Ảnh về biến đổi khí hậu (P.2)

tuanlionsg
12/4/2020 1:56Phản hồi: 40
Ảnh về biến đổi khí hậu (P.2)
Các nhiếp ảnh gia dấn thân chụp những bộ ảnh về biến đổi khí hậu ở khắp nơi trên thế giới đã chia sẻ gì? Thiếu nhận thức và sự quan tâm đủ đến vấn đề này một rào cản đáng kể ngăn cản công chúng đến với việc chung tay hành động để thay đổi. Bạn có nghĩ rằng nhiếp ảnh có thể giúp nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu?


____________
NICK BRANDT
Tác phẩm trước của tôi - về sự biến mất và hủy diệt của thế giới tự nhiên ở Đông Phi - chỉ chạm đến bề mặt của chủ đề biến đổi khí hậu, nhưng với dự án tiếp theo của tôi, về biến đổi khí hậu ở Mỹ, tôi sẽ giải quyết trực diện vấn đề này. - Nick Brandt

Từ năm 2001 đến 2018, anh đã chụp ảnh ở Châu Phi. Trong những bộ ảnh nổi tiếng của mình, On This Earth (Trên Trái đất này), A Shadow Falls Across The Ravaged Land (Một cái bóng đổ trên mảnh đất hoang tàn) ( (2001-2012), anh đã thiết lập một phong cách chụp ảnh chân dung động vật trong tự nhiên tương tự như chụp ảnh của con người trong studio. Được chụp trên phim định dạng trung bình, những series hình này miêu tả các loài động vật như những sinh vật có tình cảm không quá khác biệt với chúng ta.

Trong Inherit the Dust (Kế thừa tro tàn) (2016), một loạt ảnh panorama rất hùng vĩ, Brandt đã ghi lại tác động của con người ở những nơi mà từng là chốn để động vật đi lang thang nhưng nay không còn như vậy nữa. Ở mỗi địa điểm, Brandt đã dựng lên một tấm ảnh kích thước thật của một trong những bức ảnh chân dung động vật chưa được phát hành của mình, đặt những con vật đã bị đá ra khỏi nơi cư trú của chúng lên các khu vực đang bùng nổ với sự phát triển đô thị, các nhà máy mới, bãi rác và mỏ đá.

This Empty World (Thế giới trống rỗng này) (2019) đề cập đến sự hủy diệt leo thang của thế giới tự nhiên dưới bàn tay con người, cho thấy một thế giới, nơi tràn ngập sự phát triển phong cách làm-đấy-rồi-bỏ-đi, không còn không gian để động vật được sinh tồn.

ART-621-42.jpg

ART-621-43.jpg
Cả động vật và con người đều là nạn nhân của suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Suy thoái môi trường hầu như luôn ảnh hưởng đến người dân ở những vùng nông thôn nghèo nhất, do họ bị phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần. (Trong các bức ảnh với người và voi, cả hai đều được chụp từ cùng một vị trí máy ảnh, đầu tiên là những con voi (hoang dã), và sau đó là những người từ cộng đồng địa phương ở Kenya.)

ART-621-44.jpg



________________
METTE LAMPCOV

Quảng cáo


Tôi còn bị ám ảnh hồi vụ cháy Woosley ở Malibu CA, một gia đình bị lửa thiêu rụi ngôi nhà, một trong số họ là giáo sư đại học đã nói ''Tôi luôn nghĩ rằng biến đổi khí hậu sẽ xảy ra với người khác, ở đâu đó ngoài kia, không phải ở đây với gia đình tôi''.

Câu hỏi này làm tôi thao thức mất ngủ. Tôi nghĩ nhiếp ảnh chắc chắn có thể giúp nâng cao nhận thức của chúng ta. Nhiếp ảnh có cách riêng để kết nối với mọi người và nó thu hút họ, như trong “now I see" (bây giờ tôi đã thấy). Khi chúng ta nhìn thấy một hình ảnh đi kèm với những câu chuyện, nó giúp nhấn mạnh cái thực tế mà đôi khi có thể khó hiểu hoặc khó hình dung. Đây là điều khiến hình ảnh trở nên rất mạnh mẽ: giúp mang lại lòng trắc ẩn và hiểu biết sâu sắc hơn về những gì chúng ta đang chứng kiến - đặc biệt là với biến đổi khí hậu.

Mette Lampcov là một nhiếp ảnh gia tài liệu tự do đến từ Đan Mạch, hiện sinh sống tại Los Angeles. Cô học mỹ thuật ở London, Anh Quốc và sau đó chuyển đến Hoa Kỳ 13 năm trước. Công việc cá nhân của cô bao gồm các dự án về bạo lực liên quan đến giới tính và lao động nhập cư không có giấy tờ ở California. Cô hiện đang tập trung vào một dự án dài hạn Water to Dust (Từ nước trở về tro tàn) ghi lại sự thay đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến con người và môi trường xung quanh họ ở California như thế nào.

ART-621-46.jpg
Một cô gái tìm thấy chiếc xe đạp của mình, nó đã “sống sót” qua trận cháy rừng trên đường phố của khu phố nơi cô sống, phá hủy nhiều ngôi nhà, ở Malibu California. Hậu quả là hàng ngàn người đã mất nhà cửa và tất cả đồ đạc ký ức của họ biến thành cát bụi, chỉ có một vài vật thể chịu được sức nóng của đám cháy mà mọi người có thể cứu vãn. Biến đổi khí hậu trông như vậy đấy, ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta và chính thời điểm này.

ART-621-47.jpg
Một chiếc ô tô đang chạy lên hẻm núi Latigo, nơi đám cháy Woolsey chỉ để lại những ngọn đồi cháy không còn cây cỏ. Người ta ước tính rằng cảnh quan của California sẽ bị thay đổi mãi mãi từ các vụ cháy rừng ngày càng dữ dội và nóng hơn mà động thực vật không thể tồn tại và phần lớn cảnh quan sẽ biến thành đồng cỏ khô.

Quảng cáo


ART-621-48.jpg
Một đám cháy được dự đoán trước đang phản chiếu hình ảnh của nó trên mặt hồ Bleach ở California. Kể từ năm 2014, Sierra Nevadas đã chứng kiến mức độ cây chết đi chưa từng thấy với 149 triệu cây trên 8,9 triệu mẫu bị mất. Nơi từng là một khu rừng xanh tươi, giờ đây có những cây chuyển sang màu vàng và nâu. Tốc độ gia tăng đáng báo động của việc cây chết đi có liên quan đến những sức ép do biến đổi khí hậu tạo ra, cụ thể hơn là nhiệt độ tăng, nhiều năm hạn hán nghiêm trọng và sự phát triển quá mức không lành mạnh do nhiều năm nỗ lực dập tắt lửa.


ART-621-49.jpg
Nông dân đang nhổ cỏ trong vườn dưa hấu ở thung lũng San Joaquin, California. California đã từng có khí hậu địa trung hải hoàn hảo để trồng trái cây, rau và các loại hạt và là địa phương sản xuất thực phẩm lớn nhất tại Hoa Kỳ, với ngành công nghiệp xuất khẩu 7 tỷ đô la trên toàn thế giới. Các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu sẽ bao gồm giảm mức cung cấp nước, hơi nóng tạo ra sức ép lên thực vật nhiều hơn và thời gian làm lạnh ít hơn ảnh hưởng đến an ninh lương thực.


ART-621-50.jpg
Các ống dẫn nước California chảy từ Vịnh Delta đến Namen California qua Thung lũng San Joaquin. California phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước rất mong manh, và khi nhiệt độ tăng lên, nhu cầu tăng nhanh, trong khi nguồn cung sẽ càng ngày càng hạn hẹp hơn.


__________________
RAGNAR AXELSSON


Tôi muốn nói rằng nhiếp ảnh là quan trọng hơn bao giờ hết trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Những bức ảnh đã thay đổi mọi thứ trước đây, giống như những bức ảnh huyền thoại có tác động đáng kể đến tư duy và góc nhìn của mọi người về chiến tranh Việt Nam. Hình ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chiến tranh. Nhiếp ảnh đã chiến đấu cho sự tồn tại của nó trong những năm qua trong thế giới truyền thông đang thay đổi, và người ta không còn dành nhiều sự tôn trọng cho nó như trước đây nữa. Bây giờ phụ thuộc nhiều vào các nhiếp ảnh gia để làm những việc quan trọng đối với thế giới và để nhiếp ảnh có thể ngẩng cao đầu. Chúng tôi có một chiếc gương trong tay, đó là máy ảnh của chúng tôi. Chúng ta nên phản chiếu thế giới, không phải bản thân chúng ta. Đó là những gì nhiếp ảnh tài liệu nói, cho thế giới thấy mọi thứ đang thay đổi như thế nào. - Ragnar Axelsson

Trong hơn 40 năm, Ragnar Axelsson, Rax, đã chụp ảnh người, động vật và phong cảnh của các vùng xa xôi nhất của Bắc Cực, bao gồm Iceland, Siberia và Greenland. Trong những bức ảnh đen trắng khắc nghiệt, anh ghi lại trải nghiệm mang tính nguyên bản nhất, trải nghiệm của con người với thiên nhiên ở rìa của một thế-giới-đáng-sống, cho thấy mối quan hệ phi thường giữa người dân Bắc Cực và môi trường khắc nghiệt của họ - những mối quan hệ hiện đang bị thay đổi sâu sắc và phức tạp bởi những thay đổi chưa từng có trong khí hậu.

Là một phóng viên ảnh tại Morgunbladid từ năm 1976, Ragnar cũng đã làm việc về việc chuyển nhượng tự do ở Latvia, Litva, Mozambique, Nam Phi, Trung Quốc và Ukraine. Ragnar hiện đang làm việc trong một dự án 3 năm ghi lại cuộc sống của người dân ở tất cả 8 quốc gia ở Bắc Cực. Vào thời điểm then chốt này, khi biến đổi khí hậu làm gián đoạn các thực trạng về thể chất truyền thống trong thế giới của họ, Ragnar đang được chứng kiến mối đe dọa nóng lên toàn cầu ngay lập tức và đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của họ.

Ragnar Axelsson's Website
Ragnar Axelsson on Instagram
All about Ragnar Axelsson


ART-621-37.jpg
Những ngày cuối cùng của Bắc Cực, bão tuyết ở làng Ittoqqortoormiit - phía Đông của Greenland

ART-621-38.jpg
Những ngày cuối cùng của Bắc Cực, một cơn bão Piteraq (một cơn bão cực hiếm) ở làng Sermiliqaq trên bờ biển phía đông của Greenland.


ART-621-39.jpg
Những ngày cuối cùng của Bắc Cực, thợ săn Mikide Kristiansen nắn những chú chó của mình trên băng ở Thule (vịnh hẹp Inglefield)


ART-621-40.jpg
Sông băng


ART-621-41.jpg
Sông băng


______________
DANIEL BELTRÁ


Tôi hoàn toàn tin rằng nhiếp ảnh có thể giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ rằng quan điểm này là niềm tin tự nhiên của nhà báo ảnh. Tôi đã dành gần ba thập kỷ qua để kể những câu chuyện và nói về những chủ đề liên quan đến vấn đề này, và thật khó để tưởng tượng việc cống hiến sự nghiệp của tôi cho công việc này nếu tôi không nghĩ rằng nó có tác động tích cực đến bảo tồn và nhận thức về môi trường.

Sinh ra ở Madrid, Tây Ban Nha, Daniel Beltrá là một nhiếp ảnh gia hiện đang sinh sống tại Seattle, Washington. Niềm đam mê với bảo tồn môi trường của anh ấy thể hiện rõ qua những hình ảnh về môi trường, những bức hình rất gợi hình, cũng rất châm chọc. Những bức ảnh cỡ lớn nổi bật nhất của Beltrá là những bức ảnh được chụp từ trên không. Daniel Beltrá là một thành viên của Liên đoàn nhiếp ảnh bảo tồn quốc tế có uy tín.
ART-621-32.jpg
Ảnh chụp từ trên cao của một sân phân loại gỗ được chặt từ rừng nhiệt đới Amazon gần Altamira, bang Para, Brazil, tháng 9 năm 2013.

ART-621-33.jpg
Thuyền đốt dầu trên bề mặt gần nguồn tràn Deepwater Horizon của BP, tháng 6 năm 2010.


ART-621-34.jpg
Sau khi khai thác các loài có giá trị nhất, rừng được đốt để trồng đậu nành hoặc chăn nuôi gia súc, Porto de Moz, Para State, Brazil, tháng 11/2003.


ART-621-35.jpg
Loài chim Scarlet Ibis lấp đầy bầu trời trên vùng đất ngập nước gần cửa sông Amazon, tháng 2 năm 2017


ART-621-36.jpg
Các hồ nước tan chảy trong các kẽ hở được tạo ra bởi sự tan chảy và kéo dài sau đó của dải băng Greenland, cách Ilulissat 60km về phía Đông, tháng 8 năm 2014.


__________
AMI VITALE


Nhiếp ảnh là một công cụ quyền lực để hiểu về thế giới mà chúng ta đang chung sống này. Nó có khả năng kết nối chúng ta với nhau, tạo sự đồng cảm và là chất xúc tác để hành động. Hình ảnh giúp định hình hiểu biết của chúng ta về hành tinh và sự thay đổi môi trường, nhưng thường trong thời gian gần đây, chúng ta tự đóng khung máy ảnh để đưa loài người ra khỏi những câu chuyện này hoặc trình bày nó như một hiện tượng chủ yếu tác động đến con người ở những nơi xa xôi. Bằng cách tập trung vào những nơi xa xôi này và thường khiến loài người tách biệt khỏi câu chuyện, nó đã tạo ra nhận thức rằng biến đổi khí hậu là xa vời hoặc một khái niệm trừu tượng. Thật khó để thúc đẩy mọi người hành động về các vấn đề trừu tượng và bằng cách đẩy mọi người ra khỏi những câu chuyện này, nó tạo ra một khoảng cách ngăn cản việc thông điệp chạm đến cảm xúc. Nếu chúng ta thay đổi hành vi và nhận thức, nó luôn bắt đầu thông qua một kết nối cảm xúc.

Ngày nay, chúng ta đang thấy những câu chuyện đa dạng hơn, nơi các cá nhân là một phần của thế giới tự nhiên. Bằng cách đưa ra các ví dụ về cách loài người bị tác động và thích nghi với những thay đổi, nó giúp chúng ta thấy mình là một phần của câu chuyện. Biến đổi khí hậu mang tính cá nhân sâu sắc và bằng cách biến hình ảnh thành cá nhân, chúng tôi nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể kết nối với nó. Số phận của chúng ta sẽ được xác định không nhất thiết là do mực nước biển dâng cao, mà bởi hành vi tập thể của chúng ta. - Ami Vitale

Với tư cách là đại sứ Nikon và nhiếp ảnh gia tạp chí National Geographic, Ami Vitale đã đi đến hơn 100 quốc gia, chứng kiến không chỉ bạo lực và xung đột, mà còn là vẻ đẹp siêu thực và sức mạnh bền bỉ của tinh thần con người. Trong suốt nhiều năm, Ami đã sống trong những túp lều và khu vực chiến tranh, mắc bệnh sốt rét và mặc một bộ đồ gấu trúc - giữ đúng niềm tin của cô về tầm quan trọng của việc phải có trải nghiệm thực tế trong câu chuyện của mình.
ART-621-51.jpg
Joseph Wachira, “JoJo" đang an ủi Sudan, con tê giác trắng đực phía Bắc còn còn sót lại trên hành tinh, khoảnh khắc trước khi chú qua đời tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Ol Pejeta ở miền Bắc Kenya. Sudan sống một cuộc đời dài bên trong khu bảo tồn sau khi chú được đưa đến Kenya từ vườn thú Dvur Kralove ở Cộng hòa Séc năm 2009. Chú qua đời bởi biến chứng liên quan đến tuổi tác dẫn đến sự thay đổi thoái hóa ở cơ và xương kết hợp với vết thương rộng trên da, nhưng may thay trong khoảnh khắc chú nhắm mắt lần cuối, chú được những người thân yêu bao quanh. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự tuyệt chủng của một loài đã tồn tại hàng triệu năm nhưng không thể chịu được việc chung sống cùng loài người.


ART-621-56.jpg
Tê giác đen gần như tuyệt chủng ở Kenya. Con tê giác non này đã mồ côi khi những kẻ săn trộm giết mẹ của nó, và được con người nuôi dưỡng tại Lewa. Việc săn trộm không bị ngăn chặn, và nó hoàn toàn có thể xảy ra nếu quỹ đạo giết chóc hiện tại lại tiếp tục, tê giác cùng với một loạt động vật ít được biết đến, sẽ bị tuyệt chủng.


ART-621-57.jpg
Người bảo vệ động vật hoang dã Lekupinai bị Twiga, một con hươu cao cổ mồ côi ở Namunyak bảo tồn động vật hoang dã ở miền Bắc Kenya. Twiga đã được phục hồi và trở về tự nhiên cùng với ba con hươu cao cổ mồ côi khác ở trại Sarara. Ngày nay, hươu cao cổ đang trải qua một cuộc tuyệt chủng thầm lặng. Sự suy giảm được cho là do mất môi trường sống và sự phân mảnh bầy đàn và nạn săn trộm, nhưng với việc thiếu các nỗ lực bảo tồn lâu dài trong quá khứ, thật khó để biết chính xác số phận của những chú hươu cao cổ này sẽ đi về đâu.


ART-621-52.jpg
Phụ nữ và trẻ em gái mang nước về nhà ở một vùng xa xôi của Burkina Faso ở vùng sa mạc gần biên giới Malian. Ngôi làng không có trường học và sau nhiều năm chờ đợi, cha mẹ, những người đã tuyệt vọng trong việc trông chờ một nền giáo dục cho con cái của họ, đã quyết định xây dựng ngôi trường của riêng họ. Ngày nay, hàng tỷ người trên toàn thế giới vẫn chưa được sử dụng nước sạch.



ART-621-53.jpg
Khu vực này là nơi sinh sống của loài voi lớn thứ hai ở châu Phi. Có những người bảo vệ động vật hoang dã dựa vào cộng đồng, như những chiến binh Samburu này, đang làm việc để hồi sinh cộng đồng những con voi bị bỏ rơi và mồ côi để cuối cùng đưa chúng trở lại những đàn gia súc hoang dã gần đó. Theo nhiều cách, bảo tồn dựa vào cộng đồng có thể là sự thay thế khả thi duy nhất cho các vùng đất rộng lớn ở châu Phi, trong các khu vực ngoài nông nghiệp và nơi mà các động vật lớn và các mục sư du mục vẫn làm nhà. Khu bảo tồn voi này là đỉnh cao của một quá trình kéo dài hai thập kỷ nỗ lực bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã.


ART-621-54.jpg
Naitemu Letur đẩy một bình nước trở lại khu vực của cô ở phía bắc Kenya. ''Trước khi chúng tôi có cái giếng này, chúng tôi đã phải đi bộ nhiều giờ mỗi ngày chỉ để lấy nước. Đôi khi nó không an toàn nhưng bây giờ chúng tôi có nhiều nước gần nhà và điều này đã khiến cuộc sống của chúng tôi an toàn hơn.''


ART-621-55.jpg
Hàng năm, ở Bangladesh, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn. Phần lớn Bangladesh được tạo thành từ vùng đồng bằng cửa sông rộng lớn của sông Hằng, Brahmaputra và Meghna. Bất kỳ sự gia tăng nhỏ nào của mực nước đại dương đều thể hiện mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với đất nước. "Ngay cả khi mọi người ngừng xả thải carbon dioxide vào ngày mai, các khu vực rộng lớn ở miền Nam sẽ sớm chìm dưới nước".



collage.jpg
40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trong vô vàn chủ đề thì môi trường có lẽ ít được quan tâm nhất trong nhiếp ảnh ở Việt Nam anh nhỉ 😔. Ngoài hành trình chụp rác xuyên Việt của anh Hùng Lekima em chưa thấy thêm dự án nào đủ tầm và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng
@QuaChanThat Cũng có, mà chưa nhiều và đủ để tạo ảnh hưởng đến cộng đồng phổ thông.
roycaro5151
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tuy là những hình ảnh mang tính chất tư liệu , phóng sự nhưng các nhiếp ảnh gia đã đẩy lên 1 tầm nghệ thuật khiến người xem không những thưởng thức cái đẹp của tấm hình mà còn xót xa sâu sắc cho thực tại khí hậu khắc nghiệt.
@roycaro5151 Bình thường thì ko đến nỗi như thế nhưng những nhiếp ảnh gia cố làm cho nó nổi bật lên để gây sự chú ý thôi .
roycaro5151
ĐẠI BÀNG
4 năm
@uthalinh công nhận mấy anh nhiếp ảnh gia này ở tầm cao mới có thể duy trì chụp và sàng lọc trong hàng năm trời được bộ ảnh .
Con người tàn phá môi trường thì bây giờ con COVID nó đang muốn làm lại môi trường như lúc chưa bị phá .
ntlvn
CAO CẤP
4 năm
@uthalinh Chết với ảnh hưởng nhiêu đâu mai phen, so với cá nhân thì thấy lớn, thấy thiệt hại tiền bạc kinh tế nhiều. Trên quy mô loài người thì ko đáng bao nhiêu hết. Trong lịch sử nhiều lần ghê gớm hơn vầy nhiều. Và lần nào anh cũng trở lại và ăn tàn phá hại hơn xưa. Chu kỳ sau khủng hoảng là phát triển và thường là phát triển nóng, như kiểu ta đã phải chịu khổ rồi giờ phải được bù đắp --> xõa và xõa. Haizz, đời còn dài, còn khổ dài dài 😔
em nghĩ tận thế đang xảy ra với thê hệ của mình 😆)) chắc phải đi học khóa sinh tồn
@mimi_emyeu không phải tận thế, thế kỷ trước con người phải thích nghi mới tồn tại được khí hậu trên trái đất. Ngày nay, khí hậu và trái đất đang biến đổi để thích nghi với lối sống của con người.
Thành BMT
TÍCH CỰC
4 năm
Phải tuyên truyền mạnh mẽ những shoot hình như thế này, để dần dần thức tỉnh ý thức về môi trường cho toàn xã hội, trước khi quá muộn.
Nếu không thực sự hành động quyết liệt cho môi trường, e rằng rồi đến một ngày, đâu đâu cũng toàn hình ảnh chết chóc như trên hình cho xem.
50 năm nữa thôi không biết môi trường sẽ đi về đâu, thế giới sẽ đi về đâu
tnkhanh91
ĐẠI BÀNG
4 năm
nhìn xót quá, ảnh môi trường lúc nào cũng để lại nhiều cảm xúc nhất
😔 Future......
J000
TÍCH CỰC
4 năm
Bây giờ cả thế giới đang dừng lại rồi. CO2 thải ra cũng giảm đi rất nhiều chỉ trong mấy tháng. Hi vọng trái đất sẽ nguội đi 1 xíu
Đều do con người tàn phá quá mức
Mr Dulo
CAO CẤP
4 năm
Do loài động vật chúa trời (con người) mà ra hết
tommy39
ĐẠI BÀNG
4 năm
Khi sức mạnh của Kinh tế đi lên. Thì môi trường càng ngày càng xấu đi. Đó hệ thống thuần hoàn chung.
nghidsy
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mỗi ng cần góp 1 chút ý thức đee bảo vệ mt..
ThoaiteamNA
ĐẠI BÀNG
4 năm
Môi trường ngày càng khắc nghiệt
Môi trường càng ngày càng cạn kiệt
Mình hay xem trên VTV2 về thiên nhiên hoang dã,thấy thực sự khắc nghiệt!
Quá rõ ràng tập 2

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019