CHỮ HÁN - NÔM CÓ PHẢI QUỐC NGỮ CỦA DÂN TỘC TA ?

6868998
26/12/2019 4:41Phản hồi: 11
CHỮ HÁN - NÔM CÓ PHẢI QUỐC NGỮ CỦA DÂN TỘC TA ?
CHỮ HÁN - NÔM CÓ PHẢI QUỐC NGỮ CỦA DÂN TỘC TA ?

CHỮ HÁN: Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文),[1] chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Danh từ "chữ nho" được dùng để chỉ chữ Hán do người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam.

CHỮ NÔM : Cách cấu tạo chữ Nôm có thể đã manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người Hán chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những "chữ Nôm" đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được một cách chính xác.

Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2 . (Tôi xin mạn phép lấy mốc thời gian thứ 2 nhé. )


Người Trung Quốc xây dựng ngôn ngữ của mình bằng phương pháp “tượng hình” rồi sau đó phát triển kho từ vựng bằng 5 biện pháp khác là “chỉ sự”, “hội ý”, “hình thanh”, “giả tá”, chuyển chú, tất cả gọi là “lục thư”. Từ từ này họ “vẽ” ra thêm từ kia bằng một trong sáu phép của “lục thư”, rồi từ từ kia “vẽ” thêm ra từ khác cũng bằng một trong “lục thư”. Cứ như vậy, ngôn ngũ Trung Quốc trở nên phức tạp và rắc rối.

Thứ nhất là học từ nào biết từ đó. Lại do chữ viết tách rời âm đọc, từ chưa học thì nhìn từ không đọc, còn nghe đọc thì không viết được từ. Lại có quá nhiều từ đồng âm, tức cùng âm nhưng khác mặt chữ và khác.

Thứ hai là có nhiều từ đa âm, vì thế nhìn mặt chữ không biết đọc thế nào.

Thứ ba là phần lớn chữ có nhiều nét, mặt chữ phức tạp, khó nhớ khó viết, có từ đến hơn 60 nét viết.

Thứ tư là từ Hán không viết hoa được, dễ gây nhầm lẫn và khó viết tắt,

Thứ năm là khó giải quyết bằng cơ khí và điện toán thông qua máy đánh chữ và computer. Bộ nhớ của Trung văn trữ trong máy computer chiếm một không gian lớn bằng 284 không gian tồn trữ từ vựng tiếng Anh.

Thứ sáu là người Trung Quốc chỉ có thể học chữ theo lối học vẹt, họ thuộc lòng nên tạo thành thái quen học vẹt, từ chương, mất rất nhiều thời gian vào việc viết chữ và thiếu thời gian suy nghĩ.

Bởi vậy, sau mấy ngàn năm đóng cửa tự cho mình là “tinh hoa của thiên hạ”, khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, người Trung Quốc mới nhận ra hạn chế của mình. Trong phong trào Duy Tân, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng chủ trương ghi âm hóa chữ Hán, nhưng chủ trương đó chết yểu vì phong trào ấy chỉ tồn tại có 100 ngày. Sau đó là phong trào cải cách chữ Hán lên cao nhất vào thời Ngũ Tứ và năm 1918 nhưng chỉ đề xướng lối văn Bạch thoại thay cho lối văn trường ốc, chữ viết không thay đổi mấy. Chỉ đến khi cộng sản cầm quyền thì Trung văn mới thực sự chịu cảnh bể dâu.

Quảng cáo



Theo nhà báo thiên tả Mỹ Edgar Snow thi thời còn nấp kỹ ở Diên An “tọa sơn quan hổ đấu” (năm 1936) để xem Tưởng Giới Thạch đánh nhau với Nhật, Mao Trạch Đông thổ lộ ý tưởng bỏ chữ tượng hình và chuyển sang dùng chữ Latin. Năm 1949 đảng Cộng sản cầm quyền thì hai năm sau Mao ra Lệnh “cải cách văn tự” theo hướng chung của thế giới là ghi âm với điều kiện là “chữ cái và phương án đều phải dựa vào chữ Hán”. Cuối năm 1954 chính quyền thành lập Ủy ban Cải cách Văn tự TQ (UBCCVT) và mở cuộc thi sáng tạo phương án ghi âm chữ Hán tuy nhiên vấn đề chẳng đi đến đâu.

Bế tắc, đầu năm 1956 Mao thay đổi quan điểm, tán thành việc dùng chữ cái Latin. Thế là từ đây mỗi chữ Hán trong các loại tự điển đều được ghi kèm một từ ghép bằng chữ cái Latin để ghi chú âm đọc (gọi là chú âm): người học chỉ cần biết đọc mấy chục chữ cái Latin và biết cách đánh vần các từ ghép bởi các chữ cái đó là có thể tra tự điển mà tự đọc được âm của từng chữ Hán.

Nhưng Trung văn có cả trăm nghìn từ trong khi chỉ có hơn 400 âm đọc, nếu thêm các 4 thanh điệu sắc, huyền, hỏi ngã vào các từ ghi âm này thì cũng chỉ đạt 1200 từ biểu âm để diễn tả các phát âm của 100,000 từ án, nghĩa là một “âm”phải cáng đáng cho cả trăm từ Hán và lại gây hiểu lầm. Mặt khác từ bỏ chữ Hán là một việc cực kỳ hệ trọng, có liên quan tới truyền thống văn hóa 5000 năm của TQ, tới nguyện vọng của toàn bộ người Hoa trên toàn cầu. Do đó sau khi Mao Trạch Đông qua đời chính phủ không nhắc gì đến việc La tinh hóa Trung Văn.

Tuy nhiên đến lúc này thì chữ viết đã bị tối giản hóa rất nhiều, bắt đầu từ năm 1950 với mục tiêu càng đơn giản và dễ học càng tốt.

Với mục tiêu “bình dân học vụ hóa” Trung Văn, các cán bộ ngôn ngữ Trung Cộng không quan tâm đến nguyên tắc kết cấu chữ Hán, thí dụ từ “ái” (愛) ý nghĩa là tình yêu, gộp từ chữ “tâm” (心) và chữ Thụ (受),ngụ ý tình yêu phải bao hàm ý nghĩa chấp nhận và sẵn sàng hy sinh, Trung Cộng cải cách bằng cách cắt bỏ chữ tâm, mất hết ý nghĩa. Họ lập luận việc đơn giản hóa chữ viết góp phần xóa nạn mù chữ trong khi trên thực tế thì tỷ lệ biết chữ trong người Hoa ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan vẫn cao hơn so với Trung Quốc.

Do đó, với cộng đồng người Hoa sử dụng tiếng Trung phồn thể, việc “quốc tế hóa Trung văn” của Trung Cộng còn là nỗ lực quảng bá “tiếng cộng sản”.

Quảng cáo



Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy rằng nỗ lực truyền bá chữ quốc ngữ của thế hệ cha anh đáng quý nhường nào. Nếu không có nỗ lực đó, có lẽ ngày nay chúng ta phải đánh vật với một thứ tiếng Trung giả cầy. Từ chỗ trân trọng nỗ lực đó, chúng ta càng phải trân trọng những nền móng mà Alexandre de Rhodes đã đặt ra.

Đến ngày nay, những tài liệu dân tộc học, ngôn ngữ học, khảo cổ học đều xác nhận rằng Tổ Tiên người Việt Nam đã hiện diện hàng thiên niên kỷ trước Tây lịch trên lãnh thổ mà ngày nay được gọi là Bắc phần Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có gốc nguồn xa xưa nhất trên hoàn cầu. Tiếng nói của người Việt Nam đã được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm gắn liền với lịch sử dân tộc. Nhờ được sinh sống trên đất Tổ, người Việt Nam ngày xưa đã có thể hình thành được một ngữ hệ dân tộc vững chắc, hòng sau đó tuy bị gần ngàn năm Bắc thuộc, vẫn bảo tồn được tiếng nói của mình. Vậy tại sao chúng ta lại cho rằng Chữ Hán - Nôm lại là quốc ngữ của dân tộc trong khi nó khó học , khó nhớ , không thể phổ biến đại trà ra toàn dân ??? Sau gần 1000 năm Bắc thuộc , chúng ta ko những giữ được tiếng nói mà ko bị đồng hóa thì hà cớ gì lại nhận chữ viết của họ làm quốc ngữ của mình. Nếu nhận Chữ Hán - Nôm làm quốc ngữ , chúng ta sẽ thay đổi hoàn toàn cách nói . chúng ta sẽ ko nói con ngựa trắng mà sẽ thay bằng bạch mã , cái áo xanh = thanh y , thành phố hà nội = hà nội thành , chúng ta sẽ không đếm một hai ba bốn nữa mà sẽ thay bằng nhất , nhị tam tứ ....Thế nên chữ Hán - Nôm không thể nào là chữ quốc ngữ của dân tộc ta được.

trkieuchunom.jpg

_______________HẾT ________________
NGUỒN :
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Hán
https://nghiencuulichsu.com/2018/03/11/tieng-noi-va-chu-viet-cua-nguoi-viet-nam-qua-cac-thoi-dai/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_Nôm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Văn_ngôn
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chữ_viết_tiếng_Việt
11 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chữ "hán", chữ Nôm nào là của tq?
Tổ tiên của người Việt là người Việt cổ xuâ kia sinh sống trải dài khắp vùng đồng bằng Hoa Bắc đến Hoa Nam dưới sự lãnh đạo của Lạc Long quân (cháu của thần nông) đã phát triển nên một nền văn minh lúa nước cực kì rực rỡ và tân tiến. Người Việt cổ chính là chủ nhân của Kinh dịch (sách cổ nhất châu Á) và chữ tượng hình mà sau này bị bọn hán vơ gọi là chữ hán. Trong khi đó các bộ tộc du mục người hán man rợ cùng nhau từ mông cổ lũ lượt tràn xuống, bọn du mục đã đánh bại liên minh Xích Thần Xích Quỷ của người Việt và người Miêu cổ tại trận Trác Vực năm 2704 TCN rồi đọat lấy (cướp) luôn nền văn minh của người Việt, đuổi người Việt và người Miêu chạy về phương nam. Về sau tổ tiên vua Hùng cua người Việt thêm An Dương Vường là 19 đời cai trị 2700 năm không chiến tranh người dân sống trong bình yên. Khảo cổ cho thấy trống Đồng có khắp nơi xuống cả Mã lai mà trống đồng là báu vật di sản của đất nước Việt mình, Nói về trình độ văn minh là bách Việt Mình đã vượt xa hán rồi, Hai Bà Trưng thua do mã viện dùng quỷ kế cởi truồng ra khiến cho quân mình mắc cở mà thua. Bạn có biết là ngày xưa trước con đg tơ lụa của nhà hán năm trăm namư thì người Việt cổ đã đi tới tận Ai Cập để bán lụa Vn cao cấp cho các pharaon rồi ko. Không thể phủ nhận một điều đó chính là văn hóa Việt cổ của chúng ta từng có sức ảnh hưởng cực kì sâu rộng đối với nền văn minh nhân loại, sau bao nhiêu lần bị bọn hán tìn mọi cách để tận diệt, xóa sổ đấy.

Kết luận: chữ "hán" chữ nôm không bao giờ là của tq cả, mà lại là di sản của văn minh bách Việt nhưng đang bị nằm trong tay kẻ thù.
@Bao LongNguyen Nôm cũng theo Trung quốc
Chữ Nôm hình như một thời là chữ viết chính của đất nước ta mà.
Chữ nôm nói nôm na là từ xưa và rất lâu rồi
ít nhất thì tôi thấy cách viết chữ Trung Quốc tiện lợi khi đặt tên nhân vật trong game =]]
có những game nếu đặt tên viết bằng tiếng Trung sẽ được 6 chữ = 6 âm tiết, ví dụ "TAO LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT" đặt bằng tiếng Trung thì được, nhưng nếu đặt tên "TAO LÀ THIÊN HẠ ĐỆ NHẤT" bằng tiếng việt thì lại không được vì không đủ ký tự, các game thường giới hạn tiếng việt là 12-14 ký tự.
Chưa kể tiếng Trung có kiểu lấy 2 hoặc 4 chữ trong 1 câu thơ, 1 đoạn thơ, 1 câu thành ngữ là thành 1 cái tên ý nghĩa, tiếng việt rất khó lấy (ít nhất t đã thử tìm tên từ các bài thơ Việt và thấy khó).
Chữ viết tiếng Trung có thể thêm 1 2 bộ này nọ vào để nó thêm ý nghĩa mới, tiếng Việt không thể.
caocao_203
TÍCH CỰC
4 năm
Bạn tác giả viết bài này có vẻ không am hiểu về tiếng việt và chữ viết người Việt Nam.
Chữ Hán mới đọc là nhất nhị tam tứ. Còn chữ Nôm vẫn đọc là một hai ba bốn. Chữ nôm được tạo ra để không bị đồng hóa với người trung quốc mà gìn giữ được tiếng Việt. Nhìn vào truyện kiều được viết bằng chữ nôm.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Chớ có đọc là nhất nhị đâu.
Hay thơ của hồ xuân hương .... Bình ngô đại cáo, hịch tướng sĩ ....
Tóm lại chữ Nôm chính là chữ quốc ngữ của dân tộc Việt Nam ngàn đời. Nhưng chữ nôm có nhược điểm khó học khó viết. Vậy nên khi chữ latin du nhập vào Việt Nam. Một lần nữa ông cha lại thay đổi chữ viết và thấy dễ biểu đạt dễ viết hơn. Từ đó chữ latin được sử dụng rộng rãi trong nhân dân và các tầng lớp trí thức.
KuTom1
CAO CẤP
4 năm
Xin phép tham gia ý kiến ạ:
1. Chữ Nôm là chữ Việt, ghi âm Việt, ví dụ: một, hai, ba...
2. Chữ Nho là chữ Hán nhưng đọc theo âm Hán Việt, ví dụ: nhất, nhị, tam...tức đã Việt hóa.
3. Chữ Hán trong Hán ngữ (hay tiếng Trung, tiếng Hoa) thì đọc hoàn toàn khác, là ngoại ngữ.
Bổ sung: Người Nhật hiện nay vẫn dùng một lượng lớn chữ Hán nhưng đọc theo kiểu của họ.
Minh họa đây ạ:
Nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng mình vẫn vote ý kiến ủng hộ vì công sưu tầm và tinh thần tự hào dân tộc của thớt
Chữ Nôm là hồi xưa mà
Bài viết nói về vấn đề khoa học lại đưa quan điểm chính trị vào thì là bài vô giá trị về mặt khoa học nhé. Khoa học không phân biệt chính trị.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019