Lịch sử của những chiếc bìa đĩa: từ hình ảnh trang trí đến tác phẩm nghệ thuật

AudioPsycho
6/5/2020 11:47Phản hồi: 11
Lịch sử của những chiếc bìa đĩa: từ hình ảnh trang trí đến tác phẩm nghệ thuật
Có thể nói rằng những chiếc bìa đĩa chính là yếu tố đầu tiên khiến người nghe nhạc chú ý đến một album nào đó. Chiếc bìa đĩa đầy màu sắc hay có các hình ảnh độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người mua khi họ dạo qua các kệ đĩa, trong khi đối với các fan thì chúng sẽ tạo ra nhiều chủ đề bàn tán sôi nổi trên những diễn đàn âm nhạc. Tony Bennett từng nói rằng “khi mua một album thì giống như ta đang mang về nhà cả một tác phẩm nghệ thuật”, và điều này không hề sai chút nào.

Định nghĩa “album” xuất hiện từ trước chiến tranh để miêu tả một “bộ sản phẩm” gồm đĩa shellac 78-rpm được để bên trong một vỏ giấy dày với tựa đề được in nổi ở mặt trước và gáy vỏ đĩa. Đôi khi đĩa được để bên trong vỏ da gần giống với album ảnh, vì thế nó được gọi là “album” luôn cho tiện.

Sự mở đầu

stravinsky_sq-6fce944a679f09b82290c765d81af82613e6e4df-s800-c85.jpg
Những thay đổi đầu tiên bắt đầu từ những năm ’30 bởi các nhà thiết kế chuyên nghiệp, trong đó nổi tiếng có thể nhắc đến Alex Steinweiss, người từng thiết kế bìa đĩa cho Paul Robeson hay các ấn phẩm classical và giúp doanh số bán đĩa nhảy vọt. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, người ta nhận ra rằng bìa đĩa bằng giấy cứng và dày có thể làm hao mòn mặt đĩa khi nhét vào hay rút ra, do đó bìa đĩa được chuyển sang dạng gập. The Rolling Stones là một trong những ban nhạc sử dụng dạng bìa đĩa này sớm nhất với album Sticky Fingers, giúp thổi một làn gió mới vào thị trường đĩa nhạc.

tinhte_nat_king_cole_trio.jpg

Album The King Cole Trio của Nat King Cole do Capitol Records phát hành cũng được giới sưu tập đánh giá là có thiết kế bìa đĩa vô cùng ấn tượng, thể hiện được các ảnh hưởng to lớn đến văn hóa âm nhạc lúc đó và thậm chí là cho đến hiện nay.

Doanh số album bán ra cũng mang lại lợi nhuận to lớn cho các hãng thu, cho phép họ đầu tư nhiều hơn nữa cho khâu thiết kế sản phẩm, đồng thời các nhà thiết kế cũng được tự do thể hiện sự sáng tạo của mình hơn nữa. Andy Warhol, Roger Dean hay Burt Goldblatt là những cái tên với sự nghiệp nở rộ mở đầu bằng nghề thiết kế ảnh bìa album.

Capitol Records là hãng thu với vô số ấn phẩm âm nhạc có thiết kế ảnh bìa độc đáo được dân sưu tập săn lùng. Hãng có dàn thiết kế viên cực kỳ tài năng như Thomas B Allen hay Donald Lee Feld có sức sáng tạo hầu như vô hạn. Donald Lee Feld (Donfeld) từng thiết kế bìa cho album Billy The Kid (Aaron Copland), ngoài ra ông cũng chính là người đã thiết kế bộ trang phục biểu tượng cho Wonder Woman.

Thời kỳ jazz lên ngôi

tinhte_louis_amstrong.jpg


Rất nhiều ảnh bìa đĩa được dân sưu tầm săn lùng đều nằm trong thời kỳ sau chiến tranh lúc nhạc jazz và bebop lên ngôi. Jim Flora là nhà thiết kế nổi tiếng với phong cách thiết kế pha trộn giữa biếm họa và siêu thực, mang đến nét hài hước bằng cách cường điệu các đặc tính nhân vật. Các thiết kế thành công nhất của ông gồm các album của Louis Armstrong, Shorty Rogers, Bix + Tram, Kid Ory And His Creole Jazz Band...

a3f03abf1a307eaabb88bcb486241c9c.jpg

Flora cũng là một jazz-fan kỳ cựu và có mối quan hệ thân thiết với nhiều nghệ sỹ, thậm chí từng tham gia một buổi thu âm để phác họa hình ảnh Duke Ellington.

Quảng cáo



Sự “xâm lấn” mạnh mẽ của ngành nhiếp ảnh

Trong khoảng những năm ’50 ~ ’60, các ý tưởng thiết kế bìa đĩa bắt đầu xuất hiện thêm nét nghệ thuật đương đại (modern art), nổi bật có thể nhắc đến nhà thiết kế S Neil Fujita. Ông làm việc cho nhãn thu Columbia Records từ năm 1954 ~ 1960 và đã thiết kế ảnh bìa cho rất nhiều album của Charles Mingus, Art Blakey, Miles Davis, Dave Brubeck (Time Out)...

Không chỉ riêng các nhà thiết kế, những nhiếp ảnh gia cũng đóng góp vai trò quan trọng trong thời kỳ này. Rất nhiều ảnh bìa tạp chí Impulse! được thiết kế bởi chuyên gia Robert Flynn từ những hình ảnh chụp bởi các nhóm nhiếp ảnh độc lập của Pete Turner (từng chụp ảnh cho Verve), Ted Russell hay Joe Alper (nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp từng chụp ảnh cho Bob Dylan).

Một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của làng nhiếp ảnh là Charles Stewart. Ông đã chụp ảnh bìa cho hơn 2.000 album của nhiều nghệ sỹ trứ danh như Armstrong, Count Basie, John Coltrane hay Miles Davis. Ông được giới thiệu vào ngành từ người bạn đồng nghiệp Herman Leonard, cũng là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng được Quincy Jones rất tin tưởng và nể phục.

Kiểu thiết kế chữ đậm

MonkRecordPlayerRoomview-BlackFrame_1024x.png

Quảng cáo



Một số album có thiết kế đơn giản chỉ với hàng tiêu đề bằng chữ nét đậm, tạo ấn tượng “đập vào mắt” người mua ngay từ cái nhìn đầu tiên. Các nhà thiết kế nổi tiếng với phong cách này có thể nhắc đến như Reid Miles (It’s Time - Jackie McLean), Paul Bacon (Genius Of Modern Music - Thelonious Monk, Horn Of Plenty - Dizzy Gillespie). Paul Bacon cũng là người thiết kế bìa sách Catch-22 của Joseph Heller.

John Coltrane - Blue Train - Front.jpg

Không dừng lại ở đó, để mang đến sự nổi bật và lột tả cảm xúc riêng của album, các nhà thiết kế còn sử dụng thêm những hình ảnh mang nhiều sắc thái khác nhau để minh họa bìa đĩa. Lấy ví dụ với album Blue Train (John Coltrane) với hình ảnh người nghệ sỹ đăm chiêu và mơ hồ, thể hiện được cảm xúc suy tư mà album muốn truyền tải đến người nghe.

226461934.jpeg

Album Come Away with Me (2002) của Norah Jones cũng là một ví dụ mạnh mẽ cho phong cách này.

tinhte_jim_flora.jpg

Jim Flora chia sẻ rằng “kể từ năm 1956, tất cả mọi thứ đều chuyển sang hướng nhiếp ảnh”. Lấy ví dụ với cặp nghệ sỹ Ella And Louis, họ nổi tiếng đến mức không cần phải in tên lên bìa đĩa mà chỉ cần có hình là đủ. Phil Stern (Vogue) là người đã chụp những hình ảnh đó, đồng thời ông còn sở hữu các hình ảnh biểu tượng khác chụp cho Marlon Brando, James Dean và Marilyn Monroe.

Phong cách ảnh bìa bằng hình chụp nghệ sỹ tiếp tục được sử dụng trong các album của thời kỳ những năm ’60 ~ ’70. Những tên tuổi nổi bật của thời kỳ này gồm David Stone Martin (Charlie Parker With Strings, Jazz At The Philharmonic), Norman Granz (Relaxin’ With The Miles Davis Quintet, một số album của Billie Holiday) và Reid Miles.

9850f45b967c87c84ddac46fc5d8e0d3.png

Reid Miles làm việc cho nhãn thu Blue Note với vai trò đồng thiết kế với John Hermansader. Ông thiết kế rất nhiều bìa đĩa cho các album 10-inch và 12-inch, ngoài ra còn kiêm thêm công việc của một nhiếp ảnh gia. Tiền công cho mỗi thiết kế của Reid Miles lúc đó chỉ khoảng $50 và hầu như chỉ được xem là “việc kiếm thêm cuối tuần”. Trong hơn 10 năm làm việc, Reid Miles đã có rất nhiều sáng tạo tuyệt vời trong đó gồm các ấn phẩm của Kenny Burrell và Blue Note 1500 Series. Ông cũng thiết kế bìa đĩa cho Bob DylanNeil Diamond, sau đó bước chân vào ngành quảng cáo truyền hình.

Thời kỳ rock-n-roll


Rock-n-roll cũng là một trong những yếu tố đẩy mạnh sự phát triển của mảng thiết kế bìa đĩa. Trong nửa đầu của thập kỷ ’50, nhạc rock được bán đại trà theo chuẩn đĩa single 45-rpm, trong khi một album là đĩa tổng hợp các bài hit thành “bộ” hoàn chỉnh. Mô hình quảng bá album cũng phần lớn dựa vào các đợt phát hành phim, và phần bìa đĩa – đặc biệt là các album nhạc phim – sẽ sử dụng luôn các hình ảnh từ poster phim đó. Đôi khi bìa album cũng chỉ đơn giản là ảnh chụp nghệ sỹ hoặc các hình ảnh đã qua chỉnh sửa màu sắc tuy nhiên số lượng này không nhiều.

Howlin-Wolf-Moanin-In-The-Moonlight-Album-Cover-web-optimised-820.jpg

Một số album đáng chú ý trong thời kỳ này gồm Bluejean Bop! (Gene Vincent, 1965), Moanin’ In The Moonlight (Howlin’ Wolf, 1958), Little Richard LP hay The Atomic Mr Basie.

Phá vỡ các khuôn phép

tinhte_album_art_1.gif


Từ những năm ’60, các ban nhạc bắt đầu thuê hẳn thiết kế viên riêng để có thể tạo ra những chiếc bìa đĩa ưng ý và phù hợp nhất với phong cách của nhóm. The Beatles có thiết kế viên “ruột” là Peter Blake và Richard Hamilton, còn The Rolling Stones thì có Warhol và Robert Frank. Nhiều thiết kế viên trẻ có đam mê âm nhạc cũng bắt đầu hứng thú với mảng thiết kế bìa đĩa. Album Revolver (The Beatles - 1966) được thiết kế bởi Klaus Voorman và sau đó là With The Beatles, tuy nhiên nổi bật hơn cả chính là bìa album Sgt Pepper’s Lonely Hearts Club Band được thiết kế bởi Blake/Jann Howarth. Hình ảnh bìa đĩa của album Sgt Pepper’s Lonely Hearts Club Band có thể nói chính là nơi mà âm nhạc và nghệ thuật hình ảnh đã hòa làm một.

914O3rG511L._SL1500_.jpg

John Mayall từng là thiết kế viên tài năng trước khi ông thành lập nhóm The Bluesbreakers. Ông rất quan tâm đến quy trình thiết kế album và đã tự tay thiết kế hơn 1/3 trong khoảng hơn 50 album mà ông thu âm. Nổi tiếng nhất có thể nhắc đến là Blues Breakers With Eric Clapton (còn có tên khác là The Beano Album) với hình chụp Eric Clapton đang đọc truyện tranh một cách nhàm chán trong buổi chụp hình.

R-1969714-1540825169-9688.jpeg.jpg

Ảnh bìa các album của The Rolling Stones cũng mang đến ấn tượng sâu sắc trong lòng người hâm mộ. Từ album debut với ảnh bìa không có tên nhóm đến The Rolling Stones No.2 (1965) sử dụng ảnh chụp của David Bailey với Mick Jagger gần như “ẩn” phía sau các thành viên khác.

81vtxDgXYFL._SL1000_.jpg

Ảnh bìa Out of Our Heads (1965) được chụp bởi Gered Mankowitz thì không có nhiều thay đổi, tuy nhiên đến Their Satanic Majesties Request thì bìa đĩa có hiệu ứng 3D rất bắt mắt, đi kèm cùng các tư thế chụp và phục trang kỳ quái lạ lẫm. Hiện nay ta vẫn có thể thấy được ảnh bìa này trong bộ album boxset deluxe kỷ niệm 50 năm.

920x920.jpg

Cuối những năm ’60 có sự xuất hiện của những nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng như Wes Wilson, Alton Kelley và Stanley “Mouse” Miller, cha đẻ của logo “đầu lâu và hoa hồng” cho Grateful Dead. Stanley “Mouse” Miller được người yêu âm nhạc biết đến qua các album ăn khách như Workingman’s DeadAmerican Beauty. Thời kỳ này thiết kế bìa album cũng dần trở nên “nổi loạn” hơn, chủ yếu nhắm vào yếu tố tình dục và chất gây nghiện.

71H2+Sj3wmL._SL1287_.jpg

Lấy ví dụ với album The Velvet Underground And Nico có sticker hình quả chuối có thể lột ra được (lột xong thì tùy các ông nghĩ gì thì nghỉ 😁).

1_MgOD9yc_MmOc4ler4kGpzA.jpeg
Các kiểu cover này ở những ấn bản phát hành tiếp theo được bỏ đi do khâu sản xuất mất quá nhiều thời gian.

Ảnh bìa album theo phong cách nghệ thuật


Phong trào ảnh bìa album nghệ thuật được khởi đầu bởi hai nhà thiết kế Storm Thorgerson và Aubrey Powell (Anh). Nhiều sáng tạo của hai nhà thiết kế này đã trở thành biểu tượng của ngành âm nhạc thế kỷ 20, đáng nhắc đến nhất gồm có Animals (Pink Floyd - 1977), Houses Of The Holy (Led Zeppelin - 1973), hoặc album cực kỳ nổi tiếng của Pink Floyd là The Dark Side Of the Moon.

Các thiết kế theo phong cách này phù hợp tuyệt vời với thời kỳ progressive rock bùng nổ. Roger Dean là nghệ sỹ âm nhạc, nhà xuất bản nội dung và thiết kế viên cho các ban nhạc Yes, Asia, Budgie, Uriah Heep và Gentle Giant. Ảnh bìa album solo Beginnings (1975) của Steve Howe mang nhiều nét tương đồng với ý tưởng của Jazz Club (1968) của Ronnie Scott một phần cũng là vì cả hai đều được thiết kế bởi Roger Dean. Hugh Syme (thiết kế viên của Rush) cũng là một cái tên rất được nể trọng, nổi tiếng với ảnh bìa album Caress Of Steel cùng logo Starman trứ danh của nhóm này.

Một cái tên nổi bật khác là Peter Saville, đồng sáng lập và cũng là thiết kế viên của Factory Records vào những năm ’70 và ’80. Hai trong các thiết kế ảnh bìa trứ danh của ông gồm Unknown Pleasures (Joy Division) và Power, Corruption And Lies (New Order). Ông hầu như được tin tưởng và giao toàn quyền quyết định cũng như thiết kế ảnh bìa các album theo ý mình. Sau một số thành công nhất định, Saville ngưng công việc thiết kế ảnh bìa để theo đuổi các sở thích nghề nghiệp khác.

Tương tự với Peter Saville, Vaughan Oliver (4AD Records, 23 Envelope Studio và v23 Studio) cũng là thiết kế viên tài năng tham gia thiết kế các album cho Cocteau Twins, Ultra Vivid Scene, His Name Is Alive, Throwing Muses, The Breeders, Lush, This Mortal Coil, Scott Walker và Bush. Gần đây nhất, Oliver làm việc cùng Pixies và thiết kế ảnh bìa album theo đúng phong cách post-punk mà nhóm đang theo đuổi.

ECM Records là một trong những hãng thu đánh giá cao tầm quan trọng của mảng thiết kế ảnh bìa, đơn cử bằng việc hãng này đã phát hành rất nhiều album với thiết kế ảnh bìa độc đáo và lạ mắt, gây ấn tượng mạnh mẽ với các fan của mình. ECM Records cũng tổ chức những buổi triển lãm ảnh bìa album ở châu Âu, đồng thời đã có hai quyển sách được phát hành nói về lịch sử nghệ thuật của ECM Records. Các ấn phẩm tuyệt vời nhất của ECM Records không ngoài các album của Eberhard Weber và Keith Jarrett.

96418422_3392136410805570_4494982522815381504_o.jpg

Đôi khi các nghệ sỹ cũng có cái nhìn nghệ thuật riêng biệt và muốn thể hiện chúng trên ảnh bìa album của mình. Nhiều nghệ sỹ cung cấp riêng các hình ảnh mà họ muốn album được thiết kế, hoặc để thiết kế viên có được các nền móng và thiết kế theo cho phù hợp. Cat Stevens là cái tên đáng nhắc đến với những ảnh bìa cực kỳ ấn tượng cho Tea For The Tillerman, Captain Beefheart, Dylan (Self Portrait), John Lennon và John Squire of The Stone Roses.

donwood_-_la.jpg

Nhiều ảnh bìa album thật sự xứng đáng khiến ta phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng chúng. Lấy ví dụ với các ảnh bìa album được thiết kế bởi Stanley Donwood (Radiohead), Warhol, Banksy, Jeff Koon (cho các album của Lady Gaga), HR Giger (Brain Salad Surgery - Lake & Palmer, 1973 và KooKoo - Debbie Harry).

Ảnh bìa hình nghệ sỹ

8a2cd2b3ceaf7862630ad25c4c9466ba.jpg


Vào những năm ’70, ảnh bìa album trang trí bằng hình ảnh nghệ sỹ bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn. Robert Mapplethorpe là một trong những nhà nhiếp ảnh tiên phong của phong trào này, nổi tiếng với bức ảnh bìa cho album đầu tay của Patty Smith. Nói chung việc sử dụng hình ảnh phù hợp cho ảnh bìa album sẽ có các tác động đến danh tiếng của nghệ sỹ, cả tích cực nhưng đôi khi cũng tiêu cực. Mẫu ảnh bìa album Island Life của Grace Jones do Jean-Paul Goude thực hiện đã giúp danh tiếng của Grace Jones lên như diều gặp gió, hay trong trường hợp của Born In The USA (Bruce Springsteen) và Rumours (Fleetwood Mac) cũng tương tự như vậy.

Nhiều nhà nhiếp ảnh còn giúp định hình cả phong cách cho các album về sau của nghệ sỹ, dễ thấy nhất là ở các album của Suede, Christina Aguilera hay Madonna đều có cùng chung một phong cách nghệ thuật (khi so sánh với các album trước của mỗi nghệ sỹ). Sử dụng âm nhạc trong các show thời trang cũng là một cách tiếp cận tuyệt vời khác với khán giả.


Sự hồi sinh của vinyl


Dù phong trào vinyl đã hồi sinh và đang lớn mạnh từng ngày trong thập kỷ qua, giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 vẫn khiến các ban nhạc phải thay đổi chiến thuật quảng bá của mình. Ảnh bìa album được thu nhỏ lại để vừa với kích thước của chiếc CD, cũng như hình ảnh kỹ thuật số chỉ cần làm vừa đủ để hiển thị trên smartphone là được. Khách hàng hiện nay thật ra cũng ít đi đến các cửa hàng đĩa để mua album nên các chiến thuật quảng bá cũng phải được đẩy sang các phân mảng khác, chủ yếu vẫn là đồ merchandise, các buổi chụp ảnh và show thời trang, cá biệt có thêm xuất bản sách và phát hành phim tư liệu.

Người dùng tuy vậy vẫn muốn có thông tin chi tiết về album hay các thành viên trong nhóm, và thế là những “quyển” booklet số (hầu hết đầu là file PDF) ra đời. Sự biến chuyển quá nhanh chóng này đôi khi khiến một số nghệ sỹ (thường là nghệ sỹ lớn tuổi) cảm thấy choáng ngợp và khó lòng thích ứng được ngay. Tuy vậy cũng không ít những nghệ sỹ bắt kịp xu thế và càng quảng bá tên tuổi của mình rộng rãi hơn trước.

tinhte_beck_the_information.jpg
The Information (2006) của Beck là album rất lạ khi cung cấp cho các fan mặt bìa hoàn toàn trống, đi kèm cùng 4 trang sticker để họ muốn trang trí album thế nào tùy ý. Quả là một ý kiến tuyệt vời, vừa tăng “tương tác” với fan vừa khỏi tốn công suy nghĩ hình bìa (dù ý tưởng để bìa trống chắc cũng phải tiêu tốn khá nhiều nơ-ron thần kinh).

Kích thích dân sưu tầm

SharedImage-66780.jpg


Các fan nghe nhạc cũng thường là những người thích sưu tầm, và một “món hàng” càng độc lạ bao nhiêu thì giá trị sở hữu càng lớn, cũng như cảm giác “đã” càng tăng. Album Badmotorfinger (Soundgarden - 1991) là một ví dụ dễ thấy khi được tái phát hành với bộ 7 đĩa và booklet 52 trang, kèm theo đó còn là 3 logo 3D thạch bản theo đúng hình ảnh của nhóm khiến các fan cứ gọi là “thích mê đi”.

253371777824.jpg

Một số nghệ sỹ khác thì lại chọn hướng tiếp cận khác hơn, ví dụ như album Louis Armstrong Ambassador Of Jazz collection được đặt trong hộp có hình dáng tương tự như chiếc vali, hay Prisoner End Of The World Edition của Ryan Adams thì lại tách từng ca khúc thành đĩa 7-inch riêng biệt, gồm 17 bản B-side chưa từng được phát hành và thêm action figure 2D của nhóm nhạc.

motorhead-the-complete-early-years-15cd-7-vinyl-box-set-D_NQ_NP_19994-MLA20180410230_102014-F.jpg

The Complete Early Years
của Motörhead thì còn “đã” hơn nữa khi kèm theo cả chiếc đầu lâu có đèn LED đỏ gắn trong mắt.

Gần đây nhất, các ngôi sao như Kendrick Lamar, Lorde, Stormzy và Evanescence cũng được xếp vào danh sách các nghệ sỹ có ảnh bìa album tạo ấn tượng mạnh nhất, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có ấn phẩm nào vượt qua được bộ đĩa White Album của The Beatles, Playing Possum (Carly Simon) hay Never Mind the Bollocks (Sex Pistols). Chúng ta hãy cùng chờ xem khoảng 10 năm nữa nghệ thuật ảnh bìa album sẽ tiến đến tầm cỡ nào nhé.

Nguồn udiscovermusic
11 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mấy chiếc bìa đĩa ngày xưa nhìn thích thật, coi hoài không chán, còn giờ thì ngược lại... 😅
2 Bìa đĩa mình thích nhất
AbbeyRoadcover.jpg
Lana-Del-Rey-Born-To-Die-album-cover-web-optimised-820.jpg
tam8101399
TÍCH CỰC
4 năm
Bài viết quá hay!
kevin2012
TÍCH CỰC
4 năm
Nghe nhạc bằng smartphone cũng vậy, nhạc trong máy mình nghe bằng phần mềm PowerAMP, bao giờ mình cũng load hình đính kèm cho bài hát, hình càng đẹp càng nét nghe nhạc càng có hứng thú hơn.
Screenshot_2020-05-23-11-55-35-214_com.maxmpz.audioplayer.jpg
Screenshot_2020-05-23-11-55-10-305_com.maxmpz.audioplayer.jpg
Screenshot_2020-05-23-11-54-49-872_com.maxmpz.audioplayer.jpg
iPhuc
TÍCH CỰC
4 năm
Anh ơi làm 1 bài giới thiệu, cơ chế hoạt động của máy phát điã than đi anh.
Ảnh đơn giản mà rất nghệ thuật.
Ko biết có nguồn nào để mua hay tải về các album covers này ko nhỉ? Mình cảm ơn
tam8101399
TÍCH CỰC
4 năm
@harrisbui1295 không có nhé. chỉ có nước đi mua đĩa thui 😆
Hay, khá thú vị !
Thông tin hữu ích, thks
Tìm hiểu những cái này thú vị thật

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019