Chúng ta thảo luận riêng về hệ thống ống kính E-mount của Sony. Thực tế là Sony tham gia thị trường máy ảnh ngót nghét 15 năm với dòng DSLR ngàm A, riêng Mirrorless cũng qua năm thứ 10 kể từ thời điểm ra mắt máy ảnh E-mount Crop-Frame đầu tiên (2010) Sony Alpha Nex 3/C/F/N... và ra mắt máy ảnh E-mount Full-Frame đầu tiên (2013). Thực tế của các hãng máy ảnh là khi tạo ra một hệ thống máy ảnh mới, ngàm mới, thì kế hoạch tạo ra một hệ thống ống kính phong phú cho người tiêu dùng luôn là một bài toán. Sony đã giải bải toán đó rất nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2019, đã có 54 ống kính dành riêng cho ngàm E của hệ máy ảnh không gương lật, kể cả Full-Frame lẫn Crop-Frame. Sony tạo nên thương hiệu ống kính tự nghiên cứu phát triển Sony, Sony Zeiss hợp tác, Sony G và cao cấp Sony G-Master. Họ đã có một hệ thống ống kính ngàm E với dải tiêu cự từ super-wide (12mm) đến super-tele (1200mm), nhiều phân khúc từ phổ thông nhất đến chuyên nghiệp nhất về chất lượng lẫn thiết kế phục vụ đa dạng người dùng tuỳ chọn.
Chúng ta tổng hợp lại hệ thống 54 ống kính ngàm E cho người dùng máy ảnh Sony dễ hình dung. Sony đã có công nghệ nào khi tự phát triển ống kính riêng của họ? Những ưu điểm mà Sony vẫn thường công bố và tự hào về độ phân giải ống kính, cơ chế lấy nét cụ thể ra sao?
1. Các máy ảnh sử dụng ngàm Sony E-mount:
Chúng ta tổng hợp lại hệ thống 54 ống kính ngàm E cho người dùng máy ảnh Sony dễ hình dung. Sony đã có công nghệ nào khi tự phát triển ống kính riêng của họ? Những ưu điểm mà Sony vẫn thường công bố và tự hào về độ phân giải ống kính, cơ chế lấy nét cụ thể ra sao?
Video
1. Các máy ảnh sử dụng ngàm Sony E-mount:
- Các mốc thời điểm:
- 2010 Sony cho ra máy ảnh E-mount Crop-Frame đầu tiên
- 2013 Sony cho ra máy ảnh E-mount Full-Frame đầu tiên
- 2019 Sony đã có 54 ống kính (34 ống kính Full-Frame và 20 ống kính Crop-Frame)
- Máy dùng cảm biến APS-C: Sony alpha NEX-3/C/F/N, NEX 5/N/R/T, NEX 7, A3000/3500, A5000/5100, A6000/6300/6500/6600 các máy quay Sony FS5, FS7, FS700,..
- Máy dùng cảm biến Full Frame:
- Sony A7, A7 II, A7 III: MRL FF đầu tiên có chống rung thân máy (A7 II)
- Sony A7R, A7R II, A7R III, A7R IV: MRL FF đầu tiên có cảm biến CMOS Back-illuminated (A7R)
- A7S, A7S II là dòng có dải ISO rất cao để chụp đêm và thiếu sáng.
- Sony A9 - chiếc máy MRL FF đầu tiên dùng cảm biến Stacked CMOS và không chớp đen khi chụp liên tiếp 20fps.
2. Hệ thống ống kính ngàm E của Sony
Hệ thống ống kính ngàm E của Sony tính đến hiện tại gồm 54 ống, có dải tiêu cự từ 12mm đến 1200mm, trong đó 34 ống cho máy ảnh Full-Frame và 20 ống cho dòng Crop-Frame. Trong chiến lược của Sony về "One-Mount", Sony nói rõ hướng đi của họ là phát triển ống kính cho các dòng máy dùng chung một ngàm E, kể cả hệ thống máy quay video không gương lật. Dưới đây là một số ký hiệu chính mà anh em hay gặp trên ống kính Sony.
Hệ thống ống kính ngàm E của Sony chúng ta sẽ thấy họ phân biệt rất rõ: Sony, Sony Zeiss, Sony G, Sony G-Master. Không kể các hãng thứ ba làm khá nhiều ống cho ngàm E như Sigma, Tamron, Voigt, Youngnu..., chỉ nói đến hệ ống kính do chính Sony phát triển và hợp tác với Zeiss. Dòng ống kính này có ký hiệu "E" trong tên ống kính, cho thấy đây là ống kính E-mount cho máy APS-C, nhằm phân biệt với ống kính cho máy Full Frame có ký hiệu FE (Full Frame E-mount).
Về hợp tác của Sony và Zeiss: Hai hãng kết hợp với nhau chặt chẽ. Một bên chuyên sản xuất máy ảnh, một bên nổi tiếng về ống kính. Trong thời kỳ đầu, nhờ sự giúp sức của Zeiss, Sony đã nhanh chóng bổ sung một vài tiêu cự quan trọng cho hệ thống ống kính ngàm E. Công nghệ mài thấu kính XA được nói đến rất nhiều. Sony và Zeiss cùng phát triển dựa trên các công thức có sẵn của Zeiss như Planar, Sonnar,...), quy trình sản xuất có sự kiểm soát của Zeiss và được phủ lớp tráng phủ T* danh tiếng của Zeiss giúp hình ảnh đi vào ống kính có chất lượng tốt hơn.
Ống kính ngàm E cho dòng máy Crop: Trên ống kính có ký hiệu "E" trong tên ống kính, cho thấy đây là ống kính E-mount cho máy APS-C (Crop), nhằm phân biệt với ống kính cho máy Full Frame có ký hiệu FE (Full Frame E-mount). Tính đến hiện tại, hệ thống ống kính này đã bao phủ được dải tiêu cự đủ cho nhu cầu của phần lớn người dùng phổ thông. Phần lớn là ống kính zoom, ít ống Prime và ống kính khẩu độ lớn. Trong hệ thống này có ống kính 18-110mm có giá lên đến $3500. Đây là ống kính E-mount đắt nhất hiện nay, được thiết kế dành cho các nhà quay phim chuyên nghiệp sử dụng máy FS5-FS7 và có các bánh răng để dùng hệ thống Follow Focus.
Quảng cáo
Ống kính ngàm E cho dòng máy Full-Frame: Ký hiệu FE, hiện tại gồm 34 ống đa dạng tiêu cự, hầu hết là những ống kính cao cấp, đắt tiền, phục vụ nhu cầu khắt khe về chất lượng hình ảnh. Trong đó có Ống kính Sony tiêu chuẩn là ống kính Sony tự nghiên cứu và phát triển cho dòng máy Sony E-mount dùng cảm biến Full Frame. Ưu điểm của dòng ống kính này là là chất lượng quang học tốt đi kèm với mức giá thấp, phù hợp cho tất cả mọi người.
Ống kính ZA do Sony và Zeiss hợp tác sản xuất là nhóm ống kính FE do Sony và Zeiss sản xuất cũng thừa hưởng các tinh hoa của Zeiss như công thức quang học Sonnar/Planar/Tessar, sau đó phủ lớp coating T*. Hệ thống chống rung của các ống kính này là loại OSS do Sony phát triển.
Nếu bạn yêu cầu dòng kính có chất lượng quang học cao hơn thì Sony sẽ hướng bạn sang dòng Sony G. G ở đây là "GOLD" ý nói chất lượng "vàng". Ngoài việc hướng đến chụp ảnh tĩnh, các ống kính Sony G được tối ưu cho việc quay phim. Các ống kính này thường là ống kính zoom khẩu độ từ F4 trở lên, đi kèm với chống rung quang học OSS. Số lá khẩu của dòng G được nâng từ 6 hoặc 7 lên 9 lá, cho bokeh đẹp hơn, vùng chuyển nét mượt hơn. Một số ống kính Powerzoom có nút FN trên ống kính cho phép các bạn gán một tiêu cự vào đó. Khi nhấn sẽ zoom nhanh hơn, đặc biệt hữu ích khi quay phim.
Quảng cáo
3. Ống kính cao cấp G-Master
Đặc biệt, nhóm ống kính G-Master là dòng ống kính hướng đến bokeh của Sony với số lá khẩu có thể lên đến 11 lá và các công nghệ đặc biệt khác. Có thể thấy ống kính của GM của Sony có giá cao, thậm chí còn cao hơn cả ống kính Sony Zeiss. Sony đang dần dần đưa các công nghệ đặc biệt từ thời Minolta trở lại vào ống kính ngàm E, ví dụ như công nghệ Smooth Trans Focus (STF) trên ống Sony FE 100mm F2.8 STF GM OSS. Giá cao chất lượng cao, có thể hiêu lý do ống kính zoom GM có khẩu độ lớn hơn dòng ZA và tiêu cự cũng dài hơn, cấu trúc phức tạp hơn, nhiều thấu kính hơn, Sony cho biết đây là dòng ống có các ưu điểm:
- Có độ phân giải cao (hơn 60MPX), tương thích hiệu quả với độ phân giải của của cảm biến máy ảnh.
- Hệ thống bokeh tròn, độ chuyển tương phản mềm mịn, sắc nét toàn khung
- Tích hợp hệ thống motor lấy nét siêu nhanh và chính xác, không dùng hệ thống xoay truyền động cũ).
- Đồng bộ hoạt động hiệu quả với các tính năng Real-time Tracking AF và Real-time EYE AF, lấy nét nhanh.
Với việc tích hợp các công nghệ cao cấp về thấu kính, hệ thấu kính, hệ thống lấy nét... Sony muốn nhấn mạnh đến "độ phân giải cao" mà hệ thấu kính của họ mang lại. Ánh sáng đi qua hệ thống thấu kính cao cấp và các lớp tráng phủ xử lý sao cho đạt chất lượng sáng cao nhất và nhiều nhất khi tiếp xúc với bề mặt cảm biến ảnh, giúp việc tái tạo hình ảnh có độ sắc nét chất lượng cao nhất. Việc lấy nét tự động real-time tracking AF hoạt động cực nhanh liên tục giúp việc chụp ảnh dễ dàng và yên tâm hơn; cách riêng real-time EYE Focus rất nhạy khi đã bám nét rồi mà chủ thể di chuyển khuất đôi mắt thì nó vẫn bám theo dạng nhận diện khuôn mặt và trở lại lấy nét mắt khi chủ thể quay lại. Áp dụng cho cả người và động vật, và không chỉ với việc chụp ảnh mà hoạt động tương tự khi quay video.
Và, bài toán mà Sony muốn là hệ thống ống kính cũng phải phát triển đồng bộ với việc đột phá phát triển công nghệ trên thân máy quá nhiều công nghệ mà họ luôn phát triển đột phá. Đó là điểm đáng ghi nhận của Sony. Chúng ta có thể thấy họ đầu tư rất nhiều trong việc tối ưu độ phân giải của ống kính. Chi tiết ảnh cao ngoài độ phân giải cảm biến, hệ thống lấy nét nhanh và chính xác, thì độ phân giải của ống kính có tính quyết định ngay từ đầu vào của ánh sáng (lượng ánh sáng & chất lượng sáng).
Máy ảnh có nhiều công nghệ cả phần cứng vật lý, cả phần mềm thuật toán, càng phát triển & hữu dụng trong thực tế của người dùng, thì giúp cho việc chụp hình dễ dàng hơn, đơn giản hơn, bớt phải lo nghĩ hơn, hoặc giảm thiểu đi sự lo lắng ảnh nét không, đủ sáng không... Người chụp dành trọn thời gian hơn cho việc tư duy bố cục, lựa chọn góc ghi hình, tập trung cho một khoảnh khắc quyết định nào đó để bức ảnh thành công hơn. Ống kính và những công nghệ luôn được cải tiến, đa dạng tiêu cự lựa chọn, tối ưu chất lượng ánh sáng và số lượng ánh sáng đi qua... là một phần quan trọng trong việc ghi hình. Cảm ơn Sony!