà Rockwell đã đưa ra, rằng có băng trên bệ phóng” (Rockwell International là đơn vị lắp ráp các tàu con thoi không gian cho NASA.) “Nếu những người tham gia biết rõ những sự thật này, rất khó để họ quyết định phóng con tàu lên vào ngày 28 tháng 1 năm 1986”. Trên một phương diện nào đó, tai nạn khủng khiếp này đã được gây ra bởi những người quyết định.

“Rất nhiều thứ đã thay đổi”, Chiao ông nói. "Tàu con thoi đã được rà soát lại hoàn toàn. Bao gồm từng chi tiết kỹ thuật nhỏ nhất, tất cả đều được đưa ra tái phân tích”. Công việc này mất gần 3 năm. Các chương trình tàu con thoi bị cấm ngay sau đó, mãi cho đến khi tàu vũ trụ Discovery cất cánh vào ngày 29 tháng 9 năm 1988.

Thúc đẩy giáo dục không gian


Thảm họa Challenger cướp đi sinh mạng của 7 người, trong đó bao gồm: chỉ huy Francis "Dick" Scobee; phi công Mike Smith; chuyên gia Judith Resnik, Ron McNair và Ellison Onizuka; cùng các chuyên gia vận tải McAuliffe và Greg Jarvis. Dù đã 30 năm sau cái ngày đen tối ấy, “mọi thứ dường như chỉ vừa xảy ra ngày hôm qua”, Barbara Morgan, người được xem là “Teacher in Space” (Giáo viên trong vũ trụ), đóng vai trò như một ‘phương án dự phòng’ của bà McAuliffe chia sẻ. Morgan được đưa lên không gian vào năm 2007, trên tàu con thoi Endeavour. “Những con người ấy vẫn luôn tồn tại bên tôi, mỗi ngày”. Morgan cho rằng Christa McAuliffe và dự án “Teacher in Space” đã có một tác động rất lớn, mặc dù sứ mệnh STS-51L từng kết thúc trong bi kịch.

Christa-McAuliffe_tinhte.jpg
Bà Christa McAuliffe được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nền giáo dục.

"Christa là một nhà giáo tuyệt vời, một con người tuyệt vời và là một tấm gương sáng ngời cho nghề nghiệp của chúng tôi”, Morgan nói. "Đó là điều mà tôi thực sự, thực sự biết ơn và tự hào”. Chỉ vài tháng sau thảm họa Challenger, người thân của những phi hành gia xấu số thiết lập một tổ chức phi lợi nhuận gọi là Trung tâm Giáo dục khoa học Không gian Challenger, như một nỗ lực thu hút sự quan tâm của sinh viên đến khoa học, công nghệ cũng như toán học, bằng cách giúp chúng trở nên thú vị hơn và mang nhiều giá trị thực tiễn hơn. Trong vòng 30 năm qua, đã có gần 4,5 triệu trẻ em tham gia Trung tâm Challenger.

Luôn luôn khám phá

Quảng cáo



Đáng buồn thay, Challenger không phải là bi kịch duy nhất của chương trình tàu con thoi không gian. Ngày 1 tháng 2 năm 2003, tàu vũ trụ Columbia vỡ tan tành khi trở về khí quyển Trái đất, giết chết tất cả 7 phi hành gia trên tàu. Những thuyền viên tham gia sứ mệnh bao gồm chỉ huy Rick Husband; phi công William McCool; Michael Anderson; chuyên gia sứ mệnh David Brown, Kalpana Chawla và Laurel Clark; cùng chuyên gia Ilan Ramon từ Cơ quan Vũ trụ Israel. Một miếng cách nhiệt đã cắt đứt thùng nhiên liệu bên ngoài của Columbia trong lúc phóng tàu thăm dò hơn 2 tuần trước đó, khiến cánh trái của tàu con thoi bị hư hại. Các nhà điều tra sau đó xác định thiệt hại này giúp khí nóng chui vào bên trong cánh, dẫn đến việc phá hủy toàn bộ con tàu.

sao-hỏa_tinhte.png

Những tai nạn thương tâm với Challenger và Columbia xảy ra như một lời cảnh báo, rằng các chuyến bay đi vào vũ trụ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nguy hiểm, Chiao nhận định. “Tôi không nghĩ du lịch không gian cũng sẽ trở nên an toàn như du lịch hàng không thương mại, chỉ vì lượng năng lượng bạn phải đưa vào một con tàu để đẩy nó vào quỹ đạo ở tốc độ 28.160 km/h”. Chiao cho rằng luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ trong các chuyến bay đi vào không gian.

"Thật không may, mặc dù chúng tôi luôn cố gắng hạn chế tối đa và tránh những rủi ro, thỉnh thoảng chúng vẫn xảy ra”, ông nói thêm. “Những gì chúng tôi phải làm là thực hiện những gì chúng tôi có thể học hỏi từ đó, áp dụng các bài học kinh nghiệm và tiếp tục tiến về phía trước”. Con đường phía trước của NASA có lẽ sẽ vắng mặt những chiếc tàu con thoi không gian. Phi hành gia Mỹ hiện vẫn đang phụ thuộc vào tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đến và rời khỏi Trạm vũ trụ quốc tế, mặc dù NASA cho biết họ hy vọng tàu vũ trụ tư nhân do Boeing và SpaceX sản xuất sẽ sẵn sàng để tiếp nhận dịch vụ này vào cuối năm 2017.

NASA hiện nay tích cực làm việc nhằm hướng đến mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030. Cơ quan này đang phát triển một mô-đun được gọi là Orion và tên lửa khổng lồ Launch System Space để thực hiện tham vọng của mình.

Tham khảo: NASA, Space.com, Wikipedia
79 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Huskar
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vừa thấy có trên Discovery
anhquanmk
ĐẠI BÀNG
8 năm
Quả tên lửa to thật
@anhquanmk cái màu cam cam hình như là cái bồn nhiên liệu thôi...
"The Challengher Disaster" chiếu trên Discovery.xem hay lắm.
@seaphantom Hôm qua ko để ý hnay hết chiếu lại rồi
Nhokakaza
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trước trên VTV2 hay chiếu mấy cái phân tích thảm họa. Có cả cái này
nguy hiểm thật...
mrd213
CAO CẤP
8 năm
Có thành công nào mà ko phải trả giá, vậy nên giờ công nghiệp vũ trụ Mẽo bỏ xa các nước khác
@pin A Vâng! trong khi thực tế cái skylab của mỹ hoạt động ra sao. Còn cái trajm vũ trụ của LX thì có cả đống và hoạt động như thế nào. Mỗi nước có 1 triết lý về thiết kế. Còn bé bị nhồi sọ quá nhiều rồi đó. Trong quá trình phóng thì chả có thằng phi hành gia nào nó điên mà đòi tiện nghi như khách sạn đâu. Mà trong đầu lúc đó chỉ có cầu nguyện sao cho chuyến bay thành công tốt đẹp. Ví thử như trên máy bay cũng thế. Quá trình cất cánh chả có tiếp viên nào vác cà phê hay đồ ăn cho khách =)) . Còn quá trình phóng tàu nó còn khiếp hơn là quá trình cất cánh của máy bay nhiều bé ạ 😆 . Cho nên càng đơn giản, thì có khi lại hay vì sẽ không có các chi tiết tự do xơi mấy anh phi hành gia trong quá trình cất cánh 😃)
@aboveall27895 Khi LX tan rã, nước Nga được thừa hưởng rất nhiều thành quả nhé bé. Ngay đến con F-15 của mẽo còn phải chôm chỉa Mig 25 về nghiên cứu, mổ xẻ và hoàn thành mà 😆 . Còn vấn đế quân sự, chả có đứa nào điên mà bô bô nhà nó có cái gì. Mẽo có icbm , Nga nó cũng có . Nó thành lập lực lượng phòng thủ không gian thì nghĩ nó làm trò mèo chắc =)) . Hãy nhớ kĩ điều này, 1 khi các đầu đạn phân tách và xâm nhập vào khí quyển trái đất sẽ rất khó đánh chặn. Cách dễ hơn đó là đánh chặn nó ngay khi nó vượt qua tầng khí quyển. Để làm được điều này ắt hẳn chỉ có thanh niên Việt Nam ngồi gõ phím là làm được =)) . Còn cả 1 lực lượng phòng thủ không gian của nó thành lập chỉ ngồi ăn bánh, uống cà phê =)) . Vâng! tôi xin ngả mũ với cmt mang tính cợt nhả của bạn khi nói nó thành lập thì sao và có hàng trên đó chưa? Hàng trên đó thì bạn sang hỏi Putin lúc đang say thì may ra bạn sẽ có được câu trả lời nhé! 😃). Còn chuyện Nga có hệ thống tên lửa đẩy đưa vệ tinh lên quỹ đạo. Ai có thể kiểm soát được vệ tinh đó là vệ tinh gì? 😃 . Còn cái câu nói cuối của bạn ấy, tại sao nó không thuê mấy thằng cũng phóng được mà cứ nhất thiết phải thuê của Nga để làm gì? 😃) Sao không thuê các nước khác và đồng minh của mình có phải dễ hơn không? Nghe bạn nói ví chuyện cái xe bus với cái bmw mình thấy ghê quá! vì cái phanh của xe bus và bmw nó khác nhau quá nhiều. Độ sai lệch lớn mà trong khi tiếp ráp trạm nó cần độ sai lệch rất nhỏ không thì hậu quả sẽ thật khôn lường. Lấy cái ô tô nào nó hơn kém nhau chút đi bạn, chứ đừng thấy nó nói mà chả biết gì cũng a dua theo =)) . Tưởng phóng và nối ghép tàu vũ trụ với trạm mà dễ như đang húp cháo à? tỉnh lại đi! ^^ . Chạy xe máy nhiều khi đã khó, lái ô tô gặp nhiều tình huống còn khó hơn, lái máy bay còn khó hơn ô tô gấp nhiều lần, và tất nhiên lái tàu vũ trụ thì ... =))) tự hiểu nhé!
tươi vui
ĐẠI BÀNG
8 năm
Còn có nghành y dược nữa. Hàng chục nghìn người tình nguyện làm thí nghiệm sống để cứu hàng triệu người khác. Họ cũng đáng được vinh danh
n014latoi
ĐẠI BÀNG
8 năm
để tạo ra con tàu này mình nghe nói mất vài tỷ đô, chi phí quá tốn kém mà nhiều rủi ro, do vậy tàu con thoi đã đc cho nghỉ hưu.
@n014latoi Nhưng vấn đề là Boeing sử dụng dc nhiều lần, còn tên lửa để phóng tàu con thoi là 1 đi không trở lại.
saladass
TÍCH CỰC
8 năm
@Phoenix Flame éc,cái bồn thì xài 1 lần,còn cái tên lửa thì rớt xuống biển,vớt lên thay lại mấy cái rồi xài tiếp nhé.
n014latoi
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Phoenix Flame chết thật... tìm hiểu lại đi bạn ơi, tên lửa đẩy chỉ là 1 phần của dự án tàu con thoi thôi, con tàu này cần tên lửa để phóng lên nhưng nó có thể bay trở về mặt đất như 1 máy bay bình thường, đắt là đắt ở chỗ đó
@MrBach248 Ý mình so sánh giá trị giữa tàu con thoi và phi hành gia thôi, chứ không so sánh phi hành gia với người bình thường đâu 😁
Greycloud
TÍCH CỰC
8 năm
VN ta mà phóng tàu vũ trụ thì sao nhỉ? Đầu tiên là lập Ban Quản lý dự án Tàu Vũ trụ, ban này phải do một đồng chí GS - Tiến sĩ thuộc UVBCT làm trưởng ban...

Mười năm sau tính ra chi phí bỏ ra cho cái ban này ăn nhậu và hàng đống các thứ điều tra, thanh tra, xử lý, kiểm điểm nghiêm khắc, kiểm điểm nội bộ, rút kinh nghiệm sâu sắc,... thì mua Tàu vũ trụ của Mỹ hay Nga còn rẻ hơn gấp 100 ;)
Ko chính xác, người đưa ra quyết định phóng bỏ ngoài tai lời cảnh báo của vài kỹ sư về nhiệt độ thấp có thể gây ảnh hưởng đến tên lửa, vì đó là tình huống chưa xảy ra trong những lần thử nghiệm. chứ ko phải là hoàn toàn ko biết. Quyết định sai lầm đó dẫn đến cái chết của 7 người trên tàu.
mrd213
CAO CẤP
8 năm
Gì mà các bác xối e ghê vậy.
Đồng ý là công nghiệp vũ trụ Mỹ chưa thật sự hoàn thiện, ở 1 số khía cạnh nào đó phải có sự hỗ trợ của Nga (sử dụng động cơ tên lửa, tàu tiếp tế cho ISS,...) nhưng nhìn vào toàn bộ có thể thấy người Mỹ họ tập trung rất nhiều cho ngành công nghiệp vũ trụ này và thành công ko ít mà ko thể ko nhắc đến những thành tựu như đưa người lên mặt trăng, hệ thống kính thiên văn vụ trụ, robot tự hành sao hỏa hay mới đây là tên lửa tái sử dụng Falcon 9. Rõ ràng họ có ý tưởng và họ tập trung hiện thực hóa nó. Không phải là hạ thấp Nga nâng bi Mỹ nhưng ngay cả chuyện gia Nga cũng phải thừa nhận (e xin trích nguyên văn, các bác có thể gg tìm đọc): "Nếu xem xét riêng lĩnh vực các tàu vũ trụ có người lái thì chúng ta- Nga hiện nay đứng ở vị trí số hai, nhưng nếu xét về những nghiên cứu thiết kế đang được tiến hành cả ở Mỹ và ở Nga thì chúng ta đang tụt hậu rất xa so với người Mỹ"
namdh7
TÍCH CỰC
8 năm
Hồi đó mình cũng có coi thời sự chiếu cảnh này, lâu lắm rồi nhưng mình vẫn còn nhớ cảnh mấy người đứng bên dưới bật khóc.
highsky1811
ĐẠI BÀNG
8 năm
Theo mình được biết từ ông prof. của mình...thảm hoạ xuất phát từ một lí do đơn giản đó là sai xót trong chuyển đổi đơn vị giữa SI và English system.
saladass
TÍCH CỰC
8 năm
Hình như là có 1 ông kĩ sư thấy lỗi,đưa đơn cho Rockwell,mà không chịu tiếp nhận,còn nói là không sao đâu.đến lúc nổ thì quay ra chửi ông kĩ sư.Trong ngành công nghiệp vũ trụ thì sai số 0,00000001 cũng dẫn tới kết quả khác.
sự sống và cái chết nhanh thật , đòm 1 phát tan xác
Còn mình học là do thiếu sót về kinh nghiệm, chưa dự đoán đc tình huống dẫn đến sai sót trong thiết kế O-Rings của nhóm kỹ sư bên Morton Thiokol.
Tai nạn sẽ ko xảy ra nếu như người quyết định phóng tên lửa bên NASA ko cố quyết và ko đặt mốti an toàn lên hàng đầu vì đã đc cảnh báo sẽ có vấn đề trong đk thời tiết như vậy rồi.
Bạn google Roger Boisjoly để biết thêm chi tiết.

Và khi công bố thông tin đại chúng thì cố quên chi tiết này 😃
Vẫn dành quan tâm cho KHCN vũ trụ của Mỹ ^^. Nhất là quân sự
infographic đồ 😁
mới xem phim này trên discovery cách đây vài ngày

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019