Bản symphony thứ 10 của Beethoven sẽ được hoàn thành bằng trí tuệ nhân tạo

AudioPsycho
19/12/2019 5:34Phản hồi: 64
Bản symphony thứ 10 của Beethoven sẽ được hoàn thành bằng trí tuệ nhân tạo
Bản Symphony No. 10 còn dang dở của Beethoven dự kiến sẽ được hoàn thành bằng trí tuệ nhân tạo nhằm kỷ niệm lần thứ 250 ngày sinh của nhà soạn nhạc huyền thoại này. Đây là một dự án khá tham vọng, tương tự với dự án hoàn thành bản Symphony No. 8 của Schubert bằng AI, hay ý tưởng mô phỏng lại phong cách của nghệ sỹ piano Glenn Gould.

Beethoven viết tổng cộng 9 bản symphony, tuy nhiên song song với bản Symphony No. 9 là một số bằng chứng cho thấy có thể có bản thêm Symphony No. 10. Đáng tiếc là khi qua đời vào năm 1827, Beethoven chỉ để lại những bản nháp rời rạc.



Để thực hiện dự án, các nhà nghiên cứu âm nhạc và lập trình viên đã cho AI học hỏi những mẩu hợp âm của bản Symphony No. 10 chưa được Beethoven hoàn thành, đồng thời cũng cho AI học thêm những phân đoạn khác trong bản Symphony Eroica. AI sau đó được “toàn quyền quyết định” sẽ sáng tác tiếp như thế nào.



Matthias Roeder, trưởng dự án và cũng là giám đốc của viện Herbert von Karajan, cho biết: “Chưa từng có máy móc nào có thể thực hiện được việc này, và điều đó làm tôi cảm thấy rất hào hứng. Dĩ nhiên trí tuệ nhân tạo không thể nào sao chép lại được tài năng của Beethoven, tuy nhiên mục tiêu của dự án là hy vọng kết hợp được các mảnh nháp để soạn thành một tác phẩm hoàn chỉnh và mạch lạc. Nói thì dễ nhưng công đoạn thực hiện sẽ rất khó. Tôi hy vọng dự án sẽ thành công”.

tinhte_beethoven_10th_symphony_ai_compose_2.jpg

Về giai điệu, chúng ta sẽ khó có thể dự đoán được sẽ ra sao. AI hiện tại giống như một đứa bé mới được biết về Beethoven, và tác phẩm nó “viết” ra sẽ biểu lộ được hiểu biết của nó đến đâu. Và thêm một điều nữa là mặc dù AI sẽ sáng tác, dự án vẫn có những nhà soạn nhạc con người để đánh giá và tổng hợp để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh cuối cùng.

Bản Symphony No. 10 hoàn chỉnh sẽ được công diễn tại Bonn (Đức) nhân dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của Beethoven, vào ngày 28/4/2020.

Nguồn classicfm
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

9 bản bằng trí thông minh tự nhiên, bản thứ 10 là trí thông minh nhân tạo. Định mệnh 😃
@kaizvn có ông nghe nhạc theo nốt đó. Chứ mấy bài nổi tiếng nhiều người thích qua bao thế hệ cũng có xuất xứ phía sau hết. chứ ko phải mấy thể loại cứ có nốt thì có nhạc theo thị trường rồi qua thời gian chẳng ai thèm nhớ cả.
Ví dụ như sáng tác của Lam Phương mỗi bài hát nổi tiếng qua nhiều thế hệ với xuất xứ khi sáng tác có 1 tình cảm nào đó.
Tôi đâu có phân tích như mấy giáo viên dạy nhạc? tôi chỉ nói tác giả sáng tác tùy tâm trạng và tình cảm lúc sáng tác mới có bài hát để đời em ơi. em còn xanh và non lắm em ơi
@kaizvn Thế là muốn nghe và cảm nhận âm nhạc thì trước đó phải đi học các nốt nhạc à? Lo quá, hồi đi học mình dốt môn Nhạc lắm. Chắc cả đời này ko thưởng thức đc âm nhạc rồi 😔:(:(
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kaizvn Nói như bác này. Gặp được con chim hót hay cũng phải xem nó hót giọng Đô trưởng hay Mi thứ
nkblu
ĐẠI BÀNG
4 năm
@vn_ninja Không cần nốt vẫn nghe, vẫn cảm nhận được. Nhưng đúng là, nếu muốn hiểu được cái tinh tuý của bản nhạc, cách hoà âm, cách sắp xếp, cách biến hoá thần kì của những bản nhạc cổ điển thì cần hiểu nhạc. Đó là lẽ đương nhiên.
Nếu nhạc dở thì đổ thừa AI chưa hoàn thiện. Nếu nhạc hay thì tác giả sẽ đứng ra giành hết công trạng, nói AI chỉ hỗ trợ việc thu thập big data.
@from team b with love "tác giả sẽ nói" ?????
htson16
TÍCH CỰC
4 năm
@from team b with love đừng bao giờ áp dụng triết lý đó của người việt nam vào phương tây. bớt bàn phím tỏ ra mình hiểu biết đi
zcmgyu
TÍCH CỰC
4 năm
@dualshoсk Đào mồ lên giành công à
hentx
TÍCH CỰC
4 năm
@from team b with love Nhân vật này toàn cmt như đúng rồi
de9000
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sáng tác là từ niềm đam mê và cảm xúc thăng hoa, một thứ chỉ là học hỏi kiến thức từ nhân loại và ko có cảm xúc thì sáng tác bằng cách nào?
@de9000 M có hết mấy cái đấy rồi đó. Thử sáng tác đi !
@de9000 Sáng tác bằng cách xử lí những dữ liệu nó "học" được chứ bằng cách nào? 😃
de9000
ĐẠI BÀNG
4 năm
@C h i r o Mình ko đam mê về âm nhạc, chỉ đam mê về lĩnh vực điện tử và cũng có 1 vài độ chế các thiết bị. Chỉ là độ chế chứ chưa sáng tạo được vì chưa học hỏi đủ và điều kiện chưa cho phép. Sao phải xoắn 😁
de9000
ĐẠI BÀNG
4 năm
@khanhtoan.nguyen Chắc bác cũng từng học qua môn kỹ thuật hoặc hội họa (vd như hồi cấp 1) học là 1 chuyện, sáng tạo lại là vấn đề khác, mình thấy khó để mà 1 trí thông minh nhân tạo có thể đưa cảm xúc về những lĩnh vực như này.
Giả chỉ là giả thôi
kiểu như tourbillon tàu vs tourbillon của thụy sĩ, nghệ thuật đâu dễ sáng tác vậy được 😃
@zozolozozove 2 cái đó vẫn còn giống nhau, tình huống này là giống như mấy cháu hs vn phải phân tích bài thơ xem ý tác giả là gì, rồi kể cả bài 10 điểm cũng chưa chắc đã đúng ý tác giả
@sskkb hahaaha
mrqd
TÍCH CỰC
4 năm
Con người hoàn toàn có thể giống nhau từ ngoại hình, phong cách, giọng nói... nhưng chưa 1 chứng minh nào làm rõ họ có trí tuệ giống nhau. Trí tuệ nhân tạo được phát minh ra bởi con người liệu có chứng minh được điều đó? Tôi nghĩ không thể có 1 bản symphony không do Beethoven viết lại là của Beethoven được. Song nó rất đáng thử nghe. Và tôi tự hỏi cái chất hùng vĩ, bao la và rộng lớn nó có xứng đáng đứng bên cạnh những đại tuyệt tác của chính ông đã viết ra không?
@mrqd Kkk...rất khó nói phần cuối của Symphony No.10 sẽ nghe ntn. Thời gian cuối đời Beethoven tâm lý âm nhạc rất phức tạp nên có thể AI không bao giờ có được tâm lý đó.
Vậy, trí tuệ nhân tạo là "ai" ???
@Dollarssssss Chính là "ai" đấy
@sskkb "ai" cơ ? 🆒
nguyenlongf9
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Vo Huu Phuc ngta đã bảo là "ai" rồi. Lại còn hỏi là ai :v
nghệ sĩ trên thế giới ko đủ trình hoàn thành bản nhạc cho ổng hay sao mà phải dùng AI...
quocdat1409
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Vo Huu Phuc mỗi nhạc sĩ có mỗi phong cách âm nhạc khác nhau, sáng tác chung là chuyện không tưởng. Beethoven là học trò Mozart đó mà hai ông khác nhau một trời một vực.
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@quocdat1409 Haydn mới là thầy của Beethoven bác nhé. Beethoven không bao giờ nghe nhạc của Mozard vì sợ ảnh hưởng phong cách. Chỉ nghe nhạc của J.S Bach thôi.
@Mai Dinh Huy Bạn có nghe Bach không
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@duonghungmanh89 Mình nghe thường xuyên. Mới hôm rồi đi nghe buổi chuỗi 3 bản của Bach bao gồm bản Brandenberd số 3 với số 6. Với bản Double Violin Concerto tuyệt hay
@Mai Dinh Huy Mình thích bản violin concerto. Thích mỗi Bach. Không thích Mozart
dinhhungwww
ĐẠI BÀNG
4 năm
nếu "nghe được" thì cũng là một bản nhạc hoàn toàn vô nghĩa. AI nó chỉ nhận ra được các mẫu, kết hợp các mẫu chứ chả biết gì đến thông điệp, ý nghĩa của bất cứ cái gì. Nghe cho vui tai.
tiderace
TÍCH CỰC
4 năm
Giờ mới biết cùng sinh nhật với Beethoven
yldbk
TÍCH CỰC
4 năm
@tiderace Chúc mừng bạn nha.
khacthuy28
ĐẠI BÀNG
4 năm
Phải cho nó đọc tất cả các bản mà beethoven viết mới cảm đuọce phong cách. Chứ k chỉ 9 bản trước
Tổ cha các ông vẽ ra cái dự án.
Lão nào biết Excel sẽ thấy rõ cái máy và con người ta suy nghĩ chả có gì giống nhau.
Cũng giống như 1 bản báo cáo trình bày theo thói quen nhìn, viết của 1 ông nào đấy và cách bố trí hàng, cột + sắp xếp hàm của cái máy, câu mó hay càm ràm sẽ là: mợ, làm như vậy để làm gì?
@lenam098 Cho nó mau hơn. Trước khi có các hàm bỏ vô máy để tính nguyên cái bảng Excel thì người ta vẫn phải tự tính toán. Nhưng khi có Excel thì việc tính toán nhẹ nhàng hơn rất nhiều, phải không b?
@schtroumf không, ý tớ là cái máy nó sẽ tự hỏi: các ông sắp xếp kiểu ấy để làm gì, tớ hiểu cái bảng ấy và lục lọi để hoàn thành phép tính bằng 1 kiểu khác
@lenam098 Kkk... Khi AI nó tự hỏi được vậy là tới lúc con người mệt với nó rồi đó b hahaha...
nonliving
ĐẠI BÀNG
4 năm
Dự án rất thú vị 😁
nguyenhoaan
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ứng dụng AI vào âm nhạc, cũng chỉ là để nghiên cứu thôi, phục vụ sự tò mò của một số người
@nguyenhoaan Không hẳn vậy đâu b. Nó giúp cho việc của người làm nhạc tiết kiệm nhiều thời gian lắm. Tuy nhiên, vì con người là chưa hoàn hảo nên máy khó bắt chước lắm 😁.
vipkp3
TÍCH CỰC
4 năm
Trí tuệ nhân tạo càng bá đạo
và tác giả là "AI-noven"
Khả năng thành công khá cao vì classical music có form rất rõ. Còn lại là chất liệu âm nhạc và mô phỏng phong cách sáng tác của Beethoven. Tuy nhiên ở những năm cuối đời của ông đã có sự dịch chuyển sáng tạo rất nhiều, gần tiến qua ngôn ngữ lãng mạn.
Còn về mặt tình cảm/ cảm xúc bản nhạc, nó còn lệ thuộc vô các nghệ sỹ / nhà chỉ huy khi trình tấu nữa, chứ bản thân sheet nhạc thì vẫn là văn bản thôi, và AI ở đây đang đề cập là sẽ hoàn thành văn bản đó chứ không phải làm ra audio files đâu các b à 😁
yendaigia
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rồi, hỏi mấy thánh ở đây, thánh nào nghe hiểu được bất cứ bài nào trong cái seri Symphony No. 1 đến No 9 không?
Hoàn thành được thì là của AI đi chắp vá của Beethoven thôi, giống như đạo nhạc ấy, chứ không phải là của Beethoven. Ok?
@yendaigia Chà, b lớn lối dữ 😁. Tui hiểu nè , thì sao? B nên hiểu là ở tầm giao hưởng thì không ai đi " đạo " nhạc cả, vì nó không đơn giản chỉ là 1 giai điệu như ca khúc, nha b.
B không hiểu không có nghĩa là không ai hiểu hết, nha b. LOL.
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
4 năm
@yendaigia Không dám nhận là hiểu hết nhưng mà em nghe thì cảm nhận được chất “anh hùng ca” của bản số 3 chất thơ mộng trữ tình của bản số 6 chất vĩ đại, ca ngợi loài người của bản số 9. Nếu bác đi nghe bản số 9 ở nhà hát lớn hôm rồi chắc bác không thể nào quên trải nghiệm đó đâu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019