Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu công nghệ Lausanne, Thụy Sỹ đã phát triển được một chất liệu mỏng, co giãn và có thể tạo ra taptic feedback (hệt như lúc bấm phím home trên iPhone 7), từ đó cho phép anh em chơi game hoặc dùng những ứng dụng thực tế ảo có thể cảm nhận được môi trường trong game, thay vì chỉ tương tác bằng tay cầm. Lớp “da” nhân tạo này được làm từ silicone và các tiếp xúc điện, có thể uốn cong quanh đầu ngón tay để lập trình cảm giác cầm nắm những đồ vật trong ứng dụng hoặc game thực tế ảo.
Cộng với tuyên bố của Facebook tuần vừa rồi, cho biết Oculus Quest rồi sẽ hỗ trợ nhận diện từng ngón tay của con người thay vì dùng cảm biến nhận diện tay cầm như hiện tại, có thể khám phá của các nhà khoa học Thụy Sỹ sẽ là thứ giúp thực tế ảo có thêm cộng đồng quan tâm, từ giải trí cho đến y học, và nghiên cứu khoa học nói chung. Thêm nữa, ngay cả những ứng dụng y học như phục hồi chức năng cho người bị chấn thương cũng có thể được hưởng lợi từ phát minh mới này.
Cộng với tuyên bố của Facebook tuần vừa rồi, cho biết Oculus Quest rồi sẽ hỗ trợ nhận diện từng ngón tay của con người thay vì dùng cảm biến nhận diện tay cầm như hiện tại, có thể khám phá của các nhà khoa học Thụy Sỹ sẽ là thứ giúp thực tế ảo có thêm cộng đồng quan tâm, từ giải trí cho đến y học, và nghiên cứu khoa học nói chung. Thêm nữa, ngay cả những ứng dụng y học như phục hồi chức năng cho người bị chấn thương cũng có thể được hưởng lợi từ phát minh mới này.
Theo Digital Trends