Liệu miếng tản nhiệt (heatsink) trên ổ M.2 SSD có thật sự khiến nó mát hơn và duy trì hiệu năng?

bk9sw
23/12/2019 10:8Phản hồi: 118
Liệu miếng tản nhiệt (heatsink) trên ổ M.2 SSD có thật sự khiến nó mát hơn và duy trì hiệu năng?
Từ một câu hỏi của một bạn trên Facebook rằng SSD M.2 hiện có loại có heatsink - miếng tản nhiệt gắn sẵn và loại thường không heatsink thì nên chọn cái nào. Mình cũng thấy tò mò về điều này và thử tìm hiểu sự khác biệt giữa một chiếc SSD để trần vs cũng chiếc SSD đó nhưng gắn heatsink đi kèm theo bo mạch chủ vs một chiếc SSD cùng dòng gắn sẵn heatsink xịn. Những gì mình phát hiện ra rất thú vị:

SSD M.2 là gì?


Là SSD mỏng te như cái que, nó dùng khe cắm M.2 có trên bo mạch chủ của desktop hay laptop. M.2 2280 là form ổ thường thấy trong đó 2280 là kích thước của ổ (22 x 80 mm). Tuy nhiên M.2 SSD cũng có 2 loại dùng 2 giao tiếp và giao thức khác nhau: PCIe NVMe và SATA AHCI. Những ổ M.2 SATA cơ bản như ổ SSD 2,5" SATA truyền thống, chỉ là nó nhỏ hơn nhiều mà thôi và tốc độ cũng không quá 600 MB/s (SATA III). Riêng ổ M.2 PCIe thì nó dùng giao tiếp PCIe và lấy lane từ CPU hoặc chipset, thường là PCIe 3.0 x4 lane từ đó băng thông lên đến gần 4 GB/s. NVMe là giao thức mới được thiết kế tối ưu cho những ổ SSD PCIe và nó hỗ trợ xử lý song song, cải tiến đáng kể so với giao thức AHCI cũ. Ngoài PCIe 3.0 x4 thì trên thị trường còn có dòng ổ khai thác chỉ 2 lane PCIe 3.0 (PCIe 3.0 x2).

Tinhte.vn_SSDHeatsink-3.jpg
Những ổ M.2 PCIe cho tốc độ nhanh hơn và nó cũng nóng hơn so với ổ SSD SATA thông thường. Vì vậy các hãng làm ổ đã trang bị heatsink với mục tiêu là tản nhiệt cho các linh kiện trên ổ, quan trọng nhất là vi điều khiển (controller) và chip NAND nhằm đảm bảo hiệu năng khi hoạt động liên tục với các tác vụ đọc ghi dữ liệu trong thời gian dài. Vi điều khiển trên SSD cũng giống như CPU máy tính, nó chịu trách nhiệm giao tiếp với CPU và xử lý dữ liệu vào ra SSD và khi nóng lên, nó cũng throttle.

Nhiều bo mạch chủ tặng kèm miếng tản nhiệt cho SSD M.2!


Heatsink như lớp áo giáp cho ổ M.2, nó khiến chiếc ổ đẹp mắt hơn và đây cũng là một yếu tố kích thích mua hàng. Các hãng làm SSD cứ đua nhau thay đổi kiểu dáng của heatsink và thậm chí còn tích hợp cả đèn RGB, tích hợp quạt nhỏ hay tản nhiệt chất lỏng vào heatsink. Chưa rõ hiệu quả tản nhiệt tới đâu nhưng anh em thích chơi PC hay game thủ sẽ khoái mấy cái thiết kế hầm hố này.

M.2Heatsink.jpeg
Tuy nhiên, khi anh em mua một chiếc bo mạch chủ ở dòng từ trung cao cấp trở lên thì hầu hết các hãng làm bo đều gắn sẵn heatsink cho ổ SSD và hình thù của chúng cũng đa dạng không kém. Chức năng của heatsink trên bo tương tự như heatsink được gắn sẵn trên SSD khi anh em mua về đó là nhằm giúp những con chip trên SSD như vi điều khiển, chip NAND tản nhiệt tốt hơn từ đó duy trì hiệu năng khi hoạt động với các tác vụ tập trung, kéo dài. Heatsink trên bo cũng bao gồm một miếng kim loại có bề mặt tản nhiệt lớn và một lớp thermal pad để tăng tiếp xúc giữa các chip trên SSD và heatsink cũng như tăng khả năng dẫn truyền nhiệt.

Tinhte.vn_SSDHeatsink-1.jpg
Thế nhưng khi mua SSD M.2 PCIe thì anh em sẽ có lúc đau đầu bởi không biết phải chọn cái có heatsink hay không heatsink. Nếu chọn cái gắn sẵn heatsink thì về lắp vào bo sẽ không lắp được miếng heatsink được tặng kèm nữa. Chuyện sẽ đơn giản với những chiếc heatsink đơn lẻ, mỏng nhưng sẽ là vấn đề với những chiếc heatsink được đúc nguyên một cụm, che nhiều thành phần trên bo như miếng heatsink của chiếc bo ASUS Rampage VI Extreme Omega mình đang xài (hình trên), tháo nó ra là chiếc bo nhìn trơ trọi luôn. Lựa chọn còn lại là mua loại ổ SSD không heatsink để tận dụng heatsink có sẵn trên bo, vậy liệu chăng nó có làm mát được cho chiếc ổ?

Mình dùng 2 chiếc ổ WD Black SN750 đều là dung lượng 1 TB, một chiếc là bản thông thường không có heatsink, chiếc còn lại có gắn sẵn heatsink của EKWB - một hãng chuyên làm giải pháp tản nhiệt rất nổi tiếng trong giới PC. Thử nghiệm của mình là benchmark 2 chiếc ổ này để đo nhiệt và theo dõi hiệu năng của nó.
  • WD Black SN750 để trần, không heatsink
  • WD Black SN750 gắn heatsink đi kèm bo Omega của ASUS
  • WD Black SN750 gắn sẵn heatsink của EKWB.

Nhiệt độ khi idle của ổ WD Black SN750 là 44 độ C trong khi nhiệt độ khi idle của phiên bản có heatsink EKWB là 39 - 40 độ C. Khi mình gắn cho ổ SN750 heatsink của bo mạch Omega thì nhiệt độ khi idle của nó chỉ còn 38 - 39 độ C, chưa gì đã thấy có sự khác biệt rồi.

Linear Read.jpg
Đâu tiên mình dùng AIDA64 Disk Benchmark test hiệu năng đọc tuần tự (Linear Read) của 2 chiếc ổ này ở 3 thiết lập như đã nói ở trên (từ trái qua phải là không heatsink, gắn heatsink của bo và heatsink của EKWB) đồng thời kiểm tra nhiệt báo từ sensor của ổ lẫn đo bằng súng bắn nhiệt. Bài test này mô phỏng đọc toàn bộ dữ liệu, dung lượng dữ liệu tương ứng với dung lượng ổ ở đây là 1 TB. Tác vụ này vẫn khá là nhẹ khi nó chưa khiến chiếc ổ này quá nóng. Qua bài test này có thể thấy tốc độ đọc trung bình của chiếc ổ SN750 bản không heatsink ở 2700 MB/s trong khi phiên bản EKWB mình nghĩ có sự tinh chỉnh khi nó có thể đạt tốc độ đọc trung bình ở 2900 MB/s. Mình kiểm tra nhiệt từ cảm biến của ổ và đo nhiệt bằng súng FLIR, kết quả khá tương đương. SN750 không heatsink nóng hơn 1 độ khi chạy bài test này nhưng 2 thiết lập còn lại có nhiệt độ hầu như không đổi, đường biểu đồ vẫn khá là phẳng, không trồi sụt quá nhiều.

Random Read.jpg

Quảng cáo


Tuy nhiên khi test đọc ngẫu nhiên (Random Read) thì ổ SN750 không heatsink lại cho thấy sự trồi sụt nhiều hơn. Bài test này kiểm tra khả năng đọc ngẫu nhiên các tập tin cỡ nhỏ 64 KB và tốc độ trung bình của SN750 ở 1411 MB/s với bản không heatsink và 1483 MB/s với bản có heatsink EKWB. Nhiệt độ lúc này vẫn tương tự như khi test linear read.

Buffered Read.jpg
Đến bài test Buffered Read để kiểm tra hiệu năng của giao tiếp PCIe cũng như bộ đệm tích hợp của vi điều khiển. Chiếc ổ SN750 nóng lên rất nhanh, nếu không gắn heatsink thì nhiệt độ báo từ cảm biến tích hợp là 51 độ C, mình đo qua súng FLIR đến 55 độ C trên con vi điều khiển. Cũng ổ này mà gắn heatsink của bo Omega thì nhiệt độ chỉ còn 41 độ C, phiên bản SN750 gắn sẵn heatsink cũng tương tự với mức nhiệt độ ở 42 độ C.

CrystalDiskMark.jpg
CrystalDisk Mark cho thấy nhiệt độ còn khủng khiếp hơn khi cho các ổ SN750 lần lượt chạy công cụ này. Con SN750 để trần không heatsink nhiệt trên con NAND đến gần 60 độ C, con vi điều khiển cũng tầm 57 - 58 độ C. Gắn cái heatsink của bo vô thì giảm được hơn 10 độ, bề mặt miếng heatsink mình bắn nhiệt đo được ở 41 độ C và ổ SN750 với heatsink của EKWB tương tự có nhiệt độ khi chạy CrystalDisk Mark ở 46 độ C, đo trên bề mặt heatsink ở 42,2 độ C. Tốc độ thì anh em có thể thấy ở trên, đọc tuần tự thì dòng ổ SN750 không heatsink gần 3200 MB/s, ghi tầm 2900 MB/s, phiên bản có heatsink EKWB nhỉnh hơn chút.

Copy Movie Game.jpg
Còn đây là khi mình test copy một thư mục film .mp4 10 GB và một thư mục cài đặt game 15 GB với gần 800 file lớn nhỏ từ ổ WD Black 2 TB 7200 rpm HDD sang ổ SN750, nhiệt độ của SN750 khi không có heatsink cao nhất, tiếp đến là phiên bản có gắn sẵn heatsink của EKWB và mát nhất lại là cái heatsink đi kèm theo bo mạch chủ Rampage VI Extreme Omega, nó khiến cái ổ mát hơn rất nhiều nhờ bề mặt tản nhiệt lớn. Tuy nhiên, về tốc độ thì vẫn chưa thấy có sự chênh lệch nào đáng kể, biểu đồ của cả 3 thiết lập test đều như nhau.

Quảng cáo


Đây là bảng thống kê nhiệt độ sau các bài test, tới đây chắc anh em đã biết nên phải làm gì với chiếc ổ SSD M.2 PCIe tốc độ cao của mình. Mẫu thử nghiệm ở đây chỉ là ổ SN750 và những dòng ổ khác nhau sẽ có vi điều khiển, dùng chip NAND và nhiệt độ khi hoạt động cũng khác nhau. Điều mình thấy là một chiếc ổ có heatsink khiến nó hoạt động mát mẻ hơn rất nhiều nhưng về hiệu năng thì nhiệt độ vẫn chưa ảnh hưởng lớn. Nhiệt độ là kẻ thù của linh kiện và việc giữ cho chiếc SSD mát mẻ cũng là cách để khiến nó bền hơn, xài được lâu hơn.

Heatsink vs non-heatsink:


Tinhte.vn_SSDHeatsink-4.jpg
Ổ SSD có heatsink đẹp và tản nhiệt hiệu quả, chúng ta đã thấy điều đó qua những thử nghiệm trên. Dù vậy giá của chúng thường cao hơn đôi chút so với ổ thường không heatsink và nó cũng đồng nghĩa với việc anh em sẽ không thể tận dụng heatsink tặng kèm bo mạch. Gắn cho laptop lại càng khó vì heatsink dày, không phải máy nào cũng gắn vừa. Heatsink tích hợp thì nó cũng đủ loại, khả năng tản nhiệt của nó cũng thượng vàng hạ cám.

Các miếng heatsink tặng kèm trên bo làm việc khá hiệu quả, mình cho rằng anh em nên tận dụng miếng heatsink này, vừa tiết kiệm vừa tăng khả năng tản nhiệt cho ổ. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế đó là SSD M.2 thường được dán tem nhãn che phủ linh kiện thành ra lớp tem này cũng phần nào ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt nếu anh em dùng ổ với heatsink đi kèm bo mạch. Nếu lột tem ra thì sẽ mất bảo hành thành ra lúc này ổ có gắn sẵn heatsink lại là lựa chọn tối ưu hơn. Và cũng lặp lại câu chuyện trên, không phải miếng heatsink đi kèm bo nào cũng tản nhiệt tốt, miếng heatsink trên bo Omega mình xài quá to, bề mặt tản nhiệt của nó lớn và chất liệu cũng tốt thành ra sự chênh lệch về nhiệt độ rất rõ ràng, nếu dùng heatsink nhỏ hơn thì chưa chắc.

Vì vậy, đứng trước lựa chọn SSD M.2 PCie có hay không có heatsink thì điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu của anh em, cả về thẩm mỹ lẫn đòi hỏi về hiệu năng. Cá nhân mình thì vẫn dùng loại không có heatsink, tận dụng heatsink của bo và nếu nó quá nóng thì có thể mua heatsink tốt hơn, nhiều hãng làm linh kiện bán thứ đồ chơi này.
118 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Rút lại thì gắn nó mát hơn thật, nhưng hiệu năng chênh lệch sử dụng thật tế là ko có. Nên ai có thì gắn ko có thì thôi, ko nên tốn tiền mua thêm cũng như lo lắng quá. Trừ khi bạn làm việc cần truy xuất dữ liệu liên tục ở cường độ cao và sợ nhiệt quá cao sẽ làm giảm hiệu năng còn lại 99% ko cần quan tâm rồi.
ngocchuot
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Tài Bryant Hơn nhau ở độ ổn định, ssd thỉnh thoảng nóng nó treo máy luôn, chờ nguội dùng tiếp... (Ssd intel)
@Tài Bryant thực ra 40-50 độ ko vấn đề gì, nóng mà treo máy thì phải 90-100 độ. ssd intel lởm thật sự
hacrot3000
TÍCH CỰC
4 năm
@Tài Bryant SSD thì tốc độ tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Khi nhiệt độ càng cao thì vận tốc của electron bên trong càng tăng dẫn tới tốc độ truy xuất/đọc ghi càng cao. Vấn đề là tuổi thọ. Tuy nhiên các thiết bị điện tử hiện nay hầu hết đều hoạt động tốt ở tầm 100 độ C hoặc nhỉnh hơn xíu, trong khi SSD hoạt động hiệu quả ở tầm 80 độ C nên sẽ không vấn đề gì nếu lắp trên máy tính để bàn.
Chủ thớt mới đạt tới 57 độ thì đó chỉ là muỗi thôi.
lehongxuan
TÍCH CỰC
4 năm
nếu là NVME thì có sẽ tốt hơn. tăng độ bền của SSD. do nó chạy ở tốc độ cao nên sẽ nóng hơn mấy dòng chuẩn SATA
Lap mình lắp con SSD của Samsung, nóng tới tận 66 độ. Thế là dán luôn tấm Thermpad là hạ luôn xuống còn hơn 40 độ.
renovatio
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Lone hero Bạn có dán trực tiếp ko, hay dán qua lớp tem của ssd?
@renovatio Mình ngjĩ dán trực tiếp. Người dùng ít khi dám tháo tem lung tung bên trong máy lắm bác
@renovatio Mình dán thẳng lên trên tem luôn. Bình thường sờ thermalpad đã cảm thấy lạnh rồi ý
@Lone hero Dán salonpas 😁:D:D
Paimon
TÍCH CỰC
4 năm
Mình cũng đã có quan tâm đến Heatsink nên ngay từ đầu khi mua ổ SSD, mình đã mua thêm một thanh heatsink khoảng 150k. Đến khi tháo máy ra lắp SSD vào thì bảng mạch trong máy có một miếng chắn kim loại bảo vệ cho CPU, RAM và SSD. Miếng chắn nằm khá sát với bảng mạch (gần chạm vào SSD luôn), bởi vậy không thể dán thanh heatsink vào SSD được! :rolleyes: Đến giờ thanh heatsink vẫn còn nằm chỏng chơ vô dụng ở nhà! Khá là cay!:rolleyes:
@Alan Moschus Cấn chổ nào thì mài đi bạn, bỏ uổng ..hihi
mr.bao
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Alan Moschus bác bị chém cũng mỏi tay á, em mua 2 miếng này trên shopee giá 24k . loại dày hơn thì 20k 1 miếng
Paimon
TÍCH CỰC
4 năm
@mr.bao Đó giờ có mua đâu, lần đầu mua luôn đấy!
Lúc đấy mua chung cả đơn SSD, RAM, Bộ vít, Heatsink, Box,... đủ thứ!
@Alan Moschus 20k/miếng quay đầu nha bác.
Gắn cho đẹp phần nào cũng tản nhiệt. Hi vọng mốt có tản nước cho ssd gắn on board là best ngon =)))))
kayashi
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hỏi ngu, cái main z390 master có sẵn cái thanh tản này nhưng có dán lớp đen đen như keo 2 mặt thì có cần tháo ra không mọi người?
@kayashi Tháo cái nilon ra òi áp cái miếng đen đó vô ssd nha :3
kayashi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@bk9sw Mình thì tưởng 2 miếng sắt áp sát tản nhiệt sẽ tốt hơn chứ
@kayashi cái miếng dẻo như kẹo cao su đó là thermalpad, nó sẽ dẫn nhiệt lên miếng sắt và tăng tiếp xúc giữa mấy con chip và miếng sắt đó 😁
kayashi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@bk9sw Cám ơn bác, hên là mình chỉ lột lớp nilon chứ ko có cạo lớp đó ra luôn 😆
@kayashi lý thuyết thì tốt hơn nhưng mà 2 miếng sắt nó không phải phẳng hoàn toàn nên khả năng truyền nhiệt sẽ kém hơn, vì vậy ta có keo tản nhiệt hay là miếng gì dẻo dẻo để nó lấp đầy những khoản trống đó.
Thôi cũng có cho bằng anh bằng em.
ntvinh1602
TÍCH CỰC
4 năm
Heatsink trên ổ ssd m2 là để làm mát con chip controller, còn thực ra mấy cái chip nhớ nand qlc tlc nó stable ở nhiệt độ cao, thậm chí càng nóng lại càng stable. Mà nếu controller ko nóng tới 75-80 độ trở lên thì cũng ko cần xài heatsink vì khi đó thì mới bắt đầu có hiện tượng throttle để cho chip đỡ bị overheat. Thường nếu case ko bị bí có airflow đàng hoàng thì ko cần phải có heatsink, giống như mấy con ram server ko bao giờ cần heatsink vì airflow nó vcl cmnr.
anhmk95
TÍCH CỰC
4 năm
@ntvinh1602 mình thấy con ram server nó có thêm 1 chip thôi chứ có liên quan gì tới airflow nhẩy ? bác giải thích tí được không
mEnO 22
TÍCH CỰC
4 năm
đang dùng nó mát hơn thật, hiệu năng không chênh nhiều nhưng mà về lâu mà cứ nóng mãi thì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ nhỉ
@NguyenKP Thế mới có ổ 5400Rpm và ổ 7200rpm. Về lý thuyết thì nhanh hơn thì tốc độ cao hơn. 1 trong những yếu tố
lucky0511
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PhongVu6263 Hồi xưa còn có ổ 10k rpm của hitachi, hay là dòng raptor của wd mà ko thấy chuộng lắm
@lucky0511 Trước mua 1 con wd velociraptor, cái ổ nó chỉ bằng 2.5 mà quả tản to thành 3.5 luôn, dùng đúng là phê hơn hẳn đám 7200.
Untitled.png
Fibbo
TÍCH CỰC
4 năm
@NguyenKP ko phải, ngày xưa lọ mọ lắp máy tính với mua đồ 2nd nên mình lên đọc dạo thôi. Hồi đấy còn chẳng biết lập nick kiểu gì cơ 😁
mình thì toàn để trần máy và giã quạt cây vào nên m2 hay gì cũng 😁 mát rượi
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@soncon_cuchuoi9x để trong phòng máy lạnh 25-26 độ thôi là khỏi cần gì hết nhé:D
ngocbankt
TÍCH CỰC
4 năm
ko cần thiết lắm 😃
@ngocbankt Công nhận 6x độ thì chưa có gì phải sốt cả 😁
cu.bong
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bài viết rất có đầu tư, rất thích anh mod này. Từ những bài về phím cơ cho đến những bài như thế này.
Mãi vẫn chưa mua đc cái nmve
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangtrinh8282 nghĩa là cái đang dùng chưa hỏng :rolleyes:
Tôi có dùng loại nầy thấy có ốc vít kẹp chặc thẻ m2 hơn là loại có dây thun (có thử rồi).
Nhiệt giảm xuống mức cho phép (35-45c)
m2 heatsink.PNG
vipkp3
TÍCH CỰC
4 năm
Mình dùng mấy năm nay rồi nhưng lắp vào box hdd cắm trên máy bàn ko thấy nóng mấy
-DN-
ĐẠI BÀNG
4 năm
chắc giảm đc nửa độ
BotBotBot
ĐẠI BÀNG
4 năm
E lấy miếng dán tản nhiệt dán lên lưng của ic đc ko ta 😁
@BotBotBot Bôi keo rồi dán dính vô cái tủ....lanh là chắc ăn nhất đùa thôi . Người ta đã thiết kế thế và khuyến cáo dùng như thế nào thì yên tâm mà dùng . NSX đã tính toán khấu hao và kể cả tuổi thọ của thiết bị hết rồi . 12 tháng BH cứ thế mà dùng thôi . Chế cháo thêm chỉ mất tiền và có khi lại hại thêm . Heheheheheh
lehuyla
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tốc độ truy xuất càng cao chip master sẽ nóng. Tản nhiệt giúp chíp không quá nóng. Quá trình oxy hóa chân bi chip sẽ ít nên khó dẫn đến hở chân. Nên SSD sẽ ổn định và bền hơn !
phat_tai
TÍCH CỰC
4 năm
@lehuyla Nếu chị tầm 60 độ trở lại thì vấn đề hở chân khó mà xảy ra nên tản nhiệt là ko cần thiết nếu với nhu cầu bình thường, đâu có ai truy suất 100% SSD liên tục trừ phi bị virus

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019