Mới đây Xiaomi đã giới thiệu 2 robot hút bụi lau nhà mới tại Việt Nam là Mi Robot Vacuum-Mop và Mi Robot Vacuum-Mop P. Mình thì mê robot hút bụi lau nhà đã lâu nên trước đó một tháng mình đã xuống tay mua em Mijia gen 2 2019, là bản nội địa của em Mi Robot Vacuum-Mop P, giá rẻ hơn một chút so với giá chính hãng. Hơi tiếc vì mình vẫn thích bản quốc tế hơn, nhưng không sao, về chức năng thì em ấy hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của mình.
Dùng hơn một tháng mình cũng gặp một số vấn đề với em nó, xin chia sẻ lại để anh em tham khảo và anh em nào đang dùng thì chia sẻ thêm nhé.
Tiếng Trung, không vấn đề
Vấn đề đầu tiên mình gặp phải là em nó nói tiếng Trung, hiện trong app Mi Home không có tuỳ chọn nào để nạp ngôn ngữ khác vào. Mình tìm được cách để em nó nói Tiếng Anh nhưng nếu tắt khởi động lại hoặc cập nhật firmware thì lại quay về tiếng Trung. Nói chung em nó chỉ nói vài câu thôi, mình nghe riết quen nên không có vấn đề gì lắm.
Về vị trí đặt dock sạc
Dùng hơn một tháng mình cũng gặp một số vấn đề với em nó, xin chia sẻ lại để anh em tham khảo và anh em nào đang dùng thì chia sẻ thêm nhé.
Tiếng Trung, không vấn đề
Vấn đề đầu tiên mình gặp phải là em nó nói tiếng Trung, hiện trong app Mi Home không có tuỳ chọn nào để nạp ngôn ngữ khác vào. Mình tìm được cách để em nó nói Tiếng Anh nhưng nếu tắt khởi động lại hoặc cập nhật firmware thì lại quay về tiếng Trung. Nói chung em nó chỉ nói vài câu thôi, mình nghe riết quen nên không có vấn đề gì lắm.
Về vị trí đặt dock sạc
Đầu tiên nên đặt dock sạc ở một chỗ rộng rãi, dễ cho robot ra vô, và có thể ở góc khuất một chút để không làm vướng đường đi và tránh ánh mắt dòm ngó tò mò của trẻ em. Mình là mình rất sợ trẻ em vô nhà chơi, thấy robot tưởng là đồ chơi xách lên chơi là mệt. Và hơn hết nữa là thuận lợi cho robot tìm về dock khi xong việc hoặc hết pin.

Vị trí dock sạc trên bản đồ
Thứ hai là vị trí đặt dock sạc nên cố định, không xê dịch. Robot sẽ bắt đầu vẽ bản đồ và đo khoảng cách từ vị trí dock sạc trở đi, từ đó về sau khi làm việc cũng sẽ căn cứ từ vị trí dock sạc mà chạy, nên anh em chú ý là để dock sạc chỗ nào là cố định chỗ đó, nếu xê dịch có thể làm robot đi sai, hoặc bản đồ trở nên không chính xác. Kinh nghiệm của mình là khi đặt dock sạc xong, mình lấy bút màu vẽ một vòng dưới chân dock để đánh dấu, sau này dock có bị lệch thì đặt lại theo cái dấu đó là xong.

Vị trí thực tế của dock: dưới tấm phản nhà bếp 😁
Mình thường tắt nguồn sau khi robot đầy pin
Dành cho anh em nào không muốn robot sạc đầy vẫn nằm hít trong dock hoặc lo ngại vấn đề pin sẽ sạc liên tục.
Thường khi robot sạc xong, nó sẽ nằm yên ở dock sạc để chờ lệnh. Mình thì thấy để nó nằm trong dock sạc qua đêm cũng không để làm gì nên sau khi sạc xong mình ngắt nguồn chỗ dock đi. Lúc này robot sẽ vào chế độ stand by, sau một khoảng thời gian không sử dụng sẽ tự tắt nguồn. Theo mình thấy thì chế độ stand by này tụt pin khá nhanh, tối mình sạc đầy, xong rút sạc, robot stand by, sáng mở lên còn có 75% pin, một đêm tụt 25% pin.
Nên kinh nghiệm của mình là khi robot sạc đầy, mình tắt nguồn dock, sau đó nhấn nút tắt nguồn robot luôn, vẫn để yên cho nó hít vào dock sạc. Sáng khi cần dùng thì bật nguồn dock lên, robot sẽ tự lên nguồn và pin qua đêm chỉ xuống khoảng 3% thôi.
Còn nếu anh em không quan tâm đến vấn đề này thì cứ để em nó nằm yên trong dock sạc, cắm nguồn dock bình thường, robot sẽ nằm yên chờ lệnh.
Nên chọn chế độ hút bụi phù hợp với diện tích để tiết kiệm thời gian
Em Mijia của mình thì có cả lau nhà nữa, nhưng mình khá ít dùng, chủ yếu chỉ để hút bụi. Tổng diện tích robot làm việc là khoảng 153 m2. Lúc đầu khi mình cho robot chạy thì mình để mặc định, tức là chế độ hút bụi (Vacuum) với mức hút là Standard.

Thì pin của robot lúc làm việc từ 100% xuống tới 6% sẽ hút được khoảng 70% diện tích nhà mình, và thời gian khoảng 2 tiếng làm việc. Lúc còn 6% pin, robot sẽ tự chạy về dock để sạc và sẽ chạy tiếp khi sạc pin đạt tới mức 60%, thời gian sạc tới 60% là sẽ khoảng 1 tiếng rưỡi.
Vấn đề lúc này là thời gian cho robot xử lý 30% diện tích còn lại là khá lâu vì tính cả thời gian sạc đủ pin + thời gian xử 30% diện tích còn lại, dẫn đến kéo dài thời gian hoàn tất ra hơn 1 tiếng rưỡi nữa. Nhà mình 153 m2 tính tổng thời gian xử lý xong là khoảng hơn 4 tiếng đồng hồ, nhiều lúc 1h chiều mình ra khỏi nhà, 5h về thấy vẫn chưa xong, khá bất tiện.
Thế là lúc này mình mò trong app, chỉnh thử về mức hút là Silent, thì khá ngạc nhiên, vừa đủ pin luôn. Cơ bản là nhà mình bụi cũng không nhiều lắm, nên mình thấy mức hút là Standard hay Silent kết quả cũng gần như tương đồng. Thế là từ đó mình chọn hẳn luôn mức hút Silent, robot sẽ làm một lèo từ 1h đến khoảng 4h là xong việc, không phải sạc lại giữa chừng.
Lời khuyên cho anh em nên áng chừng diện tích nhà để chọn mức hút phù hợp để tiết kiệm thời gian.
Chỉ vẽ được 10 tường ảo/khu vực cấm
Tường ảo (Virtual walls) hay khu vực cấm (Restricted areas) là những chỗ để ngăn không cho robot đi vào. Mình vẽ tường ảo để chặn hết mấy cảnh cửa và 2 cái giường nhà mình để nó khỏi chui vào gầm. Thì lúc này app sẽ chỉ vẽ được tối đa là 10 tường ảo thôi nhé, anh em nên ước lượng để dùng. 10 ở đây là tính cả tường ảo và khu vực cấm luôn chứ không phải 10 tường ảo và 10 khu vực cấm nha.
Trong hình mình đánh số 10 vị trí mình vẽ tường ảo, là mấy cái vạch đỏ.

Robot hay bị lỗi khi tìm về dock sạc
Đây là vấn đề làm mình đau đầu nhất. Đó là khi robot hút bụi xong, tuỳ vào vị trí của robot so với dock sạc mà sẽ quyết định khả năng robot có tìm được đường về dock hay không.
Như trong sơ đồ dưới đây, vị trí robot hút xong là chữ X. Nếu nhìn trên sơ đồ, ta có thể thấy đường về dock không có gì phức tạp lắm, lý thuyết là theo hướng mũi tên xanh lá cây, với 1 đường thẳng và 2 lần quẹo. Nhưng thực tế khi hút xong, robot sẽ không đi theo mũi tên xanh để về dock, mà nó sẽ tìm đường về dock sạc theo một đường thẳng duy nhất, là mũi tên vàng trong hình.

Vấn đề xảy ra lúc này, là robot sẽ đi theo mũi tên vàng để về dock, và nếu gặp tường hay chướng ngại vật thì sao? Robot sẽ liên tục húc vào tường, húc xong lùi lại, xong lại húc vào tiếp. Mình đã bị nhiều lần khi robot còn 6% pin, nó tìm đường về dock theo kiểu đường thẳng thế này, và liên tục húc vào tường xong sau đó hết pin tắt nguồn nằm im luôn. Anh có có thể xem trong video dưới đây.
Giải pháp tạm thời của mình hiện giờ là khi robot hoàn tất công việc, mình nhìn bản đồ dựa vào địa điểm của nó. Nếu ở mấy chỗ hay kẹt, mình bấm nút Stop trên app, xong bê em nó về gần dock rồi mới cho chạy về dock. Chắc đây là lỗi, chờ bản cập nhật xem sao.
Tất, bao tay, khẩu trang hay những thứ tương tự rất dễ gây kẹt
Cái này mình bị một lần, nó chui vô gầm giường hút bụi, hút luôn 2 chiếc tất vào làm kênh lên, chặn luộn miệng hút bụi của robot. Lúc đầu thì mình không để ý, nhưng sau đó thấy về tới dock nhưng cứ vòng qua vòng lại, không đi vào sạc được, mình lật dưới đáy lên thì thấy 2 chiếc tất kẹt ngay dưới miệng. Anh em lưu ý mấy cái này, nó hút ác lắm.
Vấn đề cập nhật firmware
Gần đây mình thấy có bản firmware mới, mình ấn cập nhật liền để coi có fix được vụ tìm đường về không. Nhưng không hiểu sao quá trình cập nhật cứ tới 80% rồi đứng luôn, không chạy nữa. Mình google thì thấy có một số anh em nói bản nội địa bị chặn firmware, không rõ vấn đề này thế nào? Anh em nào có dùng chia sẻ với nhé.

Lệch múi giờ khi hẹn giờ làm việc
Do là bản nội địa nên khi ta thiết lập app Mi home, phải chọn server là Chinese Mainland mới có thể nhận và kết nối robot được. Nên múi giờ khi ta hẹn giờ để robot chạy cũng phải theo múi giờ Trung Quốc, ví dụ anh em hẹn 13h00 để robot bắt đầu làm việc, thì trong app khi hẹn giờ phải cộng thêm một tiếng nữa là thành 14h00 để robot có thể bắt đầu lúc 13h Việt Nam, tương đương với 14h Trung Quốc.
Trên đây là một vài vấn đề mình gặp phải với em Mijia gen 2 này, có anh em nào đang dùng không? Chia sẻ thêm nhé. Với tiện chia sẻ với mình vụ firmware với, cảm ơn anh em :D