~ Sunday, April 5th, 2020 ~
Mình không nhớ nữa, thiệt tình không nhớ chính xác từ khi nào & từ bao giờ cảm giác đam mê, ham hố muốn xài bàn phím cơ lại len lỏi & trỗi dậy mạnh mẽ trong mình đến vậy! Duy nhất 2 điều mình có thể chắc chắn: đó hẳn là một ngày đầu xuân (giáp Tết Canh Tý) & chắc chắn qua một clip chia sẻ Cẩm nang chọn bàn phím cơ trên Youtube của GearVN channel. Thú thiệt, với một kẻ ngoại đạo như mình - người chưa từng có bất kỳ một trải nghiệm nào với bàn phím cơ thì những chia sẻ trong clip chả khác nào “nước đổ đầu vịt” hay “đàn gẩy tai trâu”! Ngặt nỗi, mỗi câu mỗi lời nói trong clip lại vô cùng cô đọng & cực dễ cảm nhận, như thể đang tưới từng chút những giọt nước mát hiếm hoi lên những mầm non mới nhú trong mình giữa một vùng đất khô cằn, hoang sơ & hẻo lánh vậy! Đặc biệt hơn nữa khi cẩm nang chia sẻ này được chuyển tải qua giọng nói lôi cuốn & hết sức hút hồn của anh bạn trẻ bên GearVN với cái tên vô cùng đặc biệt & mỹ miều: “Hình Hoàng Thiên Tài”! Mặc dù đã 3 phen 4 bận coi đi coi lại clip NÀY nhưng mọi thứ vẫn căng hơn dây đàn dẫu mình đã ráng gồng hết sức bình sinh để hình dung cho kỳ được những khái niệm hoàn toàn xa lạ được đề cập trong clip, điển hình như: Profile, Keycap, Switch, TKL, Keypuller, Hotswap, Lube, Housing… Thật vậy, với hành trang của một kẻ chân ướt chân ráo chớm đặt những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên vào thế giới bàn phím cơ như mình thì việc nhồi nhét & lĩnh hội ngay lập tức những khái niệm này dường như bất khả thi. Có những khoảnh khắc, mình tưởng chừng như đang trơ trọi, lạc lõng giữa vùng trời xa lạ, phải đối mặt & giao tiếp với một thứ ngôn ngữ địa phương kỳ quặc, khó hiểu nào đó! Rốt cục điều gì đến cũng đến, những rào cản về bàn phím cơ cũng dần được tháo gỡ sau khi mình tìm hiểu ít nhiều những thuật ngữ chuyên môn nói trên! Đặc biệt hơn, sau bận được “tầm sư học đạo” qua những giãi bày thực tế & gần gũi của cậu Hưng Khúc về chiếc Leopold FC750R nọ (bên NÀY), mình như được khai thông phần nào những bế tắc chưa thể giải toả, đồng thời làm tăng gấp bội trong mình ham muốn thâm nhập thế giới phím cơ để được dịp đào sâu hơn về thú chơi ma tuý nhựa, cũng như tìm hiểu thêm về những bộ phím custom đắt đỏ nhưng không kém phần cám dỗ này!
Với vô vàn các loại bàn phím cơ đang được trao đổi, bày bán trên thị trường hiện nay, một tay mơ như mình đã gặp không ít những khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân! Sau khá nhiều đề xuất của anh em (AE) trong nhóm “Chợ Bàn phím cơ Việt Nam” trên Facebook, mình đã khoanh vùng được một số loại mẫu mã, điển hình như: Keychron K4, Anna Pro v2, Vortex Race 3, Vortex Tab 75, Realforce R2 TKL for Mac, Filco Majestouch Convertible 2… nhưng như title bài viết này thì chiếc bàn phím cơ mình chốt chọn sau cùng lại là… Keycool KC-87 - một thương hiệu đến từ xứ sở Trung Quốc đại lục. Chịu khó quan sát sẽ dễ dàng nhận ra chiếc bàn phím cơ này đáp ứng cơ bản hầu hết những thứ mình cần: tương thích tốt với hỗn hợp Macbook, iPad, Android/iOS, pin liền, cổng sạc Type-C, layout 87, build tốt, dây rời, có bluetooth, 3 khe đi dây, vân vân & mây mây... Tuy nhiên, câu chuyện về chiếc bàn phím cơ Keycool KC-87 phiên bản màu đen với led RGB này chưa thực sự dừng lại sau kèo giao dịch của mình với MKGShop (đợt 1/2 dương lịch vừa qua) bởi một nhẽ khá đơn giản: ngay hôm đó mình đã tháo toàn bộ keycap stock màu đen cùng hàng chữ Ninja & thế bằng bộ DSA Honeywell đầy ấn tượng với 3 tông màu cơ bản: Trắng, Đỏ, Xám (chi tiết bên NÀY). Mình không rõ mức độ mường tượng của AE như nào khi coi qua ảnh & clip nhưng thực tế chiếc Keycool KC-87 sau khi được khoác bộ cánh mới đã để lại trong mình một cảm xúc thật sự thích thú & quá đỗi sững sờ mà không biết nên gán bằng mỹ từ nào cho dễ hình dung! Đúng vậy, ai đó đã từng nói một câu & mình nghĩ áp dụng trong trường hợp này nỏ trật đi mô được nạ: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, cảm giác này có lẽ chả khác mấy với việc chàng trai bước vào tuổi 18 lần đầu trong đời được chạm vào da thịt của người con gái vậy...
Giờ đây, sau khoảng thời gian trên dưới hai tháng được dịp kết chỉ se duyên với Keycool KC-87, mình mới thấu hiểu được phần nào cảm giác đê mê, mộng mị, sướng muốn rên mà nhiều AE chơi phím cơ trước đây từng rất kiệm lời bộc bạch & phân trần! Phải chăng phần đông ngại hoặc không muốn chia sẻ? Một số khác có lẽ chưa tìm được lời lẽ, ý văn nói hộ lòng mình, phần trăm ít ỏi còn lại chắc cũng từng chia sẻ nhưng mình chưa được dịp biết đến. Anyway, tính tới thời điểm hiện nay (2020) chắc cũng ngót gần 2 năm kể từ lần tậu BlackBerry Key2, mình mới lấy lại được ham muốn “nhả ngọc phun châu” cũng như thoả ý nguyện được giãi bày những cảm nhận, cảm xúc, cảm giác bay bổng, bồi hồi & tê tái như đợt này! Có những lúc ngồi trước bàn làm việc, mình như chỉ muốn uống bia, ăn bim bim & lặng ngắm em nó! Một bộ phím cơ tuyệt vời, một set keycap hoàn hảo, một trải nghiệm kỳ thú, một nỗi niềm hân hoan khó cưỡng! Đôi khi chỉ là một xíu thôi, được liếc nhìn em nó, được mân mê, được chạm những đầu ngón tay thô ráp lên lên bề mặt nhám sần & đen trũi của em nó cũng đủ làm trỗi dậy trong mình ham muốn gõ phím bình thiên hạ như bất cứ ai! Thật sự không hề quá lời khi thốt lên rằng: rất khó để bất cứ AE nào dụ được mình từ bỏ chiếc bàn phím trong bài để đổi gió sang bộ phím cơ hay set keycap khác ưng hơn bộ mình đang xài! Đó là tất cả những gì ấn tượng nhất, tuyệt diệu nhất mà chiếc bàn phím cơ Keycool KC-87 cũng như DSA Honeywell đã đem đến cho mình! Thật phê, thật đã, thật bõ với những gì mình đã mạnh dạn đầu tư & cất công kiếm tìm suốt khoảng thời gian giáp Tết vừa qua cho một món đồ công nghệ chất hơn nước cất như em nó!
Các bạn ạ, mình đã đặt những bước chân đầu tiên qua ngưỡng cửa của thế giới bàn phím cơ theo cách như vậy đấy! Còn những info & thông số kỹ thuật của Keycool KC-87 thì sao, AE cùng tiếp tục trải nghiệm & dõi theo qua những cung bậc cảm xúc đầy thăng trầm của mình bên dưới nhé!
1- THIẾT KẾ:
- Chiếc bàn phím mình mua trong bài là phiên bản TKL (rút gọn phần Numpad của bản Fullsize), chất liệu tuy là nhựa nhưng phần build vô cùng chắc chắn, mình đã dùng tay nắn thử nhưng không hề xi nhê! Với tông chủ đạo là gam màu đen cả mặt trên lẫn dưới, thậm chí toàn bộ keycap cũng được bao phủ bởi một màu đen duy nhất. Ngặt nỗi, mình không khoái bản stock của keycap, không chỉ vì màu sắc mà còn do chữ trên keycap thuộc diện Ninja & xuyên LED. Mặt đằng sau có 2 chân đế dựng phím cho cảm giác gõ thuận tiện hơn cũng như tích hợp nhiều miếng đệm cao su nhằm hạn chế tối đa việc trầy xước, trơn trượt trên mặt bàn! Bên cạnh đó, 3 khe đi dâycũng giúp ích khá nhiều trong một số trường hợp bài trí đồ đạc khác nhau!
2- KẾT NỐI:
a) Qua bluetooth:
- Theo thông số kỹ thuật thì chiếc bàn phím này có khả năng kết nối cùng lúc 3 thiết bị khác nhau với hỗn hợp: laptop, smartphone & tablet. Cơ bản thì việc kết nối khá đơn giản, chỉ cần làm tuần tự theo đúng các bước bên dưới là sử dụng được...
- Gạt công tắc dưới bottom qua chế độ ON, đèn số 1 sẽ nháy nhanh (nếu đèn nháy chậm thì bấm giữ (Fn + 1) trong 3 giây).
- Bật bluetooth trên thiết bị cần kết nối rồi nhấp vô, nhập mã & bấm Enter.
- Nếu muốn kết nối thiết bị thứ 2 thì buộc phải tắt bluetooth ở thiết bị thứ nhất & bấm giữ (Fn + 2 hoặc 3) đến khi đèn nháy nhanh.
- Sau khi kết nối thành công cả 3 thiết bị, bấm (Fn + 1, 2, 3) để chuyển đổi qua lại.
- Sau nhiều ngày trải nghiệm, mình thấy khả năng chuyển đổi qua lại bluetooth giữa 3 thiết bị với 3 nền tảng khác nhau diễn ra khá nhanh (từ 1-3s). Khi tạm ngưng làm việc trong khoảng thời gian nhất định (cụ thể mình test trong một tiếng đồng hồ không sử dụng) thì chỉ đơn thuần gõ một phím bất kỳ, lập tức bàn phím phản hồi, đèn LED tự động bật & mình có thể xài được luôn mà không mất công chờ đợi hay kết nối lại! Thậm chí đã có lần mình turn off Macbook lúc 17:00PM hôm trước đến 8:00AM hôm sau, chiếc Keycool KC-87 vẫn phản hồi ngay sau khi mình thao tác một phím bất kỳ, thật tuyệt!
Quảng cáo
- Mặc định trong bộ phụ kiện đi kèm có cọng cáp Type-C màu đen (dài 1,5m) với độ hoàn thiện khá tốt kèm cục chống nhiễu. Đây là hình thức kết nối rất ổn định, gần như không có độ trễ, phù hợp với những AE nào thường xuyên xài máy PC ở nhà hoặc cơ quan! Mình cũng đã có điều kiện test thử khi kết nối bàn phím này với máy tính bàn chạy Win 7, mọi thứ tương tác gần như hoàn hảo trong mọi tác vụ trên từng phím bấm & các tổ hợp phím tắt! Mình ước sao chiếc Keycool KC-87 này cũng tương thích được như vậy với chiếc Macbook đang xài, tuy nhiên do sự khác biệt cơ bản giữa 2 hệ điều hành nên nhiều phím trên Window không áp dụng được trên Mac…
3- ĐÈN LED:
- Phiên bản mình xài có hỗ trợ LED light: Trắng - Đỏ - RGB, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng bàn phím của mình chủ yếu là ban ngày nên mình thường xuyên tắt LED. Với mình thì bàn phím cơ hỗ trợ LED hay không không quan trọng, thứ mình quan tâm đơn thuần là độ tương thích với loạt các thiết bị đang xài cũng như cảm giác gõ thì chiếc Keycool KC-87 này đáp ứng ở mức khá tốt! Tuy nhiên, mình cũng đã test thử LED của bàn phím & tạm ưng với 6 khả năng tuỳ chỉnh của RGB (bằng tổ hợp phím Fn + Insert) cùng 5 mức sáng khác nhau (bằng tổ hợp phím Fn + Mũi tên Up/Down). Sau 2 phút không sử dụng, LED tự động tắt & chuyển về chế độ stand-by, muốn xài trở lại chỉ cần gõ lên một phím bất kỳ, tự khắc bàn phím sẽ được kích hoạt trở lại & sử dụng bình thường!
4- ĐỘ TƯƠNG THÍCH GIỮA CÁC NỀN TẢNG OS:
- Đối với Macbook: đây có lẽ là thiết bị ưng nhất khi đá cặp cùng Keycool KC-87, đơn giản vì trên Mac có phần mềm mapkey phù hợp với nhu cầu cũng như các thao tác của mình! Hiện mình đang xài Karabiner Elements v11.6.0 tương thích với phiên bản OS X El Capitan (10.11.6), AE xài các phiên bản OS X khác sẽ phải cài Karabiner Elements verison khác để điều chỉnh các phím tương ứng (cụ thể bên NÀY).
- Đối với iPad: cơ bản các nút đều có thể xài bình thường, tuy nhiên một số phím riêng biệt chỉ tương thích với máy tính Window thì không xài được, điển hình như: Home/End, Page Up/Down, PrintScreen, Backscape (trở lại đường dẫn trước đó), Enter (truy cập nhanh vào Folder), F2 (đổi tên file, thư mục), F5 (refresh trang web) CTRL+X (cắt file, thư mục)…
- Đối với smartphone Android (Key2): hầu hết các phím thông dụng như: chữ cái, con số, ký tự đặc biệt… đều dùng được, tuy nhiên cũng như iPad thì nhiều phím chức năng không có tác dụng, chi tiết hơn mình đề cập trong mục “Nhược điểm” bên dưới.
5- TRẢI NGHIỆM GÕ:
Quảng cáo
- Với mình (nhắc lại: với mình) thì chiếc Keycool KC-87 cho một trải nghiệm gõ khá mới mẻ & kích thích, có lẽ do trước đây mình chưa từng một lần sử dụng bàn phím cơ nên ngay ở bộ phím đầu đời này đã để lại trong mình những ấn tượng vô cùng thú vị! Blue switch đem lại những phản hồi xúc giác rất tuyệt, những tiếng clicky không ngừng phát ra qua từng kẽ phím sau mỗi lần tương tác giữa các đầu ngón tay với hệ thống keycap dày đặc. Thứ âm thanh quyến rũ làm mê hoặc lòng người này kích thích trực tiếp đến thính giác của mình, như thôi thúc điều khiển mình với tần suất gõ phím liên hồi không ngơi! Đâu đó thứ cảm xúc vô hình này dễ xui mình liên tưởng đến tiếng tách tách, cạch cạch phát ra từ những chiếc máy đánh chữ cổ xưa cách đây vài 3 thập niên! Thật khó để lột tả hết cảm xúc đê mê này!
6- DUNG LƯỢNG PIN:
- Mình thật sự ngỡ ngàng & hết sức ưng ý với thời lượng pin mà em nó trụ được từ thời điểm mua đến lúc viết những dòng chữ chia sẻ hiếm hoi này! Trong suốt thời gian trải nghiệm (cụ thể từ sáng 6/2 đến 17/2, một lần khác từ 2/3 đến 11/3), mình tắt hoàn toàn chế độ LED, thi thoảng có bật test cho vui mắt! Mình thường xuyên xài trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trong đó chế độ bluetooth luôn ở trạng thái On, mà thực tế On 24/7 theo đúng nghĩa đen ngay cả khi không dùng đến! Thế nhưng pin của Keycool KC-87 thật sự trâu bò quá đỗi, trong suốt khoảng thời gian hơn một tuần trải nghiệm, hầu như lúc nào mình cũng thấp thỏm & đắn đo liệu ngày làm việc hôm nay em nó có hết pin giữa chừng hay không, nhưng tuyệt nhiên trong suốt cả tuần lễ dài đằng đẵng, chính xác hơn là trên dưới 10 ngày thì pin của em nó mới hoàn toàn cạn kiệt. Trong một động thái khác, mình cũng bật bluetooth 24/24 để test pin nhưng lần này mình bật LED sáng hết mức (trong giờ hành chính) liên tục từ 20/2 đến 23/2, ngoài giờ hành chính mình vẫn turn on bluetooth nhưng tắt LED thì em nó trụ được 3 ngày thì kiệt pin. Vậy đấy, nếu AE vẫn hoài nghi & muốn kiểm chứng những lời mình nói trên đây thì hãy thử một lần trong đời tìm tậu chiếc bàn phím cơ Keycool KC-87 xem sao! Tần suất & cách thức sử dụng của mỗi người có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng sự khác biệt về thời lượng pin chắc chắn là không nhiều! Tin mình đi, tin tưởng hoàn toàn đi!
- ƯU ĐIỂM:
1. Build ngon, tuy chất liệu nhựa nhưng vô cùng chắc chắn, không bị ọp ẹp.
2. Chữ trên keycap thiết kế dưới dạng Ninja & xuyên led, đỡ bị mờ chữ theo thời gian sử dụng (tuỳ sở thích của mỗi người).
3. Có bluetooth 4.0, hỗ trợ tối đa 3 thiết bị với nhiều nền tảng khác nhau: MacOS, Win, iOS, Android, tương thích tốt nhất với máy tính Window, riêng Mac có phần mềm mapkey (Karabiner Elements).
4. Có khe đi dây thành 3 hướng, tiện sử dụng trong nhiều tình huống & vị trí đặt để khác nhau.
5. Sử dụng switch Gateron, dễ dàng thay thế & chơi keycap.
6. Đèn led RGB với nhiều chế độ khác nhau, tinh chỉnh dễ dàng trực tiếp bằng tổ hợp phím tắt.
7. Dung lượng pin 2.700mAh cho thời lượng sử dụng nhiều ngày (tuỳ tần suất & cách sử dụng).
8. Pin của Keycool KC-87 được tích hợp luôn bên trong, chân sạc chuẩn cổng Type-C dễ kiếm, cắm dây với laptop là dùng luôn, đồng thời sạc luôn cho bàn phím.
9. Đối với điện thoại Android, hỗ trợ một số phím nóng như: ESC (thoát ứng dụng đang mở), Home (thoát ra màn hình chính), PrintScreen (chụp ảnh màn hình), Unlock (mở khóa màn hình) không cần nhập mật khẩu hay vân tay (iOS thì không xài được mấy phím này).
10. Mặt sau có 2 chân đế giúp bàn phím được nhô cao hơn chút đỉnh giúp người dùng thoải mái hơn khi gõ, đặc biệt 2 chân đế có lớp đệm cao su chống xước, chống trơn trượt khi đặt trên mặt bàn.
2. Chữ trên keycap thiết kế dưới dạng Ninja & xuyên led, đỡ bị mờ chữ theo thời gian sử dụng (tuỳ sở thích của mỗi người).
3. Có bluetooth 4.0, hỗ trợ tối đa 3 thiết bị với nhiều nền tảng khác nhau: MacOS, Win, iOS, Android, tương thích tốt nhất với máy tính Window, riêng Mac có phần mềm mapkey (Karabiner Elements).
4. Có khe đi dây thành 3 hướng, tiện sử dụng trong nhiều tình huống & vị trí đặt để khác nhau.
5. Sử dụng switch Gateron, dễ dàng thay thế & chơi keycap.
6. Đèn led RGB với nhiều chế độ khác nhau, tinh chỉnh dễ dàng trực tiếp bằng tổ hợp phím tắt.
7. Dung lượng pin 2.700mAh cho thời lượng sử dụng nhiều ngày (tuỳ tần suất & cách sử dụng).
8. Pin của Keycool KC-87 được tích hợp luôn bên trong, chân sạc chuẩn cổng Type-C dễ kiếm, cắm dây với laptop là dùng luôn, đồng thời sạc luôn cho bàn phím.
9. Đối với điện thoại Android, hỗ trợ một số phím nóng như: ESC (thoát ứng dụng đang mở), Home (thoát ra màn hình chính), PrintScreen (chụp ảnh màn hình), Unlock (mở khóa màn hình) không cần nhập mật khẩu hay vân tay (iOS thì không xài được mấy phím này).
10. Mặt sau có 2 chân đế giúp bàn phím được nhô cao hơn chút đỉnh giúp người dùng thoải mái hơn khi gõ, đặc biệt 2 chân đế có lớp đệm cao su chống xước, chống trơn trượt khi đặt trên mặt bàn.
- NHƯỢC ĐIỂM:
1. Cổng Type-C thiết kế hơi cao khiến phần đầu cọng cáp bị gập. Chưa hết, đoạn đi dây thay vì chạy hết chiều ngang của bàn phím thì một lần nữa lại bị gấp khúc (ngay chỗ vị trí chân đế), vô hình trung nếu AE ròng dây sang 2 bên thì nguy cơ cáp bị đứt ngầm sẽ tăng gấp đôi!
2. Mình tính xài bàn phím cơ thay cho phím mặc định của Macbook nhưng khéo phải trở lại thói quen dùng chuột như thời còn xài máy tính Window. Coi, bề mặt trackpad với bàn phím khá cao (dễ đến 2.5cm), thành thử thao tác đưa tay từ trackpad lên phím nhiều lần trong khi đang gõ sẽ gây nên hiện tượng mỏi tay & khá khó chịu! Mình hiện hay đặt Keycool KC-87 đè lên bàn phím mặc định của Macbook, tuy nhiên đặt sát màn hình thì bị che mất phần Dock, đặt xa chút thì diện tích trackpad bị thu hẹp, thao tác không thoải mái.
3. Tương thích chưa hoàn toàn tuyệt đối với thiết bị Android (cụ thể trường hợp của mình là BlackBerry Key2). Muốn gõ bình thường với Tiếng Việt có dấu, phải cài thêm app (ở đây mình cài Laban Key) nhưng mỗi khi sử dụng lại phải vô Settings kích hoạt Laban Key, song song với đó phải tắt chế độ BlackBerry Keyboard mặc định trong máy! Khi không sử dụng bàn phím nữa, buộc phải tắt Laban Key & bật lại chế độ BlackBerry Keyboard trên Key2. Sẽ có những AE thắc mắc tại sao phải tắt Laban Key thì mình đáp luôn: bàn phím ảo sẽ luôn hiển thị trên màn hình mỗi khi dùng phím cứng để gõ! Đây thật sự là một bất tiện, một điểm trừ rất lớn!
4. Hầu hết các cụm phím tắt có thể xài được với Key2 như CTRL, Capslock, Alt, Tab nhưng riêng phím Shift chỉ có thể sử dụng để viết hoa chữ cái chứ không thể bôi đen từ, cụm từ hoặc một đoạn văn bất kỳ (với tổ hợp phím Shift + Mũi tên điều hướng). Ngoài ra, tổ hợp phím Alt + Tab chỉ có thể chuyển qua lại giữa 2 ứng dụng chứ không hơn mặc dù tại thời điểm test, mình mở hơn chục app. Tuy nhiên, khi test thử với iPad 2018 thì 2 điểm bất tiện nói trên hoàn toàn không xảy ra, có vẻ như đồ của Apple cặp kè với Keycool KC-87 ngon hơn!
5. Khi kết nối bàn phím với thiết bị Android qua cáp, pin của điện thoại sụt rất nhanh mặc dù mình đã tắt hoàn toàn LED, cụ thể trong khoảng 1 tiếng rưỡi chiếc Key2 của mình tụt từ 100% xuống 0%.
6. Việc kiểm tra thời lượng % pin còn lại tại thời điểm sử dụng gần như khá khó, ngoại trừ việc dựa vào ánh đèn xanh lá cây le lói hắt lên qua khe hẹp dưới phím Space. Trong suốt thời gian sạc nếu bật LED thì đèn báo này sẽ luôn hiển thị màu xanh lá cây, ngay cả khi đầy pin cũng không thay đổi màu sắc! Nếu rút sạc, đèn báo sẽ trở lại với màu mặc định của LED trước đó, điều này khiến mình không biết khi nào pin đầy, pin vơi hay pin gần hết…
7. Không có nút Bật/Tắt LED riêng biệt, buộc phải thủ công tăng/giảm độ sáng LED lên/xuống mức cao/thấp nhất sau 5 lần bấm liên tục tổ hợp phím FN + Mũi tên Up/Down.
8. Không có phần mềm mapkey tuỳ chỉnh nút cho Android/iOS.
9. Khi kết nối bàn phím với Macbook qua bluetooth, không thể kết nối thêm loa bluetooth! Cụ thể hơn, mình tính nghe nhạc với loa UE WonderBoom thì bàn phím bị vô hiệu hoá (như thể mình đã khoá toàn bộ phím vậy), khi ngắt kết nối bluetooth với loa, tức thì bàn phím hoạt động trở lại bình thường! Trong khi đó, nếu xài cáp Type-C thì hoàn toàn có thể vừa typing vừa nghe nhạc. Mình đã thử với trường hợp của iPhone X thì vẫn vừa gõ phím vừa nghe nhạc qua loa bluetooth, tính năng bluetooth trên chiếc Mac của mình hoàn toàn không bị trục trặc, không nhẽ đây là một hạn chế của Keycool KC-87?
10. Khi kết nối bluetooth với iPhone, mình không thể xài được mấy phím chức năng như: Command, Option, Control, điều này hạn chế khá nhiều các thao tác cần xử lý khi gõ văn bản, soạn mail hoặc reply tin nhắn, comment trên MXH.
11. Phím CTRL trái (R1-1.25u) mình gán thành Command (qua Karabiner) để tiện sử dụng các thao tác bôi đen, Copy, Paste, Cut trong văn bản nhưng chỉ áp dụng được trong trường hợp xài cáp Type-C kết nối với Mac, còn nếu xài bluetooth thì không sử dụng được.
2. Mình tính xài bàn phím cơ thay cho phím mặc định của Macbook nhưng khéo phải trở lại thói quen dùng chuột như thời còn xài máy tính Window. Coi, bề mặt trackpad với bàn phím khá cao (dễ đến 2.5cm), thành thử thao tác đưa tay từ trackpad lên phím nhiều lần trong khi đang gõ sẽ gây nên hiện tượng mỏi tay & khá khó chịu! Mình hiện hay đặt Keycool KC-87 đè lên bàn phím mặc định của Macbook, tuy nhiên đặt sát màn hình thì bị che mất phần Dock, đặt xa chút thì diện tích trackpad bị thu hẹp, thao tác không thoải mái.
3. Tương thích chưa hoàn toàn tuyệt đối với thiết bị Android (cụ thể trường hợp của mình là BlackBerry Key2). Muốn gõ bình thường với Tiếng Việt có dấu, phải cài thêm app (ở đây mình cài Laban Key) nhưng mỗi khi sử dụng lại phải vô Settings kích hoạt Laban Key, song song với đó phải tắt chế độ BlackBerry Keyboard mặc định trong máy! Khi không sử dụng bàn phím nữa, buộc phải tắt Laban Key & bật lại chế độ BlackBerry Keyboard trên Key2. Sẽ có những AE thắc mắc tại sao phải tắt Laban Key thì mình đáp luôn: bàn phím ảo sẽ luôn hiển thị trên màn hình mỗi khi dùng phím cứng để gõ! Đây thật sự là một bất tiện, một điểm trừ rất lớn!
4. Hầu hết các cụm phím tắt có thể xài được với Key2 như CTRL, Capslock, Alt, Tab nhưng riêng phím Shift chỉ có thể sử dụng để viết hoa chữ cái chứ không thể bôi đen từ, cụm từ hoặc một đoạn văn bất kỳ (với tổ hợp phím Shift + Mũi tên điều hướng). Ngoài ra, tổ hợp phím Alt + Tab chỉ có thể chuyển qua lại giữa 2 ứng dụng chứ không hơn mặc dù tại thời điểm test, mình mở hơn chục app. Tuy nhiên, khi test thử với iPad 2018 thì 2 điểm bất tiện nói trên hoàn toàn không xảy ra, có vẻ như đồ của Apple cặp kè với Keycool KC-87 ngon hơn!
5. Khi kết nối bàn phím với thiết bị Android qua cáp, pin của điện thoại sụt rất nhanh mặc dù mình đã tắt hoàn toàn LED, cụ thể trong khoảng 1 tiếng rưỡi chiếc Key2 của mình tụt từ 100% xuống 0%.
6. Việc kiểm tra thời lượng % pin còn lại tại thời điểm sử dụng gần như khá khó, ngoại trừ việc dựa vào ánh đèn xanh lá cây le lói hắt lên qua khe hẹp dưới phím Space. Trong suốt thời gian sạc nếu bật LED thì đèn báo này sẽ luôn hiển thị màu xanh lá cây, ngay cả khi đầy pin cũng không thay đổi màu sắc! Nếu rút sạc, đèn báo sẽ trở lại với màu mặc định của LED trước đó, điều này khiến mình không biết khi nào pin đầy, pin vơi hay pin gần hết…
7. Không có nút Bật/Tắt LED riêng biệt, buộc phải thủ công tăng/giảm độ sáng LED lên/xuống mức cao/thấp nhất sau 5 lần bấm liên tục tổ hợp phím FN + Mũi tên Up/Down.
8. Không có phần mềm mapkey tuỳ chỉnh nút cho Android/iOS.
9. Khi kết nối bàn phím với Macbook qua bluetooth, không thể kết nối thêm loa bluetooth! Cụ thể hơn, mình tính nghe nhạc với loa UE WonderBoom thì bàn phím bị vô hiệu hoá (như thể mình đã khoá toàn bộ phím vậy), khi ngắt kết nối bluetooth với loa, tức thì bàn phím hoạt động trở lại bình thường! Trong khi đó, nếu xài cáp Type-C thì hoàn toàn có thể vừa typing vừa nghe nhạc. Mình đã thử với trường hợp của iPhone X thì vẫn vừa gõ phím vừa nghe nhạc qua loa bluetooth, tính năng bluetooth trên chiếc Mac của mình hoàn toàn không bị trục trặc, không nhẽ đây là một hạn chế của Keycool KC-87?
10. Khi kết nối bluetooth với iPhone, mình không thể xài được mấy phím chức năng như: Command, Option, Control, điều này hạn chế khá nhiều các thao tác cần xử lý khi gõ văn bản, soạn mail hoặc reply tin nhắn, comment trên MXH.
11. Phím CTRL trái (R1-1.25u) mình gán thành Command (qua Karabiner) để tiện sử dụng các thao tác bôi đen, Copy, Paste, Cut trong văn bản nhưng chỉ áp dụng được trong trường hợp xài cáp Type-C kết nối với Mac, còn nếu xài bluetooth thì không sử dụng được.
- KẾT LUẬN:
Trải nghiệm của mình với chiếc bàn phím Keycool KC-87 tính đến thời điểm publish bài chia sẻ này chắc cũng ngót trên dưới hai tháng, có thể nói số lượng những ưu điểm & nhược điểm gần như ngang nhau. Vì sao sau khi quyết định đến với Keycool KC-87 cùng ngần ấy những bất cập, mình vẫn giữ xài? Thú thiệt, những ưu điểm của em nó vẫn lấn át những nhược điểm dài ngoằng ngoẵng kể trên! Do em nó hỗ trợ nhiều thiết bị cùng lúc (quan trọng nhất là Macbook), layout 87 phù hợp với sở thích của mình, khả năng kết nối Bluetooth & tốc độ chuyển đổi giữa các thiết bị khá nhanh, mình gần như không cảm nhận được độ trễ khi gõ phím. Không những vậy, cổng kết nối Type-C rất thông dụng, cắm là sạc, 3 khe đi dây thuận tiện trong nhiều tình huống cũng như các vị trí đặt để khác nhau! Ngoài ra, một số nguyên nhân phụ khác của Keycool KC-87 cũng khiến mình cảm thấy thêm yêu & trân trọng em nó hơn, điển hình như: build cứng cáp, Blue switch, RGB led light & sau cùng là nhân tố không kém phần quan trọng: đó là sự nhiệt tình trong tư vấn, sự sốt sắng trong giải đáp ngay từ những phút giây trao đổi ban đầu của MKGShop. Ngay cả khi thấy mình thắc mắc tùm lum & không chắc có mua không nhưng bạn trai bên shop nọ vẫn hồi âm rất chu đáo, thậm chí 5 ngày sau khi giao dịch vẫn chủ động ngỏ ý sẵn sàng refund nếu có chút gì đó không ưng ý từ phía mình! Hy vọng chiếc Keycool KC-87 trụ được đủ lâu (chí ít trong một năm bảo hành) để cùng mình song hành trong hành trình gõ phím mỗi ngày!
Ai cũng ít nhiều có những thú vui & sở thích riêng, còn với mình chiếc bàn phím cơ trong bài viết không đơn thuần là công cụ cặp kè với Macbook để làm việc mỗi ngày mà còn là món đồ trang sức thể hiện chút bản sắc & cá tính riêng! Rất cảm ơn những AE nào đã chịu khó bỏ thời gian đọc đến tận đây, nhấm nháp & thấm đượm từng câu chữ chứa chan cảm xúc cùng những chia sẻ bồng bột & đầy xàm xí này của mình về chiếc bàn phím cơ mang tên Keycool KC-87. Đừng sa chân vào bàn phím cơ, AE sẽ có rất ít cơ hội rút được chân khỏi vũng sình này! Còn nếu đã chót bị mê hoặc bởi thứ ma tuý nhựa thì hãy ráng giữ lửa & chớ để đam mê này sớm lụi tàn! Dưới đây là những hình ảnh cận cảnh về em nó - chiếc bàn phím cơ đầu đời mà mình may mắn được tiếp cận, mời AE tiếp tục cùng thưởng lãm…
Chiếc bàn phím cơ Keycool KC-87 với Full phụ kiện gồm: bàn phím, keycap, vỏ hộp, cáp Type-C, Keypuller (mặc định cây nhổ keycap màu cam khá ngắn, mình đổi sang cọng dài với tông đen cho đồng bộ màu với bàn phím), túi vải (tặng kèm), riêng vỉ nhựa chống bụi mình mua ngoài khá chật vật (giá 100k) - thứ tưởng chừng vứt không ai nhặt, cho không ai lấy nhưng thật sự rất hiếm AE nào bán lẻ.
Đây là status bán bộ DSA Honeywell mình tình cờ thấy trên chợ phím cơ VN.
Chất liệu nhựa cứng giúp bàn phím có build vô cùng chắc chắn, không bị ọp ẹp.
Với thiết kế màu đen, hỗ trợ RGB cùng phong cách chữ Ninja xuyên LED, bàn phím Keycool KC-87 ít nhiều cũng để lại cho mình chút thiện cảm mặc dù mình không khoái keycap stock của em nó...
Mình khoái tiếng clicky khi gõ phím nên đã chọn phiên bản Blue Gateron switch thay vì Brown/Red/Black.
Keycap mặc định PBT Doubleshot màu đen với bề mặt nhựa trơn, hạn chế tình trạng mờ chữ trong quá trình sử dụng...
Bộ keycap gốc (màu đen) với phiên bản OEM profile nên ít nhiều có sự khác biệt với keycap DSA cũng như các profile khác.
Bộ DSA Honeywell mình mua ngoài, đây là set keycap mình ưng nhất trong hàng loạt các mẫu mã được chào bán trên mạng! Bộ này với chất liệu ABS Doubleshot, chữ dạng Top không phải Ninja như bộ stock, hơn nữa phần Top của Keycap thiết kế dạng sần & nhám, cho cảm giác bám tay rất đã...
Sau khi thay thế toàn bộ keycap stock, chiếc Keycool KC-87 của mình nom màu sắc & có hồn hơn hẳn, tông màu chủ đạo (Trắng, Đỏ, Xám) khiến mình có cảm xúc hơn mỗi khi gõ phím...
Cổng Type-C vừa là nơi kết nối dây với máy tính vừa là cổng sạc, rất tiện sử dụng & cũng rất dễ tìm kiếm, thay thế khi hư cáp...
Rãnh đi dây 3 hướng rất tiện trong việc bố trí setup từng vị trí khác nhau.
Cũng giống như hầu hết các loại bàn phím cơ khác, chiếc Keycool KC-87 cũng được trang bị 2 chân đế nâng cao bàn phím tạo cảm giác thoải mái hơn cho người sử dụng, không những vậy hãng còn thiết kế thêm lớp đệm cao su chống xước, chống trơn, chống trượt khi đặt trên bàn.
4 góc ở mặt sau của bàn phím cũng có những miếng đệm cao su với công dụng tương tự trong trường hợp không sử dụng 2 lẫy gạt...
Tem mác của bàn phím được đặt ngay ngắn chính giữa ở mặt dưới với các thông tin liên quan đến mã QR, tên sản phẩm, số serial number cùng một số biểu tượng khác.
Công tắc On/Off để kích hoạt chế độ bluetooth của bàn phím, phía trên là tem bảo hành bên MKGShop.
Phía dưới phím Space có đèn báo, đèn này sẽ hiển thị ánh sáng xanh lá cây khi pin đầy (mãi sau này mình mới phát hiện ra vì thực tế khá khó quan sát do khe hở giữa các phím rất nhỏ).
Khả năng kết nối bluetooth tối đa 3 thiết bị với các nền tảng khác nhau, mình hiện đang connect bàn phím này với Macbook, iPad 2018 & BlackBerry Key2 thông qua tổ hợp phím (Fn + 1/2/3).
Chiếc bàn phím này tỏ ra tối ưu nhất khi đá cặp với máy tính Windows qua cáp Type-C, tuy nhiên vì mình dùng Macbook nên buộc phải cài thêm phần mềm mapkey. Các thao tác khá đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian mần thử từng phím sẽ dễ dàng tìm ra các nút tương ứng! Bên dưới là danh sách các tổ hợp phím mình gán để tiện với thao tác sử dụng hàng ngày.
Mỗi khi không xài bàn phím, mình thường phủ vỉ nhựa chống bụi cũng như nhét vô túi đựng.
Tổng thể mặt trước & sau của bàn phím (sau khi thay thế keycap).
Với một người lần đầu tiên tìm mua bàn phím cơ để đá cặp cùng hỗn hợp Macbook, iPad, Key2 như mình thì chiếc Keycool KC-87 cũng như bộ keycap DSA Honeywell đã để lại hứng thú & những ấn tượng khá tốt.
✅ Theo dõi toàn bộ các bài viết chia sẻ của mình ở ĐÂY hoặc bên NÀY nếu AE hứng thú 😎