Quá trình thiết kế Motorola RAZR: hồi sinh một huyền thoại

Duy Luân
9/2/2020 22:24Phản hồi: 77
Quá trình thiết kế Motorola RAZR: hồi sinh một huyền thoại
Điện thoại gập là một trong những kiểu thiết bị sáng tạo nhất trong những năm gần đây, và điều này càng đúng hơn với chiếc Motorola RAZR, mẫu điện thoại được phỏng theo chiếc Razr V3 huyền thoại ngày xưa, giúp nó trở nên khác biệt hẳn trong thị trường di động mà máy nào nhìn cũng như nhau. Và để bạn hiểu hơn về quá trình làm ra chiếc điện thoại này, hãy nghe chia sẻ của Ruben Castano - phó chủ tịch mảng trải nghiệm, và Carl Steen - giám đốc quản lý sản phẩm. Cả hai đã làm việc với chiếc RAZR 2019 ngay từ những ngày đầu tiên.

Quá trình dẫn tới điện thoại gập


Hiện nay chiếc RAZR mới được bán ra, nhưng ý tưởng về chiếc smartphone này đã có từ 6 năm trước. "Khoảng năm 2014 là thời điểm chúng tôi bắt đầu thấy sự phát triển của công nghệ (màn hình dẻo) tới mức đủ để có thể được áp dụng cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng", Castano nói.

Đây cũng là thời điểm chiếc Moto G bắt đầu được bán ra, một trong những chiếc máy khá nổi thời đấy khi mà Motorola còn nằm dưới trướng của Google. Sau đó công ty ra mắt hệ thống Moto Mods để mở rộng chức năng cho các máy Moto Z của họ.

flip_phone.gif

Motorola nhận thấy rằng người dùng đang tìm kiếm "một thứ có thể nhỏ gọn hơn, bỏ vào túi gọn gàng và dễ mang đi". Thế là nhóm phát triển bắt đầu thử nghiệm nhiều ý tưởng khác nhau, nhưng họ không đi thẳng vào thiết kế gập vỏ sò như cái mà chúng ta thấy. "Có rất nhiều cuộc tranh luận trong nội bộ công ty về hình dáng của máy nên trông như thế nào là đúng", Steen nhớ lại.


Tại một sự kiện của Lenovo - công ty mẹ của Motorola, Moto đã giới thiệu nhiều thiết kế concept. "Chúng tôi trình diễn vài mẫu, trong đó có một mẫu có thể gập để biến hình từ smartphone truyền thống thành tablet, sau đó thành một thiết bị lớn hơn".

Thiết kế đó nghe giống cái mà Samsung đang dùng cho Galaxy Fold hơn là chiếc RAZR. Ngoài ra Moto còn có một mẫu concept dùng màn hình dẻo có thể quấn quanh cổ tay của bạn, tức là thỏa điều kiện dễ mang đi mà Moto đang tìm kiếm.

concept_co_tay.jpg

"Mất khoảng 2 năm rưỡi chúng tôi mới thật sự thu hẹp lại về thiết kế nào là hợp lý", tức khoảng thời gian năm 2017 - 2018. Nếu tính luôn cả khúc thời gian đầu thì Motorola cần khoảng 3-4 năm để đưa quyết định sẽ dùng thiết kế gập như điện thoại ngày xưa.

Stee nói: "Người dùng đã cho chúng tôi biết thiết kế nào là đúng. Nó nhỏ, dễ di chuyển và có thể bỏ túi".

Những thách thức với thiết kế mới


Khi ngoại hình của máy đã được chốt, giờ là lúc công việc thật sự bắt đầu. Castano giải thích: "Chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề khó khăn của thiết bị gập, chủ yếu là về kiến trúc, bản lề và độ bền của màn hình".

Khi Castano nói về kiến trúc, ý ông là thiết kế tổng quan cũng như từng bộ phận của máy nên như thế nào. "Chúng tôi không muốn làm ra một thiết bị thay thế cho Razr. Chúng tôi nhận thấy rằng với cùng lý do như Razr ngày xưa, phần cằm máy là một thiết kế mà chúng tôi muốn vì nó cung cấp nơi đặt ăng-ten và nhiều linh kiện quan trọng của chiếc điện thoại".

Nói cách khác, ý tưởng ngày xưa mà Motorola sử dụng để làm ra chiếc Razr vào những năm 2000 giờ được đưa vào một chiếc smartphone hiện đại.

Quảng cáo



motorola_rzar.jpg

Một số người chỉ trích chiếc RAZR 2019 vì cấu hình của nó không mạnh như flagship, nhưng với Motorola thì đây không phải là điều nghiêm trọng. "Chúng tôi không làm ra một chiếc smartphone bình thường - chúng tôi đang thiết kế ra chiếc điện thoại gập nhỏ nhất thế giới". Và cấu hình cao không phải là ưu tiên hàng đầu, và nó có thể sẽ cản đường Motorola nữa.

Lấy ví dụ, Steen nói về việc vì sao Motorola không dùng Snapdragon 855 Plus trong máy. "Snapdragon 855 Plus chỉ đem tới các tính năng như Quad HD. Chúng tôi không có màn hình Quad HD, vậy nên những thứ này không cần thiết".

Bản lề là một rào cản khác mà nhóm Razr cần phải xử lý, nhưng may mắn họ đã có một con át chủ bài. "Chúng tôi hợp tác với nhóm R&D của Lenovo. Họ đã tạo ra những chiếc laptop Yoga (loại máy 2 trong 1 rất nổi tiếng của Lenovo). Họ đã có kinh nghiệm về vụ này, và chúng tôi thu hẹp xuống còn 3 loại bản lề có thể dùng".

Việc chọn kiểu bản lề nào sau đó đơn giản hơn, chỉ cần chọn cái nào đúng với ý đồ thiết kế là được. Công ty chọn bản lề nào mang đến khoảng trống nhỏ nhất khi máy được gập lại, mà nó cũng phải dễ mở bằng cách lật máy như Razr ngày xưa.

ban_le.jpg

"Về màn hình, công ty cần phải kiếm màn hình nào có khả năng gập được. Chúng tôi dựa nhiều vào kinh nghiệm của mình với màn hình dẻo P-OLED và màn hình chống vỡ (Motorola từng có một vài máy như thế) để hiểu về các hợp chất khác nhau, cũng như cần gì để làm ra một màn hình độ bền cao", Steen giải thích.

Quảng cáo



Nhưng chưa hết khó, cái khó nhất là khi ráp mọi thứ lại với nhau. Theo steen, khi bạn lắp ráp các thành phần lại thì thách thức mới hiện rõ, điều này cần nhiều kinh nghiệm và sáng kiến kĩ thuật để có thể giải quyết.

Test, test, test


Mọi linh kiện của chiếc điện thoại này đều phải được đi qua quy trình test thiết bị, đảm bảo độ bền đúng như dự tính. Rồi khi ráp chúng lại thì test tiếp nữa. "Có một loạt bài test mà chúng tôi áp dụng với mọi chiếc điện thoại của mình", ví dụ như khi hoạt động trong độ ẩm cao thì sao, các tình huống thường ngày va đập thế nào...

Nhờ có quy trình này mà Motorola biết được điểm yếu của hệ thống và cho phép công ty sửa những lỗi đó. Sau khi sửa xong thì test tiếp, lặp đi lặp lại điều này nhiều lần trong suốt quá trình phát triển sản phẩm.



Chúng tôi hỏi Steen rằng liệu có cái gì phải thay đổi mạnh mẽ lúc test so với dự tính ban đầu hay không, câu trả lời là không thay đổi nhiều. "Chúng tôi chủ yếu điều chỉnh, tối ưu nó".

Castano nói thêm rằng tỉ lệ màn hình 21:9 vô tình lại rất phù hợp cho điện thoại gập, vì khi bung hết mức thì nó dễ cầm trong tay, còn khi gập lại thì chỉ bằng phân nửa kích thước bình thường.

Trải nghiệm vẫn là thứ quý nhất


Bước cuối cùng là kiểm tra sử dụng thực tế, và Steen đã xài máy trong hơn 1 năm trước khi nó được giối thiệu. Steen nói màn hình phụ của RAZR - gọi là Quick View - đã thay đổi cách ông dùng điện thoại. "Tôi không nhận ra nó cho tới tận vài tháng trước. Tôi không bị kéo vào Facebook hay những thứ có thể làm phân tâm như smartphone bình thường. Việc có một màn hình phía trước cung cấp cho tôi thông tin tôi cần, và nó cũng đổi cách tôi xài điện thoại theo hướng tích cực".

khung_may.jpg

RAZR có thành công hay không thì còn phải chờ xem sao... Nhưng những gì mà Motorola đang cố gắng làm vẫn đáng được khen ngợi.

Nguồn: TechRadar
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Việc ko đưa cấu hình cao (Snap 855+, >8GB RAM) vào là điểm yếu chí mạng bị khách hàng chỉ trích. Chưa kể cục pin quá yếu sinh lý nữa.
truongson.nb
ĐẠI BÀNG
4 năm
@QXPro Chuẩn rồi, đã hồi sinh huyền thoại thì phải max cấu hình tốt nhất, những người thích dùng hàng huyền thoại họ sẽ không tiếc thêm vài trăm đô cho cấu hình cao nhất.
@QXPro Sản phẩm để test thiết kế thôi bạn
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
@QXPro nhưng đây là bước trở lại thôi mà, chứ đùng cái nâng lên hết thì chắc đội giá ý
@QXPro vấn đề nằm ở câu cuối liên quan đến pin!
Thấy máy này có thiết kế chất hơn con Galaxy Z Flip.
@Ryzkie RAZR 2 V8/V9 cái cằm đâu có to như V3 mà họ không áp dụng.
@QXPro Mình vẫn nhớ lần đầu cầm con v9, đâu đấy tầm 2007-2008 gì đấy. ko nhớ lắm. sau đó thích quá thì mua cho gấu, thời đó còn sinh viên.nó phải nó là đã sửa hầu hết những cái bất cập của V3, v3 chỉ nổi vì nó là con đi trc tại thời điểm đó thôi. chứ v9 đẹp, mỏng, cằm nhỏ. màn hình to, phím to hơn.
mà Moto nghĩ gì mà màn gập cảm ứng lại làm cái cằm to chà bá, lại mỏng, trên các kênh công nghệ tụi nó chửi ko trượt phát nào, bảo đúng là trò hề 2019. đội ngũ tk vừa lười biếng vừa bất tài
@QXPro Nhưng V3 là cái để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong suy nghĩ mọi người khi nói về dòng Razr nói riêng và Motorola nói chung . Bởi vậy khi làm lại họ phải lấy nguyên mẫu V3 làm chuẩn tuy nhiên công nghệ màn hình dẻo mới có đi được một đoạn đường ngắn và phải 3 năm nữa thì kiểu màn hình này mới hoàn thiện được
@dktran01 Mình bảo đẹp thôi, còn cấn kiến gì không nói.
Quan điểm cao quá ha.
Screenshot_20200210-212059.png
Nhìn nó lạ lạ chứ gập kiểu này ko có tương lai.
Quan trọng là phải thiết thực, pin dung lượng lớn và độ bền cao chứ có nếp gấp thì cũng ko sao, tai thỏ với đục lỗ còn chấp nhận được mà
boybala
CAO CẤP
4 năm
@Moon_Chevalier Thôi bớt xạo đi ông tướng, sáng thì không nói, xem phim nghe nhạc những cảnh tối nó lộ vết hằn của nếp đó. Phét thì đừng tinh tướng
@boybala ai cần cưng chấp, nhưng cưng chấp nhất cái hiển nhiên như vậy thể hiện trình còi của cưng rồi. Kiểu như moto hoặc xe côn thì sao éo có cốp rộng như lead vậy 😁
boybala
CAO CẤP
4 năm
@vtb center 😆 để được như này mày luyện tập có lâu không?
Mạnh dạn dự đoán mình sẽ dùng từ Fold 4 trở đi! Khi đó điện thoại gập sẽ đạt được độ chín ở thiết kế và tối ưu phần mềm!
Chắc là sập
peterh
CAO CẤP
4 năm
Trong thế giới Android mà không dùng cấu hình cao nhất hiện tại thì đi đôi với thất bại. Không một ai ngoại lệ như Apple cả.
@peterh ông nghĩ apple dùng cấu hình thấp à? nhìn lại mấy con 11 promax xem cấu hình sao nha. Giờ thì thằng nào cũng như nhau cả thôi. Đến như apple giờ người ta còn chỉ mua con cùi nhất trong đám mới ra đấy. Cho nên giờ chả còn ngoại lệ nào nữa đâu, không tốt thì có nước chết chứ chả có ai mà ngu đi mua đồ không có gì ngon ở giá cao đâu.
lehunghmu
TÍCH CỰC
4 năm
droid tuble ở đâu
Có gì đó sai sai. Đt gập có cách đây cũng phải 20 năm rồi chứ. Nếu nói đt màn hình dẻo thì nghe còn hợp lý.
@hakuruno Motorola là hãng ra mắt chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên trên thế giới.
Motorola MicroTAC 9800 ra mắt tháng 4 năm 1989, cách đây 31 năm.
image.jpg
@phuocthanh234566 Uh. Cho nên mở bài người viết nói đt nắp gập là sáng tạo trong những năm gần đây nghe ko hợp lý.
Thảm họa là từ mà báo chí xướng lên khi nhắc đến Razr, hi vọng đời sau sẽ khá khẩm hơn
Gần 35 triệu mà hư pin là phải thay main ... thôi tao lại. Chíp yếu sinh lý pin yếu dinh lý
gking123
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sao ko đưa 3 phím back, home, recent lên trên cái đế nhô cao kia chỉ. 3 phím đó của android ngu không tả được.
Moto tự phát triển màn hình dẻo hay mua của ai ta?
NatvPa
TÍCH CỰC
4 năm
@vn_ninja BOE, moto giờ sống vì đam mê thôi chứ làm gì còn lực mà phát triển từ cái màn hình.
Xét về tổng thể thì thua con Z Flip hoàn toàn. Ăn được cái thiết kế nam tính.
@BlackBerryz Ăn được cái màn hình phụ khá to với nhiều tính năng nữa. Màn hình phụ của con Z Flip bé tẹo gần như vô dụng.
nói trên báo chí thì rất hay, nhưng đọc review nước ngoài thì mới thấy con này thực sự tệ về trải nghiệm.
hồi xưa nắp gập Motorola là đỉnh nhất
@nhucongpro Hồi đó mua con v3i giá 3tr6...mới ra là xúc luôn...sau ra con gold D&G hình như 5tr mấy....khoái quá trời...mà ko dám mua....khoái cái nhạc...hello moto...hahha
@nhucongpro really? v3 là chúa hỏng cáp, nó chỉ được cái đẹp mắt chứ mình ko thấy đỉnh ở chỗ nào.
ThanhThe0806
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rất hay nhưng mình thích 1 con V8 nâng cấp dùng 3 màn hình với giá tốt hơn .
Thấy nhiều ng than phiền về con chip xử lý. Nên nhớ Motorola thiết kế mô phỏng con Razr V3 ngày xưa, rõ ràng với thiết kế đó thì đâu có hướng đến việc chơi game mà cần chip khủng làm gì? Nó chỉ hướng đến những ng làm việc văn phòng với nhu cầu lướt web, check mail, chat, fb... đơn giản. Chủ yếu là mang lại phong cách khác biệt cho ng sở hữu. Tuy nhiên, nhược điểm là dung lượng pin thấp và giá cao.
@maidng Cái cằm của nó khiến bạn không thể chạm đến góc dưói màn hình được đâu!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019