Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tại sao những bức tượng Ai Cập cổ đại thường bị mất mũi?

Rubi Lee
17/6/2020 8:22Phản hồi: 70
Tại sao những bức tượng Ai Cập cổ đại thường bị mất mũi?
Một điều kỳ lạ mà chắc có lẽ nhiều bạn cũng đã tự hỏi và đặt ra nhiều giả thiết cho vấn đề "Tại sao những bức tượng Ai Cập trong bảo tàng lại không có mũi". Là do chiếc mũi đã bị hư hại sau hàng ngàn năm hoặc có lẽ là do lỗi trong quá trình vận chuyển hay có một lí do nào khác dẫn đến việc "mất mũi" hàng loạt này.

Một số giả thiết được các nhà khảo cổ học đưa ra cho rằng hiện tượng này có thể là do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sức mạnh của thời gian đã làm ảnh hưởng cấu trúc của những bức tượng đá. Nhiều bức tượng cổ được tìm thấy dưới những lớp đất cát và chúng đã chịu tác động quá lâu từ những tác nhân này, do vậy nhiều bộ phận đã bị hư hại. Do phần mũi nhô ra trên những bức tượng rất dễ bị hư hại và vỡ khi gặp phải các tác động mạnh. Thế nhưng không chỉ những bức tượng mà người ta còn nhận ra đến cả trên những bức phù điêu, hình vẽ vốn bằng phẳng thì chiếc mũi cũng "không cánh mà bay". Thế thì lý do không đơn giản chỉ là tai nạn ngẫu nhiên.

tuong-ai-cap-4.jpg

Bleiberg người quản lý của phòng trưng bày nghệ thuật Ai Cập tại bảo tàng Brooklyn, Mỹ đã có những chia sẻ về hiện tượng này rất có thể là hành động phá hoại có chủ đích bởi các động cơ chính trị, tôn giáo. Trong văn hoá người Ai Cập cổ đại, điều quan trọng cần lưu ý rằng người xưa tin rằng quyền năng, linh hồn con người được gắn với hình dạng cơ thể, nghĩa là linh hồn những vị thần hay người đã mất cũng có thể ở lại và cư ngụ bên trong những bức tượng được điêu khắc mang hình dạng của chính họ. Do đó, nhiều khả năng đây là hành động của việc phá hoại nhằm vô hiệu sức mạnh, linh hồn của bức tượng đó.

tuong-ai-cap-3.jpg


Cũng theo tôn giáo Ai Cập, một quy ước đã tồn tại từ rất lâu: các vị vua có nhiệm vụ cung cấp, tế nạp cho những vị thần, và đổi lại các đấng trên cao ấy sẽ bảo vệ và phù hộ cho toàn dân Ai Cập. Và những bức tượng ở đây sẽ đóng vai trò đại diện của các vị thần ở thế giới này. Bleiberg cũng chia sẽ thêm rằng những bức tượng bị hư hỏng sẽ không còn chức năng nữa. Bởi người xưa quan niệm nếu bức tượng không còn mũi, linh hồn bên trong sẽ không thể thở và biến mất, còn nếu thiếu tai, bức tượng sẽ không thể nghe được lời cầu nguyện của người dân. Thiếu tay thì linh hồn thần cư ngụ trong bức tượng không thể làm nhiệm vụ của mình cũng như không thể nhận cống phẩm.

Những bức tượng được trưng bày trong bảo tàng đa phần được tìm thấy trong các ngôi mộ và đền thờ xưa với mục đích nghi lễ. Những bức tượng đó có thể là đại diện cho những vị thần, vị vua, hoặc các tầng lớp cao trong xã hội. Người Ai Cập xưa thường đem các lễ vật, đồ cúng tế, thức ăn để nuôi những người quá cố ở thế giới tiếp theo, hay còn gọi là "thế giới vĩnh hằng" theo văn hoá Ai Cập. Bởi thế những kẻ làm ra chuyện này chính là những tên trộm. Vào thời kỳ Pharaonic, người xưa rất tin vào quyền năng của những bức tượng, ngay cả những tên trộm mộ nho nhỏ, chúng muốn lấy đi những tế phẩm quý giá, nhưng cũng rất lo ngại những người đã mất có thể trả thù, bởi thế chúng huỷ đi phần mũi để linh hồn không thở được rồi biến mất.

tuong-ai-cap-1.jpg

Sự việc này ngày càng phổ biến và nhiều lo lắng về việc mạo phạm các vị thần bắt đầu xuất hiện, các Pharaoh thời bấy giờ thường xuyên ban hành nhiều sắc lệnh kèm các hình phạt kinh khủng để răn đe những kẻ có hành vi báng bổ. Người Ai Cập cổ đại cũng thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ những bức điêu khắc của mình, họ đặt những bức tượng vào hốc sâu trong các đền thờ, lăng mộ để tượng được bảo vệ bởi 3 bức tường, thậm chí còn xây thêm bức tượng chắn phía trước chỉ đục khoét 2 hốc mắt nhỏ. Thế nhưng chúng thật sự không hiệu quả, bằng chứng là vẫn rất nhiều bức tượng bị mất mũi.

Hiện tượng những bức tượng mất mũi không chỉ xảy ra ở Ai Cập mà còn xuất hiện ở Hy Lạp, La Mã. Giải thích cho sự tương đồng này, chuyên gia sử học tại Đại học Nottingham, Anh - Mark Bradley cho hay, tuy hành động có vẻ giống nhau, thế nhưng về mặt ý nghĩa là khác nhau, việc phá hoại mũi ở những quốc gia này không mang ý giết chết linh hồn bên trong mà biểu thị cho hành vi nhạo báng danh dự.

Theo cnn
70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình từng đọc bên Genk thấy giải thích vụ này là do bọn trộm mộ khi đứng trước kho báu trong lăng tẩm sợ người đã khuất trả thù nên chúng đập, kiểu như đập vỡ tai tượng sẽ khiến thần linh ko thể nghe được lời khẩn cầu của công chúng, đập vỡ tay thì ko thể đưa ra sự cứu vớt. Sau này, người phương Tây đến Ai Cập cũng phá hủy rất nhiều bức tượng, nhằm ngăn "những con quỷ ngoại đạo" hồi sinh 🙄
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

https://genk.vn/ly-do-tai-sao-rat-nhieu-tuong-ai-cap-co-bi-mat-mui-bi-an-gay-dau-dau-va-dap-an-den-tu-nhung-ke-trom-mo-2020061608001671.chn
aceracer
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 Kinh nhỡ
.Gù.
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 Báo lều
conkinhong
TÍCH CỰC
4 năm
@crazysexycool1981 Kiểu như mấy bố bây giờ viết lên mọi thứ như tao đã ở đây
@Lê Phú Khương người ta trích dẫn mà, ko thì bảo ổng XL sao
Sợ hồi sinh En Sabah Nur
xyzmen
CAO CẤP
4 năm
@hemilo từ khi anh Tôm Rùi mần phin xác ướp thì các xác đã thề không hồi sinh để không bị tai tiếng.....
@xyzmen Phần phim đó bị mất đi tính phiêu lưu, thần thoại như mấy phần trước, chủ yếu xoáy vào phần hành động chiến đấu với quỷ dữ này nọ!!!!
@xyzmen Tôm Ruồi đóng phim thì chỉ có ảnh toả sáng. Mọi thứ còn lại chỉ việc xoay quanh ảnh. Mà phim TC xem hành động cũng hay.
leonheart79
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Sơn Kao Nhầm tý bạn ơi 🤣🤣🤣
aloso88
TÍCH CỰC
4 năm
đã hiểu thêm 1 chút, thanks mod
@trancongdai Lý do đơn giản, tượng thì không cần thở, mũi đâu có ý nghĩa gì > không có mũi!
Nhân Sư thì có thể do bị thời tiết bào mòn, chứ mấy bức tượng nhỏ là do phá hoại rồi.
@hnadov nhỏ thì dễ va đập
masterss0
TÍCH CỰC
4 năm
@hnadov tượng nhân sư hình như là bị thực dân cho nã pháo vào để tìm đường đi bí mật thì phải
Chưa hiểu lắm.
huuquangce
ĐẠI BÀNG
4 năm
Khá bổ ích
Thời nào cũng có những thiên tài. Kim tự tháp AI Cập đúng là kỳ quan của mọi kỳ quan.
Đọc bài này lại nghĩ tới câu đố nổi tiếng của Nhân Sư: “Sinh vật nào đi bằng 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi trưa và 3 chân vào buổi chiều, và khi nó càng đi bằng nhiều chân thì nó càng yếu".
Đáp án chính là Con Người
@rafaeltran88 còn câu đố nhân sư trong phim Gods of Egypt thế này: trước kia ta chưa từng tồn tại, sau này sẽ luôn có ta, chưa ai nhìn thấy ta và sẽ ko có ai nhìn thấy ta. ta là niềm tin của sinh vật sống và thở. Ta là ai 😁
@Thành Viên Dấu Tên hehe vậy là bồ chưa hiểu câu của mình 😁
Toán Cono
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nicolasdoan Tương lai
@kixx Có hiểu nhưng nó lại mang nghĩa khác với bác ở trên, tôi biết bác nói vui.
Để cát nó không bay vào mũi mà thôi
Hồi xưa rảnh, nhiều thời gian toàn đi làm mấy thứ tinh xảo hoặc kỳ công đến mức không thể giải thích được.
Sơn Kao
TÍCH CỰC
4 năm
Hồi nhỏ có đọc sách nói Napoleon dùng đại bác bắn hư mũi tượng nhân sư.
@Sơn Kao Kkk nếu mà đại bác của Napoleon thì hư cái mặt tượng lun á
ntlvn
CAO CẤP
4 năm
@Sơn Kao Đúng rồi đó, riêng cái tượng nhân sư to bự thì trộm nào phá, do ảnh Napoleon cho lính ảnh làm bia tập bắn, súng trường thôi Ko phải đại bác. Cái mũ trên đầu cũng bể bớt đó.
KiritAmiya
ĐẠI BÀNG
4 năm
Chắc do nó nhô ra, nên bị bào mòn theo năm tháng 😁
@KiritAmiya vậy còn tai :D
mình tưởng để lâu quá nó mục nên rụng 😆)
Cám ơn thông tin mod chia sẻ, đọc những gì về Ai cập cổ đại luôn mang đến cảm giác kỳ bí khó tả
Tr Thay
TÍCH CỰC
4 năm
Mở mang kiến thức, cảm ơn mod
Nhớ là cái tượng nhân sư bị Napoleon bắn vỡ mũi mà nhỉ
còn 1 điều nữa : giống như các bức tượng, các đền thờ la mã ko trắng tinh khôi màu đá như hiện tại mà cũng được sơn khá lòe loẹt , sến sẩm

cả angkor vat cũng thế
5052523_tuong-ai-cap-3.jpg
KnossusTemple.jpg
Đọc cũng thú vị. Thêm nhiều thông tin
Mỗi nền văn minh và thời đại đều có những câu chuyện hay ho

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019