Đời người có hai sự lựa chọn quan trọng nhất: Chọn vợ để lấy và chọn việc để làm. Trong khuôn khổ bài viết này, mình không chia sẻ cách chọn vợ để lấy mà muốn chia sẻ một chút ít với những bạn nào đang loay hoay chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp tới về việc chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp với bản thân. Đây là những kinh nghiệm mình đã đúc kết từ những người xung quanh, các sự kiện tuyển sinh và từ chính bản thân mình. Nào bắt đầu thôi.
Nhưng một điều các bạn cần làm rõ là phân biệt giữa "Đam mê" và "Sở thích". Chính sự nhầm lẫn này làm không ít người sau khi vào học ngành đó thì tỏ ra thất vọng, chán chường. Điều này cũng dễ hiểu, bạn có thể thích việc đó, thích bề nổi của câu chuyện, nhưng khi đi sâu vào vấn đề để làm việc cùng với nó, nghiên cứu về nó thì lại mấy ai chịu nổi. Một ví dụ điển hình nhất là mình, mình thích điện thoại, máy tính, công nghệ nói chung. Nhưng khi đăng kí vào đậu vào Bách Khoa, thì mình nhận ra mình khó có thể nào ngồi hàng chục tiếng mỗi ngày để vẽ AutoCad, viết các đoạn code cho vi xử lý hay lập trình PLC. Cuối cùng mình ra làm trái ngành, tốn hết 4 năm cuộc đời...
Xác định rõ đam mê của chính mình
Đam mê là yếu tố tối quan trọng, vì khi chúng ta học vì đam mê, làm việc vì đam mê thì mỗi ngày sẽ trôi qua như một chuyến đi chơi vậy. Từ đam mê đó, các bạn có thể chia vào những ngành phụ hợp và khối thi phù hợp. Ví dụ, đa số anh em độc giả của Tinh tế đều đam mê Khoa học - Công nghệ, đam mê này có thể hình thành và phát triển hơn nếu các bạn theo học các chuyên ngành kĩ thuật như điện - điện tử, cơ khí, máy tính,... Hoặc nếu là fan của Bill Gates, Steve Jobs, Tim Cook.. muốn trở thành các nhà quản trị thì có thể theo học quản trị kinh doanh, logictis (Tim Cook có nền tảng logictis cực kì mạnh),...etc. Quá bán các bạn trẻ ra trường hiện nay đều làm trái ngành, đó có thể xanh là tín hiệu buồn cho giáo dục đó.
Nhưng một điều các bạn cần làm rõ là phân biệt giữa "Đam mê" và "Sở thích". Chính sự nhầm lẫn này làm không ít người sau khi vào học ngành đó thì tỏ ra thất vọng, chán chường. Điều này cũng dễ hiểu, bạn có thể thích việc đó, thích bề nổi của câu chuyện, nhưng khi đi sâu vào vấn đề để làm việc cùng với nó, nghiên cứu về nó thì lại mấy ai chịu nổi. Một ví dụ điển hình nhất là mình, mình thích điện thoại, máy tính, công nghệ nói chung. Nhưng khi đăng kí vào đậu vào Bách Khoa, thì mình nhận ra mình khó có thể nào ngồi hàng chục tiếng mỗi ngày để vẽ AutoCad, viết các đoạn code cho vi xử lý hay lập trình PLC. Cuối cùng mình ra làm trái ngành, tốn hết 4 năm cuộc đời...

Thế mới nói việc xác định thật rõ đam mê là việc cực kì quan trọng. Xác định tốt bước này, quãng đường 4 năm phía trước sẽ rất tươi sáng vì khi đam mê, các bạn sẽ tập trung mọi thứ vào nó, hy sinh thời gian và nhiều thứ khác để đến với đam mê của mình và chắc chắn sẽ gặt hái được các thành tựu. Trên mạng cũng có nhiều bài text để anh em có thể làm theo và xác định việc chọn ngành. Chúng ta có thể làm theo để tham thảo cũng được nhé.
Xác định thế mạnh của bản thân
Việc xác định thế mạnh của bản thân giúp chúng ta không đặt kì vọng của mình vào những thứ xa vời, nhưng cũng giúp chúng ta khai thác điều đó tốt hơn. Hãy nghĩ về tính cách của mình xem có phù hợp với công việc đó hay không. Bên cạnh đó, trong quãng thời gian đi học, chúng ta học tốt nhất môn gì cũng là thứ để xác định thế mạnh của bản thân.Nếu vừa thích kĩ thuật, lại vừa giỏi toán lý, thì chúc mừng, mọi việc đang diễn ra thật suôn sẻ. Nhưng nếu đam mê của anh em "Say yes", còn thế mạnh lại "Say no" thì sao? Như mình đã nói, chỉ cần có đam mê thì mọi thứ khó khăn sẽ mau chóng vượt qua mà thôi. Tuy nhiên nếu điều đó ngoài tầm với, ngoài khả năng bẩm sinh thì có lẽ chúng ta cũng cần suy nghĩ một xíu để tự đánh giá chính mình. Chúng ta vẫn có thể vẽ một đường khác có liên quan đến đam mê. Ví dụ nếu muốn tiếp xúc với công nghệ, nhưng không giỏi về kĩ thuật để thiết kế ra chúng, anh em vẫn có thể làm những việc liên quan như kinh doanh công nghệ, tham gia vào các việc hỗ trợ sản xuất, thiết kế, hay.. review công nghệ 😁

Tính cách bản thân cũng là một điều liên quan nhiều đến công việc tương lai của anh em. Nếu là một người quản trị nhân sự, làm các công việc xã hội thì bạn không thể là người hướng nội, EQ thấp, ù lì được. Hoặc nếu muốn làm kế toán nhưng tính lại cẩu thả, bừa bãi thì khó mà làm tốt công việc này.
Chọn cụ thể ngành học
Sau khi xác định được điều mình đam mê và thế mạnh bản thân, anh em có thể dễ dàng chọn được ngành học cho mình. Hãy nhớ rằng thời này không như xưa, không phải chỉ có bác sĩ, kĩ sư, kế toán là những ngành được ưa chuộng nữa. Thực tế cho thấy có nhiều ngành có thể đem lại thu nhập và cuộc sống rất tốt cho người chọn nó. Nói điều này là vì mình thấy có nhiều người hay cố gắng học làm Kĩ sư bác sĩ, lúc hỏi tại sao thì họ cũng không biết tại sao, chỉ biết ngành đó xịn :v
Kinh doanh buôn bán, designer, xuất nhập khẩu, nhà báo, thợ máy, logictis, môi trường, fnb (food and beverage),... đều là những ngành tốt cả. Chúng ta có hàng vạn cách để tiếp cận vào những công việc này và đem lại cuộc sống ổn định. Đừng bị cuốn vào hư danh ảo của "các nghề cao quý", chỉ cần sống chết vì công việc của mình thì công việc nào cũng cao quý cả.
Chọn trường
Hãy chọn trường tốt nhất có thể đào tạo ngành mà chúng ta muốn trong tầm khả năng. Thông thường có nhiều trường đều có những ngành nghề đào tạo bị trùng với nhau. Ví dụ tại sao chúng ta phải học Quản trị kinh doanh ở một trường chuyên về đào tạo Điện mà không phải ở Đại học Kinh tế,...?
Việc chọn trường cũng phụ thuộc nhiều vào học lực của sinh viên nữa. Không phải các trường đều có điểm sàn giống nhau, tuy nhiên cơ chế có điểm rồi mới chọn trường đã giúp chúng ta rất nhiều trong việc này. Nếu có điểm số thi tốt, tất nhiên hãy chọn các trường có tiếng tăm, thấp hơn một xíu thì chọn trường cũng "ít tiếng tăm" hơn một tí. Trường có tiếng chưa chắc có cơ sở vật chất tốt, chưa chắc có giáo viên hay, nhưng đầu vào rất cao đem lại một môi trường toàn là người giỏi xung quanh, học rất thích.

Một lưu ý nhỏ là nếu phải phân vân giữa ngành và trường, thì vẫn nên chọn theo ngành. Nếu ngành của anh em thích bên trường A quá cao, nhưng trường B thì lại đủ, thì vẫn nên chọn ở trường B nha. Học ở một trường có tiếng không có nghĩa lý gì nếu chúng ta không học bằng đam mê cả.
Chuẩn bị cho kì thi thật tốt
Dĩ nhiên mọi việc sẽ rất khó khăn và những sự lựa chọn bên trên sẽ chẳng được gì nếu điểm số thấp cả. Điểm cao hơn đồng nghĩa với cơ hội và sự lựa chọn dành cho chúng ta rộng hơn. Hãy tập trung mọi thứ cho kì thi sắp tới. Một kinh nghiệm nhỏ là đừng cố gắng thi hai khối anh em à. Năm mình thi, mình thấy mấy bạn thi 2 khối xung quanh mình cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu cả. Tập trung đúng 3 môn để thi tốt nhất là được.Hãy theo dõi các trang tuyển sinh, xem các quy chế, hướng dẫn thi, và chuẩn bị tâm lý cũng như làm bài thật tốt. Tâm lý phòng thi ảnh hưởng đến kết quả rất nhiều. Vào phòng thi mà khớp một cái là công sức 12 năm trời đi luôn đó.
Trên đây là những chia sẻ của mình trong bối cảnh mùa thi sắp tới. Chúc các bạn có một sự lựa chọn tốt để cùng gắng bó qua những năm tháng đại học và mở cửa cho tương lai nha.