10 đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại

chloehateshoney
17/6/2020 7:9Phản hồi: 113
10 đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại
Khi nền văn minh của loài người ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó sẽ đi đôi với việc các đại dịch cũng ngày càng nguy hiểm hơn. Việc bùng nổ dân số nhanh chóng là một trong những nguyên nhân cho sự lây lan của dịch bệnh vì nó thường dẫn đến các điều kiện vệ sinh và dinh dưỡng yếu kém. Bên cạnh đó, việc sống chung với các loài động vật cũng là lý do truyền nhiễm các căn bệnh và lan truyền trên phạm vi toàn cầu.

Dưới đây là 10 đại dịch tồi tệ nhất của thế giới trước khi có sự xuất hiện của đại dịch COVID-19:


1. Cái chết đen


Trong thời trung cổ, khoảng năm 1330, một đợt dịch hạch bùng phát ở Trung Quốc vì đây là một trong những nơi giao thương bậc nhất thế giới. Căn bệnh này lan sang Châu Âu do virus ký sinh trên chuột đen và bọ chét khi chúng ẩn nấu trong các đồ đạc được giao thương . Vào tháng 10 năm 1347, một số tàu buôn bán của Ý đã trở về sau chuyến đi đến Phương Đông và mang theo căn bệnh chết người này. Nó nhanh chóng lan rộng khắp lục địa Châu Âu và đến tháng 8 năm 1348, nó đã lan truyền nhanh chóng về phía bắc như nước Anh và được gọi là Cái chết đen do những đốm đen xuất hiện trên khắp người bị nhiễm bệnh. Bệnh dịch đã diễn ra trong vòng 5 năm, trở lại vào mỗi mùa xuân khi bọ chét bị nhiễm bệnh thức dậy sau khi ngủ đông. Con số người chết vô cùng khủng khiếp, đại dịch đã giết chết hơn 25 triệu người, một phần ba dân số Châu Âu lúc đó. Vì vậy, Cái Chết Đen được coi một trong những đại dịch tồi tệ nhất thế giới, quét sạch đến từng ngôi làng, gia đình và khu vực.

Dù đã từng xuất hiện trong quá khứ, nhưng lúc đó mọi người vẫn chưa biết cách để chữa trị cũng như ngăn chặn sự truyền nhiễm của chúng. Tuy nhiên, các nhà khoa học lúc đó đã biết nguyên nhân của nó là do loại gặm nhắm sống gần gũi với con người. Vì vậy, với những hiểu biết và tư duy tiến bộ của mình lúc đó, các quan chức ở thành phố cảng Ragusa do người Venice kiểm soát đã quyết định giữ các thuỷ thủ từ nơi khác đến và cho cách ly cho đến khi chắc chắn họ không mang mầm bệnh.


cai_chet_den_tinhte.png
Một cặp vợ chồng chịu đựng những vết rộp của Cái chết đen, bệnh dịch hạch tràn qua châu Âu vào thời trung cổ. (Từ bản vẽ Kinh thánh Toggenburg, Thụy Sĩ,1411).

Các thuỷ thủ đã bị giữ trên tàu của họ trong vòng 30 ngày để đảm bảo an toàn. Sau đó, khi thấy được tầm quan trọng cũng như hữu ích của việc cách ly, người Venice đã tăng ngày cách ly lên 40 ngày và thành lập những khu cách ly cho những người bệnh. Từ đó, các chốt kiểm dịch và khu cách ly được ra đời và được thực hành rộng rãi ở khắp Châu Âu.


2. Cúm Tây Ban Nha


Còn được gọi là Đại dịch 1918, số người chết vì cúm Tây Ban Nha từ năm 1918 đến 1919 còn nhiều hơn số người chết do Thế chiến thứ nhất. Đây được coi là một trong những đại dịch tàn khốc nhất từng được ghi nhận của nhân loại. Đặc biệt thay, chủng cúm này rất bất thường vì những người nhiễm bệnh đều ở độ tuổi từ 20 đến 40 thay vì trẻ em và người cao tuổi. Virus cúm này sau đó lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Vào giai đoạn cuối của đại dịch, nó đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 28% toàn bộ người dân Mỹ và đã giết chết 675.000 người Mỹ thời bấy giờ.

cum_tay_ban_nha_tinhte.jpg

Mặc dù chỉ diễn ra trong vòng một năm, chủng virus cúm này đã gây ra cái chết cho 50-100 triệu người, và nó lây lan nhanh chóng từ nước này sang nước khác theo bước chân của những người lính trở về nhà sau Thế Chiến I từ khắp nơi trên thế giới.

3. HIV / AIDS


Bắt đầu từ tháng 6 năm 1981, một nhiễm trùng lạ gây phát ban ở nam đồng tính khiến ít nhất 121 người trong số họ chết ngay vào cuối năm đó. Vào lúc đó, các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn về loại bệnh mà họ đang phải đối phó, nhưng tất cả các xét nghiệm của bệnh nhân đều cho thấy sự nhạy cảm đối với một số bệnh hô hấp và một dạng ung thư đặc biệt. Đến năm 1982, "AIDS" lần đầu tiên được sử dụng để mô tả hội chứng suy giảm miễn dịch khi phát hiện ra rằng một trẻ sơ sinh đã mắc bệnh khi nhận máu từ một người nhiễm AIDS. Một tuần sau đó, 22 trường hợp mắc bệnh AIDS ở trẻ sơ sinh đã được báo cáo.

benh_hiv_tinhte.jpg

Quảng cáo


Đến năm 1983, đã có một đợt bùng phát AIDS lớn ở cả nam và nữ ở Trung Phi, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một trong những cách lây lan dịch bệnh này là lây truyền qua đường tình dục. Đến năm 2004, đại dịch HIV / AIDS đã cướp đi sinh mạng của 529.113 người, với hơn 940.000 trường hợp được báo cáo. Cho đến thời điểm hiện tại, con người vẫn chưa tìm ra cách để chữa trị căn bệnh này. HIV/ AIDS cũng đứng đầu trong số các nguyên nhân gây tử vong trên khắp châu Phi, theo sau là bệnh lao.


4. Lao phổi


Bệnh lao đã và đang là một đại dịch trên toàn thế giới, ước tính cứ sau 25 giây nó sẽ cướp đi 1 sinh mạng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 1,3 triệu người chết vì căn bệnh này. Đây là một bệnh truyền nhiễm, tấn công hệ hô hấp và các cơ quan khác và phá hủy các mô cơ thể.

lao_phoi_tinhte.jpg

Nó thường lây truyền qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nó thường xảy ra ở các nước thế giới thứ ba như Châu Phi, Châu Á và đặc biệt tàn phá ở các khu vực trên thế giới có HIV / AIDS, vì nó thường gây tử vong ở những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch này.


5. Bệnh dịch hạch Justinian


Ba trong số các đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử được ghi nhận là đều do một loại vi khuẩn gây nên, Yersinia pestis- một bệnh truyền nhiễm trùng gây tử vong hay còn được gọi là bệnh dịch hạch.

Quảng cáo



Bệnh dịch hạch Justinian xuất hiện đầu tiên ở Constaninople- thủ đô của Đế Quốc Byzantine vào năm 541 sau Công Nguyên. là bọ chét sống ký sinh trên chuột đen. Lũ chuột đen lại ẩn náu trên thuyền và xe ngựa chở hàng cống nạp tới thành phố Constantinople. Bệnh dịch đã tàn phá Constatinople và lan rộng nhanh chóng trên khắp Châu Âu, Chấu Á, Ả Rập và khiến khoảng 30 đến 50 triệu người chết, gần như một nửa dân số thế giới thời điểm đó.

dich_hach_tinhte.jpg
Yersinia pestis, trước đây là pasteurella pestis, là vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch. Hình ảnh của virus khi được nhìn dưới kính hiển vi quang học X 1000.

Vào lúc đó, người dân không có quá nhiều kiến thức về y học, cho nên cách duy nhẩt để tránh bị bệnh là không gặp những người bệnh. Bệnh dịch này kéo dài đến 200 năm, và phần lớn những người có thể sống sót qua đại dịch đều có khả năng đề kháng vô cùng tốt.

6. Cúm châu Á


Cúm châu Á là một chủng cúm A đặc biệt (còn được gọi là H2N2) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 70.000 người trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1958. Điều đáng sợ về căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt này là ban đầu nó chỉ lây nhiễm trong một pham vi rất nhỏ, chỉ có một vài trường hợp cuối mùa xuân đầu hè năm 1957. Nhưng khi năm học bắt đầu, trẻ em đi học lại và nhanh chóng truyền bệnh cho các bạn cùng lớp, sau đó chúng mang nó về nhà. Lúc đầu, bệnh chỉ tập trung chủ yếu ở trẻ em, thanh niên và phụ nữ mang thai. May mắn, thời điểm đó các xét nghiệm chuẩn đoán y tế đã được tiến bộ đáng kể, vì thế, chỉ trong một vài tháng, dường như bệnh cúm châu Á đã chấm dứt. Thật không may, một đợt bệnh thứ 2 đã nổ ra, nhắm vào người già. Và làn sóng thứ hai này và lan truyền ra khắp thế giới, đã gây ra rất nhiều thương vong so với ban đầu.

cum_h2n2_tinhte.jpg
Chủng cúm H2N2 đã gây ra đại dịch giết chết ít nhất 1 triệu người trên toàn thế giới. Hình ảnh về hơn 150 người đàn ông trong quân đội Thụy Điển đã mắc bệnh trong một phòng tập thể hình ở Luleå ở miền bắc Thụy Điển.

7. Bệnh đậu mùa


Lúc đầu, bệnh đậu mùa chỉ được coi là một căn bệnh bình thường của người châu Âu trong hàng ngàn năm, nhưng mãi đến khoảng thời gian khi trật tự Thế giới mới được thiết lập, căn bệnh truyền nhiễm này mới trở thành một trong những đại dịch nguy hiểm nhất thế giới. Vào năm 1633, và sau đó một lần nữa vào những năm 1790, bệnh đậu mùa lây truyền trên toàn thế giới do những người định cư từ châu Âu mang đến. Căn bệnh đã lây nhiễm khắp các bộ lạc người Mỹ bản địa ở vùng Đông Bắc, và đã xóa sổ tới 70% dân số của một bộ lạc trong cùng một lúc. Người Mỹ bản địa không có bất kỳ phản ứng miễn dịch nào đối với căn bệnh này, đó là lý do tại sao họ rất dễ mắc bệnh.

dau_mua_tinhte.jpg
Bác sĩ Edward Jenner thực hiện tiêm vắc-xin đầu tiên chống bệnh đậu mùa trên James Phipps, con trai của người làm vườn của mình, khoảng năm 1796.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 18, bệnh đậu mùa đã trở thành đại dịch virus đầu tiên được chấm dứt bằng vắc-xin nhờ một bác sĩ người Anh tên Edward Jenner. Phải mất gần hai thế kỷ, vào năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới mới tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị xóa hoàn toàn khỏi bề mặt Trái đất. Và cho đến nay đậu mùa được xem là căn bệnh duy nhất mà con người xóa sổ được trên phạm vi toàn cầu.


8. Sốt trại


Bệnh này được biết đến với nhiều tên gọi, bao gồm sốt tù hay sốt chiến tranh, nhưng về mặt khoa học, nó được gọi là sốt phát ban. Đây là một bệnh truyền nhiễm xảy ra do điều kiện sống quá dơ bẩn và đông đúc và nó được truyền từ người này sang người khác do chấy rận. Trong Chiến tranh Napoléon, Nạn đói Irish Potato, Thế chiến thứ I ở Nga, Ba Lan và Rumani, và trong các trại tập trung trong Thế chiến II, điều kiện sống quá thiếu thốn, con người phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cho nên việc giữ vệ sinh là một điều vô cùng xa xỉ. Sốt phát ban đã gây ra vài triệu cái chết trong quá khứ, nhưng bây giờ, nó ít lây lan và xuất hiện hơn nhiều khi các tiêu chuẩn vệ sinh cũng như y tế đã được cải thiện.

9. Dịch tả


Vào những năm 1817 đến năm 1823, có một đại dịch mang tên Dịch tả và cũng là đại dịch gây nên hàng triệu người dân Ấn Độ vào thời điểm đó. Việc thiếu thốn về phương tiện y tế cũng như kiến thức y khoa, đã làm đại dịch nhanh chóng bùng phát thêm nhiều lần và lan truyền nhah khắp các châu lục khác trong một thời gian ngắn sau đó.

Sau đó, vào đầu thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ, dịch tả đã hoành hành và giết chết hàng chục ngàn người ở Anh. Lý thuyết khoa học thịnh hành thời đó nói rằng căn bệnh này lây lan qua khí hôi được gọi là miasma. Nhưng một bác sĩ người Anh tên John Snow đã phản bác lại ý kiến đó và cho rằng nguyên nhân gây ra căn bệnh bí ẩn đã giết chết nhiều người trong vài ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đang ẩn chứa trong nguồn nước uống của London. Sau khi tìm ra nguyên nhân cụ thể, ông đã thuyết phục các nhà chức trách tuyên truyền không nên sử dụng nguồn nước máy bị ô nhiễm. Vì vậy, dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát ngay sau đó.

dich_ta_tinhte.jpg

Tuy nhiên, ở các nước Châu Á và Châu Phi, do nền kinh tế yếu, dân trí thấp cũng như điều kiện sinh hoạt và hệ thống y tế chưa phát triển, nên dịch tả vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay. Riêng tại miền Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc năm 1937, dịch tả đã giết hại hơn 75.000 người. Tuy nhiên, các nước phát triển với điều kiện sinh hoạt tốt thì gần như căn bệnh này đã biến mất hoàn toàn.


10. Bệnh dịch hạch ở Athens


Đây được coi đại dịch đầu tiên của nhân loại. Vào năm 430 trước Công nguyên, một căn bệnh truyền nhiễm đã xâm nhập Athens, và hoành hành trong Chiến tranh Peloponnesian. Dịch bệnh kéo dài ba năm và lây nhiễm hầu hết dân số của thành phố, ước tính khoảng 75.000 đến 100.000 người mắc bệnh. Một phần tư dân số của thành phố đã không qua khỏi và nó được coi là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân Athens. Đến nỗi người Athen đã ủy thác cho nhà sử học nổi tiếng Thucydides để ghi chép cẩn thận các triệu chứng và tiến triển của bệnh để cảnh báo cho các thế hệ đời sau để đối phó với căn bệnh này. Tuy thông tin về dịch bệnh đã được ghi lại, nhưng những dữ liệu nhân học pháp y khi khai quật các phần mộ lại không tìm được dấu tích gì của dịch bệnh nên điều này vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

Theo CPR Certified & History
113 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kinh thiệt, nhân loại đã từng fải đối mặt với những nạn dịch với số người chết vượt xa nCoV, lên đến vài chục triệu người 😐
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@devil.hunter Do bạn nhìn lại lịch sử thì mới thấy y học hồi đó chưa phát triển, chứ thực ra hiện tại bây giờ và hiện tại trong quá khứ đều là hiện tại cả. 50 năm sau này chắc chắn cũng sẽ cho rằng y học của 2020 kém phát triển, không chữa đc Cô Vy thôi.
@FanSkyPantech Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ chữa được hay không chữa được đâu bạn nhé. Có nhiều bệnh đến hiện tại đã chữa được đâu. Cái quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương thức lây lan thật nhanh để có biện pháp ngăn ngừa, đó mới là cái quan trọng hơn cả việc tìm thuốc chữa.
@sskkb Tên Na.cô Na.Cô Rô Na
@Alexandrosssss T mới đặt con t rồi, khác đi nha 😆
Cúm TBN gọi theo tên của quốc gia có số báo cáo ca mắc cao nhất
Nhưng thực tế thì TBN là nước trung lập trong WW1 nên có báo cáo còn các nước tham chiến thì giấu nhẹm thông tin. Do đó số mắc và chết giai đoạn đó cao hơn nhiều so với tài liệu ghi nhận
@tamdinh69 Gọi là Cô Vít 19
Thien Quoc
TÍCH CỰC
4 năm
@tamdinh69 Thực ra việc gọi là gì (mang tính đại chúng) mang tính chính trị nhiều hơn. Ví dụ như viêm não Nhật Bản. Ngay cả ông Thủ tướng Nhật Bản khi nói việc hỗ trợ y tế với Việt Nam cũng nhắc đến bệnh viêm não Nhật Bản, có kiêng kị gì đâu. Một phần vì bệnh này không lây lan rộng, tầm ảnh hưởng ít, có nhắc tên quốc gia cũng chả sao. Virus Ebola cũng vậy, dù gây hậu quả nặng, ám ảnh lớn nhưng bản thân quốc gia có địa danh Ebola được gắn với dịch lại là quốc gia nhỏ, yếu, cấm có ý kiến nhá. Ngược lại, Covid-19 lại có tác động khủng khiếp, hệ lụy nghiêm trọng nên bằng mọi giá Trung Quốc không muốn gắn tên mình với nó. Kết quả là lẽ ra theo thông lệ (mang tính đại chúng) gọi tên theo nơi phát sinh đầu tiên là Vũ Hán (virus Vũ Hán chẳng hạn) thì họ vừa đe dọa vừa xoa nắn để không gắn tên virus với nước họ. Vịt không nói, ngay cả châu Âu chính thức cũng chả dại nhắc đến để hệ lụy kinh tế, ngay TT Mỹ mạnh thế mà nhắc đến còn gây cãi nhau nội bộ nữa và cuối cùng chính thức cũng đành gọi theo WHO.
tamdinh69
TÍCH CỰC
4 năm
@Thien Quoc Cảm ơn bạn vì những thông tin trên 👍
@tamdinh69 Đặt tên cho bệnh là vấn đề rất nhạy cảm.
Về phân loại, hiện tại có tổ chức phân loại bệnh quốc tế (ICD), họ đặt hết tất cả các bệnh theo số và ban hành bản danh sách ICD thường kì. Giới chuyên môn có thể tranh cãi về tên bệnh nhưng mã ICD thống nhất là không ý kiến gì hết
Về tên gọi thì không có quy tắc toàn cầu vì nhiều bệnh chỉ lưu hành địa phương và do địa phương tự đặt. Với các bệnh quy mô lớn toàn cầu thì các tổ chức quốc tế gồm WHO, FAO, OIE... mới phải cùng họp thống nhất.
Tuy vậy, một số nguyên tắc được thống nhất sẽ áp dụng chung khi đặt tên gồm có, ưu tiên đặt tên theo triệu chứng, mức độ, tác nhân và một số thành tố trung lập như năm phát hiện...Như bệnh Covid19 là viết tắt của bệnh do Corona Virus năm 2019
Tránh các yếu tố như địa dư, tên riêng, các yếu tố văn hoá, nghề nghiệp hoặc các từ ngữ mập mờ.
Tương lai chắc chắn còn nhiều dịch bệnh kinh khủng hơn cả Covid 19. Con người tàn phá thiên nhiên bao nhiêu thì thiên nhiên sẽ trả lại bấy nhiêu.
@hnadov T thấy thiên nhiên trả lại hơi nhẹ tay.
kunsubin
TÍCH CỰC
4 năm
@hnadov con người cũng không khác j tạo hóa động vật, sinh ra và đến hồi kết tuyệt chủng
@ThuanNguyen94 Game is just beginning
17benthuy
TÍCH CỰC
4 năm
@hnadov loài ng rồi cũng như loài khủng long trc kia, khi thống trị trai đất và đứng đầu chuỗi thức ăn quá lâu thì sẽ bị tạo hóa reset
Thế còn dịch Sẹc Xí sao ko nhắt tới ... bệnh này lây qua đường in tẹt nét 😆😆😆😝😌😂
@Bão Sài Gòn comment nhổn làm.
2019 - 2020 Virus China 😁
down_load
TÍCH CỰC
4 năm
@JoseyHan Virus Wuhan cúm China
Danial
TÍCH CỰC
4 năm
@JoseyHan Do ngài Trâm từ Mỹ nói từ này cho nên mới bùng phát dữ dội nhất trên đất Mỹ, người xưa gọi là nghiệp miệng đấy, phải cẩn thận, ông trời đang nghe , đừng thốt ra từ này nữa bạn nhé!
n3v3Rm1nD
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Danial nhảm vừa thôi
Andydo611
TÍCH CỰC
4 năm
@JoseyHan Cúm Vũ Hán nha mấy cháu thế hệ 2030 😆
Cái từ "Quarantine" - cách ly - chính là bắt nguồn từ số 40 (quaranta) ngày mà các thủy thủ phải ở trên tàu ở Venice
nguyenlh361
ĐẠI BÀNG
4 năm
@sskkb Interesting
RockyChen
ĐẠI BÀNG
4 năm
@sskkb đang định comment thì thấy 😃
Khiem Lee
ĐẠI BÀNG
4 năm
@sskkb cảm ơn bạn đã mình cho 1 thông tin
Khá nhiều đại dịch lấy tên đại dịch xuất phát. Nhưng tuyệt nhiên ko có trung quốc dù : 1. CÁI CHẾT ĐEN và covid - 19 đều xuất phát từ trung quốc, dù chúng nhanh chóng thành đại dịch thế giới?
vnv88
TÍCH CỰC
4 năm
@tranthuy85 Con virus corona này được gọi là nCoV, còn dịch bệnh mà nó gây ra là COVID-19 bác ạ.
Andydo611
TÍCH CỰC
4 năm
@redneon Cúm TBN đến từ Tàu Khựa đây bạn đèn ĐỎ
https://www.nationalgeographic.com/news/2014/1/140123-spanish-flu-1918-china-origins-pandemic-science-health/
@vnv88 Liên thiên, tên đại dịch được who đặt tên, do tq kiểm soát who nên nó gọi là cúm mỹ cũng được. Tên không quan trọng đâu, quan trọng là mục đích mà cái tên hướng tới.
vnv88
TÍCH CỰC
4 năm
@Pentanol Thì đấy là cái tên chung mà. Chẳng cần biết dân tình gọi nó là cái gì. Virus Vũ Hán, cúm tàu gì thì gì, tên chính thức của đại dịch là COVID-19.
Anh khựa có đóng góp nhỏ 1/10.
@hongphuc1992 2/10
Đọc mới biết con người thật phi thường khi vượt qua đc 10 cơn bĩ cực này
Sự phát hiện của bệnh HIV cũng éo le nhỉ
BenGlo
CAO CẤP
4 năm
@Nguyễn Thắng 89 Và mới chỉ 3 người được chữa khỏi :v
Đậu mùa, bạch hầu, ho gà, uốn ván ...vv ... là những bệnh có thể phòng ngừa bằng vacsin.
Không hiểu, và từ chối hiểu sao Vn tuần vừa rồi có 1 ca chết vì bạch hầu. Một lũ anti vacxin đi hại người.

Covid cũng chỉ là đại dịch bây giờ thôi, cuối năm ra vacxin là khỏi hết 😁 .
@megatroll Có đứa anti vaccine mới đăng bài mong sớm có vaccine ngừa covid.
nnquangit
TÍCH CỰC
4 năm
@megatroll Vùng sâu xa nó ko có chích vaccine bác ơi
chjpfun
TÍCH CỰC
4 năm
@megatroll không có gì chắc chắn cả, vô số các bệnh dịch lớn đến giờ vẫn chưa có vaccin đâu
Dịch đáng sợ nhất trong nhiều năm tiếp tới là dịch anti vaccine
Nhưng các loại cúm này không nguy hiểm bằng "cúm bựa", "cúm bựa" gây chết chóc còn nhiều hơn.
_ Thực ra nên kể thêm dịch sốt rét, thứ bệnh giết người từ lúc con người còn ăn lông ở lỗ và có lẽ là giết nhiều người nhất trong tất cả các loại dịch bệnh từ trước tới nay.
Jinnie KTL
TÍCH CỰC
4 năm
Giờ có dịch đắm chìm vào công nghệ
kinh khủng khiếp. Virus Vũ Hán sợ rằng nguy hiểm hơn mấy con virus kia
Danial
TÍCH CỰC
4 năm
@longbc Do ngài Trâm từ Mỹ nói từ này cho nên mới bùng phát dữ dội nhất trên đất Mỹ, người xưa gọi là nghiệp miệng đấy, phải cẩn thận, ông trời đang nghe , đừng thốt ra từ này nữa bạn nhé!
@Danial Virus Vũ Hán, Cúm Tàu, Cúm Khựa,...
Đại dịch nào cũng tan tát
COVID-19 có thể lại sắp làm danh sách này dài hơn rồi...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019