Sự tương đồng giữa sự kiện Anti-Mask năm 1919 và bùng nổ lây nhiễm COVID-19

_vphlinh_
16/6/2020 8:18Phản hồi: 44
Sự tương đồng giữa sự kiện Anti-Mask năm 1919 và bùng nổ lây nhiễm COVID-19
Sau hàng tuần liền phải ở lì trong nhà, sau một thời gian dài phải thực hiện các biện pháp cách ly, không được mua sắm, vui chơi, làm việc..., người dân ở các nước lớn, điển hình là tại Mỹ đang cảm thấy mệt mỏi, ngột ngạt, và dần phản ứng lại với các biện pháp y tế được đưa ra để bảo vệ sức khỏe.

my2.jpg
Một trường hợp hiếm hoi kêu gọi mọi người áp dụng các biện pháp cách ly và bảo vệ sức khỏe

Họ tràn xuống đường biểu tình, đòi mở cửa lại các doanh nghiệp, các nơi vui chơi giải trí, các bãi biển, đòi gỡ bỏ lệnh cách ly. Kể cả một số tổ chức chính phủ tại các thành phố cũng có những yêu cầu như mở cửa lại kinh doanh để "cứu" nền kinh tế đang suy giảm, cũng như các hoạt động khác... Chính những việc làm trên đã khiến Mỹ hiện vẫn đang dẫn đầu về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Có vẻ như sự kiện trong đại dịch Cúm Tây Ban Nha đang lặp lại khi mà người dân phản đối lại những biện pháp phòng ngừa lây lan dịch bệnh, điển hình là chống lại lệnh sử dụng khẩu trang... Có lẽ họ đã quên mất những hậu quả tồi tệ của việc "anti-mask" đã từng khiến nước Mỹ phải lao đao như thế nào.

my1.jpg
Trường hợp khác lại thể hiện sự phản đối các biện pháp được khuyến cáo

Mời anh em cùng điểm lại sự kiện đã khiến nước Mỹ kiệt quệ về vật chất lẫn tinh thần do đại dịch năm 1918 đã gây ra, và rồi cùng nhìn lại tình hình của quốc gia "dẫn đầu" ấy ngay thời điểm hiện tại. Liệu rằng, "quyền tự do, dân chủ" có đang bị lạm dụng hay hiểu sai ngay lúc này?



Đại dịch Cúm Tây Ban Nha tại San Francisco


Đại dịch cúm năm 1918 - thường được biết đến với tên gọi là Cúm Tây Ban Nha (mặc dù cho tới nay chúng ta vẫn chưa rõ về nguồn gốc xuất phát của bệnh dịch này), đã hoành hành và để lại một "ấn tượng" khó quên tại Mỹ khi có hơn 25 triệu người dân nước này bị lây nhiễm, cướp đi hơn 675.000 sinh mạng tại quốc gia này, và gây ra khoảng hơn 50 triệu ca tử vong trên toàn thế giới lúc bây giờ. Đại dịch này xuất hiện lần đầu vào năm 1918, và đã có tổng cộng 4 đợt bùng nổ lây nhiễm trong khoảng thời gian từ năm 1918 - 1919. Thời điểm đó, người ta cũng chỉ đơn giản coi nó là một bệnh cúm mùa nào đó.

pandemic.jpg
Nhà hát thành phố tại Oakland, California được trưng dụng để làm bệnh viện dã chiến vào thời kì đại dịch Cúm Tây Ban Nha hoành hành tại Mỹ

Một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Mỹ là tại San Francisco. Vào thời điểm dịch vừa mới bùng phát, các nhà lãnh đạo tại đây đã ngay lập tức đứa ra các biện pháp đối phó nghiêm ngặt, và nơi đây trở thành một trong những thành phố đầu tiên thực hiện nghiêm ngặt lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố. Trường học và nhà thờ đều đóng cửa, các hoạt động tụ họp đông người đều bị nghiêm cấm. Các phương pháp phòng ngừa được chính phủ phát động và yêu cầu nghiêm túc thực hiện như cách ly xã hội bên cạnh việc sử dụng các cách thức giữ vệ sinh khác.

Tháng 10 năm 1918, hội đồng giám sát tại San Francisco yêu cầu người dân sử dụng khẩu trang nơi công cộng. Người vi phạm sẽ bị phạt về hành chính, thậm chí là bị bắt giam. Phương pháp này dần có hiệu quả.
Vào tháng 11, số liệu báo cáo cho thấy các ca bệnh dần được kiểm soát và giảm dần, và San Francisco dần gỡ bỏ các lệnh cấm, các quán bar, rạp phim, câu lạc bộ thể thao hoạt động trở lại, lệnh buộc dùng khẩu trang cũng được thu hồi.

Tuy nhiên, chỉ một tháng sau đó, số ca nhiễm đột ngột tăng trở lại, và chính phủ liền áp dụng lại lệnh sử dụng khẩu trang vào tháng Một. Thế nhưng, rất nhiều người dân, bao gồm cả "Hội chống khẩu trang" (hay được gọi là "Anti-Mask League") đã phản đối lại yêu cầu này của chính phủ.


Anti-Mask League

Quảng cáo


Khoảng thời gian cuối năm 1918, khi làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch bệnh càn quét San Francisco, rất nhiều người dân tại đây lại chọn cách phản đối lại những phương pháp ngăn ngừa lây lan mà chính phủ khuyến cáo. Kể cả những người trước đây tuân thủ việc sử dụng khẩu trang thì bấy giờ, họ lại từ chối tuân thủ cách thức này.

pandemic2.jpg
Trung tâm cấp cứu đối phó dịch cúm được dựng lên ngay tại khu dân cư ở San Francisco với sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế thuộc Hải quân Mỹ nhằm giúp những người bệnh bị mắc kẹt tại đây

Tim Mak - một điều tra viên của NPR tại thủ đô Washington, đã vô tình biết đến một tổ chức gọi là "Anti-Mask League" xuất hiện khoảng cuối năm 1918 - đầu năm 1919. Sự tương đồng giữa tổ chức này và của những cư dân Mỹ đang chống lại các lệnh cách ly của chính phủ là khá lớn. Điều này đã khiến Tim rất hiếu kỳ, và khi điều tra sâu hơn, ông càng khám phá được nhiều sự tương đồng hơn. Ông "thấy sự phản đối đến từ cộng đồng các doanh nghiệp, những người dân theo chủ nghĩa tự do cá nhân cảm thấy rằng các phương pháp bảo vệ sức khỏe gây ra sự áp bức, và nếu chính phủ có thể đàn áp người dân bằng cách buộc họ phải sử dụng khẩu trang, chính phủ cũng sẽ tiếp tục đàn áp họ thêo nhiều cách thức khác nữa".

Đã có ít nhất một cá nhân nào đó từng gửi một thiết bị gây nổ hòng phá hoại văn phòng chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại San Francisco. Một tình hướng tương tự gần như đã xảy ra vào đầu tháng Tư năm nay, khi mà chuyên gia hàng đầu nước Mỹ, người phụ trách nghiên cứu về virus corona - bác sĩ Anthony Fauci, cũng phải đối mặt với những đe dọa nguy hiểm như thế.


Cuộc diễu hành của Hội Anti-Mask


Diễn ra vào ngày 25/01/1919 và có tới 4500 người tham gia. Hai ngày sau, một thành viên thuộc hội đồng giám sát thành phố San Francisco - Charles Nelson, đã xuất hiện và lên tiếng đồng tình với sự kiện diễu hành này khi cho rằng lệnh buộc sử dụng khẩu trang là "vi phạm đến quyền tự do cá nhân, không phù hợp với tinh thần của một dân tộc dân chủ khi buộc người dân phải sử dụng khẩu trang mặc dù họ không tin vào tác dụng của việc làm này, cũng như họ cảm thấy sức khỏe của họ có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng khẩu trang."

Quảng cáo


Đối nghịch lại với Charles Nelson, thị trường San Francisco, ông James Rolph đã bày tỏ rằng ông "sẽ không phản đối lại những lời khuyên của đại đa số các bác sĩ đã đưa ra, cũng như sẽ không ngu ngốc và lố bịch đến mức có những hành động chống lại chính phủ và quân đội". Ông cũng khuyên người dân thay vì "nổi dậy" đấu tranh chỉ bởi một chút sự bất tiện trong việc dùng khẩu trang, họ nên suy nghĩ chung cho sức khỏe cộng đồng thì hơn.

Cuối tháng 2 năm 1919, số ca nhiễm tại San Francisco đã tăng gấp đôi so với tháng 11, từ 1.857 ca lên đến 3.213 ca. Số liệu thống kê sau khi dịch bệnh kết thúc cho thấy, đã có 45.000 người dân tại San Francisco bị nhiễm bệnh và số ca tử vong là 3.500 ca.


Sức khỏe cộng đồng với Quyền cá nhân


Những tranh cãi đối với các phương pháp (đôi khi hơi hà khắc) để bảo vệ sức khỏe trong thời điểm năm 1918-1919 dường như lại đang lặp lại ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chính phủ hiện nay dường như không còn mấy đặt nặng vấn đề sức khỏe bằng các vấn đề về nhân quyền và kinh tế như trước nữa.

Bài học từ sự kiện năm 1918-1919 chính là lời cảnh báo rõ ràng nhất về vấn đề bảo vệ sức khỏe thay vì các vấn đề khác. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, những quốc gia và thành phố áp dụng nghiêm các biện pháp cách ly, phong tỏa và bảo vệ sức khỏe... trong khoảng thời gian dài nhất định đều có tỉ lệ lây nhiễm và tử vong khá thấp. Điều này cho thấy các hành động phòng ngừa đi kèm với sự thận trọng cao chính là cách tối ưu nhất.

pandemic3.jpg
Một trong số những người tham gia biểu tình chống lại các biện pháp cách ly và bảo vệ sức khỏe ngay trước tòa nhà chính phủ tại Indiana

Dù rằng chính phủ các nước đều đã nhận thức rõ những nguy cơ, và một bộ phận người dân cũng nhận thức được điều tương tự, nhưng hẳn phải còn rất lâu nữa mới có thể thống kê đầy đủ những thiệt hại mà đại dịch COVID-19 đã gây ra trên toàn cầu.

Theo Howstuffworks
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Do sự khác biệt về văn hóa cũng như cách nhìn nhận, quan điểm của phương Tây & phương Đông nên lượng người nhiễm & chết do nCoV cũng khác xa nhau! Nói về thiệt hại thì thế giới đã fải chịu bao mất mát cả về tiền bạc lẫn nhân mạng, ko ngờ ở thế giới hiện đại như ngày nay mà dịch bệnh vẫn có thể xảy ra trên 1 diện rộng & ảnh hưởng sâu rộng đến thói quen, phong tục đi lại của con người đến vậy 😔
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Thien Quoc
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 A.I kinh thật.
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@crazysexycool1981 Được về với chúa là niềm vinh hạnh và mục tiêu trong đời nên đó là lí do dân Mỹ hay châu Âu ko sợ. Nét đẹp của đạo là như vậy đó. Giúp cho nhân loại có sức mạnh chiến thắng bệnh tật, dù cái giá phải trả là 1tr hay 100tr người.
@mycb919 Nhưng thực tế thì sao? Sau cái chết thì vẫn sẽ trở về với cát bụi như chưa từng xuất hiện trong đời. Mấy thứ bạn nói chỉ giúp an ủi tinh thần cho con người, chứ sống thực tế & đời thường vẫn thấy thoải mái hơn 🤓
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@crazysexycool1981 Dân mỹ họ thích sướng á. Nên giữa chết sướng còn hơn sống khổ thì rõ ràng chết vẫn hơn rồi.
thời nào cũng có nhóm công dân ưu tú với thái độ lồi lõm 😁
ai phản đối thì cho vô bv làm công ích 2 ngày ,đeo khẩu trang liên tục tới mức rát tai ,mặc đồ bảo hộ đến độ như đang sông hơi
ở ngoài sướng rững mỡ nên nghĩ đủ thứ chiện tào lao : |
@kixx Cái này gọi là nhận thức về thế giới quan xung quanh rất kém.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lý luận Mác - Lê tuy trừu tượng nhưng khi vấn đề nào đó xảy ra ta nhìn nhận lại thì quả là nó chính xác với thực tế.
Việc Anti này nó xảy ra trong tư tưởng giữa tư bản và chủ nghĩa xã hội, từ đó nhận thức sẽ khác nhau.
Nên là thôi, mình tự bảo vệ mình là tốt nhất, chứ đừng trông đợi vào ai cả
tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
các phong trào anti mask, biểu tình sẽ giúp Mĩ thay vì đợi vacxin thì sẽ sớm có được miễn dịch cộng đồng
@tokylo Minh ko ati vac, ko anti mask. Chỉ ati vac có chứa theomerasol
nói gì thì khẩu trang vẫn là thứ vũ khí chống lại virus hiệu quả nhất sau ý thức của con người
LinhVN1807
TÍCH CỰC
4 năm
thời nào cug có người có suy nghĩ nông cạn 😃
Cho chết hết đi chứ thấy dân mẽo là bực thay cho đội ngũ y tế rồi đó, ngta gồng 2 cái vành tai lên để đeo khẩu trang 24/24 là vì ai? Vì cái đám ko thích đeo khẩu trang...
Dm dân ngu làm chết nhiều người và kinh tế điêu đứng
Ở mỹ là xứ tự do, người dân đc quyền lập khu tự trị, cảnh sát đc bắn người da đen nếu thấy cần, tổng thống bị chửi như thú, và đương nhiên mọi người có quyền chết theo cách họ muốn đó là ko đeo khẩu trang. Mỹ lại là xứ nhập cư, hàng xóm của một người mễ là một người pháp và cảnh sát là một người trung quốc. Giữa họ ko có bất kì mối liên hệ nào, cứ theo luật mà xử.
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@trantruongseven911 Được quyền cái beep 😆 đợi Trump tái đắc cử nó dội bom vào khu seattle 😃)
Mỹ nó hết tin vào mask vì đi biểu tình thì ko sao, đám tang GF thì ko sao, đi biểu dương LGBT thì ok , nhưng đi tranh cử bỏ phiếu thì lo lây Wuflu nên chỉ là trò 9 trị. VN cũng tham gia scare Mỹ , Mỹ nó quá biết Vn
bởi vậy mới thấy cái gì cũng có thể có người Anti. Không rõ vì sao có nhiều người kiểu không biết sợ chết là gì và vô cũng cứng đầu
Trước khi anh em comment "không đeo thì dính bệnh đi", những cá nhân như trên đây không chỉ mang nguy cơ nhiễm bệnh cho chính bản thân mình mà còn có khả năng lây nhiễm cho những người không cùng tư tưởng suy nghĩ nữa. Đeo khẩu trang không phải để bảo vệ mình, mà để bảo vệ người xung quanh 😁
Chắc đang nghiên cứu loại 50% ngỏm.
Cách đây vài tháng cũng có topic liên quan đến việc này. Có thằng tự xưng là bác sỹ bênh anti mask, dẫn các phát biểu gì đó bên Mỹ nói là khẩu trang ko có tác dụng. Nhưng tiếc là hình như bài nó bị xóa và nó bị ban rồi😃
@thanhtuantvc Sao lại tiếc cho việc đó?
dhphucs
CAO CẤP
4 năm
đám anti mask + anti vaccine chết bớt thì thế giới này sẽ tốt hơn nhiều, ít nhất là về vấn đề sức khỏe. Đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và cộng đồng mà tụi nó cũng anti thì chết không tiếc.
varentive
ĐẠI BÀNG
4 năm
Họ chấp nhận rủi ro, để đổi lại không bị cách ly, vẫn tiếp tục được kiếm tiền. Có 2 kiểu chết trong suy nghĩ của họ lúc này: 1 là nhiễm bệnh chết với tỷ lệ thấp, 2 là không tiền và khó kiếm ra tiền khi phong tỏa cũng chết dần.

Trường hợp 1: với tâm lý sẽ may mắn họ nghĩ mình không bị lây nhiễm khi tự thấy mình khỏe mạnh, chỉ người bệnh mới nên cách ly và thực hiện các biện pháp khuyến cáo của chính phủ, dù sao thì theo thông tin tỷ lệ nhiễm và chết rất thấp từ ban đầu tại Trung Quốc. Và giới chủ doanh nghiệp cũng ủng hộ cách này dù giới chủ doanh nghiệp sẽ có biện pháp an toàn cho bản thân thay vì người lao động.

Trường hợp 2: cách ly tại nhà, với một xã hội tiêu dùng và theo thói quen họ khó từ bỏ nó, vậy nếu không kiếm được tiền họ cảm giác cuộc sống bế tắc đến đường cùng.

Cho nên theo lập luận đó họ đòi hỏi chọn lựa theo cách của mình. Giữa kinh tế và sự an toàn họ sẽ chọn kinh tế nhưng khi nhiễm bệnh họ không có nhiều cơ hội chọn lựa lại
@varentive dịch này có muốn kiếm tiền cũng kiếm bằng niềm tin. Thương mai ảnh hưởng, máy bay du lịch thì hủy, nơi nơi cắt nhân công, ko ở nhà tự bảo vệ nốt cái mạng đi bầy đặt đòi ra ngoài đú đớn phơi nắng 😁
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
@Moon_Chevalier Thời Covid, đi làm kiếm cái ăn sẽ chết từ từ, ko đi làm thì sẽ ko có cái ăn và chết ngay. Bạn lựa chọn cái nào?
USA nó nghĩ vậy đấy, còn mình thì vẫn đeo khẩu trang bình thường...
varentive
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Moon_Chevalier 😃 thì đó là cách nghĩ của những người Mỹ, ko thể áp đặt suy nghĩ của mình lên họ. Tuân theo lệnh cấm chấp nhận không có thu nhập, chi tiêu vẫn phải chi, tiền cạn dần từng ngày mà bạn không thể làm gì, giới chủ thì liên lạc đòi hỏi mong muốn bạn chấp nhận rủi ro tiếp tục đi làm -> bạn tiếp tục ngồi chờ đợi dịch bệnh sẽ qua nhưng xung quanh toàn tin tức không tốt hay bạn sẽ chọn chấp nhận rủi ro tiếp tục đi làm kiếm tiền cho bản thân, gia đình?
Việc này tôi nghĩ một phần giới chủ doanh nghiệp một phần cổ vũ phá lệnh nên mới có sự rối trong cách xử lý của Mỹ lúc này.
@varentive theo mình biết thì Mỹ đồ ăn rẻ bèo, chưa kể các tổ chức thiện nguyện thường hay đi phát free đồ ăn nên đói là điều vô lý ở mỹ. Chả qua văn hóa ưa xê dịch, bất tuân dân sự nó ngấm vào máu nên ko chịu tuân theo.

Đây là 1 ví dụ điển hình của định luật trò chơi, khi mà các cá nhân luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên hết thì auto lợi ích của toàn bộ tập thể bị giảm sút. Nc mỹ giờ ko biết theo cái kiểu gì nữa, miễn dịch cộng động cũng chả đến mà cách ly thì cũng ko ra hồn 😁
mycb919
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Moon_Chevalier Yoo, chuẩn luôn bro. Game theory này sẽ kéo theo tầm 1tr mạng sống. Nhưng thực ra, nước Mỹ ko lo đâu, lúc đầu dịch họ sợ người chết khiến dân phản đối thôi. Bây giờ khi người dân ko phản đối nữa thì 1tr hay 20tr người chết ko còn là vấn đề đáng lo nữa, chỉ là số liệu thống kê thôi. Mục tiêu bây giờ là bảo vệ tài sản của giới nhà giàu Mỹ an toàn. Dân đen chết 1tr thì sẽ có 1tr người nhập cư khác thế chỗ.
Đến mấy ông tổng thống còn coi thường dịch thì biết làm sao?
Ko chống đc dịch thì chuyển thành :" miễn dịch cộng đồng" là xong
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Vẫn đang đợi ngày mấy anh da trắng thành công cái miễn dịch cộng đồng 😆
Ngu thì chết, tính mạng của mình mà hok bít giữ thì chết là vừa,kêu đeo khẩu trang mà hok đeo thì kệ mẹ nó......sức khỏ của nó,chết đừng đổ thừa chính phủ là được
Bọn Tây nó chỉ thích miễn dịch cộng đồng thôi . Vì họ quá quen với cúm mùa nên ko sợ bằng các quốc gia châu Á .

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019