Tại sao có những âm thanh chúng ta cảm thấy khó chịu khi nghe?

cono`scenze
14/3/2020 12:42Phản hồi: 68
Tại sao có những âm thanh chúng ta cảm thấy khó chịu khi nghe?
Chắc hẳn nhiều anh em đã từng có những lần khó chịu khi anh em nghe những âm thanh như: hai chun nước đã cọ xát vào nhau, tiếng cào tay lên bảng đen hay tiếng khóc thé của những đứa trẻ. Vì sao chúng ta lại có phản ứng khó chịu với những âm thanh như thế này? Nó có điểm chung gì không?

Nhìn chung, hầu hết mọi âm thanh gây khó chịu đó có chung một khoảng tần số, nằm trong khoảng 2000 Hz – 4000 Hz và tai người rất nhạy cảm với tần số này, Micheal Oehler trình bày trong nghiên cứu của mình, giáo sư trường Đại học Khoa học Thực hành Macromedia (Đức).

tinhte_grima_1.jpg
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, hình dạng của ống tai và nhận thức của chính chúng ta là những nguyên nhân làm cho chính chúng ta chán ghét âm thanh đó. Oehler chỉ ra rằng, ống tai người đã tiến hóa để khuyếch đại những tần số quan trọng cho việc giao tiếp và sinh tồn. Vì trong ống tai, dãy tần này được cộng hưởng, âm thanh truyền đi rất hiệu quả và vì thế cơ thể sẽ phản ứng lại dãy tần này một cách mạnh mẽ.

tinhte_grima_2.png

Hơn thế nữa, các nhà khoa học sử dụng các loại âm thanh khác nhau, có điều chỉnh sự hài hòa một số âm sắc. Họ thí nghiệm trên 02 nhóm người: một nửa người nghe những âm thanh thô, một nửa còn lại nghe những bài nhạc, bên cạnh đó, họ theo dõi nhịp tim, huyết áp và độ dẫn điện của da. Các nhà nghiên cứu nhận ra, những âm thanh gây khó chịu đã thay đổi đáng kể tính dẫn điện của da, nhìn thấy được cơ thể đang phản ứng một cách căng thẳng.

tinhte_grima_3.jpg

Oehler trình bày, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu khi nghe những giai điệu nhạc tính. (mặc dù là phản ứng đẫn điện trên da của 2 trường hợp như trên thí nghiệm là giống nhau). Theo kết luận đó, thì tiếng rít không thực sự gây khó chịu cho chúng ta nếu chúng ta không nghĩ quá tệ về nó. (vì trong những bài nhạc, âm thanh thường ngày vẫn tồn tại những tần số đó mà anh em chẳng để ý tới).

tinhte_grima_5.gif

Đi sâu hơn, một nghiên cứu trên báo Journal of Neuroscience năm 2012 phát hiện ra, những tiếng rít có tác động đến sự truyền tín hiệu giữa vùng não liên quan đến thính giác và một vùng não khác liên quan đến cảm xúc. Sau thí nghiệm với 13 người với 74 âm thanh khác nhau và sử dụng thiết bị chụp hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để hiểu phản ứng não bộ với những âm thanh khác nhau. Kết quả là khi nghe những âm thanh “khó chịu”, sẽ xuất hiện sự tương tác của vùng não thính giác, chịu trách nhiệm xử lý âm thanh, và vùng amydala (hạch hạnh nhân), phụ trách các phản ứng tiêu cực của cơ thể.

tinhte_grima_4.png

Hơn thế nữa, những âm thanh càng ác cảm, càng khó chịu thì tín hiệu truyền 2 vùng não này càng lớn, Sukhbinder Kumar, một nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle, nói với Live Science vào năm 2012. "Đó là một tín hiệu khó chịu xảy ra từ vùng não thính giác đến hạch hạnh nhân". Cũng theo nghiên cứu Kumar năm 2011, khoảng tần số nhạy cảm nhất với tai người là từ 2000 Hz – 5000 Hz, kết quả tương tự với kết quả của những nghiên cứu khác.

Tham khảo: livescience.com, newscientist.com
68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nghe 2 miếng sắt hay 2 miếng xốp cạ vào nhau kêu réc réc đã gì đâu
@junkey cái này đúng á
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
@junkey cắn trúng cái muỗng là tắt nắng luôn chứ sởn gì mà sởn chú
Mr Seen
CAO CẤP
4 năm
@caffeinezzZ mình dị ứng mấy thằng lol chà cái bong bóng
@caffeinezzZ Còn hơn xem film kinh dị, nổi da gà
Tiếng cắt thùng carton hay tiếng sắt cạ mình nghe thấy rất khó chịu
Sợ nhất âm thanh phát ra từ vk
@cuongtao2016 Nghe vợ cằn nhằn khi về nhà là âm thanh khó chịu nhất trên đời.
@cuongtao2016 Tuy dưới 2000hz... Nhưng sức công phá và độ nhạy cảm của tai tương tự...kkk ko nổi da gà mà đau tim nha
@p700i Chuẩn. Mà k nói thì như kiểu tra tấn người từ từ
@Evolution X Nói nhiều nhức đầu, mà bữa nào ko nói thì càng đau đầu hơn kaka
Nghe tiếng đóng đinh là khó chịu lắm luôn ấy. Ngày xưa ở trọ là ngày nào cũng nghe có khi 1 ngày nghe 2-3 lần luôn.
Đợt xem loạt clip về tôm Alaska trên Youtube, ghê tai nhất là lúc lấy tôm ra khỏi hộp xốp vì tiếng cạ nghe rất nhói tai & khó chịu :eek:
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Thường tui rất khó chịu khi nghe tiếng ..ứ... ứ... hít hà...
@anhtuan1066 Tần số đó nằm dưới 2000Hz rồi bác ơi...
@cono`scenze Tui chẳng quan tâm nó thuộc tần số nào, bởi tui không không có thiết bị đo khi ấy. Chỉ là tui cảm thấy.. khó.. khó chịu thôi
@anhtuan1066 haha
libieu
CAO CẤP
4 năm
Rau muốn luộc khi nhai là âm thanh đáng sợ nhất với mình !
nbn555
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cuối tháng nghe tiếng vợ nói "tiền đâu" không mấy dễ chịu.. ;)
dvt368
TÍCH CỰC
4 năm
Các bạn thử cạ hay ống nứa( lồ ô, tre...) vào nhau và cảm nhận. Ta nói, da gà da vịt nổi hết cả lên. Lúc nhỏ đi chăn bò hay đào khoai lang lên ăn sống, dùng răng cửa trước bào vỏ khoai, lúc bào trượt một cái ta nói tê tái tâm hồn y chang như nghe tiếng cạ nhau của hai câu nứa vậy.
bao nhiêu đã nhầm nhò gì với tiếng kara của bà hàng xóm và DJ nonstop Khơme Đỏ của con bả 😃
@Fatren Sea Hic
@Fatren Sea Đây mới là âm thanh khó chịu nè.
Ghét tiếng cằng nhằng của vợ
có cái tiếng cạo nồi két két ê răng vãi
cái tiếng kót két của giường ngủ nhà bên cạnh nghe cực kỳ khó chịu
hovaqu
TÍCH CỰC
4 năm
Mình sợ tiếng chim Yến. nghe chói lắm
wegadnie
TÍCH CỰC
4 năm
Ad nói đúng. Tiếng móng tay miết lên bản đen là âm thanh đáng sợ
Còn có những câu nói, dòng chữ hay hành động khiến chúng ta khó chịu Thậm chí nó còn là nguyên nhân gây những điều khủng khiếp
@doanquoccuong đau tim...
Ý bài viết nói về giọng ca chai-an à 😁
Nhưng có những âm thanh nghe rất...phê
hoanga3cva
ĐẠI BÀNG
4 năm
@|Nguyễn Văn Hiếu công nhận, như mình thích nghe âm thanh phím cơ, nghe phê sởn gai ốc =))
nhimret
CAO CẤP
4 năm
khó chịu nhất là ngay mấy dòng đầu đã sai chính tả, nói ngọng thì còn bảo ừ vùng miền, chứ viết cũng ngọng thì là nhận thức rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019