Chuyện ảnh hay: "Không thể đi đâu nhưng có thể đến mọi nơi"

tuanlionsg
13/7/2020 6:26Phản hồi: 54
Chuyện ảnh hay: "Không thể đi đâu nhưng có thể đến mọi nơi"
Câu chuyện ảnh được kể ở đây, sự khát vọng của một gia đình, từng từ bỏ tất cả để tìm mãn nguyện về vật chất, cuộc sống tiện nghi, những giá trị tạm thời ... Rồi thất vọng vì chính khi có tất cả chúng, họ không thấy được lấp đầy khát vọng ấy. Họ đi tìm một thái độ sống khác, mà vẫn tràn ngập yêu thương và hạnh phúc trọn vẹn của một gia đình.

Gia đình Reis, câu chuyện được kể. (Nowhere to go but Everywhere - mình tạm dịch là Không thể đi đâu nhưng có thể đến mọi nơi) - là những người Brazil, đến Los Angeles trên một chiếc xe buýt được sử dụng làm nhà ở, với 3 đứa con ở độ tuổi 10, 5 và 2. Họ đã đến Hoa Kỳ để theo đuổi Giấc mơ Mỹ. Thế nhưng khi họ có được nguồn tài chính vững chắc ở Mỹ và có tất cả những thứ vật chất họ muốn, họ vẫn không cảm thấy hài lòng. Lấy cảm hứng từ một video YouTube của một nghệ sĩ người Brazil đã từ bỏ mọi thứ để đi du lịch và bán tác phẩm của mình, họ quyết định khám phá một lối sống khác, cho phép họ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cùng nhau khám phá thế giới thông qua du lịch.

Dotan_Saguy_10.jpg


"Chuyện ảnh làm lay động lòng người của Dotan Saguy về Gia đình Reis vừa là một sự phản ánh trung thực về phía bên kia của Giấc mơ Mỹ, vừa là minh chứng cho sức mạnh của gia đình và tình yêu. Từ khi Sally Mann thực hiện sách ảnh Immediate Family , chưa có tác phẩm nào - chắc chắn như vậy - lại có thông điệp mạnh mẽ và tươi đẹp về chủ đề này". - Peter Fetterman viết trên Photo.com.​

Dotan Saguy - Tác giả chuyện ảnh nói: "Tôi đã thực hiện một hành trình nhiếp ảnh kỳ diệu với năm người họ, mong muốn hiểu hơn về cuộc sống của họ, vẻ đẹp cuộc sống của họ và giúp giảm bớt sự kỳ thị vây quanh nhóm những người có cuộc sống phiêu cư trên chiếc xe như họ. Trong quá trình thực hiện, tôi đã kết bạn được với những người thông thái, tuyệt vời, những người đã dạy tôi rất nhiều về bản thân mình."​

Trong Nowhere to go but Everywhere (Kehrer Verlag, September 2020), Saguy kể lại câu chuyện bằng ảnh một cách đầy nghệ thuật và giàu lòng trắc ẩn. Nội dung nói về những thử thách và khổ nạn của gia đình Reis trong 10 tháng dừng chân ở Thành phố của những Thiên thần (Los Angeles). Họ cố gắng để sống ngày qua ngày trong chiếc xe, ứng biến với những chuyện bất chợt xảy đến. Họ chợt nghi ngờ chính đức tin Mormons của họ, thử nghiệm các phương thức để kiếm sống khác mà vẫn tận hưởng niềm vui của một gia đình.​

ART-730-2.jpg

Câu chuyện này đã đưa người xem vào “căn nhà” của gia đình Reis rất nhộn nhịp, rất chật chội, nơi cha mẹ và con cái tồn tại “chồng lên nhau” nhưng dường như họ không hề bận tâm về việc đó. Chúng tôi cảm thấy sự ấm áp của họ, cảm nhận được niềm vui, tình yêu, tiếng cười và sự dịu dàng. Saguy ghi lại các hoạt động hằng ngày - chuẩn bị bữa ăn, ăn cùng nhau, làm việc nhà, học bài ở nhà, làm bài tập về nhà, chơi với đồ chơi và tận hưởng thời gian một mình. Cậu bé 10 tuổi háo hức biến chiếc xe buýt thành phòng tập thể dục đu đưa khắp phòng như Tarzan. Sống trong một không gian nhỏ với hai người lớn và ba đứa trẻ hiếu động đôi khi có thể làm bạn cảm thấy bấp bênh.

ART-730-4.jpg

Gia đình Reis thăng trầm với những khoảng thời gian hạnh phúc và cũng có những lúc khó khăn. Trong một thời gian khó khăn mà Ismael mô tả là 3 ngày địa ngục, xe buýt bị hỏng, họ bị đuổi ra khỏi bãi đậu xe nơi họ ẩn náu, bé gái của họ bị ngã đập đầu và phải được đưa đi cấp cứu, niềm tin vào tôn giáo Mormons sụp đổ và Greice - người mẹ - đã phải phá thai - một quyết định mà họ rất mâu thuẫn.

Dotan_Saguy_06.jpg

Tất cả điều này xảy ra sau một hành trình xuyên quốc gia đầy biến động, trong thời gian đó họ hết tiền để mua thức ăn và xăng xe và Ismael buộc phải ăn xin trên đường phố.

4c5e5cc2ba0129cbb53ba44a16a95674_original.jpg

Bối cảnh xã hội cho Everywhere to go but Nowhere
Ngày nay, có hơn 16.000 người ở Hạt Los Angeles sinh sống trong xe. Mặc dù việc biến xe thành nhà để ở không phải là một hiện tượng mới, nhưng con số này đang tăng mạnh. Cũng giống như đối với phần còn lại của dân số vô gia cư, hoàn cảnh cá nhân của những người sống trong xe rất đa dạng. Những người sống trong xe hơi, có thể là những sinh viên couchsurfing (ngủ nhờ trên sofa nhà người khác để tiết kiệm tiền) thỉnh thoảng sử dụng xe của họ như một chỗ ở dự phòng, cho đến những người thất bại về tài chính, những người đã mất tất cả mọi thứ trừ chiếc xe và những thứ bên trong nó. Bất kể lý do gì đưa mọi người đến sống theo cách này, một mẫu số chung dường như là mức lương thấp và thiếu nhà ở giá rẻ. Gia đình Reis quyết định sống trong một chiếc xe buýt để dành nhiều thời gian bên nhau như một gia đình. Đối với họ, đó là một quyết định hợp lý giúp cắt giảm 90% chi phí sinh hoạt của họ, đồng thời cho phép Ismael Reis ở nhà với gia đình thay vì phải làm việc nhiều giờ 7 ngày một tuần để kiếm tiền thuê nhà.

Quảng cáo



03_saguy_nowhere_ws.jpg

Trong phỏng vấn cho sách ảnh do Dotan Saguy thực hiện, Ismael giải thích: "Theo tôi, lợi ích lớn của lối sống này là mối quan hệ gia đình: Mối quan hệ của chúng tôi với nhau khác hẳn so với khi chúng tôi sống trong căn nhà lớn. Tôi tin rằng việc sống cùng nhau trong những khu vực chật hẹp như vậy sẽ giúp [Greice và tôi] với tư cách cá nhân và một cặp vợ chồng hiểu nhau hơn và hiểu rõ hơn về bản thân. Để tìm lại chính mình. Tôi không nghĩ rằng bố tôi biết một nửa những gì tôi biết về những đứa con của tôi khi tôi bằng tuổi chúng, bởi vì bố luôn ở nơi làm việc. Chúng tôi không bao giờ có bất kỳ thời gian để dành cho nhau. Ông ấy không có thời gian để làm quen với tôi. Đó là lý do tại sao tôi từng chiến tranh đôi co rất nhiều với bố mẹ tôi. Tôi cảm thấy như họ không hề biết tôi là ai".

fd17d4d5e7fdbac0ebe52d376c5d158e2b1ac5fc_1100.jpg

Về Nhiếp ảnh gia:
Dotan Saguy được sinh ra trong một kibbutz (cộng đồng làng sinh sống và phát triển cùng nhau theo văn hóa của Israel) cách khoảng 5 dặm về phía nam của biên giới Lebanon của Israel. Anh lớn lên ở vùng ngoại ô Paris thuộc tầng lớp lao động đa dạng, sống ở Hạ Manhattan trong thời kỳ 11 tháng 9 và chuyển đến Los Angeles vào năm 2003. Năm 2015, Saguy quyết định tập trung vào niềm đam mê nhiếp ảnh sau khi kết thúc một sự nghiệp vẻ vang trong lĩnh vực công nghệ. Kể từ đó, Saguy đã tham dự Hội thảo Eddie Adams danh tiếng, Hội thảo Ảnh Missouri và lớp học phóng viên ảnh tại Đại học Santa Monica. Những bức ảnh đoạt giải của Saguy đã được National Geographic, The Guardian, Los Angeles Times công bố, cùng với nhiều ấn phẩm khác. Saguy dạy nhiếp ảnh đường phố và nhiếp ảnh tư liệu cho Leica Akademie và Momenta Workshop. Năm 2018, chuyên khảo đầu tiên của Saguy về văn hóa có nguy cơ tuyệt chủng ở Venice Beach, CA đã được Kehrer Verlag xuất bản và nhận được giải Đồng của công ty uy tín của Pháp Deutscher Fotobuchpreis 2018-19. Saguy sống ở Los Angeles cùng vợ và hai con.


Quảng cáo



Nguồn: dotansaguy
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bừa bộn. Bát nháo. Và bất định. Cuộc sống du mục thời hiện đại.
@megatroll Nói thật cứ bảo Mỹ văn minh nhưng xem phim về miền Tây thì cũng thấy Mỹ có những vùng kiểu sơ khai lắm, văn hóa xã hội vẫn kiểu không khác thời xưa là mấy
@gentlemanpro102 ba mẹ có quyền tự dạy trẻ tại nhà. tốt hay ko thì ko biết
@gentlemanpro102 Sau vụ covid thì tôi thấy dân trí Mỹ ko cao đâu, nên h ca mắc mới vẫn tăng lên mỗi ngày 😔 .
Ờ thì passport được chính quyền nước đó cấp phải mạnh thì mới dễ dàng đi được, chớ cái cầm cái passport còn thảm hại thua luôn ông Cam thì đi đâu dù đã mất tiền rồi mà còn trầy trật thấy là không ham rồi.Phải chi có gốc để đi ké máy bay thì hay biết mấy😔 mà “cường quốc” phương bắc cũng bèo nhèo không kém
@siu nhân xanh Tự nhục cũng đúng, sang Hàn ,Nhật, Sing...nó kì thị cũng không sai được.
Ôi, mình cũng đang mơ 1 cuộc sống như thế này, tuy nhiên cuộc sống không cho phép mình làm như thế.
Passport xứ đông lào thua luôn ông Cam thì thấy ớn rồi
@siu nhân xanh PP kém nên người ta ko đi xe mất mấy tháng mà đu càng cho nhanh đó bạn. Và cũng như gia đình trong bài, sau khi tới đc Mỹ thì thấy ko như ý nên muốn quay về phục quốc nhưng chỉ hô hào thôi chứ ko làm gì được nữa.
Caravan life ko có gì lạ tại Mỹ...
RV là 1 trong những nét văn hoá của Mỹ, như những chàng cao bồi năm xưa vậy, lấy lưng ngựa và 4 bể làm nhà
Càng ngày càng thấy ảnh hưởng văn hoá này của Mỹ ảnh hưởng tới thế giới và VN. Nhiều ngươi Việt bắt đầu “độ” xe thành nhà mini... dù luật VN còn chưa cho thay đổi kết cấu xe...
Quanh đi quẩn lại, thấy các nc đang phát triển đi lại con đường của các nc phát triển từng đi qua, kể cả văn hoá, lối sống, tư duy...
Cả đời làm việc cống nạp cho cty, cho sếp, trả nợ cho các ngân hàng tài chính, trả nợ nhà cửa, cho thẻ tín dụng lỡ quẹt quá tay...
Cuối cùng thấy ko hưởng dc cái gì nhiều cho mình thì đã già, sức tàn lực kiệt, rồi xuống lỗ...
Nhiều người bứt ra sống cho chính mình, đi về trải nghiệm hơn là sống mòn trong công việc...
Nhưng sống tới mức phải đi ăn xin thì hơi quá...
MustDie
TÍCH CỰC
4 năm
@Meomuopxu lol, bạn đọc lại cho kỹ đi. Mình vẫn đi làm, năm đi chơi 5-7 chuyến, năm nay covid nên ít hơn.

Mình có câu nào nói tất cả những thằng đang đi chơi là ko kiếm tiền? chỉ lên án các thanh niên chỉ ham đi chơi mà ko làm, đi ăn xin như bài viết trên đầu. Nhưng liệu được mấy người vừa đi chơi vừa kiếm tiền như Đăng Khoa, Khoai Lang thang?

Nhà bạn giàu bạn tiêu tiền bố mẹ đi chơi cũng ok. Sợ mấy thanh niên nông thôn bố mẹ cho tiền ra HN học mà ko học chỉ ham đú đởn phượt phịch.

Phương tây kinh tế mạnh, sẵn sàng trợ cấp vài trăm đô la để giảm tệ nạn. Nhưng đẻ ra đống tây ba lô tràn sang châu Á. Việt Nam chưa mạnh nhưng lại toàn thanh niên xách balo lên mà đi thì sẽ ra sao?
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@MustDie Vô gia cư lấy đâu tiền mà sống như vậy, riêng đóng tiền thuế xe, kiểm định, bảo hiểm đã vl rồi. Đi RV đa số là giàu vãi.
@Congcu Họ làm qua mạng.
@Congcu vô gia cư nghĩa là ko có nhà thôi, Họ có thể,,,bán nhà mua RV
0df6d7ccc6
ĐẠI BÀNG
4 năm
Thật lòng mà nói cuộc sống như vầy cũng khá hạnh phúc và bình yên. Nhưng mà xét về mặt xã hội học thì rất vô trách nhiệm khi nghĩ về tương lai của những đứa trẻ.
Đa phần chỉ quanh quẩn với bố mẹ sẽ khiến chúng thiếu đi kí ức với những đứa trẻ khác và kĩ năng sống xã hội. Và còn rất nhiều điều khác nữa ....
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@0df6d7ccc6 Bạn đọc Elon Musk đê, lang thang như vậy chưa là gì đâu, đi nhiều biết nhiều, lo gì.
@0df6d7ccc6 Bác nhầm đấy. Bác nên nghiên cứu kỹ hơn trc khi phán xết.
WWE vs UFC
ĐẠI BÀNG
4 năm
Những người ổn định có suy nghĩ thật kì lạ, muốn tạo sự khó khăn. Còn mình cày mãi vẫn ko thoát khỏi khó khăn để ổn định
@WWE vs UFC Bạn đọc về: Tháp nhu cầu Maslow để thấy Người Mỹ đang ở đâu và tại sao họ lại như vậy nhé.
WWE vs UFC
ĐẠI BÀNG
4 năm
@N2X Ok bác
Mỗi người điều có cuộc sống riêng của mình và của gia đình. Ai cũng điều cố gắng vì gia đình cả, và có sự lựa chọn cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của họ. Như thế này ko gọi là hoàn hảo được...nhưng họ hạnh phúc vì lựa chọn của chính họ.
Bút xanh
TÍCH CỰC
4 năm
Nghịch lý là họ có thể mua xe không thể mua nhà còn ta có thể mua nhà mà không thể mua xe.
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@hotanloc70 Nhiều người VN có nhà tiền tỉ mà không có tiền mua xe vài trăm triệu.
MustDie
TÍCH CỰC
4 năm
@viettan28 thực ra là có tiền mua nhưng lại ko có nhu cầu.
@hotanloc70 Như nhà mình mua thì mua đc, nhưng chẳng biết mua làm gì. bố mẹ thì ít đi, có thì chạy ra chổ uỷ ban nói chuyện vui chơi với bạn bè cách nhà có 500m. mình thì đi làm cơ quan thì ko có chổ đổ xe. mà cũng chỉ cách cơ quan có 4km. Hiếm lắm ms đi xa thì toàn thuê cả xe cả tài đi cho khẻo.
@hotanloc70 vn đất chật người đông đi xe máy phù hợp với lối sống ko thường đi ngoại tỉnh. chừng 50km là đổ lại.
ở nông thôn thì nghèo mà thành thị lại ko có chỗ đỗ xe....chỉ phù hợp TP ở tỉnh như nha trang đà lạt dân có thu nhập khá là mua xe liền
điều kiện ko phù hợp nhưng thuế ít đi thì chắc ngưoif ta sẽ sắm nhiều hơn
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@MustDie Thế thì đâu gọi là nghịch lý
Với mình, được cầm lái, được đi là cuộc sống nở hoa, tươi đẹp.
viettan28
TÍCH CỰC
4 năm
@thanhtung6868 Nhiều khi chỉ cần lái xe ra ngoài đã thấy đầu óc sáng sủa hẳn lên rồi.
TâmS7E
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thanhtung6868 Giống tui. Lái xe dạo dạo chút dù ko có lí do để đi =))
Anh em nào mà k thích lái xe, đi đây đi đó thì cuộc sống chắc sẽ tẻ nhạt lắm nhỉ.
TâmS7E
ĐẠI BÀNG
4 năm
@GIOCUONBUIBAY Ng ta đã k có sở thích đó thấy ng ta cũng k cảm thấy tẻ nhạt đâu b
lehung80
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tôi nghĩ họ là những người hạnh phúc, theo cách của họ. Với những đứa bé, hạnh phúc không phải là ngôi nhà lớn, mà là thời gian chơi với cha mẹ chúng. Những đứa trẻ trong bài này rất hạnh phúc, ít ra là hơn rất nhiều những đứa trẻ đầy đủ vật chất nhưng thiếu thời gian với cha mẹ.
"Deutscher Fotobuchpreis" cái tên đã thấy Đức rồi, sao lại là giải của Pháp được nhỉ anh Mod ?
Bình yên một cách khác lạ, cứ cái gì cũ kĩ và tối giản là thấy thích rồi.
TâmS7E
ĐẠI BÀNG
4 năm
Đơn giản ng ta muốn thoát cái cs rập khuôn nhàm chán của xh. Sống cho bản thân, tự do, bình yên...
TâmS7E
ĐẠI BÀNG
4 năm
Giống tui. Nhiều khi chạy mấy km chỉ để uống ly cf 1 mình r về
Nhìn mặt mọi người thật hạnh phúc!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019