Trong bài viết Các tính năng an toàn thụ động trên xe ô tô mà mình đã chia sẻ hôm trước, túi khí chính là một trong những tính năng quan trọng và được nhiều anh em quan tâm nhất. Hầu như ai đi mua xe cũng đều quan tâm xem chiếc xe đó có bao nhiêu túi khí, ở những vị trí nào. Thế nhưng, trong một vài chiếc xe, chúng ta lại thấy có nút ON/OFF (Tắt/Mở) túi khí. Thế túi khí quan trọng như vậy sao lại cần phải tắt nó mà không để luôn như vậy? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó của anh em, kết quả rất là bất ngờ & thú vị nhé! ;)
Công tắc ON/OFF túi khí cho phép người lái hoặc hành khách tắt/mở túi khí phía trước trong những trường hợp cần thiết. Bởi vì túi khí được bung ra rất nhanh (chỉ trong 1/20 giây đổ lại), nó có thể gây ra thương tích nghiêm trọng hoặc đôi khi còn có thể gây tử vong nếu người lái xe hoặc hành khách ngồi quá gần (dưới 25cm) hoặc tiếp xúc trực tiếp với túi khí khi nó bắt đầu bung ra.
Để tránh việc bị chấn thương vì túi khí bung, bạn phải đảm bảo tư thế ngồi trên xe đúng cách và phải nhớ rằng túi khí được thiết kế để hoạt động cùng với dây an toàn, chứ không phải là thay thế chúng. Vì vậy, anh em hãy luôn nhớ thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô nhé! Bên cạnh đó, vì lực bung của túi khí cũng khá là mạnh nên bạn phải cho trẻ em dưới 13 tuổi ngồi ở ghế sau, không nên để trẻ nhỏ ngồi phía trước, dù là một mình hay ngồi cùng với người lớn, trừ những trường hợp bắt buộc.
Công tắc ON/OFF túi khí cho phép người lái hoặc hành khách tắt/mở túi khí phía trước trong những trường hợp cần thiết. Bởi vì túi khí được bung ra rất nhanh (chỉ trong 1/20 giây đổ lại), nó có thể gây ra thương tích nghiêm trọng hoặc đôi khi còn có thể gây tử vong nếu người lái xe hoặc hành khách ngồi quá gần (dưới 25cm) hoặc tiếp xúc trực tiếp với túi khí khi nó bắt đầu bung ra.
Để tránh việc bị chấn thương vì túi khí bung, bạn phải đảm bảo tư thế ngồi trên xe đúng cách và phải nhớ rằng túi khí được thiết kế để hoạt động cùng với dây an toàn, chứ không phải là thay thế chúng. Vì vậy, anh em hãy luôn nhớ thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô nhé! Bên cạnh đó, vì lực bung của túi khí cũng khá là mạnh nên bạn phải cho trẻ em dưới 13 tuổi ngồi ở ghế sau, không nên để trẻ nhỏ ngồi phía trước, dù là một mình hay ngồi cùng với người lớn, trừ những trường hợp bắt buộc.
Chủ xe có thể lắp đặt công tắc ON/OFF túi khí cho một hoặc cả hai túi khí phía trước trong xe, nếu họ hoặc người sử dụng xe rơi vào một trong những nhóm cụ thể dưới đây:
- Các cá nhân có những tình trạng sức khoẻ đặc biệt, khi mà ảnh hưởng & chấn thương do túi khí triển khai gây ra cao hơn mức ảnh hưởng trong trường hợp không có túi khí. (dành cho cả túi khí bên tài lẫn bên phụ)
- Các cá nhân có ngoại hình quá nhỏ, không thể ngồi ở ghế lái đúng vị trí tiêu chuẩn, với khoảng cách từ xương ức đến vô-lăng ít nhất từ 10inch (25.4cm) trở lên. (dành cho ghế tài xế.)
- Các cá nhân có nhu cầu vận chuyển trẻ sơ sinh ở ghế trước vì xe không có ghế sau, ghế sau quá nhỏ để có thể đặt ghế an toàn cho trẻ em hoặc vì phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của đứa bé. (dành cho ghế phụ)
- Các cá nhân có nhu cầu chở trẻ em từ 1 tuổi đến 12 tuổi ở ghế trước vì xe không có ghế sau, phải chở nhiều trẻ em hoặc vì phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của đứa trẻ trong lúc lái xe. (dành cho ghế phụ)
Trên một số dòng xe thì nhà sản xuất đã lắp sẵn nút Tắt/Mở túi khí, nhưng một số dòng xe khác thì lại không có cái nút này. Tuy nhiên, nếu bạn cần thì có thể nhờ dealer hoặc garage được ủy quyền lắp thêm cái công tắc này trong xe. Lưu ý là chỉ có các đại lý và garage sửa chữa được ủy quyền mới có "thẩm quyền" lắp đặt nút ON/OFF túi khí cho xe và họ chỉ có thể làm được nếu có thư ủy quyền từ NHTSA (Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc lộ của Mỹ).
Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà sản xuất không lắp sẵn nút Tắt/Mở túi khí và dealer cũng không thể lắp thêm cái nút này, chủ xe có thể xin thư ủy quyền từ NHTSA để tạm thời "deactivate" luôn hệ thống túi khí trong xe. Tất nhiên, đây phải là trường hợp rất đặc biệt và sẽ được xét riêng case by case vì nó khá nhạy cảm.
Xem thêm:
>> Những tính năng an toàn thụ động trên xe ô tô
Quảng cáo
Tham khảo Safercar