Các nhà khoa học thụ tinh cho trứng của 2 cá thể cuối cùng loài tê giác trắng phương Bắc

Hassler
30/8/2019 7:36Phản hồi: 80
Các nhà khoa học thụ tinh cho trứng của 2 cá thể cuối cùng loài tê giác trắng phương Bắc
Các nhà khoa học Ý vừa thông báo họ đã thành công trong việc thụ tinh trứng của 2 con tê giác phương Bắc cuối cùng trên thế giới bằng tinh trùng của các con đực đã chết trước đó. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ có ngay được các con tê giác phương Bắc mới mà đây mới chỉ là bước đầu cho việc tìm cách bảo tồn loài động vật này.

Cuộc chiến bảo tồn các loài động vật trong sách đỏ thường là cuộc chiến không cân sức bởi sự suy tàn của 1 giống loài dù bởi tác động của thiên nhiên hay do bàn tay con người luôn nhanh hơn những động thái bảo tồn hay cứu chữa của những người quan tâm đến việc giữ sự đa dạng sinh học. Như loài tê giác trắng phương Bắc nếu anh em có để ý thì năm ngoái mình có 1 bài chia sẻ con đực cuối cùng của giống này đã chết. Hiện giờ chỉ còn lại con và cháu của con đực nói trên và chúng cũng đang già dần, nếu không có động thái nào thì chắc chắn loài tê giác này sẽ tuyệt chủng trong thời gian tới.

Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Avantea ở Ý phối hợp với các trung tâm bảo tồn động vật hoang dã ở Đức, Czech và Kenya đã thụ tinh thành công cho 10 trứng được lấy từ 2 cá thể cái này. Theo lời giám độc trung tâm Avantea, Cesare Galli thì đây là 1 điều mà trước giờ chưa có ai làm được. Tuy chưa biết là việc thụ tinh này có thể phát triển thành các phôi thai hay không nhưng đây là bước tiến lớn và nó khẳng định loài tê giác này có cơ hội phục hồi vào tương lai.

Được biết loài tê giác trắng phương Bắc là 1 nhánh của loài tê giác trắng phương Nam với sự khác biệt về mặt hình thể khi chúng nhỏ hơn và tai có nhiều lông hơn. Trong những năm 60 thế kỉ trước người ta ước tính vẫn còn khoảng 2000 cá thể tê giác trắng phương Bắc ở châu Phi, tuy nhiên chúng đã sụt giảm nhanh chóng, phần lớn bởi bọn săn trộm để lấy sừng. Con đực có tên Sudan đã được đưa vào vườn thú Dvur Kralove từ năm 1975 và nhờ vậy mà được sống sót qua thời kì sụt giảm số lượng nói trên. Hai cá thể cái hiện còn sống có tên Najin và Fatu là con và cháu của Sudan và hiện tại cả 2 đều không còn khả năng mang thai bởi có vẻ chúng đã qua độ tuổi này. Thế nên nếu muốn tái tạo loài vật này các nhà khoa học dự kiến sẽ đẩy phôi thai (nếu thụ tinh và phát triển thành công) vào những con cái của loài tê giác trắng phương Nam để mang thai hộ chứ không còn cách nào khác.

Theo kịch bản tươi đẹp nhất là có thể ta sẽ có cá thể mới trong 1 vài năm tới, các nhà khoa học cũng rất lạc quan bởi họ đã thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình phối giống này và sẽ tiến hành các thủ thuật tốt hơn trong tương lai.

Mong là họ sẽ thành công.

Tham khảo The New York Times
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sao trước giờ ko có giải pháp nhân giống nhỉ?
@#JK Đâu có ngờ Vn qua và giết mấy con nầy giữ vậy.
leeyang
CAO CẤP
5 năm
@#JK Trước đây có thử mà cực kỳ khó luôn bạn😆
@Trung Thanh OK, do VN qua giết, buồn cười quá 😆))
@lehoanggiang.1985 k vn thì tq, lạ lắm ak?
Cá nhân tôi thấy việc cố gắng cứu vớt loài tê giác nó ko cần thiết lắm, thay vào đó thì để vốn cho việc bảo vệ môi trường sẽ tốt hơn.
@bangtinhlinh Vậy chắc bạn khôn hả, có mấy chữ mà đọc ko hiểu thì về học lại lớp 1 đi rồi lên đây nói chuyện. Mai mốt lỡ 2 con tê giác đó nó mà chết nữa thì cấy vào cái cửa mình của mother bạn nhé. Cái thứ đạo đức giả lúc nào cũng tỏ vẻ thanh cao, mà đọc hiểu như mấy đứa chưa dc đi học.
bangtinhlinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thành Viên Dấu Tên Lòi cái bản mặt mất dạy mà tỏ vẻ có học ra rồi đấy! Ochos vẫn hoàn Ochos thôi! Chưa đợi tới hai con tê giác đó chết đâu, bạn nên về nhà và chui lại vào cái cửa mình của mother bạn chờ đủ ngày đủ tháng, não phát triển đi hãy kiu mother rặn ra lại cho toàn vẹn như người ta nhé! Cái thứ vơ đũa cả nắm cào bằng xã hội xem ai cũng đạo đức giả như mình thì hít không khí thôi cũng đã là phí phạm của xã hội rồi! Đọc không hiểu hay nói ngu không dám nhận thì xem lại ai bị chửi nhiều là tự hiểu! Giờ cũng hiẻu câu tục ngữ "Ngu mà lì" xuất phát từ đâu và áp dụng cho ai rồi! Ahihi
@bangtinhlinh Thôi dc rồi thanh niên đạo đức giả đừng cố tỏ ra thanh cao nữa ko thanh cao dc đâu. Vậy là ko chịu cho người ta cấy vào mother thì bạn nên câm mịa cái mồm lại đi chứ ở đó bô bô ra vẻ yêu động vật đéo ai tin dâu. Cái thứ đạo đức giả, tôi khinh.
giờ bắt đầu làm. Liệu có quá trễ không.
@Fatren Sea Giờ công nghệ mới tới đây nên có còn hơn không bác ạ
@Fatren Sea bắt đầu làm từ lâu rồi bạn, cơ mà chưa được nên vẫn còn trứng được lưu trữ đông khá nhiều, nhắm mục đich để sau này bao giờ công nghệ phát triển sẽ thụ tinh
iamlord
ĐẠI BÀNG
5 năm
Số lượng gene không đủ lớn và đa dạng sinh học để duy trì nòi giống này rồi. Nếu cứ dùng số lượng tinh trùng hạn chế của các con đó thụ tinh thì cuối cùng sẽ ra được mấy cá thể cận huyết --> về lâu về dài như thế nào thì cũng biết.
@iamlord Biết đâu ra 2 sừng
Syter
TÍCH CỰC
5 năm
@cuongtao2016 Có trâu bò rồi
@iamlord Cận huyết qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần chủng đấy bác
iamlord
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NDC9057 Hồi trước mình học sinh học thì như vầy:
Tạo giống bằng biến dị tổ hợp:
- Cho giao phấn giữa hai giống khác nhau để tạo ra biến dị tổ hợp. Sau đó, cho tự thụ phấn / lai gần để tạo dòng thuần chủng. Dòng thuần chủng mang đặc tính phù hợp sẽ được chọn để làm giống.
--> hai giống khác nhau, không phải cận huyết mà tạo ra thuần chủng đc

Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.

Tác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.
--> về lâu về dài toàn gen lặn có hại thì dòng này nó sẽ mãi mãi ko thể nào sinh tồn trong tự nhiên được.

Bạn hiểu sai rồi nhé
@iamlord Bác copy đâu ra hay vậy
Hải Trà
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hy vọng sớm khả quan
Kiên Tống
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cảm ơn các nhà khoa học yêu quý động vật
anmit
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mong thật sự thành công để còn có quần thể loài
Thành công là điều rất đáng mừng, nhưng đừng vì lợi nhuận mà lại xảy ra thêm tình trạng bán gene những loài quý hiếm.
KeNg0aiDao
ĐẠI BÀNG
5 năm
Năm sau nếu thành công, và sinh sản nhớ post tiếp bài nha mod 😁
Giỏi quá.
toanlb
TÍCH CỰC
5 năm
Đọc cứ nghĩ là "các nhà khoa học thụ tinh ...." 😆
Ủng hộ khoa học
Chu Phi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thuận theo tự nhiên thôi, sự tuyệt chủng là tất yếu,
nhân tạo được mãi không? thế hệ sau trẻ em sẽ không cò biết tới rất nhiều chủng loại...
@Chu Phi tự nhiên nào, không thấy nguyên nhân tuyệt chủng là do con người săn bắt à
trong lịch sử đã bao nhiêu loài động vật đã hoàn toàn tuyêtj chủng dưới bàn tay con người rồi
HPSS
TÍCH CỰC
5 năm
Well, về cơ bản thì bây giờ hầu hết các loài động vật khác còn tồn tại là nhờ lòng trắc ẩn của con người 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019