[Có thể bạn chưa biết] Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?

BaroTo
11/10/2019 17:53Phản hồi: 69
[Có thể bạn chưa biết] Làm cách nào mà virus có thể nhảy từ động vật sang người?
Tại hội chợ bang Maryland năm 2017, nông dân thông báo những con heo thắng giải có biểu hiện phát sốt, đỏ mắt và sổ mũi. Nhưng trong khi ban tổ chức lo ngại về mấy con heo thì sở y tế Maryland lại quan tâm đến một nhóm người bị ốm khi tham dự hội chợ. Vài người cưng nựng heo, số khác chỉ đơn thuần tiến sát gần chuồng, chẳng mấy chốc, 40 người trong số họ được chẩn đoán mắc cúm heo.

giphy (1).gif


Động vật mắc bệnh thường không lây sang người. Nhưng khi lây sang người, sự chuyển dịch chủ thể của virus có khả năng gây ra dịch bệnh chết người. Vậy làm thế nào mầm bệnh của một loài lại lây nhiễm sang loài khác và điều gì khiến việc chuyển chủ thể lại nguy hiểm đến vậy?

giphy (6).gif


Virus là một loại ký sinh trùng hữu cơ lây nhiễm gần như lên tất cả mọi thể sống. Để tồn tại và sinh sôi, chúng phải trải qua ba giai đoạn: tiếp xúc với chủ thể dễ mắc bệnh, nhiễm trùng rồi nhân rộng và truyền nhiễm sang những cá thể khác.


giphy.gif


Lấy cúm người làm ví dụ. Đầu tiên, virus cúm tiếp xúc với chủ thể mới, đi qua đường hô hấp, điều này không khó gì mấy, nhưng để tồn tại trong cơ thể mới này, virus phải lây nhiễm cho chủ thể thành công trước khi bị phản ứng miễn dịch tiêu diệt. Để đạt được mục tiêu, virus đã tiến hóa những tương tác đặc thù với từng loài vật chủ.

giphy (2).gif


Virus cúm người được bao phủ bởi protein, được thích nghi để kết nối với thụ thể trên các tế bào hô hấp ở người. Khi đã vào tế bào, virus sẽ áp dụng các biện pháp thích nghi khác để chiếm quyền điều khiển cơ chế phân chia của tế bào chủ và sao chép bộ gen di truyền của nó.

giphy (3).gif


Giờ thì, nó chỉ cần làm tê liệt hoặc lẩn tránh hệ thống miễn dịch của chủ thể cho đến khi nhân lên đủ để lây nhiễm nhiều tế bào hơn. Tại thời điểm đó, bệnh cúm có thể truyền sang nạn nhân tiếp theo bằng cách thông qua dịch từ cơ thể bị nhiễm bệnh. Và chỉ một cú hắt hơi cũng đủ mang virus tới vật nuôi, cây trồng hay thậm chí, bữa trưa của bạn.

giphy (4).gif


Virus luôn gặp các loài mới và cố gắng lây nhiễm chúng. Điều này thường thất bại, chủ yếu do bộ gen giữa các chủ thể khác biệt quá lớn. Đối với virus đã thích nghi để lây nhiễm trên người, tế bào rau diếp sẽ là môi trường xa lạ, không phù hợp để sinh tồn.

Quảng cáo



giphy (5).gif


Nhưng số lượng virus lưu chuyển trong môi trường là đáng kinh ngạc, tất cả chúng đều có khả năng tiếp xúc với chủ thể mới. Và vì nhân lên nhanh chóng ở cấp độ hàng triệu, chúng có thể mau chóng tạo ra đột biến ngẫu nhiên. Hầu hết các đột biến kém hiệu quả hay thậm chí gây hại cho chính nó; nhưng một tỷ lệ nhỏ đột biến có thể làm cho mầm bệnh có khả năng lây sang các loài mới. Xác suất thành công của việc này tăng dần theo thời gian, hoặc nếu loài mới có họ hàng gần với chủ thể của virus.

giphy (7).gif


Đối với virus đã thích nghi với những loài có vú khác, lây nhiễm sang người sẽ chỉ cần một vài đột biến may mắn mà thôi. Nếu một virus đã thích nghi với tinh tinh, loài có họ hàng gần nhất về mặt di truyền với ta, nó hầu như chẳng cần thay đổi gì. Tuy nhiên, Thời gian và sự tương đồng bộ gen vẫn là chưa đủ để thực hiện việc chuyển vật chủ thành công.

giphy (8).gif


Vài virus được trang bị để dễ dàng thâm nhập sang tế bào của chủ thể mới, nhưng không thể vượt qua hệ thống miễn dịch. Vài loại virus khác có thể khó lây truyền hơn sang chủ thể mới, tuy vậy, khi quá trình chuyển chủ thể tới giai đoạn truyền nhiễm, virus trở nên nguy hiểm hơn nhiều.

Quảng cáo



giphy (9).gif


Giờ đây, mầm bệnh đang sinh sôi trong chủ thể có khả năng đột biến ra một virus tốt hơn, từ đó gia tăng khả năng bùng phát dịch bệnh. Các nhà virus học đang không ngừng xem xét những đột biến khiến virus thích ứng với việc chuyển dịch giống như cúm. Tuy nhiên, tiên đoán về khả năng bùng phát dịch là một thách thức lớn.

giphy (10).gif


Chúng ta chỉ mới bước đầu khám phá những loại virus đa dạng này. Các nhà nghiên cứu đang không ngừng tìm hiểu khía cạnh sinh học của mầm bệnh để nhanh chóng phát triển vắc-xin và ra chính sách ngăn chặn bệnh dịch bùng phát.

Nguồn: TED-Ed
69 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy con virus không tiến hóa thì mấy hãng dược lấy gì mà nghiên cứu.
@Bạn và 500 Anh Em virus vi khuân tạo các chủng mới sau mỗi trung bình 20 phút còn các công ty dược để đưa được ra thị trường 1 loại kháng sinh hay thuốc chống virus thì tốn gần chục năm.
Về kháng sinh thì hiện chỉ có hơn 100 loại lưu hành và 20 năm qua chỉ có thêm vài loại mới. Đương nhiên hiện nay tất cả các kháng sinh đều có báo cáo ghi nhận về chủng kháng kháng sinh.
Cuộc chiến của loài người với vi khuẩn luôn là phần thua cho con người. Ưu thế chút xíu chỉ có từ năm 1943 khi Penecilin và các kháng sinh được tìm ra. Nhưng đến nay thì công cụ đó đã hết hiệu quả.
Virus vi khuẩn là thủy tổ, chủ nhân thực sự của trái đất này. Con người rồi cũng sẽ như khủng long, chỉ là chấm mờ trong trang sách lịch sử
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
@batmanletruc Đọc đc bài viết về virus hôm trước r vào chém gió hả thanh niên. Tất cả đều sẽ tiến đến thế cân bằng. Con người mà như khủng long thì virus cũng ko còn vật chủ mà nương thân
@ZeusFate Lâu lâu nc khoa học tí mà cang quá, cơ mà nó chém như đúng rồi vậy đó.
@ZeusFate nói chính xác thì vi khuẩn mới là vật sống còn virus chỉ là hơn mức mẩu ADN hoặc ARN. Vi khuẩn có thể đột biến tạo ra các vi khuẩn có sức chống chọi với điều kiện bất lợi (nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, vài ba viên kháng sinh). Túm lại vi khuẩn sống dai hơn con người nhiều.
@batmanletruc Virus mà trị bằng kháng sinh hả bạn 😁? Biết thì nói, không biết thì đừng nói kẻo người khác lại đánh giá :D
Sao chúng ta k nghĩ theo 1 hướng khác nhỉ?
Môi trường sống của vi khuẩn là tự nhiên. Nói về tự nhiên, đó là 1 vùng khổng lồ mà con người chỉ là 1 phần rất nhỏ.
Vi khuẩn có thể trong đất, trong cát, trong thực vật, trong động vật khác và tình cờ chúng lây sang chúng ta. Điều đó rất bình thường.
Chúng không tiến hoá nhằm chống lại loài người. Chúng chỉ cố cạnh tranh để sống sót. Sở dĩ mình thấy như vậy vì loài chúng ta tự xem mình là trung tâm của vũ trụ.
Chúng ta tạo ra kháng sinh để giết vi khuẩn. Rồi chính chúng ta dùng kháng sinh cho người để vật nuôi uống. Chúng ta đang làm rối loạn trật tự và rồi tự thắc mắc tại sao tự nhiên thật phức tạp.
@lenam098 Đồng quan điểm với bác. Việc nếu chúng ta k lấn chiếm vùng sống k muốn yếu thế trước vi khiẩn vi rút nên chúng ta mới tạo ra vũ khí giết chúng. Con người chỉ là 1 mảnh ghép trog tự nhiên và bây giờ đag cố gắg phá vỡ trật tự đó
@GiT Tớ nói chung tất cả cụ ạ. Dùng từ cho dễ hiểu thôi.
Virus là dạng sinh vật siêu nhỏ và nguy hiểm hơn cả vi khuẩn. Tên chúng nguyên thủy còn có nghĩa là "chất độc qua lọc", một số virus tấn công vi khuẩn như cách vi khuẩn tấn công chúng ta. Tuy nhiên nh dân ít khi phân biệt 2 loại nhày như giới chuyên môn
@kaiba.minhduc Đúng rồi bác. Cách tốt nhất để chữa bệnh là đừng để bị bệnh.
Chúng ta là loài đa bào phức tạp nhất và có cơ chế phòng vệ đồng thời tự phục hồi rất tốt. Tuy nhiên chúng ta quá quan tâm đến chữa bệnh nhưng việc vận động toàn dân nâng cao sức khoẻ và hệ miễn dịch thì đang bị bỏ lơ.
@simdep94 Tớ không bài bác kháng sinh. Hiện nay có quan điểm kháng sinh là có hại. Quan điểm đó chỉ đúng 1 nửa. Vì kháng sinh có hại nên ng ta khuyên đừng uống thuốc. Điều đó là sai.
Lại có ông khuyên là bệnh thì chỉ cần uống thuốc và chỉ có thuốc mới giải quyết dc. (Thuốc ở đây là theo định nghĩa chuyên môn trên giấy tờ), cái đó cũng chỉ đúng 1 nửa thôi
tokylo
TÍCH CỰC
5 năm
Virus còn có thể nhảy từ người vào máy tính va ngược lại
@tokylo Xàm
@Siêu nhân gầy gắt =))
Hóng anti thuyết tiến hoá vào giải thích
Hồi xưa con tinh tinh nó bị si đa, tại sao nó lây dc qua cho người vậy các mài ?
@ThietKeWebChuyen-Com Human xxx mokey == sida
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Ăn thịt, ăn tiết canh, cọ xát vết thương, vã...
VTP21
TÍCH CỰC
5 năm
@ThietKeWebChuyen-Com Con tinh tinh bị Ebola chứ nhỉ?
@ThietKeWebChuyen-Com Cùng thắc mắc với Bác, cứ nghĩ là do xxx. Có khi nào thật không ta.
Kinh điển nhất của việc virus lây từ động vật sang người rồi trở thành một dịch bệnh nguy hiểm chính là virus SIV ( virus suy giảm miễn dịch trên linh trưởng), khi lây sang người nó biến thành HIV gây ra AIDS trên người.
Thanks ad
bọn nó thích nghi rất nhanh
Con gì cũng vậy, đầu tiên phải thích nghi, sau đó đẻ một đống rồi bắt đầu phá hoại. 😁

Vi trùng, siêu vi trùng cũng vậy, con người cũng vậy ...
@Darklord.Py Nói vậy cũng nói được, mai mốt vk bạn sinh 2-3-4 đứa rồi có người nói câu này cảm giác ấy sẻ ra sao. Hay ba mẹ bạn bị nói cảm giác ấy sẻ ra sao. Hehe
@Siêu nhân gầy Mình 2 Đứa con rồi, tụi nó phá như quỷ 😁

Nhìn xa tý bạn, loài người phá hoại môi trường trái đất có kém gì đâu. Nếu trái đất là "con người" thì con người là "vi khuẩn có hại" ... :D
@Darklord.Py Chí phải. Nếu có CON gì cao cấp hơn con người thì CON đó nói con người là virus cần tiêu diệt, vì con người thay đổi trật tự tự nhiên nhiều quá như: biến đổi gien các kiểu, phá rừng, phá núi, ngăn sông ngăn biển, chế tạo vũ khí hủy hoại môi trường sống như bom nguyên tử, bom hóa học, bom sinh học....
hay
NO BESTIALITY !!!
Từ thuở xưa đã có Nhân Mã rùi...😃;)😔
Nếu có CON gì cao cấp hơn con người thì CON đó nói con người là virus cần tiêu diệt, vì con người thay đổi trật tự tự nhiên nhiều quá như: biến đổi gien các kiểu, phá rừng, phá núi, ngăn sông ngăn biển, chế tạo vũ khí hủy hoại môi trường sống như bom nguyên tử, bom hóa học, bom sinh học....
Nguy hiểm quá .
Jaywalk
TÍCH CỰC
5 năm
@phuocthanh234566 mấy xe nước mía hay có mấy con ruồi đậu vào cây mía và ly, cốc, dụng cụ và xe nước mía...mà con ruồi nó có thể đến từ bãi rác Đa Phước, từ các động vật xác chết thối rữa...rồi vi khuẩn từ chân con ruồi rơi rớt vào cốc nước mía....uống nước mía lâu lâu bị đau bụng!
MLT288
ĐẠI BÀNG
5 năm
Virus nó cũng tiến hoá ghê quá.
Jaywalk
TÍCH CỰC
5 năm
@MLT288 virus thâm nhập vào con người từ nhiều nguồn mà chúng ta sẽ không tưởng tượng được....ví dụ ai đau mắt đỏ mà nhìn bạn, bạn về nhà cũng sẽ bị đau mắt đỏ! 1 cô gái sexy đá mắt với bạn và thế là về nhà bạn thần hồn nát thần tính, có khi lên cơn! các thanh niên mới lớn xem xxx tay chân co giật liên hồi!
Bài này hay nhưng có nhiều thành ngữ khoa học nên đọc khó vào!? :p😁
Sợ nhỉ
Bài rất chi tiết. Thanks ad.
Nguy hiểm thật

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019