CẢI TIẾN CHỮ VIỆT - HƯỚNG ĐI NÀO CHO NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG ?

6868998
28/2/2020 13:25Phản hồi: 4
CẢI TIẾN CHỮ VIỆT - HƯỚNG ĐI NÀO CHO NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG ?
CẢI TIẾN CHỮ VIỆT - HƯỚNG ĐI NÀO CHO NHỮNG NHÀ TIÊN PHONG ?
____________
Cách đây 400 năm , vào khoảng thế kỉ 16 (năm 1618 cho đến 1625?), 1 chữ viết manh nha hình thành ở nước Việt ta ,có công sức rất lớn của các giáo sĩ phương Tây, hầu giúp việc truyền bá đạo Công giáo trở nên dễ dàng hơn , gần 100 năm sau vào khoảng năm 1783 , tiếng Việt lại được cải tiến lần thứ 2 do giám mục Bá Đa Lộc soạn nhưng chưa kịp in.

anh3-1810-1577614134.jpg
Chân dung hai vị giáo sĩ được gọi là "ông tổ" chữ quốc ngữ do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện và trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đúng 100 năm sau , vào ngày 1 Tháng Giêng năm 1879, chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này , các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ . Ngay khi Trường Thông ngôn thành lập, ông Trương Vĩnh Ký được mời làm giáo sư.Sau khi trở thành giám đốc của trường , Trương Vĩnh Ký đã viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên mang tên Ngữ pháp tiếng Annam (Abrégé de grammaire Annamite) in năm 1867. Và ông trở thành người Việt đầu tiên làm thầy giáo dạy chữ Việt, một công việc không hề dễ dàng lúc bấy giờ .Chỉ riêng điều này, ông xứng đáng là "tiền hiền" trong số những người có công sáng tạo và phổ biến chữ quốc ngữ ở nước ta.

ky5hinh1-15754302488621995005585.png

Phải mất gần 400 năm từ lúc hình thành tới bây giờ, chữ Việt đã dần hoàn thiện , vậy có cần tiếp tục để chữ Việt hoàn hảo hơn không . Tôi nghĩ là nên, và những người tiên phong làm việc ấy, tôi cho là nên được cảm thông và kính trọng , chứ không phải chửi rủa và mạt sát như hiện nay , nếu họ sai , chúng ta nên phản biện , rất tiếc giáo dục xứ ta là nền giáo dục nhồi sọ... ko phải nền giáo dục khai phóng như các nước khác.
Xét trong chiều dài lịch sử , khi những nhà tiên phong họ sáng chế ra cái gì cũng đều bị sự chê cười , bị kì thị có khi còn lên giá treo cổ như Galileo Galilei.

Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung thêm bốn chữ cái F, J, W và Z vào bảng chữ cái quốc ngữ để hợp thức hóa cách sử dụng để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại (như F thay PH, J thay GI để giảm ký tự, tránh nhầm sang âm "ghi", Z thay D để tránh nhầm sang âm "đờ" của Đ). Mặc dù không có các chữ cái F, J, W và Z trong bảng chữ cái, người Việt khi gặp các chữ cái này trong các từ họ thường phiên âm từ ra để đọc chính xác hoặc họ đọc theo kiểu tiếng Anh.

Có rất nhiều người và nhiều hội thảo bàn luận về vấn đề cải tiến chữ Quốc Ngữ , trong phạm vi bài viết tôi chỉ nêu tên 3 người đại diện, tuy cách thức khác nhau nhưng cùng chung mục tiêu là cải tiến và tiến tới sử dụng trong phạm vi rộng hơn.
___________

Người đầu tiên là ông Trần Tư Bình , tác giả của Chữ Việt Nhanh (CVN) , các bạn có thể tham khảo ở đây : https://tinhte.vn/thread/chu-viet-nhanh-kieu-chu-viet-cuc-ngan.3055744/?fbclid=IwAR0rUOblqQVTLc5htX0vWLPhRn28GFhXOJZmPdu1eK8b39p3y7hzW2ySe2Y

Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn | Viết bởi Chữ Việt Nhanh

Chữ Việt Nhanh: kiểu chữ Việt cực ngắn Trần Tư Bình A. Dẫn nhập B. Đề xuất ghi gọn C. Bảng tóm tắt D. Lời cuối A. DẪN NHẬP Chữ Quốc ngữ được các linh mục châu Âu sáng chế vào đầu thế kỉ 17 để việc truyền đạo của họ được dễ dàng hơn.
tinhte.vn

Đây có thể gọi là TỐC KÝ . Với cách rút gọn chữ Việt này , việc ghi lại tiếng Việt giảm khoảng 30% - 40% so với cách viết thông thường . Dễ nhớ , dễ học.
Phương pháp này , nếu có thêm 1 phần mềm hỗ trợ gõ ra tiếng việt như UNIKEY thì thật tuyệt vời . Ứng dụng của nó y như UNIKEY nhưng thay vì phải ngồi gõ như tôi đang làm , ta có thể gõ ra chữ Việt nhanh hơn 30-40% , tiết kiệm được thời gian rất nhiều .

image010.jpg
____________

Quảng cáo



Người thứ 2 cũng thuộc những người tiên phong cải tiến chữ Quốc Ngữ là ông Bùi Hiền : https://vnexpress.net/giao-duc/pgs-bui-hien-cong-bo-ban-hoan-chinh-de-xuat-cai-tien-chu-quoc-ngu-3690059.html

PGS Bùi Hiền công bố bản hoàn chỉnh đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ

Toàn bảng chữ cái tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền gồm 33 chữ cái tương ứng với 33 âm vị.
vnexpress.net

Nhận xét của riêng tôi về con chữ Việt sau khi cải cách này là nó không tiết kiệm được thời gian như Chữ Viết Nhanh(CVN), nếu phiên âm con chữ sau cải cách y hệt người Tàu đang đọc chữ Việt vậy , ví dụ hàn quốc = hàn kuốk . Các chữ mới nhằm thay thế chữ cũ như C được thay cho Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R. Càng khiến cách này trở nên rối ren hơn . Không logic như CVN được.

bui hien.jpg
____________

NGười cuối cùng trong phạm vi bài viết này là anh Kiều Trường Lâm với công trình mang tên : Chữ Việt Nam song song 4.0 (CVNSS4.0) https://thanhnien.vn/giao-duc/them-mot-cong-trinh-cai-tien-chu-quoc-ngu-chu-viet-nam-song-song-40-1176930.html

Thêm một công trình cải tiến chữ quốc ngữ: Chữ Việt Nam song song 4.0

Bắt đầu nghiên cứu về các chữ cái thay cho dấu của chữ quốc ngữ từ nhỏ, Kiều Trường Lâm (Hà Nội), 34 tuổi, đến nay đã hoàn thành công trình chữ viết hoàn toàn khác biệt so với chữ hiện tại để cải tiến chữ quốc ngữ.
thanhnien.vn

Theo tôi , đây là 1 đề tài rất mới lạ khi muốn biến Chữ Việt có dấu thành không dấu cho nó quốc tế hơn chăng? Về ý tưởng cũng giống tác giả Nguyễn Ninh(tham khảo ở link dưới) nhưng cách thể hiện thì hoàn toàn khác nhau .
https://tinhte.vn/thread/chu-viet-moi-toi-gian-dung-cho-tin-hoc.2547174/

CHỮ VIỆT MỚI TỐI GIẢN DÙNG CHO TIN HỌC | Viết bởi NgNinh

CHỮ VIỆT MỚI TỐI GIẢN DÙNG CHO TIN HỌC Trân trọng gửi quí vị và các bạn bài viết dưới đây về đề án CHỮ VIỆT MỚI TỐI GIẢN. Rất mong nhận đươc nhiều ý kiến đóng góp cho đề án này trên diễn đàn tại đây hoặc gửi về địa chỉ email: ngninh143@yahoo.com .
tinhte.vn

https://tinhte.vn/thread/bo-go-chu-viet-moi.2546612/

| Viết bởi

Diễn đàn thảo luận về Điện thoại, Máy tính, Máy ảnh và các thiết bị Khoa học & Công nghệ.
tinhte.vn

Quảng cáo


Phương pháp này còn Tốc ký hơn cả CVN ở phần đầu .Con chữ Việt không dấu cũng gọn và đẹp hơn . Tuy nhiên hơi khó học vì phải ghi nhớ nhiều nhóm chữ để thay cho dấu . Cụ thể :

1) Nhóm J, L, Z, S, R. Thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng cho chữ không có dấu phụ nào trong Chữ Quốc Ngữ (CQN) và Chữ Việt Nhanh (CVN). Ví dụ: - CQN: té, là, ả, rõ, vụ = tej, lal, az, ros, vur. - CVN: fé, qàn, ảh, cõg, zụg = fej, qanl, ahz, cogs, zugr.

2) Nhóm X, K, V, W, H. Thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu trăng hay dấu móc cho chữ ắ ằ ẳ ẵ ặ, ớ ờ ở ỡ ợ, ứ ừ ử ữ ự trong CQN và CVN.

Ví dụ: - CQN: hắn, nằm, tởm, chữ, tự = hanx, namk, tomv, chuw, tuh.
- CVN: bơt, hằg, tửz, nhữg, hợd = botx, hagk, tuzv, nhugw, hodh.
3) Nhóm B, D, Q, G, F. Thay thế 5 dấu: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng + dấu nón ^ cho chữ ấ ầ ẩ ẫ ậ, ế ề ể ễ ệ, ố ồ ổ ỗ ộ trong CQN và CVN.

4) Nhóm O, Y, P. Trong đó:
* Chữ O thay thế dấu trăng hoặc dấu móc cho chữ có thanh ngang như ă, ơ, ư trong CQN và CVN.
- CQN: lăn, cơm, hư = lano, como, huo.
- CVN: xăl, wơ, fưz = xalo, woo, fuzo.
* Chữ Y thay thế dấu nón ^ cho chữ có thanh ngang như â, ê, ô trong CQN và CVN.
- CQN: tâm, bên, tôi = tamy, beny, toiy.
_______________

Về phần cá nhân tôi , việc cải tiến chữ quốc ngữ này chỉ là 1 phần . Cái quan trọng nhất vẫn là việc học , học để phát triển , để sáng tạo , để định nghĩa sản phẩm mình làm ra bằng 1 con chữ , 1 cái tên , chứ không copy hoặc dùng lại con chữ nước ngoài về làm của mình được .

Tiếng Việt còn - nước Việt còn . Tuy nhiên nếu có 100 triệu người sử dụng mà dân vẫn phải đi xuất khẩu lao động, làm công dân hạng 2 trên chính quê hương mình thì giống như tiếng còn mà mất nước vậy .
______________
NGUỒN THAM KHẢO :
https://tuoitre.vn/chu-quoc-ngu-nhung-nguoi-dau-tien-khai-sang-20191206213804476.htm
https://books.google.com.vn/books?id=noLvBZcWoScC&pg=PA164&lpg=PA164&dq=cuốn+từ+điển+do+người+việt+soạn&source=bl&ots=aefkLh5ypW&sig=ACfU3U15DPrw2PxHxrDr5Jh60N3OwBp3kA&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwiC-s6EmvPnAhVNIIgKHSZYArEQ6AEwBnoECAkQAQ#v=onepage&q=cuốn từ điển do người việt soạn&f=false
Tìm hiểu lịch sử chữ quốc ngữ
books.google.com.vn

https://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_điển_tiếng_Việt_(Viện_Ngôn_ngữ_học)
Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org

https://vnexpress.net/giao-duc/pgs-bui-hien-cong-bo-ban-hoan-chinh-de-xuat-cai-tien-chu-quoc-ngu-3690059.html?fbclid=IwAR2bBlVBhbefEnGBuWWGN20KNZ8L53kG5-iFxcDthnBXBv94VbyM94rmjkE

PGS Bùi Hiền công bố bản hoàn chỉnh đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ

Toàn bảng chữ cái tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền gồm 33 chữ cái tương ứng với 33 âm vị.
vnexpress.net
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn tác giả 6868998 đã viết bài này với cái nhìn rất thoáng và cập nhật nhanh chóng về hướng đi tương lai xa cho chữ Việt. Trân trọng.
昔商家至盤庚五遷。周室迨成王三徙。豈三代之數君徇于己私。妄自遷徙。以其圖大宅中。爲億萬世子孫之計。上謹天命。下因民志。苟有便輒改。故國祚延長。風俗富阜。而丁黎二家。乃徇己私。忽天命。罔蹈商周之迹。常安厥邑于茲。致世代弗長。算數短促。百姓耗損。萬物失宜。朕甚痛之。不得不徙。
况高王故都大羅城。宅天地區域之中。得龍蟠虎踞之勢。正南北東西之位。便江山向背之宜。其地廣而坦平。厥土高而爽塏。民居蔑昏墊之困。萬物極繁阜之豐。遍覽越邦。斯爲勝地。誠四方輻輳之要会。爲萬世帝王之上都。
朕欲因此地利以定厥居。卿等如何。
cứ để như cũ là ok rồi
@Đèn Phúc Lộc Nên Khôi phục bổ sung chữ Nho và chữ Nôm vào giáo dục nữa bác ơi. Ko thể để truyền thống dân tộc bị thất truyền đc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019