[Ảnh] Dòng nước chảy sẽ không bao giờ quay về nguồn cội: Sự chuyển mình của Trung Quốc qua dòng sông

blueJune
23/7/2020 4:4Phản hồi: 97
[Ảnh] Dòng nước chảy sẽ không bao giờ quay về nguồn cội: Sự chuyển mình của Trung Quốc qua dòng sông
Một triển lãm ảnh tại Normandy đã khắc hoạ chân dung một Trung Quốc đang chuyển mình qua 80 tác phẩm ảnh của 13 nhiếp ảnh gia đã khám phá con sông tại đây như thực thể về văn hoá và chính trị.

Dòng sông mà minh chứng và ẩn dụ cho sự chuyển hoá của Trung Quốc trong những thập kỉ qua. Nó để lại những hậu quả chưa từng có không chỉ đối với cảnh quan và môi trường mà còn là nền kinh tế, xã hội và văn hoá. Tiêu đề của triển lãm "Dòng nước chảy sẽ không bao giờ quay về nguồn cội" là một trích đoạn từ bài thơ của Lý Bạch (một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Quốc từ triều đại nhà Đường, người đã sáng tác rất nhiều về thiên nhiên), trong đó cũng là trích đoạn từ "Fragments" của Heraclitus: "Bạn không thể bước vào cùng một dòng sông hai lần." Thế giới không ngừng thay đổi và phát triển, không thể quay ngược trở lại quá khứ hay nguồn gốc bắt đầu. Câu này giống như minh hoạ phù hợp về tiến trình lịch sử (đặc biệt là sự tăng tốc của lịch sử Trung Quốc) và mối quan hệ của nhiếp ảnh với thời gian và tác động của con người đối với thiên nhiên.

song-trung-quoc-anh00009.jpg
Khu vườn, 2007, Chen Qiulin

song-trung-quoc-anh00001.jpg
Zhang Kechun

Trong hơn 20 năm qua, nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp ảnh con sông tại Trung Quốc. Những công trình xây dựng như Đập Tam Hiệp, các thành phố như Trùng Khánh, các địa điểm như Dương Tử hay Sông Hoàng Hà, tất cả đều nói lên quy mô đô thị hoá của Trung Quốc đương đại. Không chỉ nhiếp ảnh gia mà các nhà làm phim, nghệ sĩ thị giác và nhà văn cũng lấy dòng sông làm nguồn cảm hứng sáng tác.​

Theo truyền thống của Trung Quốc, dòng sông là yếu tố chính của "Shan shui" (nước núi) - một phong cách của những bức tranh phong cảnh cổ điển Trung Quốc, minh hoạ mối quan hệ cụ thể với thiên nhiên, được tôn trọng và tôn kính. Theo lịch sử nghệ thuật phương Tây, những bức tranh phong cảnh chỉ xuất hiện trong giai đoạn Phục Hưng (1300-1600), trong khi đó ở Trung Quốc, nó có từ thời nhà Hán (năm 206 trước công nguyên và năm 220 sau công nguyên), nhận thức thẩm mỹ về thiên nhiên đã bắt đầu phát triển. Tranh Shan shui, xuất hiện từ thế kỷ thứ năm, không cố gắng thể hiện tự nhiên theo phong cách hiện thực mà để thúc đẩy một cảm xúc tâm linh. Điều này trở nên có vấn đề với việc giới thiệu nhiếp ảnh ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 19. Làm thế nào để phương thức này được nhập khẩu từ phương Tây, cho phép người ta nắm bắt thực tại ngay tức khắc, chuyển hoá đại diện tự nhiên truyền thống của Trung Quốc?

Để trả lời cho câu hỏi này, triển lãm bao gồm hai phản ứng khác nhau của các nghệ sĩ, ví dụ như ảnh của Yang Yongliang và Michael Cherney, trong khi các nghệ sĩ khác như Jia Zhangke hay Zhang Kechun thể hiện truyền thống này trực tiếp trên ảnh của họ.

song-trung-quoc-anh00011.jpg
Zhang Xiao

song-trung-quoc-anh00010.jpg
Họ No. 004, 2007, Zhang Xiao

Dòng sông cũng là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Mao là một tay bơi xuất sắc, đã chinh phục thiên nhiên để thể hiện quyền lực của mình. Năm 1966, ông bơi qua Dương Tử ở tuổi 73, một sự kiện được chụp ảnh và quảng bá thông qua việc tuyên truyền, đã kích hoạt Cách Mạng Văn hoá. Cho đến ngày nay, lần bơi lột ngoạn mục này vẫn được kỷ niệm hàng năm bởi những người bơi qua sông Dương Tử và cầm theo chân dung của Mao. Một trong những bức ảnh của Zhang Kechun từ series ảnh “Sông Hoàng Hà” đã được chụp trong đợt kỉ niệm này.

Gần đây hơn, việc xây dựng Đập Tam Hiệp từ năm 1994 đến năm 2009 nhằm ngăn chặn lũ lụt chết người của sông Dương Tử, đã giúp nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới phát triển. Hơn hai triệu người đã phải di dời trong quá trình này, 1300 địa điểm lịch sử và khảo cổ, 15 thành phố và 116 ngôi làng đã bị nhấn chìm. Hàng loạt hậu quả môi trường không đếm hết - hồ khô cạn, ô nhiễm, lở đất. Triển lãm bao gồm nhiều tác phẩm của nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ đã tư liệu hoá lại tác động của dự án tới phong cảnh địa phương, môi trường và xã hội: Edward Burtynsky, Zhuang Hui, Chen Qiulin, Mu Ge, Liu Ke và Jia Zhangke.

Triển lãm tập hợp các tác phẩm được sáng tác trong hai thập kỉ qua (từ 1995 tới 2019), một giai đoạn hiện đại hoá và là giai đoạn phát triển của nghệ thuật đương đại tại Trung Quốc. Các nghệ sĩ đã khám phá những chuyển hoá về kinh tế và chính trị Trung Quốc nhiều như cách họ tham gia vào sự phát triển nghệ thuật của đất nước này.

Quảng cáo


song-trung-quoc-anh00007.jpg Giữa những ngọn núi và dòng nước, Hòn đá ở giữa dòng sông, 2014, Zhang Kechun

song-trung-quoc-anh00005.jpg Sông Hoàng Hà, mọi người bơi vượt qua sông Hoàng Hà, cầm trên tay bức ảnh chân dung của Mao Trạch Đông, Henan, 2012. Zhang Kechun
Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001 - sau khi tỉ lệ đô thị hoá tăng từ 36% vào năm 2000 lên 60% vào năm 2018. Cuộc cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978 dưới lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, hai thập kỉ qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, và sự xuất hiện của một siêu cường mới.

Trong thời đại của Mao (1949-1976), phương tiện nhiếp ảnh chỉ được sử dụng để tuyên truyền. Chỉ đến những năm 1980 và 1990, nhiếp ảnh nghệ thuật mới được tái sinh, chủ yếu là ở thế giới ngầm. Nhiếp ảnh như một loại hình nghệ thuật đã nở rộ ở Trung Quốc trong 20 năm qua, với sự xuất hiện của các nghệ sĩ và các phòng tranh, festival cùng các nhà xuất bản hỗ trợ công việc của họ.

song-trung-quoc-anh00006.jpg
Still Life, 2006 (phim dài 108'), Jia Zhangke

song-trung-quoc-anh00004.jpg Mu Ge
Nhiều nhiếp ảnh gia không phải người Trung Quốc đã đến đây trong cùng giai đoạn này để ghi chép tư liệu về sự chuyển mình này đã cho ra những tác phẩm kiệt xuất - ví dụ như Nadav Kander, Ian Teh, Tim Franco và Cyrus Cornut. Triển lãm không trưng bày những tác phẩm này để tập trung vào sáng tạo của người Trung Quốc, tuy nhiên ảnh của Michael Cherney vẫn sẽ xuất hiện, người đã sống ở Trung Quốc từ năm 1990, anh nghiên cứu thư pháp và phát triển những tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn được nuôi dưỡng bởi truyền thống văn hoá của Trung Quốc và từ hiện thực đương đại.

Quảng cáo



Những nghệ sĩ trong triển lãm đã làm việc trong nhiều năm. Họ đi dọc con sông rất nhiều lần, quan sát sự thay đổi của nó trong hàng năm trời. Hầu hết họ chọn chụp máy film.

song-trung-quoc-anh00008.jpg
Con đập # 6, Dự án Đập Tam Hiệp, sông Dương Tử, Trung Quốc, 2005. Edward Burtynsky

song-trung-quoc-anh00002.jpg
Ronghui Chen

song-trung-quoc-anh00003.jpg
Ronghui Chen
Theo bjp-online
97 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nước trung quốc thì ko xấu nhưng các thành phần trong đó thì nát ví dụ Tập Cẩu
Zoro kun
TÍCH CỰC
4 năm
@toilatoi199x cháu học c2/c3 mà ko chịu học lịch sử gì cả! bố mẹ cháu chắc buồn lắm.
quangvinh_c4
ĐẠI BÀNG
4 năm
@toilatoi199x phải chăng cháu chưa học cấp 3.
@toilatoi199x Cháu mới học lớp 1 à hãy học lại lịch sử xem Mỹ là thg thế nào
LinhVN1807
TÍCH CỰC
4 năm
@sharinran141 Suỵt, mn lại chửi b là cổ nâu bây giờ 😃
Bring Me Thanos
@xuantruong1992 tôi chỉ cần cho dân Tàu sống và bọn chính quyền TQ bay màu là đủ =)))
Khoa SE
TÍCH CỰC
4 năm
@hieu282828 Không được,ai cũng làm thần đồng thì có ai chịu làm những việc tay chân vất vả?Có người nghĩ,người làm mới phát triển được
@Khoa SE Cái này bạn hiểu sai và nó không liên quan đến nhau đâu.
Người ta thần đồng sẽ suy nghĩ cách làm tốt hơn, đỡ vất vả hơn, phát minh nhiều cái có ích hơn. Và quan trọng là sự lười biếng không cùng phạm trù với thần đồng.
Để thần đồng thì người ta phải ham học hỏi và năng động chứ không ù lỳ chây việc tránh né đâu bạn ơi.
Như Anh-stanh, Niu-tơn, Men-de-le-ep,...hay như Mác, Le-nin, Ăng-ghen, hay HCM...đều là thần đồng đấy, họ đâu có tránh né việc nặng nhọc đâu, ngược lại còn hăng hái nữa
Khoa SE
TÍCH CỰC
4 năm
@hieu282828 Ví dụ bạn là thần đồng bạn có chịu đi trộn vữa, xách hồ cả ngày không bạn,hay thích ngồi phòng lạnh gõ máy tính hơn? Đã là thần đồng làm việc phải tương xứng với trí tuệ chứ,còn thần đồng thì thần đồng chứ ko trộn vữa thì ra được ngôi nhà đấy,thần đồng nào hộ cái.
Tự yên nghĩ ra 1 cái viển vông xong đi giải thích, biện luận cho nó đúng bằng được, hài hước vl
Người dân Trung quốc cũng không muốn, chỉ do tầng-lớp-tinh-anh nước bắc Lào gây ra thôi, bụng làm dạ chịu!
@QL Hạng Tư Tôi ko tìm hiểu sâu về vấn đề đó nên ko rõ lắm về bản chất của nó. Chỉ nhớ học sử nói Columbus khám phá ra thì tôi biết vậy. Tuy nhiên, như đã nói, sau này chả có nước phương Tây nào đi cướp lãnh thổ của quốc gia nào nữa, ko như trung quốc chỗ quái nào cũng vơ là của mình 😉
@Siêu nhân gầy
@Siêu nhân gầy Dân bình thường và người lãnh đạo nó khác
ericlam988
TÍCH CỰC
4 năm
Tấm cuối đẹp ghe
hongphuc9x
TÍCH CỰC
4 năm
Nhiều sự thay đổi lớn diễn ra
Trung Quốc đã từng rất văn minh nhưng từ năm 1949 thì họ đã suy bại không hồi kết.
grabber
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hakuruno Ko chọn được bác, kiếp thì có tin. Đạo phật nói rất rõ.
@grabber Tôi thì ko tin nên cũng ko quan tâm.
grabber
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hakuruno Vậy nên mới tranh mới đoạt. Bác thuộc loại cái gì bốc bỏ vào mồm được mới tin 😂
Thien Quoc
TÍCH CỰC
4 năm
@Frozen Cat Đường lưỡi bò mở đầu là của Quốc dân đảng đấy (khi đó gọi là đường 13 đoạn), trước 49 lâu nhá. 45 còn kịp bóp hầu Việt Nam nhá. Bản tính nó thế rồi.
Cái ảnh bìa thâm quá mod ơi =))))
@Anthonie Le hihi hay mà
@Anthonie Le có khi đi chế thành ảnh của Tập cho đẹp =)))
phanjantho
TÍCH CỰC
4 năm
Dòng sông chảy qua TQ cũng có thể là dòng sông tương lai của VN. Hy vọng người Việt mình không tắm chung dòng sông đó.
hình cái đập sao như bãi rác vậy.
Mạnh được yếu mất là đạo lý từ nghìn đời. Tại sao người ta nhỏ hơn mình mà chẳng ai dám hó hé, còn mình thì ....vì sao vì sao ??????
adbio
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mặc kệ không quan tâm trung quốc!
@adbio Vậy vào đọc và cmt làm gì nè
adbio
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Siêu nhân gầy Cmt để nói ý kiến cá nhân thôi
MyLove0509
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ước gì dân tộc VN cũng có 1 lãnh thổ rộng lớn như họ để có thể thoả sức vẫy vùng. Đất nước mình nhỏ bé quá 😟
hidarling
TÍCH CỰC
4 năm
@MyLove0509 Đất nước nhỏ không phải vấn đề bạn ạ. Vấn đề là lòng người. Thằng tàu khựa nó phát triển như ngày hôm nay không đơn giản chỉ vì đất nước nó rộng đâu bạn ạ.
@MyLove0509 Nhỏ bé ?
@MyLove0509 Việt Nam! Mà như thế thì nó thành liên bang ... 😆😆😝
MyLove0509
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hidarling Trên thế giới loài người quốc gia nào rộng lớn đều thành cường quốc cả. Và rất khó để đánh chiếm
Cảm giác 1 thằng chăn vịt đang bơi cùng đàn vịt con (vì vịt con màu vàng)
Ở gần Trung Thổ ( phỉ ) có cái lợi mà cũng có hại ... nhưng do các quan chúng ta nhu nhược bao lâu nay mà chúng ta vẫn ko thoát dc nó. Nó nói im re nó ho là cóng chân ... bà tổ cha !😌
@Bão Sài Gòn Với anh thì chắc lợi nhiều hơn rồi ha? Hahaha
@copthuy Chớ biết sao giờ! Chống nó sẽ bị mời lên phường vì gây rối trật tự 😌
@Bão Sài Gòn 👍👍👍
willxlazy
TÍCH CỰC
4 năm
Trung Quốc có 1 cái gì đó rất lôi cuốn đối với cá nhân mình, từ văn hoá, lịch sử, kiến trúc con người, phim ảnh....
thang.van
ĐẠI BÀNG
4 năm
@willxlazy Nhưng con người ngoài đời thực thì chắc là ko thu hút nổi đâu! Hãm
@thang.van Nhầm nhé, gái TQ rất đẹp và rất "ngon" nhé 😂

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019