Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Xét nghiệm COVID-19 bằng PCR là gì và người ta đã tạo ra nó như thế nào?

_vphlinh_
26/7/2020 15:45Phản hồi: 47
Xét nghiệm COVID-19 bằng PCR là gì và người ta đã tạo ra nó  như thế nào?
PCR (Polymerase Chain Reaction) là phương pháp xét nghiệm tạo tiền đề cho các phương pháp giám định DNA sau này, và hiện nay là phương pháp dùng để xét nghiệm các ca bệnh có dương tính hay không, đã được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis khám phá ra trong lúc đang… lái xe trên đường!


Nhà khoa học “bất cần đời”


mullis.jpg
Kary Banks Mullis (28/12/1944 - 07/08/2019)

Kary Mullis (tên đầy đủ là Kary Banks Mullis) là một nhà khoa học người Mỹ, người đã nhận Giải thưởng Nobel danh giá với phát minh về phương pháp PCR mà sau này đã góp ích rất nhiều cho nền y học thế giới, cũng như giúp xác định danh tính tội phạm chính xác hơn. Ông bắt đầu dấn thân vào nghiên cứu khoa học từ năm 13 tuổi, khi đã tự thiết kế và tạo ra một chiếc tên lửa của riêng mình, được lấy cảm hứng từ mẫu vệ tinh Sputnik của Liên Xô.

Cuộc đời ông được nhận định là “hoang dại”, “kỳ dị”, “lạ thường”… khi phong cách và thái độ sống của ông “chả có gì giống với một nhà khoa học”. Ông đã trải qua 4 đời vợ, có vài người con, từng có thời gian rượu chè chơi bời, và với tính cách quái dị của mình thì ông cũng ít nhiều đã từng vài lần gây hấn với các nghiên cứu sinh làm việc chung, và cũng vì những lý do trên mà ông chẳng được lòng các đồng nghiệp là mấy.

Cuộc sống phóng túng của ông đến từ một quan niệm kỳ lạ, rằng “không phải cứ chăm chỉ là làm khoa học tốt đâu, bạn phải là một người ham vui”. Chính vì không bị áp lực bởi danh vọng, hình tượng bản thân hay tiền tài, Kary Mullis thoải mái rong chơi trong khu vườn khoa học – nơi ông như biến thành con người khác, đầy đam mê và trách nhiệm.


Hành trình đến với PCR và Giải Nobel danh giá


Sau khi lấy bằng Thạc sĩ ngành hóa sinh của Đại học California vào năm 1972, ông đã chuyển tới Kansas, bắt tay vào làm… nhà văn và khởi nghiệp với việc kinh doanh cửa hàng bán bánh. Sau khi chán chê với việc khởi nghiệp và viết lách, ông tham gia một khóa nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và hòan thành vào năm 1977. Ông đã quay lại California và vào làm việc tại Cetus (một trong những trung tâm chuyên nghiên cứu hóa sinh đầu tiên) năm 1979 sau khi nhận lời năn nỉ của một người bạn khuyên ông quay về với nghiên cứu khoa học…

Năm 1983, khi đang là giám đốc tại Cetus, Kary Mullis đang rất đau đầu với vấn đề làm sao để giúp giải quyết việc nghiên cứu, phân tách và xác định DNA chính xác hơn… Thì bỗng vào một đêm trăng thanh gió mát, lúc đang trên đường lái xe và chìm trong miên man suy nghĩ, nhà khoa học thiên tài này đã trải qua giây phút “ơ-rê-ka” khi đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề nhức nhối trên. Ông nhận thấy rằng, thay vì phải tìm cách để “có được” các đoạn DNA hoàn chỉnh rồi mới có thể thực hiện việc nghiên cứu, thì Kary Mullis đã tìm ra cách khuếch đại chuỗi DNA bất kỳ, như việc tăng kích thước của một vi khuẩn thành kích thước của một con khủng long vậy!

nobel.jpg
Khoảnh khắc lúc Kary Mullis chuẩn bị được trao Giải Nobel

Chính nhờ khám phá tuyệt vời này của ông đã mang đến cho ông Giải Nobel danh giá vào năm 1993. Tuy nhiên, ông đã chẳng thể làm giàu nhờ phát minh để đời của mình. Cetus đã chỉ trả cho ông 10.000 đô phần thưởng để rồi bán bản quyền phản ứng chuỗi PCR cho F. Hoffmann-La Roche với giá 300 triệu đô. Quá chán nản, ông lại một lần nữa rời bỏ con đường nghiên cứu khoa học và quay trở lại việc viết lách để kiếm sống qua ngày.

Vậy phản ứng PCR là gì mà ghê gớm đến thế?

Quảng cáo



PCR_sub.jpg
Nói nôm na, PCR cho phép khuếch đại một đoạn DNA dù là nhỏ nhất thành một chuỗi DNA với kích thước lớn hơn rất nhiều lần. Phát minh này giúp cho việc giải mã DNA trở nên dễ dàng và nhanh chóng, quá trình xác định tác nhân virus gây các bệnh như viêm gan siêu vi, SARS, N5N1 hay chẩn đoán ung thư được rút ngắn từ vài tuần xuống còn vài ngày, hoặc thậm chí chỉ vài giờ mà không cần thông qua các vi khuẩn khác.

Thời gian được rút ngắn khiến việc lên phác đồ điều trị và nghiên cứu về bệnh hiệu quả hơn, qua đó giúp cứu sống hàng triệu bệnh nhân. Hứa hẹn hơn, phát minh của Mullis tạo điều kiện cho việc tạo lập bản đồ gen người có những bước tiến sâu sắc, đưa nhân loại đến gần hơn tham vọng điều trị tất cả bệnh lý của con người.

Chưa dừng lại ở đó, phản ứng PCR còn cho phép khoa học hình sự khiến những kẻ thủ ác phải đền tội, trả lại công lý cho người bị oan sai. Chỉ cần một chút da hay sợi tóc của hung thủ để lại hiện trường là đủ để lực lượng chức năng xác định đúng đối tượng.

Gary Dotson (tù nhân người Mỹ) là người đầu tiên trên thế giới được trả tự do nhờ vào xét nghiệm DNA. Năm 1979, Dotson bị tuyên án 50 năm tù với cáo buộc cưỡng hiếp và bắt cóc dựa trên chứng cứ không rõ ràng. Mãi đến năm 1988, chứng cứ DNA chỉ ra rằng Dotson vô tội.

5 năm sau đó, cựu binh Kirk N. Bloodsworth thoát án tử hình nhờ vào giám định DNA, cũng là trường hợp đầu tiên. Và từ đó, đã rất nhiều những “tù nhân” bị xử án sai, đa số liên quan đến các tội như cưỡng bức, giết người… đều đã được giải oan nhờ vào phương pháp PCR này. Sự xuất hiện của công nghệ DNA - PCR trong khoa học hình sự đã đưa ra ánh sáng hàng trăm nghìn vụ án bí ẩn – điều mà Kary Mullis chẳng thể ngờ đến trong cái đêm lái xe định mệnh ấy.

Quảng cáo


Phản ứng PCR còn được ứng dụng trong việc xác định huyết thống cũng như danh tính của nạn nhân trong các vụ tai nạn hoặc thảm hoạ thiên nhiên. Phát minh của Mullis là nguồn cảm hứng cho loạt phim Công viên kỷ Jura – tác phẩm hư cấu tin rằng có thể dùng phản ứng PCR để phóng đại đoạn DNA cổ đại của những con khủng long!

Những thành tựu khác


Cái chết của một người bạn do bị lờn thuốc kháng sinh đã thôi thúc Kary Mullis nghiên cứu và phát hiện ra cách thức chống bệnh nhiễm trùng ở người. Ông tìm thấy một loại chất có trong van tim heo, thứ có thể ngay lập tức đánh thức hệ miễn dịch của chúng ta. Bất kể khi nào phân tử chất này xuất hiện trong cơ thể con người, hệ miễn dịch sẽ tự động phản ứng với chúng.

Ý tưởng của Mullis là ông sẽ cố gắng đính kèm phân tử này vào các vi khuẩn gây bệnh cho người để làm mồi nhử giúp hệ miễn dịch kích hoạt ngay mà không cần đợi đến vài ngày. 14 con chuột bị nhiễm bệnh than đã sống sót 100% nhờ phương pháp này của Mullis vì hệ miễn dịch của chúng đã hoạt động ngay trước khi bệnh than kịp giết chúng.


So với phản ứng chuỗi PCR, ý tưởng táo bạo này cũng có giá trị đột phá không kém và rất có thể, nó sẽ là cách giải quyết triệt để tình trạng lờn thuốc kháng sinh đang ở mức báo động hiện nay.
Bên cạnh những phát minh để đời, Mullis còn biết đến với phát ngôn mạnh mẽ nhắm thẳng vào giới khoa học. “Các nhà khoa học đang phá hoại thế giới này nhiều hơn là xây dựng nó như họ vẫn nhân danh”.

Có thể ông đã cay đắng trải qua những góc khuất của khoa học. Hoặc có thể, đó là lời răn với chính ông và các đồng nghiệp, rằng đừng nhân danh khoa học để đạt được những mục đích vị kỷ mà quên đi trách nhiệm lớn lao nhất: Cải biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Ngày 07/08/2019, Kary Mullis qua đời sau một cơn bạo bệnh ở tuổi 74. Nhân loại mất đi một nhà khoa học kiệt xuất, giới chuyên môn tiễn biệt một trong những cá tính dị thường nhất. Nhưng những gì tuyệt vời nhất của Mullis vẫn ở lại trong những phòng thí nghiệm và hàng trăm nghìn ứng dụng từ phát minh của mình. Tên ông đã, đang và sẽ có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử khoa học thế giới.

Theo NYT, Britannica, Injusticewatch, FB, health.ucsd.edu
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hay quá, giờ mới hiểu cái PCR này là gì, đó giờ cứ đọc xét nghiệm PCR mà có hiểu đâu.
xem tiktok nó lấy mẫu thọc vào mũi que như cái đũa , sốc tận óc, lôi ra đầy máu
@songngu20142020 Làm trò thôi, chứ thực tế là ngoáy nhẹ xíu thôi!!!
noridomi
TÍCH CỰC
4 năm
@songngu20142020 Lấy dịch trong khoang mũi thôi. Làm màu đấy.
@hemilo ko lấy nhẹ đâu mấy bố, xem bọn Mỹ nó lấy kìa, thọc sâu đó, xem ảnh trên kia là đã sâu rồi
@noridomi ko lấy nhẹ đâu mấy bố, xem bọn Mỹ nó lấy kìa, thọc sâu đó, xem ảnh trên kia là đã sâu rồi
noridomi
TÍCH CỰC
4 năm
@songngu20142020 Biết ko nhẹ vì chọc vô tới khoang mũi mà,ko đau mới lạ. Nhưng chỉ lấy dịch thôi nên ko có chảy máu. Cùng lắm thì xước dính tí máu thôi
Vừa nghe tin 30 người trốn cách ly bv Đà Nẵng .... rồi xong!
@Bão Sài Gòn Hôm nay toàn tin sốc óc hông á!!!
@Bão Sài Gòn Rồi lại mất công mất của, mất thời gian tìm từng người một đưa đi cách ly chứ chưa thấy bất kỳ thông tin xử phạt nào đối với các trường hợp như vậy. Cứ phải xử phạt thật nặng để mang tính chất răn đe chứ ko thì còn trốn nữa.
Cẩn thận ko thừa, vì nếu nghi ngờ nhiễm thì bạn sẽ phải test dịch nước mũi như trong ảnh. Và nó ko dễ chịu đâu
Thà nóng mặt vì đeo khẩu trang còn hơn thốn tới tận óc vì test như ảnh. Và niêm mạc mũi sẽ cảm giác bỏng rát tới vài tiếng vì bị tổn thương, do việc ma sát lấy dịch gây nên.
Tóm lại là làm ơn hãy đeo khẩu trang!
9B4721AE-61D9-4BAC-AC4E-CD6415763883.jpeg
BA2666AB-FC9D-429F-8A3D-B076BC369C28.jpeg
@menx Vẫn tranh thủ nhờ người chụp hình kỷ niệm hả bác 😂 hay có sẵn đồng bọn đi cùng.
haya
TÍCH CỰC
4 năm
@megatroll Mình cũng từng lấy mẫu rồi và chẳng có gì ghê gớm cả. Chỉ hơi khó chịu lúc lấy và cảm giác qua nhanh thôi, nhột nhột mũi sau đó vài phút là hết. Mọi người lấy dịch xong ra ngoài nói chuyện vui vẻ bình thường, có cả trẻ em 5-6 tuổi. Nội soi mũi còn khó chịu hơn cái này.
phu252
ĐẠI BÀNG
4 năm
@megatroll chắc bạn chưa soi dạ dày hay vòm hầu họng bao giờ 😆 không phải cái que bé tý kia mà là cái ống cỡ ngón tay
Mình đã từng tự lấy mẫu dịch mũi bằng cotton swabs để test PCR rồi, tự mình PCR.
Và quả thực nó rất thốn, thốn tới ngày hôm sau. Ý là tự mình lấy mình biết chỉnh lực để ko rách niêm mạc còn vậy đó.
@Blitzwaffen Nghe mô tả của bạn và ảnh của bạn bên trên là thấy sợ khiếp rồi 😱
Nhìn hình là khiếp vụ khám tai mũi họng, khiếp tới già
Nay mới hiểu về PCR
rayz
TÍCH CỰC
4 năm
điếm thật 😔 300tr $ mà mất như 1 trò đùa thế này
onebluelove
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình đính chính xíu là PCR thực chất là phản ứng khuếch đại về số lượng của 1 đoạn gene (đoạn màu cam trong hình minh họa) chứ không phải là 1 đoạn thành 1 chuỗi vô tận. Giả sử trong mẫu ban đầu mình có 1 copy thì sau 30 chu kỳ nó sẽ thành khoảng 1 tỷ copies. Điều đó giúp cho dễ thu nhận, quan sát cũng như là tiền đề cho các nghiên cứu sau như giải mã trình tự gene, cắt ghép hay chuyển gene,...
@onebluelove Cảm ơn bạn đã cung cấp thêm thông tin ah
@_vphlinh_ Không phải là cung cấp thêm thông tin, mà là sửa lại thông tin. Nhìn cái hình minh họa trong bài cũng thấy là số lượng nó tăng lên chứ không phải kích cỡ phân tử nó tăng lên.
Giờ mới bit sơ sơ nó là cài gì tks mod
Phương pháp PCR làm gì có tuổi đời tới 100 năm ghê vậy?
B195F4B4-5676-48DD-A7B5-344419D13CEF.jpeg
@from team b with love Đã edit ạ
@from team b with love Tức là xuất hiện trước cả khi người phát minh ra nó ra đời 🤣
Nguyên tắc của pcr là phải có đoạn gen cho trước (đã giải mã) sau đó phóng to đoạn DNA nghi ngờ.
Kết quả nếu trùng khớp với nhau là dương tính
- Khi 1 dịch bệnh mới xảy ra, người ta phải làm sequencing giải mã gen của virus, các ca nghi nhiễm sau mới lấy mẫu bệnh phẩm làm PCR được
hay quá
phuonglv1973
ĐẠI BÀNG
4 năm
Không thấy đoạn nào bảo phát minh từ 100 năm trước nhỉ. Đến chuỗi ADN mới được tìm ra cỡ hơn 60 năm thôi mà.
"Nói nôm na, PCR cho phép khuếch đại một đoạn DNA dù là nhỏ nhất thành một chuỗi DNA có thể dài đến vô tận" ad nên check lại thông tin này.
- Kỹ thuật này giúp nhân bản từ dù chỉ 1 đoạn DNA thành hàng tỷ đoạn tương tự (mỗi chu kỳ từ 1 đoạn nhân 2, thông thường khi xét nghiệm sẽ làm khoảng 40 chu kỳ, từ 1 đoạn DNA ban đầu thu được 2 mũ 40 = 1.099.511.627.776 đoạn giống hệt nhau), từ đó có thể giải mã được đoạn DNA đó
@Phan Anh Phong Vâng đã edit ạ
tienluis
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mình làm PCR, tác giả đã hiểu sai về nguyên lý của PCR cũng như câu chuyện Eureka. Thực tế PCR là phản ứng có sẵn trong sinh vật hàng tỉ năm qua để nhân bản vật liệu di truyền (khuếch đại số lượng bản sao chứ không phải là khuếch đại kích thước như tác giả nêu). Tuy nhiên trước đây người ta không thể "nhân tạo" được PCR do không có enzyme phù hợp, sau này người ta tìm được loại enzyme của 1 số vi khuẩn suối nước nóng đạt 1 số tiêu chí nên kỹ thuật này mới được ứng dụng trong khoa học công nghệ của con người.
@Tienluis ừhm đúng r. Mình có làm với enzyme tên là Taq Polymerase, là enzyme lấy từ con vi khuẩn ở suối nước nóng (citation needed)
Không biết có enzyme/kĩ thuật mới chưa, nhưng phạm vi hiểu biết của mình là như thế.
QuyetND_Jr
TÍCH CỰC
4 năm
sợ nhất là cái cảnh nhét vào lỗ mũi =)) thốn tận đít
@QuyetND_Jr Sợ nhì cái cảnh nhét vài lỗ đ!'t, thốn tận mũi 🤣
AHoangCa
ĐẠI BÀNG
4 năm
Giờ mới biết PCR là gì, cám ơn bác mod nha 😁
trung3anh
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cảm ơn ông rất nhiều. Những phát minh trong lĩnh vực y tế thường không được nhiều người biến đến, nhưng đã và đang cứu sống hàng tỷ người trên thế giới này

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019