Tấm kính này chứa cả bộ phim Superman 1978 và nó sẽ tồn tại đến nhiều thế kỷ!

P.W
6/11/2019 3:1Phản hồi: 70
Tấm kính này chứa cả bộ phim Superman 1978 và nó sẽ tồn tại đến nhiều thế kỷ!
Microsoft và hãng Warner Bros. đã vừa thử nghiệm lưu thành công bộ phim Superman 1978 trên một tấm thủy tinh kích thước 75 x 75 x 2 mm. Hơn thế, dữ liệu lưu trên tấm kính này có thể tồn tại trong nhiều thế kỷ. Thử nghiệm này thuộc dự án Project Silica nhằm phát triển giải pháp lưu trữ dữ liệu lâu dài cho nền tảng đám mây Azure.

Microsoft bắt đầu nghiên cứu về khả năng dùng thủy tinh để lưu dữ liệu từ năm 2016 dưới sự hợp tác với trung tâm nghiên cứu điện tử quang học thuộc đại học Southampton. Mục tiêu của nỗ lực này là nhằm tìm một giải pháp lưu trữ mới tối ưu cho dạng dữ liệu "trữ đông" - tức loại dữ liệu bạn có thể sẽ không cần truy xuất trong nhiều tháng, nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Dữ liệu này cũng không cần phải được lưu trên máy chủ mà ngược lại được trữ trong một trung tâm bảo quản, tránh xa mọi thứ có thể làm hỏng nó.

Celluloid_tape.jpg
Warner Bros là đơn vị phù hợp để chọn tham gia dự án này bởi hãng có rất nhiều dữ liệu trữ đông như vậy. Hãng phim này được thành lập từ năm 1923 và đến nay, kho lưu trữ của Warner Bros có rất nhiều cuộn phim celluloid nguyên bản, các băng ghi âm của các chương trình phát thanh của thập niên 40 của thế kỷ trước…

Suoerman_on_glass.jpg
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu hiện tại như dùng băng từ, chip nhớ hay các loại ổ cứng doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo thời gian lưu trữ không thể đảm bảo là sự an toàn của dữ liệu. Chẳng hạn như khi đối mặt với những thảm họa tự nhiên, những thiết bị lưu trữ như vậy cần phải được bảo vệ tối đa hay phải được thiết kế theo tiêu chuẩn độ bền MIL-SPEC.



Project Silica được Microsoft phát động nhằm giải quyết mối lo ngại trên. Tia laser siêu nhanh được dùng để mã hóa dữ liệu trên tấm kính. Nó tạo ra các các lớp lưới và biến dạng 3 chiều ở tỉ lệ nano, mỗi lớp có độ sâu và góc khác nhau bên trong một tấm kính cứng. Nó giống như những rãnh soi và điểm nảy trên đĩa than nhưng mật độ cao hơn và phức tạp hơn nhiều.

Lấy hình tượng đĩa than thì "kim đọc" ở đây là các thuật toán máy học (Machine Learning) có chức năng giải mã hình ảnh và hình thái được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng phân cực qua kính. Tấm kính dày 2 mm trong thử nghiệm này có thể chứa hơn 100 lớp dữ liệu, mỗi lớp bao gồm các biến dạng vật lý được xem như các voxel (dạng 3 chiều của pixel) và thuật toán ML sẽ phân tích các voxel để giải mã.

Quartz_glass.jpg
Trong thử nghiệm trên, Microsoft dùng thủy tinh thạch anh với khả năng chịu được nhiệt độ đến trên 500 độ C, không sợ ẩm và cũng không cần trữ lạnh. Microsoft cho biết họ đã thử nướng, luộc, khử từ, cọ rửa tấm kính bằng bùi nùi sắt nhưng nó vẫn không hề hấn gì, dữ liệu vẫn còn nguyên bởi chúng được lưu bên trong tấm kính thay vì bề mặt.

Project_Silica.jpg
Tuy nhiên, đây vẫn là một quy trình phức tạp và đắt tiền. Các nhà nghiên cứu tại Microsoft vẫn đang tìm cách tăng tốc độ mã hóa dữ liệu, giúp thuật toán ML truy xuất ngẫu nhiên và giải mã nhanh hơn cũng như tăng mật độ lưu trữ dữ liệu.

Theo Vicky Colf - giám đốc công nghệ của Warner Bros.:"Nếu giải pháp lưu trữ của Project Silica được chứng minh là giải pháp tiết kiệm chi phí và có thể nhân rộng thì nó có thể sẽ được các xưởng phim, các đối tác của chúng tôi và nhiều ngành công nghiệp khác đón nhận. Dĩ nhiên đây vẫn chỉ là giai đoạn rất sớm của công nghệ và nếu công nghệ này đáp ứng được nhu cầu của chúng tôi thì nó sẽ mang lại lợi ích cho bất cứ ai muốn bảo tồn và lưu trữ nội dung số."

Theo: Microsoft
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thế này thì quá ngon rồi. Siêu lưu trữ dữ liệu.
Trong 100 zettabyte của nhân loại thì mình chiếm gần 1000 Gb
@chetdichoroi Hiểu là gigabyte đi đừng cái gì cũng bắt bẻ. Chả ai dùng gigabit cả
@Khôi 121900 thì bạn trên kia chả dùng gigabit còn gì, Nhà mạng dùng gigabit đầy ra ... 1000 Gb có nhiu đâu mà cũng khoe 😁..
tui còn tưởng là 1000 Gbps nữa kìa
@Khôi 121900 Thấy ghi không rỏ nên hỏi, biết đâu bác ấy đang troll vui, chứ bắt bẻ gì ở đây bác. Chiều nay ăn mặn xíu cho đời bớt nhạt nhe. Thân!
@ALO_BOY2005 chuẩn bác, kiểu mình nghĩ bác kia troll vui đó
tucammoi
TÍCH CỰC
4 năm
lưu-được-chắc-ko-xóa-được.
tigerpr0
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tucammoi Muốnn xoá chắc chỉ có cách là đem tấm kính đi nung nóng chảy rồi đổ ra tấm kính mới để ghi tiếp chứ laser nó khắc vô kính rồi thì xoá bằng cách nào đây
rồi vài chục năm nuwxxa người ta có dùg giao tiếp/ jack cắm đó ko ?=]]]]
Mars 2020
ĐẠI BÀNG
4 năm
Kiểu này thì 99.99% là readonly, chỉ phù hợp cho các dạng lưu trữ như backup, archive,... mà thôi.
anh523110
TÍCH CỰC
4 năm
@Mars 2020 Đọc dòng cuối đi có chữ "Cold-Storage"
tayeutl
TÍCH CỰC
4 năm
@Mars 2020 Thì mục đích là thế mà
cái này cho các thư viện ,bảo tàng quốc gia làm bản khắc lưu trữ cho muôn đời sau thôi chứ dùng làm bộ nhớ máy tính thì chưa biết thế nào vì ko ghi xóa nhiều lần được!
ổ cứng thể rắn chỉ ghi được 1 lần 😆. dùng để lưu dữ liệu thời gian dài trong kho thôi, ko đem ra thương mại được nên ae đừng hóng nữa :v
@ho xuan phu Rất nhiều cty cần lưu không sửa được giá rẽ bền lâu
Quá ngon cho nhân loại
Cái Ổ Cứng này rất hữu dụng ở Việt Nam. Bệnh đãng trí phổ biến. Mình cũng mắc bệnh này.
hd79
CAO CẤP
4 năm
@nguyennhut082013 Mỗi tội giá chắc khá cao, không phù hợp với cá nhân
tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
Chống nước, chống nung nóng nhưng có thể bị phá huỷ chỉ bằng 1 cái búa
@tokylo Em to lớn, em mạnh mẽ nhưng em...mong manh😁
hung747
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tokylo HDD hay SSD cái nào chả vậy. Lưu trữ là lưu trữ ai lại phá hoại
anhmk95
TÍCH CỰC
4 năm
@tokylo một búa vào đầu bạn cũng hủy luôn chứ nói gì cái thiết bị bé tí :v
@tokylo Cái búa đó đập đ bạn còn die nói chi tới cái đó.
princez
CAO CẤP
4 năm
Tức là loại này chỉ ghi, chứ không thể xóa, hay ghi lại đúng không 😁 lại còn chốt câu cuối "Gần như không có đầu đọc nào có thể giải mã được dạng dữ liệu này dù chúng, trên lý thuyết, tương đối đơn giản." thế này thì anh em trung tâm dữ liệu chắc không hứng thú rồi :D
Quá khủng
trungtrans
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đây chỉ là sản phẩm cho các cơ quan cần lưu lại các tư lieu, dữ liệu
Này là lưu trữ vĩnh viễn ấy, ko có xóa đi ghi lại được 😁
duytrung2121
ĐẠI BÀNG
4 năm
Nếu tấm kính bị nứt, bể thì toi.
trdat
ĐẠI BÀNG
4 năm
Người Maya đã có ghi chép lại và nói rằng họ sở hữu 13 đầu lâu thạch anh khác nhau đang chứa dữ liệu của 13 nền văn minh ngoài trái đất khác nhau 😁 mấy nghìn năm trước họ đã tìm ra rồi đó, chắc không phải ở trái đất đâu nhỉ.
Mình cũng có thể tạo dc giống vậy và cũng khó để đọc dc chúng kkk

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019